Trang 6 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567 CuốiCuối
Kết quả 51 đến 60 của 61
  1. #51
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    VN vốn trọng thành tích mà, đi thi quốc tế thì phải đào tạo thật sâu, thật rộng. Nhưng cái từ "ăn rùa" thì bạn nói chứ tui không có nói, dù sao đạt huy chương quốc tế thì cũng đáng khâm phục.Và đó là những người 1 / 999 người như bác hungicp.

  2. #52
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    ôi mấy ông cãi nhau sa đà tiểu tiết quá.

    theo tớ biết các em đông á, xinh như hoa cũng học khóc lóc như chúng ta cả đấy, chương trình của nhật của HÀn cũng nặng kinh khủng, thi vào đại học cũng khó khiếp lắm.

    còn bé Phillipines thì chỉ học 10 lớp PT thôi và chúng kém lắm

    nói thẳng ra học nặng thì có nặng nhưng cũng là bình thường, mà thực tế chương trình hiện nay khá nhẹ hơn hồi trước cải cách năm 2002.

    tôi nhớ hồi đó cầm quyển sách lý mà váng hết cả đầu, vì toàn chữ là chữ mà lại dày ngang ngửa quyển sách bây giờ.

    các em bây giờ sướng lắm ấy chứ sách màu mè rồi thì kiến thức rút xuống ở mức phổ thông.

    hồi tôi thi vào cấp 3 đã có thể giải các bài thi đại học rồi, và đề thi vào trường tôi cũng là đề thi đại học năm 1979, vậy mà tụi tui giải tuốt.


    còn đại học ngoài kiến thức cơ sở thì những kiến thức chuyên ngành khá quan trọng.

    nhưng người đi học phải biết chọn lựa và tự tăng kinh nghiệm cho mình qua thực tiễn chứ cứ kêu không áp dụng kiến thức mới là lạ.

    ví dụ ngành hàng hải của tôi có học thiên văn, tính toán tam giác cầu hơi bị ác, nhưng ít khi dùng, nhưng tụi tui vẫn dùng ngoài thực tế, tuy hiện nay có GPS xác định vị trí khá chính xác, tuy nhiên vẫn phải biết xác định = thiên văn.

    các ngành khác cũng vậy trường học chỉ cung cấp cái nền, còn bạn muốn xây gì từ cái nền là chuyện của bạn, tại sao lại đổ lỗi cho cái nền.

    cái tôi thấy rõ nhất đấy chính là kỹ năng của người đi học, nhà trường việt nam rất kém khoản này do đó nếu một hs 12 khôgn đậu đại học thì cậu ta cũng chả làm gì được, rất lơ ngơ, đến một cái bóng đèn còn chưa biết thay ây chứ.

  3. #53
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vvvvvvv
    Ôi trời đất, cách khắc phục của bác chỉ "đánh dấu chỉ định cho những người giỏi nhất" thôi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. Nhưng khi bàn luận về giáo dục trong xã hội thì nói chung chung thế ko ổn đâu.

    Chẳng lẽ ta chỉ cần lấy ra được 1 người giỏi nhất, 999 người còn lại đem con bỏ chợ hết?
    Có lẽ 7v hiểu lầm ý tớ rồi. Đó không phải là giải pháp. Tớ chưa có nêu ra giải pháp nào cả. Từ đầu đến giờ tớ chỉ muốn nói: Giáo dục học đường là có vấn đề, nhưng chưa đến nỗi bức xúc, đến nỗi làm hỏng một vài thế hệ vì điều đó. Cái đang làm hỏng chúng ta là Giáo dục Gia Đình và Giáo dục Xã hội.

    Khi đưa ra con số 0,1% là để chỉ sự thành công sẽ đến với ai biết chấp nhận sự yếu kém và tìm cách vượt qua nó. Và chắc chắn một điều, khi Xã hội hóa Giáo dục ngày càng mạnh hơn, người ta sẽ càng chăm lo hơn cho cái tỷ lệ 0,1% đó.

    Giải quyết một vấn đề, ta phải tìm hiểu những nguyên nhân nào gây nên "bệnh". Đâu là nguyên nhân "gốc" đâu là "ngọn". Chữa bệnh phải chữa từ gốc mới mong khỏi được. Người đã lười học, ỷ lại, thích đổ lỗi tại khách quan... thì có đầu tư cơ sở Giáo dục bao nhiêu đi nữa cũng bằng thừa. Với họ trước tiên phải chữa căn bệnh "lười", bệnh "ỷ lại", bệnh "đổ lỗi"... Sau đó mới đến cải thiện Giáo dục Học đường.

    Điều này cần phải có thời gian, cần phải cải tiến phương pháp Giáo dục Gia đình, Giáo dục Xã hội.


    @:Trung lập: Cần suy nghĩ rộng hơn, xa hơn bạn à, không nên suy nghĩ kiểu Toán học như vậy! [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Trước đây tớ là người học giỏi Toán, tớ luôn tìm kiếm những bài toán khó để giải. Giải được một bài toán khó cảm giác thật thích thú, giống như mình vừa thành công một điều gì đó. Tớ thích cảm giác đó, vì vậy tớ học Toán, chứ không phải học Toán để sau này kiếm sống. Nếu đã thích thú thì học bao nhiêu cũng không ngại.
    Giờ đã vài chục năm trôi qua, nhưng tớ vẫn đủ kiến thức Toán - Lý - Hóa để dạy các bạn học từ 12 trở xuống

  4. #54
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chưa bao giờ có bài nào tìm hiểu về giáo dục Nga nhỉ, các trường đại học của Nga ko nổi tiếng thế giới nhưng chất lượng đào tạo ra thì cứ nhìn khoa học quân sự của nó là biết.

  5. #55
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi black_cat1
    Chưa bao giờ có bài nào tìm hiểu về giáo dục Nga nhỉ, các trường đại học của Nga ko nổi tiếng thế giới nhưng chất lượng đào tạo ra thì cứ nhìn khoa học quân sự của nó là biết.
    Sặc chú được cái bằng đỏ ra ý mà những nhà chuyên môn nhìn chú khác ngay[IMG]images/smilies/46.gif[/IMG]. Nhưng là chuyên môn ý nhá chứ các bác ngoài luồn thì khinh một mẻ, vì nền khoa học Nga là nền khoa học hướng tới nhưng môn cơ bản. Còn các nước phương Tây thì khoa học ứng dụng là nhiều.
    @all: đừng nên so sánh giữa hai nền giáo dục Phương Tây với Phương Đông mà nên so sánh giữa hai nền giáo dục của các nước có cùng nền văn hoá. Như Nhật và Hàn học nặng khác gì ta đâu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  6. #56
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi LordCaoCao
    nền khoa học Nga là nền khoa học hướng tới nhưng môn cơ bản. Còn các nước phương Tây thì khoa học ứng dụng là nhiều.
    Điều này còn thể hiện ở bậc ĐH nước ta ngày nay: ĐH ở Miền Bắc đào tạo khá tốt về khoa học cơ bản và có nền tảng tốt, ĐH Miền Nam thường hướng đến thực hành. Tất cả đều do lịch sử để lại.

    Các công trình cầu - hầm lớn đều do các Viện/Tcty miền Bắc nghiên cứu thiết kế, còn các công ty thiết kế ở miền Nam không đủ tuổi.

  7. #57
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @bác Caocao: em ko nghĩ người Việt Nam ta có thể đua được với Nhật Hàn Trung về khoản trâu bò. Trái lại, theo em thì giáo dục phương Tây(nhất là Mỹ) sẽ phù hợp với người Việt hơn là giáo dục Nhật Hàn. Mà thật ra họ cũng học tập theo phương Tây cả thôi.

    @bác hungicp: vậy theo bác bệnh "lười" là từ đâu mà ra nếu ko phải do học sinh ko tìm thấy động lực và hứng thú trong việc học? Tình trạng thừa thầy dở, thiếu thợ giỏi từ đâu mà ra? Nếu ko phải là do sự coi thường lao động phổ thông cộng với tư duy phong kiến: chỉ có thi cử đỗ đạt trước thì mới làm nên sự nghiệp?

    Ngay cả một số kỹ năng giao tiếp hay xử lí tình huống ở người Việt Nam ta cũng ko được tốt, ấy là vì họ ko được học và giáo dục đầy đủ về việc này. Vậy tại sao ko loại bớt một số kiến thức thừa để bổ sung vào đó những giờ dạy phương pháp giao tiếp cơ bản của Việt Nam và thế giới, kiến thức cơ bản về xã hội học... vốn là những cái rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày?

    Tất nhiên, một nền giáo dục tốt chương trình chưa chắc đã nhẹ hơn nhiều, vẫn sẽ có học sinh giỏi và học sinh kém, nhưng nó sẽ giúp nâng cao mặt bằng dân trí của nước ta lên so với thế giới.

  8. #58
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    @7 vợ: Anh không nói về độ trâu bò mà về khía cạnh đánh giá giáo dục và phương pháp giảng dạy của các nước Á Đông. Ở Phương Tây, anh không học đại học không sao cả anh chỉ cần có nghề là ok. Còn ở Á đông cho dù anh giàu đến đâu nhưng nếu anh không có bằng đại học hoặc anh chỉ tốt nghiệp cấp 3 thì anh cũng chỉ là một thằng giàu xổi và người ta vẫn nhìn anh với cặp mắt coi thường

  9. #59
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi LordCaoCao
    @7 vợ: Anh không nói về độ trâu bò mà về khía cạnh đánh giá giáo dục và phương pháp giảng dạy của các nước Á Đông. Ở Phương Tây, anh không học đại học không sao cả anh chỉ cần có nghề là ok. Còn ở Á đông cho dù anh giàu đến đâu nhưng nếu anh không có bằng đại học hoặc anh chỉ tốt nghiệp cấp 3 thì anh cũng chỉ là một thằng giàu xổi và người ta vẫn nhìn anh với cặp mắt coi thường
    Thế theo bác như vậy có ổn ko? [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

    Ý em là, coi thường hay ko điều đó cũng ko giúp cho phương Đông giàu mạnh hơn phương Tây, nhân tài phương Đông nhiều hơn phương Tây, phải ko ạ?

    Hơn nữa, em thấy giáo dục của nước ta có vẻ "nặng đầu nhẹ đuôi": học phổ thông thì nặng, nhưng những người ko có điều kiện thời trẻ thì về sau này lại có ít cơ hội và nơi chốn được bổ sụng kiến thức. Nghĩa là có thể nói giáo dục Việt Nam ko dành cho những người trưởng thành, trung niên và người già?

  10. #60
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Theo anh nghĩ đó là truyền thống của nền văn hóa Phương Đông (Nga cũng ảnh hưởng một phần). Ở phương Tây , giáo viên cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác nhưng ở phương Đông thì khác. Cũng như lối suy nghĩ về học vấn cũng vậy. Nói riêng về lối suy nghĩ của VN khi một con người tốt nghiệp đại học ra (hay một tú tài thời xưa) thì nghiêm nhiên con người đó phải được trang bị những kiến thức đầy đủ về tu thân (trong đó cả đức, trí dục), trong khi phương Tây họ chọn lọc ngay từ bé nếu bạn thích bạn có thể chọn môn minh học và được hướng nghiệp ngay từ bé và bạn chỉ cần hiểu về cái mà bạn cần sau này mà thôi. Nói tóm lại nền giáo dục của Phương Đông thường đi theo chiều hướng một vòng tròn đồng tâm càng lúc càng hướng ra ngoài (cái này gây ra hiện tượng thiếu thời gian, và bị áp lực rất lớn về học hành), Trong khi nền giáo dục của Phương tây lại như vectơ một chiều chỉ đi đến một mục tiêu xác định.
    P/s: sau khi đi làm anh mới nhân thấy sự khác biệt của hai cách giáo dục khác nhau này. Và nhờ kiến thức ở trường đại học anh thấy khá dễ trong việc tiếp thu nhưng kiến thức mới. Trường đại học không phải là nơi dạy kiến thức cho mình mà là nơi dạy cho mình phương pháp học, nghiên cứu mà thôi. 7v và mọi người thử suy ngâm nhé

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •