Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 26
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng

    Sau nhiều thế kỷ bị áp bức bởi các vị vua hôn ám ác độc ích kỷ, loài người đã làm cuộc cách mạng Dân chủ mạnh mẽ và đưa thế giới bước sang một trang sử mới có vẻ tươi sáng hơn, trong đó ý kiến người dân được các chính trị gia lắng nghe và quan tâm đáng kể. Từ đó, khái niệm Dân chủ trở thành niềm tự hào của loài người tiến bộ, khẩu hiệu Dân chủ trở thành sự phát biểu không thể thiếu của những ai muốn chứng tỏ bản lĩnh chính trị của mình.

    Nhưng sau khi dẹp hết vua chúa rồi thì lác đác đây đó vẫn có những lãnh tụ cũng độc tài ích kỷ độc ác chẳng kém gì các vua chúa hôn ám thời xưa khiến cho người dân khổ sở vẫn như thế. Thế là các nhà làm chính trị đưa ra khái niệm Nhân quyền để minh định lại quyền của con người mà bắt buộc luật pháp quốc gia phải tuân thủ, nhằm chống lại sự độc tài đến nỗi chèn ép đời sống và quyền lợi của người dân thái quá. Và như vậy, khẩu hiệu Nhân quyền lại được bổ sung vào ngôn ngữ chính trị như là một tiêu chuẩn cần thiết của chính sách hành động

    Nhưng rồi trong thực tế cuộc sống, những kẻ có ưu thế về tài sản quyền chức địa vị vẫn có cách để dành nhiều quyền lợi cho mình hơn là những người lao động nghèo khổ lệ thuộc rất nhiều vào sự tuyển dụng của giới chủ nhân. Người nhân viên phải làm việc cật lực để giữ Job của mình, trong khi người chủ ăn chơi phè phỡn tiêu tiền vô tội vạ cho những mục tiêu cá nhân. Rõ ràng hình thức chủ nhân và nô lệ vẫn tồn tại trong thời đại mà ai cũng hô hào Dân chủ Nhân quyền như thế này. Nhiều người phải làm việc vất vả để tạo nên đời sống sung túc thừa mứa cho một số ít chủ nhân của họ. Mặc dù vai trò doanh nhân dám bỏ vốn liếng và trí tuệ ra đầu tư tạo nên động lực phát triển kinh tế, tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người, công lao của họ là không thể phủ nhận, nhưng sự sai biệt lớn lao về đời sống vất vả của nhân viên và đời sống phung phí thừa mứa của doanh nhân cũng bộc lộ sự bất công nào đó của xã hội. Bức xúc trước sự bất công này có những nhà chính trị đã kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng hơn, trong đó không có sự bất công của Người bóc lột Người, với khái niệm chủ nghĩa Xã hội. Chủ nghĩa xã hội cũng đã gây nên một sự cải cách lớn lao trong lịch sử loài người, và đã có thời gian thách đố sự tồn tại của hệ thống chính trị thiên vị giới chủ nhân. Nhiều nước Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, nhưng cái lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa đó vẫn là niềm cảm hứng cho nhiều lãnh tụ chính trị hiện nay, mà Hugo Chavez của Venezuela là điển hình xuất sắc.

    Song song với ý niệm chính trị về quyền con người, ảnh hưởng của tín ngưỡng tâm linh trên đời sống con người cũng lại là vấn đề rất lớn. Không phải người ta chỉ sống vì cơm ăn áo mặc, mà người ta còn có thể sống và chết vì lòng sùng kính với thần thánh của họ. Các nhà chính trị điều tiết về luật pháp và kinh tế, nhưng giáo điều tôn giáo vẫn là một sự chi phối rất mạnh lên suy nghĩ và việc làm của nhiều người. Chính Gandhi phải thốt lên rằng Tôn giáo cũng chính là Chính trị, vì ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống quần chúng là không thể xem thường.

    Có những khu vực chịu ảnh hưởng của tôn giáo này thì đối xử khắt khe với tôn giáo khác gây nên sự bất bình, và các nhà làm luật phải đưa ra tiêu chuẩn Tự do Tín ngưỡng để bổ sung vào những quyền lợi của con người. Ai cũng có quyền theo một tôn giáo nào đó, và dù theo tôn giáo nào, họ vẫn được đối xử công bằng như các tín đồ của tôn giáo khác. Lý thuyết này nghe có vẻ cực kỳ cao đẹp lý tưởng và thanh bình, dù cho thực tế là các nhà hoạt động tôn giáo cũng tìm đủ cách giành ưu thế cho tôn giáo mình và triệt hạ tôn giáo bạn.

    Khẩu hiệu Tự do Tín ngưỡng lại tiếp tục bước lên danh sách thời thượng của những ngôn ngữ chính trị, xem như là yếu tố quan trọng của chính sách quốc gia. Thế là thời đại ngày nay, Dân chủ, Nhân quyền, Tự do tín ngưỡng sẽ là chính sách, mà cũng là sự trang trí cho hoạt động chính trị của các chính khách.

    Thế nhưng chuyện đời lại chưa phải là hết rắc rối sau khi các khái niệm Dân chủ Nhân quyền Tự do tín ngưỡng đã được loài người ca ngợi tuân thủ như thế. Số là tuy nói là Con người, nhưng không phải ai cũng giống ai, không phải ai cũng xứng đáng để được hưởng đầy đủ quyền làm người như nhau. Ví dụ như những kẻ tội phạm hung hãn đã bị tòa tuyên án, đã bị bắt giam, thì không được hưởng đầy đủ quyền làm người như những người khác; ví dụ như các bệnh nhân tâm thần không đủ trí tuệ để xử lý công việc bình thường thì cũng không được phép sử dụng quyền làm người để tác động vào xã hội cho đến khi hết bệnh; hoặc những công dân đang phục vụ trong những lực lượng đặc biệt cũng không được phép tự do làm theo ý mình vì phải chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy; hoặc những người đang nắm giữ bí mật quốc gia và đang nằm dưới sự bảo vệ thường xuyên cũng không được tự do đi lại hay làm những việc mình muốn hoàn toàn vì còn phải cẩn thận mọi thứ để tránh bị bắt cóc hoặc hãm hại vân vân…

    Tóm lại, không phải ai cũng được hưởng những quyền làm người y hệt nhau như thế. Luật pháp xã hội buộc phải xem xét những trường hợp miễn trừ chứ không thể ban phát rộng rãi quyền tự do dân chủ cho tất cả mọi người như thế. Và đó chính là chân lý, không ai có thể phủ nhận được.

    Bây giờ nói qua khái niệm Tự do Tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, không phải bất cứ tôn giáo nào cũng được hưởng quy chế tự do truyền bá bình đẳng như nhau.

    Sắp tới xã hội buộc phải đưa ra các tiêu chuẩn cho các tôn giáo, được gọi là các tôn giáo lành mạnh, để được hưởng quy chế tự do truyền bá, giống như quyền làm người tự do dân chủ chỉ được ban phát cho những người lành mạnh về tâm lý và tâm thần. Những người phạm tội, những nguời bệnh tâm thần, không được có tự do nhiều như những người khác, thì tôn giáo cũng vậy, những tôn giáo không lành mạnh sẽ không được hưởng quy chế Tự do tín ngưỡng của xã hội.

    Thế nào là tôn giáo lành mạnh và tôn giáo không lành mạnh?

    Thứ nhất, tôn giáo lành mạnh là tôn giáo không có những giáo điều đi ngược lại các nguyên tắc đạo đức xã hội. Ví dụ tôn giáo đó không cho phép sự giết hại, trộm cướp, đồi truỵ. Tôn giáo đó kêu gọi tình thương yêu khoan dung giữa người và người; tôn giáo đó dạy sự kềm chế để con người biết chiến thắng sự nóng giận hay tham muốn của chính mình.

    Thứ hai, tôn giáo đó giúp tạo nên những gia đình an vui, hòa thuận, hiếu kính, và hạnh phúc. Tôn giáo đó dạy dỗ bổn phận làm cha mẹ, bổn phận làm con cái, bổn phận làm vợ chồng; tôn giáo đó dạy tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa láng giềng, họ hàng, bạn bè, và đồng nghiệp; tôn giáo đó giữ gìn cho con người không đi quá đà để có thể phá vỡ tôn ti trật tự của gia đình và xã hội.

    Thứ ba, tôn giáo đó đóng góp rất nhiều cho lòng yêu nước của công dân, giúp tín đồ mình biết gánh vác trách nhiệm với quốc gia và dân tộc; tôn giáo đó giúp xây dựng nên một văn hóa tốt đẹp cho đất nước, bảo vệ đất nước khỏi sự xâm nhập của các lối sống đồi truỵ sa đoạ từ nước ngoài; tôn giáo đó phải trở thành tài sản của quốc gia, không tạo nên một cộng đồng đối nghịch với tổ quốc, không chịu ảnh hưởng của tổ chức cao cấp bên ngoài. Tôn giáo đó phải phục vụ cho dân tộc chứ không phục vụ cho một hệ thống quốc tế đi ngược lại lợi ích của dân tộc…

    Những tôn giáo lành mạnh như vậy xứng đáng được hưởng quy chế Tự do truyền bá, cũng như tất cả các quyền lợi về Tự do tín ngưỡng của thế giới.

    Ngược với các tôn giáo lành mạnh như trên là các tôn giáo không lành mạnh. Đó là những tôn giáo đặt quyền lợi của tôn giáo, của thần linh cao hơn lợi ích thiết thực của con người, nghĩa là họ có thể nhân danh thần thánh để bức hại, giết hại, bóc lột, ngược đãi con người. Giáo điều như thế đi ngược lại với lý tưởng của tôn giáo và của xã hội, đó là phải phục vụ cho hạnh phúc của loài người một cách thiết thực trước đã. Vì vinh danh thần thánh mà sẵn sàng giết hại con người, chủ trương giết hại con người, đó là tôn giáo không lành mạnh, không được hưởng quy chế Tự do truyền bá.

    Tôn giáo không lành mạnh là tôn giáo có chủ trương đấu tranh với các tôn giáo khác bằng phương tiện bạo lực, thủ đoạn, gây nên bất an cho xã hội, gây nên mất đoàn kết cho quốc gia. Lẽ ra tôn giáo nào cũng phải có chủ trương đi tìm chân lý bằng lý thuyết và việc làm từ thiện, so sánh đối chiếu giáo lý giữa các tôn giáo để tìm ra một giáo lý chân chính nhất cho nhân loại. Nhưng tôn giáo không lành mạnh không chịu khách quan so sánh giáo lý, mà chỉ khư khư ôm giữ tín điều của mình rồi gây xung đột với các tôn giáo khác. Tôn giáo không lành mạnh như thế cũng không thể được hưởng quy chế Tự do truyền bá.

    Tôn giáo không lành mạnh cũng thường bị một thế lực tình báo chính trị bên ngoài móc nối để trở thành một công cụ lôi kéo tín đồ quần chúng nhằm chuẩn bị phục vụ cho một mục tiêu chính trị đi ngược lại lợi ích quốc gia. Ban đầu họ tìm cách truyền đạo cho đông, sau đó chờ chỉ đạo của tình báo ngoại bang để kêu gọi quần chúng tham gia xuống đường biểu tình bạo lực để chống nhà nước. Sau đó, một nhà nước mới được dựng lên hoàn toàn là tay sai của ngoại bang. Tôn giáo không lành mạnh như thế cũng không thể được hưởng quy chế Tự do truyền bá.

    Ai cũng nói Yêu nước, nhưng cũng có hai loại yêu nước. Thứ nhất là người yêu nước có ý thức rất rõ về Độc lập chính trị của quốc gia, không chấp nhận chính quyền bị ngoại bang chi phối điều khiển ngấm ngầm. Thứ hai là người cũng mở miệng nói yêu nước, nhưng luôn nhận tiền và chỉ đạo của ngoại bang. Hạng thứ hai này nếu có thành công thì cũng chỉ là tay sai cho giặc mà thôi.

    Tôn giáo không lành mạnh là tôn giáo cổ xuý cho lối sống trác táng sa đọa loạn dâm trong cộng đồng tín đồ. Như thế là đi ngược lại với đạo đức xã hội, đi ngược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đi ngược lại với quy luật Sinh học của loài giống. Tôn giáo này không xứng đáng được hưởng quy chế Tự do truyền bá.

    Tôn giáo không lành mạnh cũng không biết tham khảo khoa học để điều chỉnh giáo lý của mình hợp lý hơn, bớt mê tín hơn. Họ tiếp tục lôi kéo tín đồ chìm trong mê tín u tối, làm những việc sai lầm, gây tổn hại đến sức khỏe, đạo đức, tiền bạc, và sự đoàn kết. Tôn giáo như thế cũng không xứng đáng được hưởng quy chế Tự do truyền bá.

    Qua những phân tích như trên, ta thấy không phải hễ là tôn giáo thì phải được hưởng quy chế Tự do tín ngưỡng của xã hội, dù cho họ có đông tín đồ, dù cho họ có hệ thống tổ chức rộng rãi, có tín điều phức tạp… Đã đến lúc loài người phải xét lại các khái niệm về Dân chủ, Nhân quyền, Tự do tín ngưỡng một cách cẩn thận hơn, thông minh hơn những thế kỷ đã qua. Thông thường thì những đường lối gì được đưa ra ban đầu đều phải được điều chỉnh tiếp theo để các lúc càng bớt sai sót, giống như các thế hệ máy móc nối tiếp nhau ra đời là kết quả của biết bao nhiêu sự cải tiến của các nhà nghiên cứu. Cũng vậy, các khái niệm về khoa học xã hội cũng phải được nghiên cứu cải tiến mãi mãi chứ không phải đưa ra một lần rồi là vĩnh viễn đúng. Những khái niệm Dân chủ, Nhân quyền, Tự do tín nguỡng rất là tổng quát, căn bản, chưa chi tiết, chưa chuyên sâu, chưa thực tế, và đó là lý do gây nên bao chuyện dở khóc dở cười cho xã hội.

    Khi một tôn giáo được bảo kê bởi ngoại bang thì tha hồ chống phá chính quyền, vì nếu chính quyền xử lý vi phạm thì bị ghép tội đàn áp Tự do tín ngưỡng, đâu biết rằng xử lý nghiêm khắc như thế là đúng vì đó là những tôn giáo không lành mạnh. Bây giờ ta phải phân biệt hai loại tôn giáo lành mạnh và không lành mạnh để có thái độ xử lý tốt hơn, nhưng biết đâu, sau này sẽ có những phân tích khác chia chẻ vấn đề kỹ lưỡng hơn nữa để giúp các nhà điều hành luật pháp, các nhà nghiên cứu, các tín đồ hiểu rõ hơn việc làm của mình.
    Nguyễn Viết Đắc
    bài phân tích tôn giáo khá hay em xin giới thiệu cùng các bác[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bang quản giáo ơi em thấy người này viết bài phãn động nè,bỏ tù ông này đi,đem ra cái cột càng hay.
    "đây đó vẫn có những lãnh tụ cũng độc tài ích kỷ độc ác chẳng kém gì các vua chúa hôn ám thời xưa khiến cho người dân khổ sở vẫn như thế."ông có biết ở Việt Nam chỉ có mình Đảng Cộng Sản lãnh đạo không hả,người ta độc tài mà người ta khong có ác ah nha.người ta hiền lắm ah,lo cho dâng cho nướ lắm ha.

    "Nhiều nước Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, nhưng cái lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa đó vẫn là niềm cảm hứng cho nhiều lãnh tụ chính trị hiện nay, mà Hugo Chavez của Venezuela là điển hình xuất sắc:vôl ý quá,từ trước đếng giờ tà khong thể thắngh ác,làm sao mà lý tưởng cao đẹp mà sụp đổ được.ông trù ẻo hả.
    "Thứ hai là người cũng mở miệng nói yêu nước, nhưng luôn nhận tiền và chỉ đạo của ngoại bang. Hạng thứ hai này nếu có thành công thì cũng chỉ là tay sai cho giặc mà thôi:cái này là đáng đem bang bang nè,ông có biết là thời chiến đấu,việt nam mình nhận vũ khí từ trung qốc ,liên xô và cambuchia không,ti nghe nói bây giờ nướt mình còn nờ người ta nữa đó,nhưng mà có nợ thì trả ,chứ đâu chiu vì thế làm tay sai cho ai,ông nói ai là giặt hả,tính làm tan rã tình anh em thế giới hả.
    còn về công giáo thì tui thấy là đó tức cái tốt thì quá ít ,mà cái xấu thì quá nhìu,chỉ có 1 vụ thái hà thồi sau này còn gì nữa trời,hồi lâu nghe nói là thời xưa mấy thang ngụy đàn áp đạo phật,mà đàn áp tôn giáo là điềm báo trước sự sụp đổ,thấy mấy ông thầy bói nói vậy đó.cho nên đừng có cho ngườ ta biểu tình nữa ,ghê lắm đó.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ta nghi ngờ cái nick qath này có họ hàng với chú Chữ, wiwi lên check xem có phải ko thì chôn đi

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Khi một kẻ ngu giả ngu thì giọng điệu chẳng khác nào một tên hoang tưởng.

    Tớ tưởng cái này đã thành chân lí rồi chứ, bác black_cat thấy lạ sao?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi qath
    người ta khong có ác ah nha.người ta hiền lắm ah,lo cho dâng cho nướ lắm ha.
    Vần vãi chưởng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

    Thôi thì để lại cho forum thêm sôi động chứ mấy ngày nay buồn quá. Ai có hứng thì "tiếp" đi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sao chú qath bị dựa cột vậy bác 7v ? Tội nghiệp, phát biểu đang hăng cho 1 phát [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Mới đây có mr000 làm 1 bài tôn giáo viết chung tôi không biết có dính gì tới qath ko nữa.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Các quan khác ko được rộng lượng vị tha như mình [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG], coi như chú qath gặp xui vậy~.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có một đã kẻ phát biểu thế này, các bác có biết nội dung bài phát biểu của bác NMT nhà mình không? Tôi tìm chưa thấy:
    Trích:
    Cách đây vài hôm, có ai đó gửi cho anh 2 cái link , một cái ở kên 14 và cái kia ở youtube. Đại loại link đó có clip về phát biểu của đồng chí Triết với học viện ngoại giao. Anh xem xong thì anh công nhận các lãnh đạo Việt Nam ăn nói với cán bộ và dân chúng bưng bít một cách tài tình. Họ nói dối một cách không nền tảng và không bao giờ chớp mắt thật thần kỳ. Chính bản thân họ biết rõ ràng họ đang gian dối nhưng vẩn thét như thánh phán vậy.
    Đại loại đồng chí Triết nhà mình nói rằng có một nước nào đó vì quá giàu nên cứ đòi dân chủ blah blah blah ...

    PS: Không biết post cái này chỗ nào, mượn tạm topic này một tẹo, mong các bác thông cảm.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói dối cũng là một nghệ thuật đấy.
    Thử hỏi có lãnh đạo nào trên thế giới này mà lại không nói dối không ?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nói dối là một nghệ thuật, và người nói dối ĐÚNG CHỖ là một nghệ sĩ.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •