-
05-06-2009, 12:40 AM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Bạn đã bao giờ mệt mỏi với nhưng giờ nhồi nhét lý thuyết, tay chép lia lịa mà não đương phiêu bồng? Bạn đã bao giờ chán nản những bài tập làm đi làm lại nhưng bản chất mãi ko hiểu?
Có lúc nào bạn để ý thấy mình đang ngáp ngáp trên giảng đường trong khi ông thầy ở xa xa đang gõ phấn cạch cạch và thuyết minh đều đều? Bạn qua cả 1 kỳ nhưng bao nhiêu kiến thức đều chay tuột đi như trên lá khoai?
Nếu chưa bao giờ trải nghiệm những thứ trên, bạn chắc hẳn ko học ở Việt Nam?
-
05-06-2009, 04:59 PM #12
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Em là một nạn nhân của chính sách giáo dục sai lầm coi trọng kết quả, coi trọng thi đua thành tích nè:
- Từ năm lớp 8 em đã biết quay bài cho đến nay chỉ vì chịu ko thấu 1 đống sách vở học thuộc lòng vật vã. Em là con trai, ham chơi, ham ngủ, ham tự do, thế mà...
- Năm lớp 11, môn Tin học Pascal em có... 1,8 phết, nhưng ông thầy sợ mất thi đua nên nâng em lên... 2,1 để em thi lại [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG], may quá...
- Đến hôm nay tư tưởng "đi học mà không quay cóp" đã trở nên rất đỗi bình thường, bình thường như cân đường hộp sữa với em và hầu hết các đối tượng sv-hs. Em nhớ năm lớp 8, em là đứa đầu tiên trong lớp biết quay bài [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG], thế là vài tháng sau phong trào quay bài đã được em phổ biến ra toàn lớp, chúng nó gọi em là Trùm mới ghê. Lên cấp 3 thì còn ghê hơn nữa. Em bị tóm 4 lần trong 9 năm áo trắng(2 lần trong lúc thi HK). Lên đại học thì bị...2 lần [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG], nhảm thật.
Nhà trường dạy ta làm người thật thà lương thiện, mà con tim em đã nhuốm màu mất rồi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]. Thôi cũng là 1 kỷ niệm... đẹp đẽ khó quên của thời áo trắng, kệ. Miễn đừng cướp của, giết người, hiếp dâm, cướp ngân hàng, chống phá chế độ là coi như sự nghiệp trồng người em được nhận đã không thất bại...
-
05-06-2009, 05:11 PM #13
Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 10
Gửi bởi tilldoomsday
-
05-06-2009, 05:36 PM #14
Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 87
Gửi bởi phóng viên dỏm
-
05-06-2009, 05:38 PM #15
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
đừng khinh thường người khác chứ Phóng viên. học trò giờ chỉ cần học thế thôi. mấy môn phụ mà.
ông nói thế chứ kể cả ôgn học 8.0 ở trường thường mà vào trường chuyên như PTNK- ĐHQG; Lê Hồng Phong, Hà Nội Amsterdam, quốc học huế xem có theo nổi không. he'he'
mà mấy cu trong đấy học 6. là kém lắm rồi, nhưng nó ra ngoài thì chắc học 8. là bình thường
-
05-06-2009, 06:00 PM #16
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
quay lại chủ đề chính. chúng ta tiếp tục phân tích
từ cấp một trẻ em đã bị nhồi kiến thức quá nặng, và không cần thiết.
cấp hai cấp 3, dạy quá nhiều điều mà lên đại học mới có cần, học trò lúc học hoàn toàn khôgn hiểu để làm gì và tại sao lại như vậy.
đại học thì cứ như cấp 4, chứ không có phogn cách nghiên cứu
nền giáo dục của ta hiện nay đang giết chết học trò có chính kiến và bản lĩnh, cũng như nhận thức.
tầm tuổi 18 ở một số nước phát tỉ6e3n đã thấy suy nghĩ rất hay, còn việt nam còn rất trẻ con, và ý tưởng bắt chước khá nhiều, mất trầm trọng các kỹ năng cần thiết.
chạy theo thành tích quá lố, thành tích al2 động lực nhưgn quá đáng thì lại là trở lực.
Phụ Huynh trút hết trách nhiệm cho nhà trường.
nhà trường lại thích đổ tội cho phụ huynh
đường lối giáo dục chưa có và không hề chính xác.
thiên về học thuộc học vẹt là chính. chứ chưa thiên về học tìm hiểu, học hiểu, và đam mê.
lãnh đạo chưa đủ tâm và tầm cỡ để làm.
học trò rất yếu về thể lực, ko thể lao động như bọn người nước ngoài,
và khá lười biếng
-
05-06-2009, 07:13 PM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Em thích chủ đề này =]]
Nhớ hồi bé cứ thắc mắc mãi: "Học để làm j`, tại sao trẻ con lại phải đi học, tại sao người lớn ko phải đi.."
Ông bà bảo là: "Học để lấy kiến thức. Các cháu bây h đc đi học là sướng rồi, ngày xưa làm j` có điều kiện..."
Thế nhưng cứ hễ bị điểm kém là mắng, ko đc học sinh giỏi là mắng té tát. Hồi bé học để làm vừa lòng bố mẹ ông bà, cố gắng thi vào trường nào ngon nghẻ 1 tí cũng là để cho bố mẹ mát mặt '___'
Lớn lên 1 tí kiến thức nó cũng nhiều hơn. Bắt đầu biết quay cóp =.= căn bản trong lớp có đứa quay đc thì tội j` ko quay. Đời h/s kiểu gì chả có những lần ko học bài và điểm kém. Nhưng bị điểm kém thì sẽ mất cái danh hiệu " n năm liền học sinh giỏi". Trong hoàn cảnh ấy mấy ai đủ bản lĩnh để giữ đc "thiên lương"!!!
Các thầy cô cũng thương học sinh lắm... Biết học trò quay mà có mấy khi bắt đâu! Mà nói chung cuối năm đứa nào chẳng đc lên lớp, đứa nào chẳng đc đi thi TN. Còn thi đỗ hay ko là việc của chúng mày chứ...
Nguyên văn lời thầy Địa lớp em: "Các em ngồi đây bằng tiền của nhà nước nên các em đừng có đòi hỏi. 1 tháng tiền học các em đóng 30k = 1/10 dân lập chúng nó đóng. Thế mà còn bắt thầy cô phải thế này thế kia với các em. Xin lỗi chúng tôi ko đc trả tiền để ôn cho các em thi TN, vì dạy hết bài trong sgk cũng đủ mệt rồi... Các em là cứ quen thói "thầy cô thương chúng em, cho chúng em điểm để chúng em lên lớp". Uh thì cho chúng mày lên lớp, cho chúng mày đi thi TN nhưng rồi chúng mày sẽ chết. Thi TN năm nay mỗi phòng có 1 giám thị đại học, chấm chéo các tỉnh khối đứa trượt!" [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG]
Gay go... bây h bắt em ngồi học thuộc lòng thì em xin vái cả 2 tay. Quay quen rồi bắt học thuộc 1 bài ngắn cũng chịu. Hiểu đến đâu nói đến đấy... cũng đc thôi nhưng điểm nó ko bao h cao T_____T"
Kể ra bộ GD cũng thương hs ra phết. Suốt ngày ưu ái cho các em dùng sách mới và kiến thức thì từ đh đưa xuống [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] Lại còn phân ban cho các em lựa chọn ngành học phù hợp sức lực. Chỉ có điều sách phân ban và ko phân ban do 2 nhóm tác giả khác nhau viết nên có 1 cơ số những bất đồng [IMG]images/smilies/29.gif[/IMG] muốn lấy 1 quyển sách ra làm chuẩn lắm mà sao cứ phân vân...
mà ko hiểu sao đề thi tuyển sinh đã dễ nhiều hơn so vs trước rồi mà học sinh thì vẫn trượt đều đều. Chứng tỏ các bác trên Bộ đã thương các cháu, cho các cháu đề dễ nhưng khổ nỗi các cháu dốt quá nên các bác thương ko nổi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] khổ thế đấy!!
mà... thế tóm lại học để làm gì? [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]
-
05-06-2009, 07:33 PM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Làm một cuộc so sánh nho nhỏ về Giáo dục ta thấy nhiều được điều.
- Thời kỳ Bao cấp, sách là niềm mơ ước với mỗi học sinh. Tuy là học hành miễn phí, sách vở miễn phí, nhưng không bao giờ có đủ sách cho học sinh. Ba bốn người chung nhau một quyển sách. Vì thiếu sách nên việc giảng - dạy đi kèm theo đọc - chép, để học sinh không có sách cũng không gặp khó khăn nhiều khi học bài => tồn tại đến ngày nay. Vì không có sách nên lên lớp, học sinh chú ý nghe giảng và chép bài => thuộc bài ngay tại lớp.
- Thời kỳ bao cấp, khi được học một Định luật, Định lý thì học sinh phải học cách chứng minh Định luật, Định lý đó. Khi đó tôi không hiểu tại sao lại phải học những thứ đó, những thứ mà các nhà Bác học đã tìm ra. Giờ thì đã hiểu! Chứng minh lại các Định luật, Định lý là để hiểu đường lối tư duy của người tìm ra nó. Nó gián tiếp dạy ta cách tư duy khoa học.
- Ngày nay, do số lượng bài học tăng cao, nên cách Định luật, Định lý mặc nhiên phải chấp nhận, khỏi thắc mắc. Cứ học thuộc công thức rồi từ đó áp dụng mà không cần biết tại sao ra được công thức đó. Sự cắt bớt tiết học chứng minh Định luật, Định lý này là nhằm dành thời gian cho các môn học mới. Nó phần nào làm giảm khả năng tư duy và nắm bắt tư duy.
- Thời bao cấp, thiếu thốn sách báo, nhưng các anh chị thời đó ham mê đọc sách vô cùng. Thư viện Phường, chỉ với vài ngàn đầu sách nhưng lúc nào cũng đông người đến đọc, đến nghiên cứu. Ngày nay sách báo nhiều, Thư viện ít, nhưng Văn hóa đọc lại "tụt hậu". "Văn hóa Đọc" mang lại khả năng tư duy cao hơn, trí tưởng tượng tốt hơn "Văn hóa Xem", nhưng đáng tiếc số người đọc giờ không còn nhiều.
Giờ so sánh giữa học trong nước và du học:
- Các bạn cho rằng học sinh du học sẽ học tốt hơn nhờ phương pháp Giáo dục và cơ sở hạ tầng Giáo dục tốt hơn trong nước. Nó chỉ đúng một phần mà thôi.
- Học trong nước, các bạn vẫn sống cùng (gần) Gia đình. Gặp khó khăn gì, gặp vấn đến gì, ta lại có thể chạy về nhà tìm kiếm sự giúp đỡ. Tâm lý ỷ lại vẫn còn nặng nề.
- Du học là phải xa Gia đình. Bạn chỉ có thể dựa dẫm một phần rất nhỏ vào Gia đình, còn lại là bạn phại tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Khả năng độc lập, khả năng sinh tồn của các bạn vì thế mà tăng lên. Vì thế, khi đi du học, hoặc là bạn trở nên giỏi giang hoặc bạn chạy theo cuộc sống phồn hoa mà chấm dứt sự học.
- Học trong nước, chúng ta có cùng một ngôn ngữ, chúng ta là một cá thể nằm trong một cộng đồng. Vì vậy chúng ta không thể làm cái mà Cộng đồng không làm, và ngược lại. Về gốc rễ, chúng ta được dạy dỗ dựa trên đúng - sai, nhưng cái sự đúng - sai nó cũng mơ hồ. Có việc sai mà người ta làm thì tội gì mình không làm? Có việc đúng mà chẳng ai chịu làm thì ngu gì ta "lạc loài"? Ảnh hưởng bởi Giáo dục gia đình, bởi Giáo dục Xã hội cũng làm chúng ta trở nên thụ động hơn.
- Học nước ngoài, tuy bất đồng về ngôn ngữ, về Văn hóa, nhưng lại có lợi thế là ta có thể làm bất cứ thứ gì ta thích mà không bị "nhòm ngó", không bị "khác người". Bản thân phải tự tư duy, tự phân biệt đúng - sai mà không bị ai nhắc nhở làm tư duy trở nên tốt hơn hoặc dễ dàng đi vào sai lầm hơn. Vì vậy, Học sinh Du học hoặc là rất giỏi hoặc chẳng ra gì, chứ ít có chuyện "lập lờ" theo kiểu "nước nổi thì bèo cũng nổi" như trong nước.
Và nhìn đi nhìn lại, tôi vẫn thấy cái ta cần làm ngay là cải thiện về ý thức chứ không phải là đầu tư ồ ạt cho Giáo dục. Các trường cao cấp ở VN cũng có, nhưng ý thức học lại thiếu nên kết quả cũng không như mong muốn.
--------
Có bạn thắc mắc: Thi Toán - Lý được rồi, nhưng tại sao phải thi Hóa?
Toán - Lý - Hóa được xếp vào các môn tự nhiên. Để học các môn này đòi hỏi sự tính toán, đòi hỏi sự tư duy logic. Vì vậy, khi phân "Khối" để thi, người ta phân "khối A" là để chọn ra những người có khả năng tư duy này cho các môn học, ngành học sau đó, chứ không phải các môn thi này phải liên quan đến môn sau!
Và có một điểm thú vị là: Thường những người giỏi 2 trong 3 môn trên thì sẽ khá hoặc giỏi môn còn lại. Sự liên quan, sự logic là ở đó.
-
05-06-2009, 08:26 PM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Vậy xin hỏi bác là cải thiện ý thức của ai? Của học sinh, của phụ huynh hay của thầy cô, của nhà trường , của xã hội?
Phân ban thi theo khối nhưng rõ ràng không ổn, vì có quá nhiều ngành thi quá bất hợp lí, đồng ý Toán , Lý , Hoá là những môn suy luận nhưng ở Việt Nam nó được dạy trở thành như những môn đánh đố.
Chương trình giáo dục thì nhồi nhét làm cho học sinh dần dần cảm thấy chán, sợ học, sợ đọc, bởi vì nó ko gây được cảm hứng.Ở cấp 3 khi học sinh ở VN còn phải nhồi nhét toán lí hoá sử địa ... thì nước ngoài người ta đã tập tìm hiểu phân tích sự kiện thực tế trong đời sống : như cúm H1N1, chiến tranh, khủng bố, văn hoá.. làm các bài luận , thêm vào đó là các tiết học ngoại khoa hàng tháng.
Môn Văn, Sử , Địa cũng không hẳn là môn suy luận, chẳng qua học sinh VN bị bắt học thuộc lòng riết rồi ai cũng có khái niệm nó là môn học thuộc bài.
Người làm kinh tế thì phải tư duy suy luận theo xã hội , văn hoá, địa lí... Còn tư duy theo toán lí hoá thì e rằng xa rời thực tế lắm
-
05-06-2009, 09:09 PM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chúng ta cứ nói loanh quanh ý thức này ý thức nọ, nhưng lại quên mất một điều chủ yếu(theo cá nhân tôi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] ): đó là giáo dục cần tạo được hứng thú học hành, hứng thú tiếp thu tri thức cho học sinh. Nếu ko có cái này thì dù có muốn "có ý thức" cũng khó.
Là dòng sản phẩm thuộc nhà KOR - thương hiệu mỹ phẩm uy tín tới từ Hàn Quốc, em kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Supreme Facial nhận được nhiều sự thương yêu của các chị em Hàn Quốc. Sản phẩm được biết...
Kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Hàn Quốc KOR Supreme Facial