Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 26
  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuycacbac
    Có một đã kẻ phát biểu thế này, các bác có biết nội dung bài phát biểu của bác NMT nhà mình không? Tôi tìm chưa thấy:
    Trích:
    Cách đây vài hôm, có ai đó gửi cho anh 2 cái link , một cái ở kên 14 và cái kia ở youtube. Đại loại link đó có clip về phát biểu của đồng chí Triết với học viện ngoại giao. Anh xem xong thì anh công nhận các lãnh đạo Việt Nam ăn nói với cán bộ và dân chúng bưng bít một cách tài tình. Họ nói dối một cách không nền tảng và không bao giờ chớp mắt thật thần kỳ. Chính bản thân họ biết rõ ràng họ đang gian dối nhưng vẩn thét như thánh phán vậy.
    Đại loại đồng chí Triết nhà mình nói rằng có một nước nào đó vì quá giàu nên cứ đòi dân chủ blah blah blah ...

    PS: Không biết post cái này chỗ nào, mượn tạm topic này một tẹo, mong các bác thông cảm.
    Tớ đọc bài đó rồi, cái đó đâu phải là nói dối.

    Chẳng qua chửi mà không nêu nêu tên thôi....

    Nếu chỉ có một sự thật, và cả hai nhóm đều tin điều mình nói là sự thật, thì họ phải cáo buộc nhóm còn lại là nói dối mà thôi. Chứ đến khi phải lôi bằng chứng ra thì chẳng có ai biết ai thật ai dối cả.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu nói dối là một cái tội thì không biết thế giới còn được bao nhiêu người trong sạch [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @Lý Tĩnh

    Suy cho cùng, đại đa số những người thành công trong một xã hội tiến bộ phải là những người uyên bác, có sự cần cụ mẫn tiệp và sự nhạy bén khéo léo. Một xã hội mà những kẻ thiếu học, không có năng lực và kém cỏi được cất nhắc là một xã hội bất công và không đáng có.
    Đúng vậy nhưng rất tiếc là nó vẫn đang tồn tại ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Và thực sự hài hước khi nghe kể khổ vì điều kiện học vấn và những vấn đề xã hội của bản thân. Nhưng cũng may là giới trí thức không chỉ tòan các chú doanh nhân và giám đốc như trên. Với lại sau khi đọc hết lập luận ấu trĩ của cả bài thì đoán đoạn cuối cũng là viết hoàn tòan chủ quan chứ có nguồn không nhỉ?

    PS: muốn tranh luận thì ta lấy từng ý chính ra tranh luận từng cái một. Cái đám hỗn tạp trên kia mà lôi ra phân tích nghiêm túc thì có viết mấy chục trang cũng chưa hết (mà tớ không rảnh đến vậy đâu)

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đúng vậy nhưng rất tiếc là nó vẫn đang tồn tại ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới

    Và thực sự hài hước khi nghe kể khổ vì điều kiện học vấn và những vấn đề xã hội của bản thân. Nhưng cũng may là giới trí thức không chỉ tòan các chú doanh nhân và giám đốc như trên. Với lại sau khi đọc hết lập luận ấu trĩ của cả bài thì đoán đoạn cuối cũng là viết hoàn tòan chủ quan chứ có nguồn không nhỉ?
    Ở những nước thế giới thứ ba, các nước nghèo thì đúng là người trên cưỡng lĩnh lãnh đạo thường không có trình độ. Ở những nước phát triển, những người có trình độ cao luôn có chứng đứng chắc chắn, vốn là lí do tại sao nghèo vẫn nghèo mà giàu vẫn giàu đó thôi.


    Và thực sự hài hước khi nghe kể khổ vì điều kiện học vấn và những vấn đề xã hội của bản thân. Nhưng cũng may là giới trí thức không chỉ tòan các chú doanh nhân và giám đốc như trên. Với lại sau khi đọc hết lập luận ấu trĩ của cả bài thì đoán đoạn cuối cũng là viết hoàn tòan chủ quan chứ có nguồn không nhỉ?
    Chẳng có gì dễ, học càng không dễ. Ai không chịu học cao thì sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Vậy thôi! Câu này hỏi người nhà anh xem có đúng không? Không có học thức thì làm sao đi làm doanh nhân được. Chưa kể không học thì làm doanh nhân chẳng khác nào đi phân tán tài sản cho người ngoài đường. Nói thế có gì sai?


    Với lại sau khi đọc hết lập luận ấu trĩ của cả bài thì đoán đoạn cuối cũng là viết hoàn tòan chủ quan chứ có nguồn không nhỉ?
    Thì anh tự nghiên cứu lấy, mượn Wu Qiang quyển The Soviet Union: A First Half Century of Communism của John Hopkins đấy. Xuất bản năm 1960, vốn ngay thời kì vàng son của Liên Xô, tác giả đã phản ảnh rất nhiều mặt về kinh tế Liên Xô. Các số liệu đều lấy từ chính nguồn xuất bản tại Moscow thôi. Ai đọc tiểu sử Stalin, Khruschev và Brezhnev không biết các vị ấy đều đưa ra những chính sách khác người chớ!

    Lãnh đạo như Khruschev mà lấy giày đập lên bàn trước thiên hạ thì đủ thấy trình độ rồi.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Vậy tôi kiếm được một người học cao ở các nước phát triển mà không có chỗ đứng vững chắc thì cậu câm miệng cút xuống chứ gì? Đúng không?
    Phải rồi, anh đây có học quá nên tư tưởng rõ ràng mà. Ăn nói như bọn vô lại thất học nên tư tưởng lấy gì làm thâm sâu chứ.
    Anh có kiếm 100 người em cũng không quan tâm, anh đang nói đến doanh nhân, và chính anh bảo họ bốc lột công nhân, vậy ý anh là toàn bộ doanh nhân trên thế giới này đều bốc lột công nhân. Anh cần chứng minh "tất cả", chứ không phải "một".


    À thế nếu không học cao "thì sẽ không có chỗ đứng trong xã hội", vậy tại sao người ta lại không học lên cao, (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) vậy?
    Vậy ai không học lên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ mà có chỗ đứng vững vàng, có lương cao và được xã hội ngày nay kính trọng vậy. Nói cách khác, ai không học mà muốn làm quan vậy?
    Học hành không có, chỉ muốn được ngồi ghế thì ai cho? Khác nào làm cha người khác? Đến đại học mà cũng không chịu học thì chẳng đáng được kính trọng chứ nói gì làm quan, hưởng vinh hoa phú quý.


    ....là do lập luận chủ quan của cậu chứ đúng không? Hay còn nguồn nào nữa kể nốt đi
    Chẳng có gì chủ quan cả:
    Chịu khó tìm quyển "Văn Minh Nhân Loại: Những Bước Ngoặt Lịch Sử" do Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin phát hành, rồi lật trang 408 xem hình xem công nhân nước nào mặt đen như nhọ nồi và có một tấm hình toàn khói bụi, với dòng chữ ghi:
    Bầu không khí đen tối: Đến cuối thập niên 80, các xí nghiệp ở những nước thuộc khối Đông Âu già cỗi đi một cách thiếu an toàn. Tại thành phố Kopsha-Mike của Rumanie, những ống khói của vô số xí nghiệp hằng ngày đã thải vào không khí bao nhiêu khí cacbon ôxít gây độc hại cho con người.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ah, lâu lắm mới gặp Tĩnh, đoạn trên dài quá tớ chưa đọc hết nhưng cũng xin bắt lỗi một số lập luận

    Thứ nhất, Elisson, Gates, Jobs đều là những con người vĩ đại, thằng nào phủ nhận chỉ là hạng dưới người và suy nghĩ của nó cũng chỉ nông như cơi trầu. Muốn biết họ vĩ đại ra sao thì cứ nhìn Oracle, Microsoft hay Apple và những gì họ đã đóng góp cho thế giới này.

    Vậy thế còn những Angelo Mozilo (tác giả của CDS), Vikram Pandit (ông chủ dốt nát xuất thân từ ngân hàng đầu tư của Bank of America, một ngân hàng thương mại) hay cái lão quái thai gì mà tớ quên tên rồi, CEO Lehman Brothers cho đến khi nó trở về với cát bụi, thằng mất dạy này tự ký thưởng một cách hoàn toàn hợp pháp cho nó 500 triệu USD, từ chức về nhà rửa bát cho vợ, còn cả thế giới lên cơn sốc nhiệt khi một ngày thứ 6 đẹp trời, mở Internet ra và thấy một trong năm ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã không còn, và chỉ trong chưa đầy 2 tuần sau, nước Mỹ đã không còn cái gọi là ngân hàng đầu tư nữa.

    Họ đều ít nhất có bằng MBA, họ đều làm việc chăm chỉ, vậy họ đã làm gì cho xã hội? Đừng nói đến chuyện đóng góp, cứ phục hồi hộ tôi những gì họ đã đánh mất thì tôi tin, có 10 kiếp nữa trên các cương vị cao nhất đã nắm giữ, họ cũng không thể. 30.000 tỷ USD theo những người đọc bài viết này có dễ kiếm không?

    Thứ hai, điều gì tôi đang thấy từ những lời kêu gọi cải cách ngành ngân hàng và hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay. Bạn có thể không tin đâu, nhưng nó giống thời kỳ xã hội chủ nghĩa một cách kỳ lạ.

    Để tôi bắt đầu từ những gì diễn ra trước kia nhé. Một ngân hàng, lấy ngân hàng Việt Nam cho dễ hiểu, dễ tưởng tượng, tạm lấy VCB chẳng hạn, tiên sư thằng chim lợn này, hồi nó IPO VnIndex down một mạch, giờ nó lên sàn Index lại giống cái xe lao dốc quên mang phanh.

    VCB có vốn điều lệ hiện nay là 12100 tỷ và có tổng tài sản 221000 tỷ, tiền này là từ đâu, nhiều nguồn lắm bạn à, nhưng nhiều nhất là huy động tiền gửi, độ 196.000 tỷ, tiền gửi thì của dân là đương nhiên rồi. Tức là lượng tài sản nắm giữ gấp 20 lần vốn điều lệ hay tỷ lệ vốn của cổ đông chỉ tương đương 5% tài sản. Tỷ lệ này nếu ở Mỹ sẽ được chính phủ khen còn giới tài chính chửi là đại ngu, vì ở Mỹ phổ biến đòn cân nợ 35:1, thậm chí cao nhất lên tới 100:1, ôi những con người cầm 1 đồng, nhưng đánh bạc tiền trăm!

    Thắng thì sao nhỉ, đương nhiên là cổ đông có lợi rồi, giá cổ phiếu nhảy vào upbang tha hồ mà phiêu du tiên cảnh [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], các giám đốc phởn phơ với đống tiền thưởng, cuộc đời cách mạng thật là sang, bảo sao lão hói Lenin với ông râu rậm Marx bảo tư bản tài chính là được sùng bái nhất, tiền nhiều thì thằng nào nó chả sùng bái [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].

    Thế thua thì sao, cổ đông không thể mất nhiều hơn số tiền họ đã đầu tư. Dân kinh tế thì sẽ hiểu câu này hơn, vì họ thường vay nợ để kinh doanh, nếu mất ko chỉ mất tiền của mình, mà ngập trong nợ nần luôn. Các giám đốc đã phủ phê với đống tiền thưởng trong những năm trước đó, quẳng cái đơn từ chức, nhỏ mấy giọt nước mắt cá sấu rồi lui về cung điện của mình an hưởng tuổi già. Còn ngân hàng, trên đã nói rồi đấy, vay nợ nhiều + thua lỗ ==> ra đê ở. Nhưng các định chế tài chính này quá quan trọng, họ không thể sụp đổ được, thằng VCB mà nó sập thì một cái xe tăng để ở Hà Nội sẽ bị cuốn trôi ra biển Đông. Và như chúng ta đã biết, chính phủ nhảy vôi vào giải cứu, như đã làm với Citigroup, Bank of America và họ đã tiếc là không làm thế đối với Lehman. Tiền giải cứu ở đâu? Từ ngân sách chứ đâu. Thế ngân sách ở đâu ra? Từ dân đóng thuế.

    Một lũ đần độn đã được cấp giấy phép đánh bạc với tiền của người nộp thuế (trích lời Martin Wolf, op-ed columnist của Financial Times)

    Trở lại vấn đề XHCN, trước đây tôi nghĩ, cổ phần hóa tức là đã phân chia sự giàu có, đã công hữu hóa các tự liệu sản xuất chủ yếu, và đây là bước đi đúng nếu chúng ta muốn tiến lên một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng còn một phân vân, đó là vốn cổ phần nếu bắt bò % ra thì vẫn chỉ nằm chủ yếu trong tay thiểu số, tuy đã nhiều hơn so với đơn vị từng người đầu thế kỷ trước, nhưng tất cả xem ra chỉ tầm 1-2% dân số, quá ít.

    Nay tôi đã có câu trả lời. Người Mỹ và người Anh, những người sáng tao ra mô hình ngân hàng hiện đại (đừng nghĩ đến Do Thái ở đây, người ta gọi là Anglo-Saxon banking model chứ ko ai đề cập đến Jew cả) đang kêu gọi: không thể để một thiểu số cổ đông cung cấp có vài % vốn nắm giữ toàn bộ đinh chế có tầm quan trọng đối với toàn hệ thống.

    Cả hệ thống phải là người nắm giữ nó. Hệ thống ở đây là gì, là xã hội. Đại diện cho xã hội là ai, là chính phủ. Vậy thì chính phủ sẽ là người đưa bàn tay sắt của mình thọc thẳng vào trái tim của chủ nghĩa tư bản hiện đại: các công ty trách nhiệm hữu hạn vốn cổ phần.

    Chính phủ Mỹ đang bổ nhiệm lãnh đạo các tập đoàn lớn. Henderson đã tới GM, Pandit sắp rời Citigroup.

    Chính phủ Mỹ đang chỉ đạo các tập đoàn lớn kinh doanh kiểu gì. Goldman Sachs bị cạo gáy vì các khoản đầu tư rủi ro (dù cho lợi nhuận), GM bị bỏ mặc tới chết vì không nghĩ ra cách tái cơ cấu.

    Chính phủ Mỹ cấp vốn cho các tập đoàn. Hàng ngàn tỷ hỗ trợ ngành ngân hàng trong đó một nửa là các khoản bảo đảm. Ngành ô tô nhận 19 tỷ còn toàn nền kinh tế có gói kích thích 789 tỷ.

    Nghe quen quen giống Việt Nam nhỉ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Ts cái trang LSVN, lắm script thế mạng ứ load được, toàn lỗi, thôi để sáng mai nói tiếp, à mà nói chuyện Việt Nam mới hay [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Đợi tý sáng mai làm bài đá mì gừng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], mình tranh luận toàn ném đá hội nghị [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    À quên, chuyện này thì ko liên quan gì đến bài viết ở trên, nhưng một số người đang cho rằng Tàu Khựa là mô hình đáng để học hỏi mới bỏ mợ chứ [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rất tiếc là cái xã hội lý tưởng của Lý Tĩnh chưa hề tồn tại.
    Thật khó lòng mà kiếm được nơi trần thế 1 quốc gia mà tất cả những người có địa vị cao đều có học thức, đều uyên bác, đều cần mẫn. 1 phần lớn của tâng lớp "tinh anh" thực ra lại là những kẻ xảo trá, điêu toa, lưu manh, lươn lẹo. Đó là sự thật đau lòng rằng những kẻ xấu xa ấy thường có cơ hội leo cao hơn những công dân tốt.
    Còn 1 vấn đề nữa là bác Lý Tĩnh đã quá tốn sùng cái mác "học thức", bằng cấp. Người ta học được kiến thức ở trường thì ít, mà đời dạy cho thì nhiều. 1 anh mới ra trường chắc chắn ko thể bằng 1 lão thành có vài chục năm kinh nghiệm được, cho dù anh ta có là thạc sĩ, tiến sĩ, trong khi ông lão kia mới là cử nhân, tú tài.
    Ấy là còn chưa kẻ cơ hội được tiếp cận giáo dục là ko công bằng. Cùng 1 khả năng, nhưng anh sống trong nghèo đói thì chắc chắn anh ko được đi học dễ dàng như khi nhà anh giàu.


    Những kẻ chây lười cũng như thiếu năng lực sẽ phải bị trừng phạt thích đáng bằng sự nghèo khổ và túng quẫn. Đó là sự công bằng mà mọi xã hội cần đạt tới.
    Theo luận điệu này thì chúng ta phải bỏ mặc tất cả những kẻ thiểu năng, tàn tật cho chết, đó là sự trừng phạt công bằng đích đáng cho việc họ sinh ra đã thiếu những năng lực của người bình thường.
    Thiếu năng lực ko phải là cái tội.
    Công bằng là khi tất cả mọi người đều được hưởng 1 khi họ đã bỏ công ra lao động, bất chấp việc họ giỏi hay dốt, tàn tật hay lành lặn.
    Nhưng xã hội đồng tiền lại từ chối quyền được lao động của những người "thiếu năng lực". Chẳng ai nhận người tàn tật và người ko khôn ngoan cả, bởi họ ko sinh lợi.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hihi, không biết ông thầy tui dạy kinh nghiệm của ông đúng hay sai, nhưng ra đời thì mình đừng nên tỏ ra trội hơn người ta, vì mình sẽ là trung tâm của sự đố kị và ganh ghét.Vd: 1 hàng rào bằng dây dăm bụt, người ta sẽ cắt tỉa cho chúng bằng nhau. 1 hàng cây xanh thì cây nào cao hơn cây khác sẽ bị cắt.Hay nói đúng hơn, những việc trội hơn sẽ phá cái mĩ quan chung.
    Người thích nghi giỏi mới là người thành công, chứ không hẳn người giỏi là người thành công.
    "Những kẻ chây lười cũng như thiếu năng lực sẽ phải bị trừng phạt thích đáng bằng sự nghèo khổ và túng quẫn. Đó là sự công bằng mà mọi xã hội cần đạt tới." ==> Đáng tiếc điều này chỉ là nằm trong mong muốn của 1 vài người, không phải đa số của mọi người trong xã hội.
    1 người giàu lên, sẽ có 1 người nghèo xuống, chỉ là chuyển từ người này sang người khác.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Thắng thì sao nhỉ, đương nhiên là cổ đông có lợi rồi, giá cổ phiếu nhảy vào upbang tha hồ mà phiêu du tiên cảnh , các giám đốc phởn phơ với đống tiền thưởng, cuộc đời cách mạng thật là sang, bảo sao lão hói Lenin với ông râu rậm Marx bảo tư bản tài chính là được sùng bái nhất, tiền nhiều thì thằng nào nó chả sùng bái .
    cho em ném đá một chút là bây giờ các vị học giả kinh tế vẫn bái phục mấy vị này vì việc tiên đoán được rằng tư bản tài chính sẽ vượt qua những vua dầu hỏa, vua đường sắt ... để trở thành trùm. Thật đúng là "Phi thương bất phú" [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  10. #20
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    237
    TB nào thì cũng là TB thôi, TB tài chính mua bán đồng tiền, TB dầu hỏa mua bán dầu hỏa, TB đường sắt mua bán... đường sắt. Thằng nào mua bán nhiều hơn thì thằng đó giàu hơn, vậy thôi [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •