Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 26 của 26
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Làm đi
    Chỉ cần chứng minh bóc lột là bản chất của giai cấp tư sản (dựa theo học thuyết của Marx) và hầu hết những doanh nhân tài phiệt trên thế giới ngày nay thuộc giai cấp này là được chứ gì?

    Đọan đại học hay không thì tôi chẳng hiểu cậu viêt trả lời cho ai, hay dính dáng gì đến bài của tôi cả. Nếu cậu không đọc hiểu được câu hỏi của tôi thì mời đọc lại. Tôi không rảnh ghi lại


    Ôi nhiễm môi trường tại Đông Âu xem trang này:
    http://mondediplo.com/2000/07/19envidisaster
    ...............................

    Cuốn sách tiếng Việt kia là bản dịch từ tiếng Nga và xuất bản tại Nga chứ không đâu khác nhé
    Tớ tưởng là đang nói về ngành công nghiệp của Soviet "lạc hậu" cơ mà...(đã nhắc từ bài trước [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    Nhưng thôi cứ xem nhé:
    - Thứ nhất cậu dùng những thông tin của năm 1960 để làm dẫn chứng kết luận cho sự thất bại kinh tế của Soviet ở thập niên 70 và 80, thậm chí cả sự sụp đổ của Soviet ở thập niên 90 thì chẳng phải là lập luận chủ quan của chính cậu sao? Tiên đóan chính xác tình hình kinh tế 5, 10 năm là có thể, còn 30 năm thì chỉ có thể là đóan mò (hoặc lập luận chủ quan).
    - Thứ hai tất cả các đoạn trích dường như đều nhắc về việc quản lí môi trường của Soviet không theo kịp tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp chứ không nhắc về công nghệ lạc hậu hay đại loại (trừ khi cậu nghĩ công nghệ lạc hậu = quản lí môi trường kém). Ví dụ về việc Soviet thay thế các nhà máy công nghệ sản xuất từ thập niên 30-40 và vận chuyển những công nghệ cũ qua Rumania (cải tiến hay không) cũg chỉ chứng minh là trợ giúp của Soviet tới các nước quốc tế thứ hai không thực sự là hành động chân thành trên danh nghĩa quốc tế vô sản (mà tếu cái là cuốn sách cậu trích từ cũng tên "Quan hệ quốc tế của Soviet" [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] ).
    - Bảng so sánh số nạn nhân các bệnh tim mạch và số carbon monoxide thải ra cũng chỉ hợp lệ khi nghiên cứu chỉ rõ carbon monoxide là nhân tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe của những bệnh nhân này, mà rõ ràng là nghiên cứu trên vẫn chưa đưa ra bằng chứng đầy đủ vì có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng vào sự gia tăng của bệnh nhân tim mạch.

    Kết luận: những dẫn chứng trên cũng như lí luận của cậu hoàn toàn không hợp lệ. Mời đưa ra dẫn chứng khác.


    @ kenshin_top: Thỏai mái đê, cứ ném đá thỏai mái, chủ đề này tớ vốn yếu mà [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    - Thứ nhất cậu dùng những thông tin của năm 1960 để làm dẫn chứng kết luận cho sự thất bại kinh tế của Soviet ở thập niên 70 và 80, thậm chí cả sự sụp đổ của Soviet ở thập niên 90 thì chẳng phải là lập luận chủ quan của chính cậu sao? Tiên đóan chính xác tình hình kinh tế 5, 10 năm là có thể, còn 30 năm thì chỉ có thể là đóan mò (hoặc lập luận chủ quan).
    Hồi nào?
    Đó là dẫn chứng cho thấy trong khi công nhân Đông Âu phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ thì đồng nghiệp phương Tây đã được hưởng nhiều quyền lợi xứng đáng đối với họ.'

    Kinh tế Liên Xô mà vững mạnh thì bấy giờ chữ CCCP phải nằm trên bản đồ thế giới chứ?


    Tớ tưởng là đang nói về ngành công nghiệp của Soviet "lạc hậu" cơ mà...(đã nhắc từ bài trước
    Công nghiệp nhẹ
    http://en.wikipedia.org/wiki/Consume...e_Soviet_Union


    Thứ hai tất cả các đoạn trích dường như đều nhắc về việc quản lí môi trường của Soviet không theo kịp tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp chứ không nhắc về công nghệ lạc hậu hay đại loại (trừ khi cậu nghĩ công nghệ lạc hậu = quản lí môi trường kém). Ví dụ về việc Soviet thay thế các nhà máy công nghệ sản xuất từ thập niên 30-40 và vận chuyển những công nghệ cũ qua Rumania (cải tiến hay không) cũg chỉ chứng minh là trợ giúp của Soviet tới các nước quốc tế thứ hai không thực sự là hành động chân thành trên danh nghĩa quốc tế vô sản (mà tếu cái là cuốn sách cậu trích từ cũng tên "Quan hệ quốc tế của Soviet" ).
    Đúng là đọc mà nắm cả tên sách cũng không vững thì lấy gì mà hiểu được hả gừng. Đọc lại đi!
    Điều đó chứng minh nền công nghiệp của Đông Âu tồi tệ thế nào, và cũng cho thấy các nước ấy để lại gì đẹp đẽ cho hậu thế


    - Bảng so sánh số nạn nhân các bệnh tim mạch và số carbon monoxide thải ra cũng chỉ hợp lệ khi nghiên cứu chỉ rõ carbon monoxide là nhân tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe của những bệnh nhân này, mà rõ ràng là nghiên cứu trên vẫn chưa đưa ra bằng chứng đầy đủ vì có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng vào sự gia tăng của bệnh nhân tim mạch.
    Sorry, đừng có chạy! Kopsha bị ảnh hưởng bởi khói thải công nghiệp ngay từ những năm 1960. Trước đó, không hề có vấn đề gì , chỉ từ khi mở rộng các khu công nghiệp, tỉ lệ bệnh mới tăng. Đây là bản báo cáo cho thấy sự kì hoặc và khác thường. Chẳng có gì không hợp lí cả! "Quá nhiều yếu tố" đã có thể tồn tại trước khi công nghiệp hóa Kopsha, nhưng chỉ sau khi mở rộng nhà máy, hàng loạt các vấn đề về sức khỏe mới trở thành vấn đề.

    Nền công nghiệp lạc hậu ở Đông Âu qua các xem xét về máy móc, cộng với bản báo cáo về sức khỏe tại Kopsha, lại bổ sung bằng các dẫn chứng cho thấy quản lí về môi trường tệ hại dẫn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người dân Đông Âu thấp kém hơn so với Tây Âu. Thuyết phục như pha lê.


    Kết luận: những dẫn chứng trên cũng như lí luận của cậu hoàn toàn không hợp lệ. Mời đưa ra dẫn chứng khác.
    Đừng bỏ chạy, lí luận hợp lí, chẳng có gì không hợp lệ. Cứ để đấy!


    Chỉ cần chứng minh bóc lột là bản chất của giai cấp tư sản (dựa theo học thuyết của Marx) và hầu hết những doanh nhân tài phiệt trên thế giới ngày nay thuộc giai cấp này là được chứ gì?
    Và tại sao chứng theo học thuyết của Marx là đúng? Marx nói đâu có nghĩa là đúng? Bản chất của con người là sự tham lam và tàn nhẫn, tại sao chỉ chỉ thẳng vào giai cấp tư sản.
    Giai cấp nào cũng bao gồm hàng trăm thành phần phức tạp, giữa các giai cấp luôn có sự chuyển đổi dễ dàng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Giai cấp "vô sản" cũng có thể thành "tư sản" nếu đã tích lũy đầy đủ kiến thức, cho nên mới có gương vượt khó.
    Theo luận điệu giai cấp "tư sản" bản chất là bốc lột, vậy thì giai cấp "vô sản" ắt hẳn phải là mầm chứa cho sự bốc lột, hay nói cách khác bản chất con người là "bốc lột".
    Thậm chí, nếu thích "cực đoan", bộ phận lãnh đạo Liên Xô cũng có thể được chứng minh là bốc lột nhân dân, con cái bốc lột cha mẹ, sếp bốc lột nhân viên, mọi người bốc lật người đổ rác,...

    Nói thế này là hợp lẽ nhất: Thế giới bị màu trắng, màu đen thống tri, ở giữa có màu xám. Những người thuần khiết chăm chỉ bên trắng, những kẻ đen tối, ngu dốt, kiêu ngạo và xấu xa bên đen, còn những bóng ma không rõ ý định xấu hay tốt, lúc tốt lúc xấu là nơi cư ngụ của hiện thực. Bây giờ, xã hội lại chia đủ mọi loại người, mỗi bên xấu tốt đều có. Kiếm người tốt thì sướng, gặp bọn xấu thì khổ. Đơn giản vậy thôi.


    Đọan đại học hay không thì tôi chẳng hiểu cậu viêt trả lời cho ai, hay dính dáng gì đến bài của tôi cả. Nếu cậu không đọc hiểu được câu hỏi của tôi thì mời đọc lại. Tôi không rảnh ghi lại
    Khỏi cần ghi
    Đơn giản thôi: Muốn ăn thì lăn vào bếp. Muốn làm có tiền nhiều, muốn thành ông chứ không phải thằng thì đi học. Vậy thôi. Nếu cho rằng học khiến con người bị khinh miệt thì cứ việc trình bày.
    Điều này quá đơn giản, ngay cả trong Tam Tự Kinh cho con nít đọc còn ghi, lấy đâu sai được.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tui thấy tranh luận mà không thống nhất với nhau tranh luận về 1 số quan điểm nhất định thì tranh luận cũng vô nghĩa thôi.Ai cũng nói theo ý mình thì tới tết Congo.
    Rõ ràng 1 điều là CNTB đã biến đổi khá nhiều so với thời Marx sống.Nền công nghiệp nặng, độc hại đang chuyển sang những quốc gia đang phát triển và kém phát triển, hãy cứ xem xét đk ngành than ở Việt Nam, và hiện nay ngành công nghiệp Việt Nam nếu cứ thu hút đầu tư không có chọn lọc, thì sẽ trở thành nước nhập khẩu nền công nghiệp rác, lạc hậu, ô nhiễm....................
    Tui thấy đây là 1 bài đáng đọc trong topic này, còn phần mấy bạn tranh luận có vẻ như nó đi hơi xa rồi +_+, mà cuối cùng nó cũng không đi được đến kết quả đâu.
    __________________________________________________ _________

    Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội
    05/07/2009 06:53 (GMT + 7)
    (TuanVietNam)- Thiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.

    Thích nghi văn hóa


    Nhìn vào những biểu hiện xã hội ở một môi trường như tôn giáo sẽ giúp chúng ta lý giải nhiều hơn về những cú sốc văn hóa đã và đang xảy ra ở những tầm mức nghiêm trọng khác nhau mà vẫn chưa giúp nhiều người bừng tỉnh, nhìn nhận để điều chỉnh. Thái độ im lặng “như thế mà trôi” trước những cú sốc văn hóa ấy cho thấy sự ích kỷ thực sự còn lớn hơn rất nhiều đang tồn tại trong nhận thức của người lớn.

    Thích nghi văn hóa đã xảy ra trong bình diện ngược chiều. Rằng nhẽ ra mức độ ảnh hưởng của vốn văn hóa truyền thống phải là những điều mà người trẻ phải thích nghi thì gần như những người già đang phải thích nghi nhiều hơn với người trẻ và với lối sống “tự do” mới. Những thói quen và cách hành xử văn hóa trở nên chán nản và mệt mỏi. Đã vậy, người trẻ vứt rác nhưng không có người già nào nhặt rác để định hướng hành vi cho họ, vì chúng ta suy nghĩ rằng “ai làm người nấy chịu”.

    Suy nghĩ này không phải lúc nào cũng thích hợp trong môi trường mà những ứng xử tình cảm luôn được đặt lên trên, đặc biệt khi chính chúng ta, trong nhiều tình huống vẫn chưa thể hiện tốt văn hóa tự chịu trách nhiệm. Người trẻ rất cần chúng ta nghiêm khắc và bao dung.

    Trong quá trình sống có những thói quen ứng xử được thay thế hay bổ sung, nhưng từ trong nền tảng tâm thức, sự sống dậy của ký ức sẽ là cơ hội để tái hiện những ứng xử văn hóa thích nghi trong từng điều kiện và hoàn cảnh sống.

    Một người có thể có đến hai hay ba, thậm chí bốn môi trường văn hóa trong mình, nhưng khi trở về thực tại ứng xử truyền thống, chính họ là người hơn ai hết muốn xác lập rằng họ thuộc về một truyền thống. Và chỉ có những điều tốt đẹp trong một ký ức đầy ý nghĩa của văn hóa, tình thương, lòng trắc ẩn, sự bao dung, tâm linh, tín ngưỡng và huyết thống sẽ kêu gọi họ trở về. Họ không thể sống một cách lơ lửng không tâm linh và không gốc nguồn truyền thống. Hậu quả đó sẽ thật xót xa, bởi nếu chúng ta còn đang là những người lưu vong văn hóa trên chính quê hương của mình thì họ làm sao có thể tiếp nhận những giá trị của tình thương yêu mà có ý thức giữ gìn, bảo vệ.

    Không thể biện minh

    Thời bao cấp, chúng ta phải xếp hàng để mua mọi thứ, nhưng không phải vì luôn luôn phải xếp hàng mà chúng ta có một văn hóa xếp hàng. Cho nên, hình ảnh chen lấn, chộp giật, sợ mất phần tốt hơn đã ám ảnh vào trong đầu óc và di căn vào nhiều thế hệ. Chúng ta không có văn hóa công bằng nên không tạo ra văn hóa xếp hàng đúng nghĩa.

    Vì một người nhận thấy có sự công bằng thì họ đến sớm hay đến muộn cũng nhận được sự công bằng tương tự, dĩ nhiên họ không tranh chấp, không lấn lướt, không thô tháo. Văn hóa thì không phải xếp hàng nhưng chính sự xếp hàng tạo ra văn hóa, văn hóa là một quá trình chuyển động của những ứng xử có chuẩn và ích mình lợi người.

    Dù người trẻ có tiếp nhận hình thức văn hóa (Đông – Tây) nào thì không thể nói rằng xả rác, vặt hoa bẻ cành, nói năng tục tĩu, đi đứng bát nháo là văn hóa được. Vì dư luận xã hội vẫn luôn chỉ ra cho họ thấy đó là hành vi thiếu thẩm mỹ.

    Họ có tiếp xúc với những chỉ trích đó không? Có lúc họ nhận ra, nhưng tại sao khi tiếp cận trực tiếp với hoàn cảnh, họ vẫn hành xử theo kiểu vắng bóng hoàn toàn những ứng xử văn hóa? Vì bản thân họ đã ở trong tình trạng ứng phó với những bản án và sự luận tội của số đông.

    Không ai cho họ được biện minh rằng họ đang có một gia đình đổ vỡ, rằng họ đang hoang mang, rằng tâm sinh lý của họ đang có những vấn đề trầm trọng, rằng họ trước kia cũng ngoan ngoãn hiếu thảo, rằng thần tượng của họ sụp đổ, rằng họ không có được một môi trường giáo dục gia đình và nhà trường tốt như người khác...

    Sự ích kỷ đang lớn dần lên trong xã hội?


    Vô vàn những lý do họ đưa ra cung cấp cho chúng ta những nhìn nhận tương quan chuẩn xác hơn. Phải chăng sự ích kỷ đang lớn dần lên trong xã hội, ngay cả khi đẩy họ không ngừng về phía tội lỗi và buộc họ phải tội lỗi. Giá trị tương quan ấy chí ít gợi nên cho chúng ta lòng trắc ẩn, rằng thiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.

    Tôn giáo, trong khi ấy, nhẽ ra phải là nơi thực thi những ý tưởng tốt đẹp, trở thành những liệu pháp tinh thần để cân bằng xã hội thì không may, những cú sốc văn hóa ở nơi đây thêm một lần nữa tấn công và vùi dập nhận thức của lớp trẻ: rằng ở một số nơi thiêng liêng tình trạng thế tục hóa, thương mại hóa tâm linh đang diễn biến phức tạp, đáng nói nó trở thành nơi để người ta cầu cúng, tìm kiếm danh lợi, thậm chí dùng thần thánh làm bức bình phong để che lấp những hành động xấu ác của mình?

    Tham vọng cất thành lời cầu xin hay ẩn ngầm trong tâm thức đã ít nhiều phơi bày một xu hướng sống ích kỷ, thờ ơ vô cảm, mạnh ai người đó cầu xin cho mình có thêm tài lộc, công danh… trong khi, ngay bên cạnh nhà họ, có thể có những người đang thập tử nhất sinh, đang bần cùng không lối thoát.

    Với những biểu hiện phức tạp trên, chắc chắn văn hóa phải được nhìn nhận trên bình diện tổng thể tiếp nhận và bài tha. Hai quá trình ấy có công dụng khép lại và mở ra những giá trị vốn dĩ có thể bổ sung cho nhau ở định mức thăng bằng. Và dù biểu hiện ra sao thì văn hóa vẫn là những nấc thang giá trị mà đôi chân của mỗi người đều phải bước, không kể họ đang đứng ở địa vị, tổ chức xã hội nào.

    Quốc Nam
    http://www.tuanvietnam.net/vn/thongt...970/index.aspx
    __________________________________________

  4. #24
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Khỏi kiếm, xã hội sống thật sung túc đâu có cần triết học Marx. Em nói em không tin bản chất "tư sản" là bốc lột, chứng minh đi. Nếu không thì rút lại nhận định kia!
    Hehe, tìm ra chỗ để ném đá rồi.

    Đọc topic này khó mà theo kịp, nhảy tùm lum các chủ đề [IMG]images/smilies/42.gif[/IMG]. Nhưng tranh luận gì thì tranh luận, trước khi bác bỏ một vấn đề cơ bản của triết học thì nên suy nghĩ kĩ.

    Thậm chí có thể bạn chưa hiểu "tư sản" với "bóc lột" nghĩa là gì. Nhưng tôi không muốn phải mất công type lại từ đầu một vấn đề triết học. Vì vậy để tiết kiệm thời gian, bạn thử nói tại sao bạn không tin, sẽ có người giải đáp cho bạn.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    TB nào thì cũng là TB thôi, TB tài chính mua bán đồng tiền, TB dầu hỏa mua bán dầu hỏa, TB đường sắt mua bán... đường sắt. Thằng nào mua bán nhiều hơn thì thằng đó giàu hơn, vậy thôi
    nói như vậy là vì thời các cụ ấy sống thì các trùm tư bản sản xuất vẫn là trùm trong xã hội, nhưng mà với công thức THT nổi tiếng thì các cụ ấy dự đoán là sớm muộn gì tư bản tài chính mới là hảng khủng gây ra lũng đoạn kinh nhất, so đến cuộc khủng hoảng bây giờ thì có thể nói như vậy.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    tự nhiên tên topic là"dân chù,nhân quyền,tự do tín ngưỡng"lại nhảy sang bàn về kinh tế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG],bàn về đúng chủ đề cái[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •