Việt Nam: Bài học học được, rồi bài học lại mất đi
27 tháng 4 năm 2000
Tony Karon
Phóng viên Liên Hiệp Quốc William Dowell đã bỏ ra sáu năm ở Việt Nam -- 18 tháng tại ngũ, và hơn bốn năm rưỡi phản ảnh cuộc chiến như một ký giả truyền thanh. Ông đã quay về quê hương làm phóng viên tờ TIME 20 năm sau cuộc chiến. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị mừng kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng Sài Gòn và những cựu binh chủ chốt như Thượng nghị sĩ John McCain đảo một vòng đất nước tìm kiếm giải pháp hòa bình hữu nghị, Dowell chia sẻ một vài hồi ức và quan điểm với tờ TIME Daily.
TIME Daily: Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam có tránh khỏi không ?
William Dowell: Như là tình hình chính trị chủ chốt nửa cuối thập niên 50, rất khó tưởng tượng làm thế nào mà nước Mỹ không khỏi bị dính vào. Suy nghĩ của Washington là thế này: người Pháp đã phá tung Thế chiến II lên, giờ lại phá tung cuộc chiến với cộng sản tại Đông Dương lên, thế thì giờ Mỹ sẽ lại phải dạy cho người Pháp bài học phải tiến hành nó ra sao. Nhưng cái đó đã trở thành viển vông -- Quân đội Pháp còn xa mới gọi là vô dụng được, nhưng đã đơn giản là bị áp đảo hoàn toàn.
Vậy anh đang cho rằng đánh bại Việt Nam đã là bất khả ngay từ đầu ?
Đúng, về nhiều phương diện. Địa hình quá sức khó khăn và những biên giới dài dằng dặc gần như bất khả xâm phạm. Chỉ tính trên lượng quân tiêu hao, cuộc chiến đã ở thế thua -- trong phần lớn cuộc chiến, lượng quân mà Mỹ và đồng minh giết được còn ít hơn lượng quân tuyển mới của Việt Cộng và Bắc Việt có thể mang ra chiến trường để thay thế. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cũng làm quân Mỹ thận trọng trong việc tấn công Bắc Việt. Khi Mỹ xâm lược Bắc Triều Tiên tới gần biên giới Trung Quốc, điều đó đã kéo Trung Quốc vào cuộc trực tiếp và đã gần như dẫn tới sự hủy diệt hoàn toàn lực lượng Mỹ ở đây. Vì vậy tuyến lãnh đạo đã ngập ngừng khi băng vào miền Bắc lo ngại là sẽ khiêu khích Trung Hoa.
Đấy là tất cả những yếu tố góp cho sự thất bại của Mỹ, và còn nhiều nữa. Nhưng cuộc chiến đã là bất khả chiến thắng. Chiến thắng có nghĩa là giữ nguyên quyền lực của chính quyền Thiệu, mà đã trở nên lũng đoạn và vô danh tới mức không thể hiệu quả dài hạn
Nhưng có lẽ đó là cuộc chiến chúng tôi phải thua để mà thắng được, bởi vì nếu thắng về quân sự thì đã thua về chính trị. Thay vào đó, thua nhưng có vẻ chúng ta đã thắng. Khi tôi quay lại Việt Nam sau 20 năm cầm quyền của cộng sản, tôi cảm thấy mọi miền đất nước vô cùng thân Mỹ. Nhưng nếu chúng ta đã thành công trong dựng lên một chính quyền thối nát, họ có lẽ vẫn còn ghét Mỹ và chống lại chúng tôi.
Làm thế nào mà siêu cường mạnh nhất thế giới thua một cuộc đương đầu quân sự với một quốc gia nhỏ bé thuộc Thế giới thứ ba?
Trên nhiều phương diện, có lẽ, là tại vì nước Mỹ không bao giờ hiểu bản nguyên cuộc chiến họ đang chiến đấu. Bắc Việt và Việt Cộng đã theo một học thuyết của Mao Trạch Đông những năm 1930, khi ông đang chiến đấu với quân xâm lược Nhật Bản. Lực lượng du kích thường không đủ sức đương đầu với một đội quân quy ước được trang bị tốt hơn trong một cuộc chiến tấn hoặc thủ đất. Nhưng người Việt đã theo lời Mao rằng một đội quân du kích có thể ép quân xâm lược rút lui bằng cách làm cái giá phải trả khi chiếm lãnh thổ còn lớn hơn nhiều mọi thu hoạch từ nó. Như vậy khi quân đội Mỹ đã được huấn luyện để tấn và thủ đất, họ đã không hiểu rằng chiến lược của Việt Nam không phải tấn hay thủ đất, mà là gia tăng thương vong của Mỹ. Một ví dụ cổ điển là Đồi Hamburger, 300 lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến chiếm con đồi, nhưng khi lực lượng Mỹ lên được tới đỉnh đồi thì họ chẳng tìm thấy gì hết. Họ đã không thể hiểu được điều đó -- mọi thứ Bắc Việt làm là tạo nên những tình huống như vậy với thương vong vô ích, và có thể trình bày trước Hội nghị Washington để đặt dấu hỏi về mục đích của chiến tranh. Bắc Việt đã hết sức chú ý tới những gì xảy ra ở Washington, và đã luôn luôn chiến đấu sao cho tối đa sức ép chính trị quốc nội Mỹ.
Chiến luợc của họ cũng là cố gây thiệt hại lên sĩ khí người Mỹ. Thanh niên Mỹ tới Việt Nam từ trung tâm thế giới phương Tây, chưa bao giờ thăm viếng nơi đâu, nhưng sau khi ở đó sáu tháng, tổng quan họ trọng Việt Cộng hơn miền Nam Việt Nam nhiều. Quân đội thấy quá khó để tìm được người bảo tiêu, và rất nhiều tướng lãnh đã phải cố gắng để tránh xa bối cảnh phải chiến đấu trong bụi rậm. Vào khoảng đầu thập niên 70, vấn đề sĩ khí đã trở nên nghiêm trọng. Lính Mỹ đã bắt đầu thưa các tướng là họ sẽ đi tuần để bảo vệ cơ sở của chính họ khỏi bị tấn công nhưng sẽ không tìm diệt Việt Cộng và khởi động những cuộc truy lùng gắt gao. Và đó là lúc của lựu đạn (
tự mình giết mình - ND), khi mà những tướng lãnh đã đe dọa và thậm chí giết cả người phe mình. Cuối cuộc chiến có một nỗi lo ngại ở Washington đó là có thể họ không đủ khả năng để điều khiển lực lượng của chính họ khi rút lui và mọi thứ có thể sẽ vỡ nát ra hết cả. Cái đó dĩ nhiên đã rút ngắn thương thảo rất nhiều để làm mọi thứ gần với tầm ngắm hơn.
Thua trận ở Việt Nam thì quả thật rất nhục nhã, nhưng nó đã giúp gì cho nước Mỹ ở tầm chiến lược ?
Rất ít, thực sự. Sự can thiệp vào cuộc chiến đã được ủng hộ với nguyên tắc của lý thuyết domino, nghĩa là nếu Việt Nam chuyển sang cộng sản, cái đó sẽ nhanh chóng lan rộng ra Campuchia, Thái, và ra phần lớn châu Á. Vâng, Việt Nam đã chuyển sang cộng sản, nhưng lý thuyết domino đó thì hoàn toàn sai. Trong cuộc chiến, có người cũng tranh cãi rằng thua Việt Nam thì nghĩa là cho người Nga thoải mái sử dụng căn cứ hải quân lớn thứ hai Thái Bình Dương, tức là vịnh Cam Ranh. Vâng, người Nga đã có vịnh Cam Ranh 20 năm nay rồi, và chẳng ai thậm chí nhận ra điều đó.
Kinh nghiệm ở Việt Nam đã thay đổi hiểu biết của người Mỹ về vai trò toàn cầu của nó như thế nào?
Nó đã thay đổi sự tiếp cận của chúng tôi với vấn đề liên hệ toàn cầu trong cả cách tốt và xấu. Tới nay, quân đội đã khăng khăng phải có được một mục tiêu nhất định, khả thi trước khi khởi động một nhiệm vụ. Lầu Năm Góc không muốn dính líu quân đội Mỹ vào những tình huống mà chả có tiền định kết thúc thế nào. Đấy là điều tốt.
Vậy còn điều xấu là gì?
Tôi nghĩ về điều này nhiều hơn cả, phản ứng từ Việt Nam đã nhen nhóm ý tưởng rằng quân đội không nên được phép có thương vong. Bạn không thể nào sử dụng sức mạnh quân sự hiệu quả trên nền tảng triết lý đó.
Sự chuyển động sang hướng điều giải giữa Việt Nam và Mỹ có phải chỉ đơn thuần là một nhu cầu với một cảm xúc sâu sắc muốn đẩy xung đột về quá khứ?
Không, nó cũng có nhân tố chiến lược trong đó. Mối quan tâm chủ đạo của Việt Nam là chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Nam Trung Quốc và quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã luôn luôn vùng dậy chống Bắc Kinh -- thậm chí là đẩy lui một cuộc xâm lăng nhỏ của người láng giềng khổng lồ vào năm 1979 -- và vẫn còn là một trong những quốc gia duy nhất dám chống lại ảnh hưởng Trung Hoa trong khu vực. Mỉa mai là, một trong những lý do chúng tôi gây chiến với Việt Nam là để ngừng sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản Trung Hoa ở Châu Á, bây giờ thì chúng tôi lại quan tâm tới việc giữ vững nước Việt Nam độc lập, hiện đại hóa và trở thành một tiếng nói có trọng lượng ở Châu Á.
Copyright © 2000 Time Inc.
Da hỗn hợp thiên khô là dòng da mà một trong những vùng trên khuôn mặt có Xu thế khô & thiếu độ ẩm, Bên cạnh đó các vùng khác thậm chí nhờn hoặc có sự tồn tại buồn phiền nhờn. Với các sản phẩm dưỡng...
15 Kem dưỡng ẩm cho da hỗn hợp thiên khô & da hỗn hợp thiên khô là gì?