Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 27 của 27
  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Anh nói sao chứ ái phi của em ngoan lắm, em truyền chỉ thế nào là răm rắp tuân theo [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG] Chắc cũng tùy người thôi [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hờ, chỉ vì nghe các bậc đàn anh đi trước mà mình cứ đắn đo mãi. NÀo là "cứ nghĩ là thiên đường nhưng thật ra là địa ngục", nào là "nó làm như đấy là mỗi con tao nhưng quên mất đấy cũng là con nó". Nghe riết thấy sợ, nhưng mà bây giờ cũng bắt buộc rậm rịch lao vào địa ngục rồi.


    Anh nói sao chứ ái phi của em ngoan lắm, em truyền chỉ thế nào là răm rắp tuân theo Chắc cũng tùy người thôi
    Hy vọng sau khi tự nguyện đi tù ngươi sẽ gặp may mắn! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Khà khà, điều này là do ảnh hưởng của lịch sử đó lhcd ạ. Lý do là trong thời Phật tại thế, xã hội Ấn Độ coi thường người phụ nữ cực kỳ. Người phụ nữ không được phép làm sa môn (tức là thầy tu) bởi vì Ấn Độ khi đó bị đạo Bà La Môn hoàn toàn khống chế (giai cấp Bà La Môn còn cao hơn cả giai cấp vua chúa, giống như ở nhiều nước TCG thì giám mục, giáo hoàng to hơn cả lãnh đạo), đạo Bà La Môn cho rằng phụ nữ là giống thấp hèn, không có một địa vị nào. Nhưng Phật là người đầu tiên tuyên bố rằng, phụ nữ cũng có khả năng giác ngộ như đàn ông, và nhận cả phụ nữ vào tăng đoàn, nhưng cũng vì sức ép của xã hội và giới Bà La Môn nên Phật phải đưa ra nhiều luật lệ hơn với các tì kheo ni, vì giới Bà La Môn đông đảo và quyền lực mạnh mẽ không chấp nhận phụ nữ cũng bình đẳng như đàn ông. Trong các giới luật dành cho tì kheo ni đúng là có việc tì kheo ni dù công phu tu tập lâu năm vẫn phải cung kính trước tì kheo tăng. Có điều là, đến nay khi xã hội đã không còn bị ảnh hưởng bởi Bà La Môn, quan niệm trọng nam khinh nữ đã bớt đi thì giới luật đó hoàn toàn nên bãi bỏ để cho đúng tinh thần mọi chúng sinh đều bình đẳng của đức Phật.
    có thể thời đó trọng nam khinh nữ,nên cũng ảnh hường 1 phần vào đạo Phật,nhưng yếu tố quyết định lại là "thuyết nhân quả",sinh ra là nam thì kiếp trước đã đắc đạo hơn người nhiều người nữ rồi.
    ah mới coi Thúy Nga 96,thấy cô Kỳ Duyên nói 1 câu nghe cũng có lý,tữc danh hiệu"sợ vợ",không phải do phụ nữ đặt ra để chế nhạo đàn ông,vì phục nữ rất khôn,trước mặt người khác không bao giờ muốn nói chồng mình sợ vợ,m2 do mấy ông nói nhau mà thôi.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hix! Các bác ca ngợi phụ nữ dữ thế! Thì hồi xưa có bất công với phụ nữ thật nhưng giờ thì khác rồi. Hồng nhan không bạc phận mà là "hồng nhan bạc triệu". Bác nào mà bị thất tình thì coi coi phụ nữ có hiền hay đáng thương không hay là ngược lại. Hoặc là bản thân tui không gặp được những người phụ nữ như mấy bác nói mà toàn gặp phải những đứa "sốc hàng" nên mới có quan điểm thế cũng nên. [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]

  5. #25
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Vào thời Tam Quốc thì phụ nữ được coi như một món hàng chuyên dùng để mỹ nhân kế hoặc tăng tình hữu hảo các bên [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].Có thể kể ra Tôn phu nhân và con của Lã Bỗ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  6. #26
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Từ bài viết của linhhoncodon :
    có thể thời đó trọng nam khinh nữ,nên cũng ảnh hường 1 phần vào đạo Phật,nhưng yếu tố quyết định lại là "thuyết nhân quả",sinh ra là nam thì kiếp trước đã đắc đạo hơn người nhiều người nữ rồi.
    Tớ đọc Phật lâu rồi mà chưa thấy ở đâu nói rằng sinh ra là nam thì kiếp trước đã đắc đạo hơn nhiều người nữ, mà trong kinh nhân quả cũng không hề nói rằng nếu tu lâu thì kiếp sau sinh ra là nam, tu ít hay không tu thì sinh ra ở kiếp sau là nữ. Nếu cậu khẳng định như vậy thì tớ cho là một số người tu đã không hiểu đúng về những lời Phật dạy, hoặc đã làm biến tướng.

    Xin trích lại một số nhận xét về đàn ông và đàn bà trong một số sách, do Phật hoặc đệ tử của Phật để anh em tham khảo:

    Đây là trao đổi giữa đại đệ tử A Na Luật và Phật:

    "Không những thấy được thế giới Cực Lạc, mà với thiên nhãn thông, tôn giả còn thấy cả mọi sự việc nơi chốn địa ngục. Một ngày nọ, nhân thấy trong địa ngục có quá nhiều phụ nữ bị đọa lạc, tôn giả bèn thỉnh ý Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Hôm nay con thấy có nhiều phụ nữ bị đọa vào địa ngục. Theo con nghĩ, người đàn bà thường nhân từ hơn người đàn ông, và họ tín phụng Phật pháp cũng hết sức dễ dàng. Vậy thì tại sao họ lại đọa lac vào địa ngục nhiều như thế?

    - A Na Luật! Đối với giáo pháp của Như Lai, người đàn bà tín phụng hết sức dễ dàng, đó là sự thật; nhưng người đàn bà tạo các tội nghiệp cũng hết sức dễ dàng, và đó cũng là sự thật! Nơi người đàn bà, lòng tham lam, ghen ghét và dục vọng rất nặng nề, hơn hẳn người đàn ông, nên rất dễ gây nên lỗi lầm, và đó là nguyên nhân của sự đọa lạc."

    Đây là một mẩu truyện khác:

    Hoàn cảnh câu chuyện này là có thái hậu Gotami cùng 500 người phụ nữ khác đã từ bỏ cung điện, cạo đầu và đi chân đất từ kinh đô Kapilavastu đến thành Vesali ở rất xa, xin Phật cho xuất gia. Trước đó tăng đoàn của Phật chưa hề có phụ nữ, mặc dù các đệ tử tại gia của Phật cũng có khá đông phụ nữ.

    "...Tôn giả (Ananda - Skeleton chú thích) liền trở vào, đem tâm nguyện cùng tình cảnh của thái hậu và năm trăm cung nhân trình lên Phật, đồng thời cầu xin Ngài thương xót mà chấp thuận cho họ được xuất gia. Nhưng Ngài vẫn không chấp thuận:

    - Này A Nan! Như Lai hiểu và thương họ lắm chứ, nhưng vì sự trường tồn của chánh pháp, thầy hãy ra nói với họ rằng Như Lai từ chối lời thỉnh cầu của họ.

    Tôn giả không nỡ ra từ chối với họ, vẫn cố nài nỉ Phật:

    - Bạch Thế Tôn! Nếu người nào khác thì con đã ra từ chối rồi, nhưng đây là bà di mẫu của Thế Tôn, nếu nhất định không chấp thuận thì hậu quả thê thảm sẽ xảy ra; vì bà đã quyết tâm rằng, nếu Thế Tôn từ chối lần này nữa thì bà và tất cả cung nữ đi theo đều nguyện chết tại chỗ chứ không chịu trở về!

    - Này A Nan! Trong tăng đoàn thật không nên chấp nhận cho nữ giới xuất gia.

    Vì vận động cho nữ giới mà tôn giả đã hết sức biện bạch:

    - Bạch Thế Tôn! Không lẽ trong Phật pháp lại có sự phân biệt nam nữ sao?

    - Này A Nan! Ở trong Phật pháp, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, cõi trời hay cõi người đều giống nhau, cũng không phân biệt nam nữ. Nữ giới cũng có quyền tin tưởng như nam giới, tu học như nam giới, chứng quả như nam giới, nhưng không nhất định phải xuất gia. Đây là vấn đề pháp chế chứ không phải là vấn đề bình đẳng nam nữ. Nếu nữ giới xuất gia thì cũng giống như trong đám ruộng tốt mà mọc lên cỏ dại, lúa thu hoạch sẽ không được bao nhiêu.

    Phật là người thấy xa biết rộng, lời nói của Ngài tất nhiên mang ý nghĩa sâu xa. Đứng về mặt nhân bản thì đương nhiên nữ giới phải được phép xuất gia, nhưng đứng về mặt pháp lí thì nam nữ cùng tu học chung một chỗ vẫn là điều bất ổn. Lí trí và tình cảm là hai con đường đối nghịch, để rồi có người vì tình cảm mà từ bỏ con đường tu tập; đó là một lẽ khiến cho Phật không chấp thuận cho nữ giới xuất gia. Mặt khác, cũng có thể vì tâm tính nữ giới nặng về ham chuộng hư danh và kiêu căng ngã mạn hơn nam giới mà Phật không muốn cho họ xuất gia để ngầm ý răn dạy. Nhưng dù có thế nào, A Nan cũng không dám làm điều gì trái ngược với ý chỉ của Phật, mà chỉ dùng lời lẽ thiết tha để khẩn cầu. Tôn giả vừa đảnh lễ Phật, vừa thưa trong nước mắt:

    - Bạch Thế Tôn! Thế Tôn có thể nhìn quí bà chết mà không đưa bàn tay từ bi ra cứu vớt sao!

    Phật biết rằng, trên thế gian này, nhiều lúc cũng không thể làm cho chu toàn giữa pháp lí và tình cảm được. Phật cũng thấy rõ rằng, vì sự tương quan tương duyên mà trên thế gian này không thể có một pháp nào tuyệt đối trong sạch, thường còn và không hư hoại. Bởi vậy, sau một phút im lặng quán chiếu, Phật bảo A Nan:

    - Thôi vậy, chẳng còn cách nào khác hơn, thầy hãy ra mời họ vào!

    Lệnh của đức Phật vừa ban ra, A Nan hân hoan không tả, lập tức ra ngoài báo tin. Thái hậu cùng đoàn cung nữ vừa nghe tin cũng vui mừng đến chảy nước mắt. Họ vào ra mắt Phật. Thấy họ bằng thái độ nghiêm nghị hơn lúc bình thường, Phật chấp thuận cho họ xuất gia làm tì kheo ni, với điều kiện là họ phải tuân giữ “Tám Phép Hòa Kính” đối với chúng tì kheo.

    Do sự ủng hộ nhiệt tình của tôn giả A Nan mà rốt cục chúng tì kheo ni đã được thành lập. Ni trưởng Kiều Đàm Di đã tỏ ra vô cùng cảm kích ân đức của tôn giả. Bà thành khẩn bộc bạch với tôn giả niềm hoan hỉ của bà:

    - Bạch Đại Đức! Chúng tôi xin vâng lời đức Thế Tôn, nguyện tuân giữ “Tám Phép Hòa Kính”, bởi vì, có tám phép này, chúng tôi cũng giống như người đẹp mà có được y trang lộng lẫy!

    Cho nên biết, sở dĩ tăng đoàn ngày nay cho phép nữ giới xuất gia, đó là công lao ngày xưa của tôn giả A Nan. Này quí vị tín nữ, hãy cảm tạ ân đức của tôn giả đi!

    Cũng vì công đức đó mà tôn giả có duyên đặc biệt đối với nữ giới: Tôn giả là người được nữ giới tôn kính nhất."

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hèm. Túm lại là phụ nữ thời Pk bị "tam cuơng ngũ thường" ràng buộc. Nhưng hình như cái "tam cuơng ngũ thường" ràng buộc họ suốt hàng ngàn năm qua lại có tác dụng rất hiệu quả, nó khiên ép phụ nữ vào vòng lễ giáo, đảm bảo và giảm thiểu đi nhiều tai họa không chỉ với đàn ông mà còn với phụ nữ nữa.
    Đến XH như thời nay, mặt thì bảo nam nữ bình đẳng, nhưng thực sự thì tôi chưa thấy (đọc thấy, nghe thấy!) ở nước nào người ta xem trọng phụ nữ trên thực tế. Bất quá họ chỉ lợi dụng phụ nữ như là bức bình phong che đậy tham vọng của họ thôi.
    Phụ nữ thì vẫn là phụ nữ vậy, người ta gán cho họ cái tên "phái yếu" thì đành rằng họ cứ chịu kiếp ăn dưới nằm dưới. Thực tế cuộc sống chứng minh rằng Phụ nữ không thể bình đẳng hoàn toàn với nam giới được, vì lẽ thường tình: nữ giới là cái món mồi ngon mà bất cứ người đàn ông nào cũng ưa thích chén. Hay nói khác hơn, tạo hóa ban cho phụ nữ sự quyến rũ đặc biệt đối với đàn ông. Mà trong trường hợp này thì nó gây ra một số tác hại với "phái yếu", điển như hình một trong mấy cái tội mà Quốc hội nước ta vừa mới bỏ án tử hình đấy (hiếp dâm!).
    --> Người ta hay nói về bình đẳng giới, nhưng cái mà họ hay nói cốt chỉ để an ủi nữ giới mà thôi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •