Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 69
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Kinh tế Thị trường và Khủng hoảng


    Vì hiện tại trong cuộc khủng hoảng này, người ta đưa ra nhiều nguyên nhân, nhưng tui chưa thấy được nguyên nhân nào là do dư thừa hàng hóa, chủ yếu vẫn là khủng hoảng tín dụng, quản lí kém trong ngành ngân hàng, có một số nguyên nhân vui do chính sách sinh 1 con của TQ nữa, kkkkkkkkk...
    Vả lại cái nguyên nhân dư thừa hàng hóa nó chỉ mang tính chính căn bản trong triết học khi giải thích bản chất khủng hoảng, chứ tui thấy nó không mang tính cơ sở để giải thích cuộc khủng hoảng lần này.
    Mà bác biết diễn đàn kinh tế nào hay không? giới thiệu tui với, cám ơn trước
    Để trả lời bạn thì đề tài khá rộng, tớ tạo topic cho dễ trả lời và dễ cho mọi người góp ý nhé.

    "Nguyên nhân" khác với "Biểu hiện". Cuộc Khủng hoảng lần này được "biểu hiện" thông qua Thị trường Tài Chính. Nhưng nhiều người cho rằng đó không phải là "Nguyên nhân" của cuộc Khủng hoảng. Và họ lý giải như sau:

    Trong nền KTTT tự do, để tăng thêm lợi nhuận, các nhà TB luôn tìm cách giảm chi phí Sản xuất. Giảm chi phí Sản xuất thì có nhiều cách như: giảm lương, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất... Giảm lương và chi phí đầu vào luôn có một giới hạn nhất định mà khi đó, nhà TB không thể giảm thêm được nữa. Vì vậy, tăng năng suất là điều mà các nhà TB có thể làm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

    Để tăng năng suất, cách tốt nhất là cải tiến Công nghệ, sao cho cùng một thời gian làm việc, số sản phẩm làm ra nhiều hơn, số lượng nhân công giảm đi => tăng lợi nhuận. Đây là phương pháp mà hầu hết các nhà TB phương Tây đều làm.

    Nhưng tăng năng suất cũng có giới hạn của nó. Và giới hạn đó chính là khả năng tiêu dùng của người dân. Chẳng hạn, một ngày bạn tiêu thụ hết 5 lạng thịt các loại, một năm là 180kg. Vậy thì cho dù bạn có cố gắng lắm thì một năm bạn cũng chỉ có thể tiêu thụ lên gấp rưới số lượng đó mà thôi. Ngoài ra, do cân đối thu nhập nên bạn cũng không thể bỏ hết các nhu cầu tiêu dùng khác để mua thịt. Đó là giới hạn của tiêu dùng và cũng là giới hạn của sản lượng sản xuất ra.

    Nhưng để tối đa hóa lợi nhuận, nhà TB tìm mọi cách để cải tiến Công nghệ nhằm tăng năng suất. Khi sản lượng vượt quá nhu cầu tiêu dùng, các trường hợp sau sẽ xảy ra:

    - Cạnh tranh kiểu "cá lớn nuốt cá bé": Kiểu cạnh tranh này sẽ làm cho các nhà TB mở rộng thêm thị phần. Và đây là nguy cơ tiến tới độc quyền nên rất nhiều nước sinh ra luật chống bán phá giá, chống độc quyền... Các luật này có nguy cơ đẩy các nhà TB tới tình trạng phá sản vì không tiêu thụ được hàng hóa. Nên cho dù luật pháp có nghiêm cỡ nào, họ cũng phải tìm cách lách luật, hòng chiếm lĩnh thêm thị phần. Có thể là vài Đại gia trong một lĩnh vực cùng hợp tác với nhau để thao túng và phân chia thị phần, có thể là mua bán công ty, sát nhập tập đoàn... => "Cạnh tranh luôn tịnh tiến đến độc quyền" là ở chỗ đó.

    - Kích thích tiêu dùng: Ngoài việc cạnh tranh để mở rộng thị phần, cách tốt nhất để tiêu thụ hết sản phẩm làm ra là kích thích tiêu dùng. Các chiêu khuyến mại, cho vay tiêu dùng.... được thực hiện một cách triệt để. Cho vay tiêu dùng là hình thức "đếm Cua trong lỗ", tính trước thu nhập trong thời gian sắp tới để tiêu dùng cho bây giờ. Nó luôn tiềm ẩn nguy cơ Khủng hoảng, nhất là khi khoản vay vượt quá khả năng chi trả. => Biểu hiện ra ở Thị trường Tài chính

    - Toàn cầu hóa: Do sản lượng ngày một tăng, việc tiêu thụ trong giới hạn một Quốc gia là không thể tiêu thụ hết. Nên các nhà TB buộc phải tìm thêm thị trường mới ở các Quốc gia khác => Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền KTTT tự do. Toàn cầu hóa không làm các nước nghèo giàu lên mà chỉ làm cho các nước giàu cứ giàu thêm mãi và khuynh đảo, thao túng thị trường của các nước nghèo. => Đó là lý do tại sao có nhiều nhóm trên Thế giới chống lại Toàn cầu hóa.

    Khi Công nghệ ngày một phát triển, sản lượng sản xuất ra ngày càng không có giới hạn thì nguy cơ khủng hoảng thừa ngày một hiện hữu. Tất nhiên, nó sẽ cần có thời gian tích tụ đủ lớn để dẫn đến Khủng hoảng. => Đó là lý do tại sao Marx đưa ra mô hình Kinh tế Kế hoạch để nhằm đảm bảo sản lượng sản xuất ra không bị thừa. Và đừng nhầm lẫn Kinh tế Kế hoạch của Marx với nền Kinh tế Tập chung của LX và Việt Nam ngày trước nhé! Nó khác xa nhau đó. [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    ---------
    Hi hi, tớ giải thích theo kiểu "nông dân" cho dễ hiểu. Chứ vào mấy diễn đàn Kinh tế họ xài toàn từ chuyên môn, toàn đồ thị, biểu đồ... đọc mà không có kiến thức Kinh tế sẵn thì dễ ngất lắm [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Khủng hoảng lần này nguyên nhân lớn nhất rất đơn giản, đó là nền kinh tế Mỹ xoay quá nhanh, công nghệ ra liên tục, nên khoảng cách giàu nghèo tăng, người nghèo không có tiền trả thế chấp nhà cửa, ngân hàng ký hàng loạt hợp đồng cho vay bằng tiền ảo, hàng loạt công ty với tổ chức tín dụng không có tiền theo nhau sụp đổ. Câu chuyện chỉ có thế thôi.

    Nói kiểu "khùng hoảng thừa" tất yếu của TBCN kiểu Marx thì phải xem lại vì nếu hàng tồn kho không bán được quá nhiều thì các nhà kinh tế đã báo động lâu rồi chứ không phải lúc này. Khủng hoảng thừa đó còn lâu nữa mới bùng nổ, và nó sẽ làm kinh tế thế giới sụp đổ không còn một manh giáp nào nữa.

    Tiện thể nói luôn, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 1997 là các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng thế giới tấn công đồng baht làm nó mất một nửa giá, cho nên những ai vay bằng đồng USD phải kiếm gấp đôi tiền baht mới trả được nợ ---> 47 trên 49 tổ chức tín dụng của Thái công bố phá sản

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhưng để tối đa hóa lợi nhuận, nhà TB tìm mọi cách để cải tiến Công nghệ nhằm tăng năng suất
    Đoạn dưới dựa trên cái nì, và theo mỗ thì cái này đúng mà không đúng! [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lý luận kiểu "chả ai dại gì..." của Mèo thì không thể gọi là lý luận. Nếu bạn là một người Kinh doanh thì cái bạn luôn tìm đến là bán thật nhiều hàng. Còn là nhà Sản xuất thì sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu. => Tối đa hóa lợi nhuận.

    Nhà sản xuất không thể sản xuất ra rồi bán trực tiếp sản phẩm của mình. Nhà sản xuất buộc phải thông qua các nhà phân phối để dưa hàng ra thị trường. Vì vậy họ phải sản xuất ra theo khả năng tiêu thụ của các nhà phân phối. Khi khâu phân phối bị ách tắc sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa.

    Sự ách tắc hàng hóa dẫn đến khủng hoảng thừa luôn nằm trong sự chênh lệch, mất cân đối giữa sản xuất và lưu thông phân phối.

    Và bạn nên nhớ, phương thức kinh doanh của họ khác xa so với kinh doanh truyền thống của VN. Khi mở một cửa hàng tại một địa điểm nào đó, họ sẽ nghiên cứu rất kỹ tổng dân cư, nhu cầu, thu nhập, đối thủ cạnh tranh... Từ đó họ mới tính với số lượng dân và khả năng tiêu dùng như vậy, cần có bao nhiêu cửa hàng để phục vụ số dân đó. Ví dụ, trong khu vực 1000 dân chỉ nên có 1 cửa hàng thôi thì sẽ đạt lợi nhuận tối ưu và phục vụ đầy đủ nhất. Nếu khu vực đó có 2 cửa hàng thì lợi nhuận sẽ giảm sút rất nặng nề => Cạnh tranh để chiếm thị phần cực gay gắt, dẫn đến triệt hạ đối thủ. Bới nếu cả hai cùng tồn tại thì cả hai sẽ cùng thua lỗ. => "Cá lớn nuốt cá bé" là như vậy.

    Họ không giống ta, nên khi sang Việt Nam rất nhiều doanh nhân ngạc nhiên khi VN kinh doanh các mặt hàng theo Phố, Đường.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bạn hungicp dùng thuật ngữ "KTTT" một cách chung chung như thế, phải chăng bạn cho rằng KTTT nào cũng giống nhau, và khủng hoảng ở đâu cũng giống nhau về nguyên nhân, hình thức?

    Nên nhớ, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà phương thức SX TBCN đang thống trị, vì thế KTTT hiện nay là KTTT TBCN. Nó khác hoàn toàn với KTTT tiền TBCN, khi chỉ có những người sản xuất nhỏ, tự sản xuất, tự tiêu thụ, được bao nhiêu đút túi hết.

    Cái hiện tượng khủng hoảng mà chúng ta đang chứng kiến, vì thế, chỉ là khủng hoảng của nền KTTT TBCN. Từ thời A. Smith, người ta đã chứng kiến hiện tượng khủng hoảng này xảy ra theo quy luật, cứ khoảng 10 năm một lần. Về hình thức, các cuộc khủng này đi theo sơ đồ: kinh tế tăng trưởng đến một mức nào đó thì ngưng, suy thoái, khủng hoảng, rồi phục hồi. Cái này thì ai cũng nhận thấy, nhưng quan trọng là giải thích nó như thế nào kia.

    Mèo đen ta thì chỉ nhìn thấy hiện tượng đã khoái chí cho rằng mình đã nắm được "tất cả quy luật của tự nhiên", và tuyên bố "cần qué gì phải biết khủng hoảng là do ai", thật [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] đi được! Cứ đà này, nhìn thấy quả táo rơi, Mèo đen cũng tưởng là mình đã nắm được quy luật “cái gì rơi mà chả rơi xuống đất", cần gì phải biết cái gì khiến nó rơi. Newton mà gặp Mèo đen chắc cũng bó chim! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Lạc đề tí, quay lại chủ đề chính đã, kẻo bị mod chém thì toi.

    Thời KTTT tiền TBCN thì không có hiện tượng khủng hoảng thừa như thời TBCN. Thời đó chỉ có khủng hoảng thiếu, và chủ yếu do các nguyên nhân ngoại lai như mất mùa, chiến tranh v.v.., chứ không phải là do các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Trái lại, khủng hoảng thời CNTB là do các nguyên nhân nội tại của bản thân nền kinh tế. Dù Nhà nước có điều hành hay ho cách mấy, dù các nhà tư bản có cố gắng tính toán đến mấy, thì khủng hoảng vẫn cứ nổ ra.

    Gọi là khủng hoảng thừa, vì các cuộc khủng hoảng hầu hết đều bắt đầu bằng việc hàng hóa bị ế ẩm một cách phổ biến, dẫn đến việc giảm giá, giảm lợi nhuận, thu hẹp sản xuất, gọi là giảm phát. Tại sao hàng hóa bị ế ẩm?

    Ở đây cách giải thích của bạn hungicp đã bỏ qua hoàn toàn nguyên nhân chủ chốt của hiện tượng khủng hoảng thừa, đó là phương thức phân phối TBCN. Khủng hoảng thừa không phải vì sản xuất quá nhiều do năng suất tăng như bạn viết đâu. Năng suất tăng trước hết nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Còn sản xuất bao nhiêu là do nhà tư bản quyết định tùy tình hình thị trường. Tăng năng suất không đồng nghĩa với tăng sản lượng, bạn ạ.

    Như tớ đã viết ở topic kia, phương thức phân phối TBCN dẫn đến hậu quả tất yếu là tổng thu nhập của giai cấp lao động, cũng là bộ phận người tiêu dùng chủ yếu, luôn nhỏ hơn tổng giá trị hàng hóa do họ sản xuất ra, do đó ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì không bao giờ có thể tiêu thụ hết lượng hàng hóa được sản xuất ra, dù ở mức vi mô thì có một số doanh nghiệp như Honda có thể cháy hàng. Thành ra, sản xuất ít cũng thừa, mà sản xuất nhiều cũng thừa. Khủng hoảng thừa vì người dân không có tiền mua, thậm chí chết đói, chứ không phải vì người ta không có sức mà tiêu thụ đâu.

    Còn vì sao phương thức phân phối TBCN lại dẫn đến hệ quả đó thì giải thích hơi bị dài dòng, khó lòng trình bày ở đây một cách tỷ mỷ được. Và theo kinh nghiệm chiến đấu xưa kia với mấy bạn tqvn, tinman v.v..., thì trình bày một cách vắn tắt thế này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho những người như các bạn ấy tiếp tục vặn vẹo bằng các câu hỏi lặt và lặt vặt, cũ ri cũ rích mà cứ tưởng thông minh, sắc sảo lắm. Nhưng bảo các bạn ấy tự đọc sách để hiểu biết đến nơi đến chốn, thì các bạn ấy không chịu. Rất là mệt với các bạn này.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Gọi là khủng hoảng thừa, vì các cuộc khủng hoảng hầu hết đều bắt đầu bằng việc hàng hóa bị ế ẩm một cách phổ biến, dẫn đến việc giảm giá, giảm lợi nhuận, thu hẹp sản xuất, gọi là giảm phát. Tại sao hàng hóa bị ế ẩm?
    Như tớ đã viết ở topic kia, phương thức phân phối TBCN dẫn đến hậu quả tất yếu là tổng thu nhập của giai cấp lao động, cũng là bộ phận người tiêu dùng chủ yếu, luôn nhỏ hơn tổng giá trị hàng hóa do họ sản xuất ra, do đó ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì không bao giờ có thể tiêu thụ hết lượng hàng hóa được sản xuất ra, dù ở mức vi mô thì có một số doanh nghiệp như Honda có thể cháy hàng. Thành ra, sản xuất ít cũng thừa, mà sản xuất nhiều cũng thừa. Khủng hoảng thừa vì người dân không có tiền mua, thậm chí chết đói, chứ không phải vì người ta không có sức mà tiêu thụ đâu.
    Nói miết thì vẫn thế này, sản xuất hàng hóa dư thừa, kkkkkkkkkkkkkkk, dư thừa là sao vì sản phẩm anh cũ kĩ, không đầu tư để đổi mới, như cái tư tưởng của anh chả bao giờ chịu đổi mới.Cứ làm như doanh nghiệp sản xuất nhắm mắt sản xuất vô tội vạ đấy mà dân không có tiền mua, thà nói rằng người tiêu dùng quen mua sắm đến lúc không có khả năng trả nợ thì hợp lí hơn.Chính doanh nghiệp hay đúng hơn nước Mĩ tạo ra hành vi mua sắm vô tội vạ cho dân họ, và họ lãnh lấy hậu quả, tui thấy như thế còn hợp lí hơn.
    Nhắc lại 1 lần nữa: Đừng vội đã kích duy ý chí, nhìn cái gì cũng GCTB, sản phẩm dư thừa.
    Nền kinh tế thị trường do ai tạo ra, giai cấp TB tạo ra nó hả? Hay nó tự sinh ra trong quá trình làm ăn giữa các nước?[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]
    Câu in đậm thật vĩ đại [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    em thì thấy kinh tế tự do nó giống như trò kinh doanh kim tự tháp ấy . nó lấy của những thằng nghèo nhất làm giàu cho những thằng giàu nhất chỉ cần một số tác động bất lợi thì báy kim tự tháp sập dẫn đến dỉnh kim tự tháp sập theo ( đây là quy luật có tính chu kì không thể thay đổi )

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đúng thế, Chí Phèo nói đúng. Cái khủng hoảng thừa không xảy ra trong thời kỳ Tiền TB. Khi tranh luận với những người có trình độ như TQ, tinman thì tớ sẽ tranh luận kiểu khác, còn với những người như Mèo thì dùng kiểu khác sao cho đơn giản nhất. Về khoản kiến thức lĩnh vực này tớ thua Chí. Nhưng tranh luận với những người như Mèo mà trả lời như Chí thì..... thua tớ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Trích dẫn Gửi bởi conmeoden87
    Cạnh tranh khốc liệt dẫn đến độc quyền, và nó lại tự phá cái thế độc quyền............ cuộc sống là 1 vòng luẩn quẩn muôn đời.Có sinh có diệt
    Mèo thử dẫn chứng cái tự phá vỡ độc quyền xem nào?

    Ví dụ thế này nhé: Theo nghiên cứu thì trong khu vực A có 1000 dân sinh sống. Nhu cầu uống nước giải khát của khu vực này là 100 ngàn lít nước ngọt một năm. Và để mở một cửa hàng ở đây, CocaCola cần phải tiêu thụ 70 ngàn lít một năm thì mới hòa vốn. Vì vậy, nếu mở cửa hàng, CocaCola chỉ mở 1 cửa hàng thôi thì sẽ đảm bảo có lãi trên phần 30 ngàn lít dôi ra.

    Anh PepsiCola cũng tính như vậy. Và kết quả là Coca và Pepsi cùng mở 1 cửa hàng. Nếu không cạnh tranh, mỗi anh chỉ bán được 50 ngàn lít một năm => cả hai cùng lỗ. Lúc này phải có một anh phải chịu ra đi và ai ra đi thì phân định bằng cạnh tranh, bằng thương lượng....

    Giả sử kết quả là Coca thắng. Đồng nghĩa với việc Coca độc quyền khu vực này. Người dân không thể uống gì khác ngoài sản phẩn của Coca. Nếu muốn uống Pepsi thì xin mời đi vài chục km để mà mua. Đó là độc quyền vậy.

    Vậy theo Mèo thì trong trường hợp này, làm sao để phá thế độc quyền???

  9. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    240
    Trích dẫn Gửi bởi hungicp
    Đồng nghĩa với việc Coca độc quyền khu vực này. Người dân không thể uống gì khác ngoài sản phẩn của Coca. Nếu muốn uống Pepsi thì xin mời đi vài chục km để mà mua. Đó là độc quyền vậy.
    Vậy theo Mèo thì trong trường hợp này, làm sao để phá thế độc quyền??
    Hỡi hiểu nhầm ý bác nên trả lời thế này:
    2 công ty cạnh tranh công bằng, rõ ràng sản phẩm của Coca cola và PePsi muốn tăng được thị phần thì họ phải làm nhiều việc hơn nữa, ngoài chuyện bán sản phẩm. Rõ ràng Coca cola chỉ tạm thời có được thị trường nhưng vẫn chưa tạo được điểm khác biệt gì, vì thế đây cũng là cơ hội cho các sản phẩm thay thế, hoặc sản phẩm cùng ngành nhảy vào, nhưng mức độ sản xuất thấp hơn nên khả năng thu hồi vốn sẽ thấp hơn.Và rõ ràng nếu Coca cola không làm gì để giữ được vị trí và không tạo được ấn tượng gì thì anh rất dễ mất chỗ đứng bởi những doanh nghiệp nhỏ này.Thực tế thì Tân Hiệp Phát đang làm được điều này đấy.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hí hí, Mèo bắt đầu trả lời loanh quanh rồi. Đến Pepsi còn chào thua thì anh nào có đủ tiềm lực để đánh bại Coca đây? Cái Thị trường chỉ tiêu thụ có 100 ngàn lít, nếu không đánh bại Coca thì làm sao mà kinh doanh cho nổi???

    Và Mèo đừng lấy mô hình Kinh tế - Xã hội của Việt Nam ra để giải thích cho mô hình Kinh tế - Xã hội của các nước TB như vậy chứ! Bài trước tớ đã nói rõ là nó khác nhau rồi đó thôi! [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •