Trang 4 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 61
  1. #31
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ý bạn đó là quá chú trọng vào mặt điểm số, bạn easy nói bạn học tốt nếu chăm chú thì tui cũng đồng ý, nhưng có thể bạn có khiếu ( có người trở thành tiến sĩ nghiên cứu về toán , lí, hoá... nhưng tất nhiên là số ít ) , thứ 2 là bạn dành nhiều thơi gian vào lí thuyết , vào những bài toán mà ở đời thường bạn chả cần phải tính.Trong khi đó bạn lại có ít thời gian để học, phân tích, tìm hiểu những gì xảy ra xung quanh bạn.Môn tự nhiên thì nặng nề, môn xã hội thì học thuộc lòng.Đó có phải là vấn đề của nền giáo dục hiện nay không? Thử hỏi độ tuổi teen hiện nay có bao nhiêu đứa thích tìm hiểu lịch sử nữa?

  2. #32
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tôi thì thấy ngược lại, học thêm và dạy thêm tràn lan là một tín hiệu đáng buồn của nền giáo dục nước ta. Vì nó đã suy sụp đến mức học sinh hầu như ko còn có hứng thú trong học hành và khả năng tự học nữa, mà phải nhờ vào việc dạy thêm học thêm, cố nhồi nhét kiến thức một cách khiên cưỡng để hy vọng qua được các kỳ thi.

    Hơn nữa, ngay từ đầu cái mục đích "điểm số là trên hết" cho việc dạy học thêm đã là ko đúng đắn rồi. Có thể nhờ vậy mà bạn có điểm tốt trong học bạ, nhưng điều đó sẽ giúp thêm được bao nhiêu cho bạn khi vào đời?
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    Còn về chương trình học thì đừng đổ thừa là nó quá nặng .
    ...
    Ko ai đổ thừa ở đây cả, chương trình học là quá nặng. Các nhà giáo dục, các thầy cô giáo và phụ huynh đều công nhận như vậy chứ ko phải tôi hay bác nào ở đây bịa ra. Ko phải chỉ nặng vì học nhiều, mà còn nặng vì phải học nhiều những thứ ko cần thiết, ko hiệu quả. Rõ ràng đường hướng và tư tưởng giáo dục của xã hội chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khỏi lối mòn "khoa cử" như thời phong kiến.
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    Học không đánh giá bằng điểm số thì đánh giá bằng cái gì ?
    Học ở trường lớp đánh giá bằng điểm số, nhưng cuộc sống cần kiến thức chứ ko cần điểm số. Cậu muốn học vì điểm số hay học vì kiến thức?

  3. #33
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Giáo dục Việt Nam muốn phát triển chỉ có một câu:
    "Tiên học lễ, hậu học văn"

  4. #34
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Học ở trường lớp đánh giá bằng điểm số, nhưng cuộc sống cần kiến thức chứ ko cần điểm số. Cậu muốn học vì điểm số hay học vì kiến thức?

    Hơn nữa, ngay từ đầu cái mục đích "điểm số là trên hết" cho việc dạy học thêm đã là ko đúng đắn rồi. Có thể nhờ vậy mà bạn có điểm tốt trong học bạ, nhưng điều đó sẽ giúp thêm được bao nhiêu cho bạn khi vào đời?

    Rõ ràng đường hướng và tư tưởng giáo dục của xã hội chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khỏi lối mòn "khoa cử" như thời phong kiến.
    học vì kiến thức nhưng rất tiếc là ra ngoài trường học người ta không đánh giá con người bằng kiến thức , mà bằng điểm số

    đi xin việc thì xin mời anh show cái bằng đại học (chưa cần biết thực giả) ra cái đã , rồi mới đến đoạn phỏng vấn xem kiến thức thực sư của anh như thế nào , rồi sau đó theo dõi trong quá trình làm việc thì năng lực của anh phát huy đến đâu

    dựa vào cái bằng để đánh giá người khác chẳng có gì là sai , nhưng mà chỉ dựa vào mỗi cái bằng mà không kết hợp thêm các quan sát đánh giá khác thì mới là tiêu cực

    ========================


    Tôi thì thấy ngược lại, học thêm và dạy thêm tràn lan là một tín hiệu đáng buồn của nền giáo dục nước ta. Vì nó đã suy sụp đến mức học sinh hầu như ko còn có hứng thú trong học hành và khả năng tự học nữa, mà phải nhờ vào việc dạy thêm học thêm, cố nhồi nhét kiến thức một cách khiên cưỡng để hy vọng qua được các kỳ thi.
    Các anh cứ nghĩ là chỉ có bọn lười biếng ngu dốt mới phải học thêm , xem ra không đầy đủ

    ấn tượng về học thêm ở phổ thông của em luôn là những bài tập khó kinh khủng , vượt xa những kiến thức ở trong SGK

    động lực để đầu tư cho học thêm là trở thành hàng khủng , vượt trội so với người khác , đó chẳng phải là đã thoát khỏi tư tưởng cào bằng rồi sao ?

    việc học thêm cũng tạo thêm cơ hội làm tăng thu nhập cho các thầy cô , chẳng phải ông bà có câu "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" , bây giờ há để các thầy cô chết đói vì đồng lương nhà nước ?

    ====================

    Lại còn cái vụ có nhiều bộ sách giáo khoa để tăng tính cạnh tranh [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG] 1 bộ SGK thống nhất thôi mà hàng năm chỉnh lý bổ sung đã chết dở

    ====================


    dành nhiều thơi gian vào lí thuyết , vào những bài toán mà ở đời thường bạn chả cần phải tính.Trong khi đó bạn lại có ít thời gian để học, phân tích, tìm hiểu những gì xảy ra xung quanh bạn.Môn tự nhiên thì nặng nề, môn xã hội thì học thuộc lòng
    đơn cử như 5 môn Triết học trong trường Đại học , cứ nằng nặc đòi bỏ , giờ thử không học mấy môn đó mà lướt qua mấy trang web dân chủ xem có chịu nổi nhiệt không ?

    đem lí thuyết vào thực hành trong cuộc sống quanh ta là như thế đấy

    trong đầu mà không có chữ nào thì cũng thế hết thôi , chả làm được cái trò trống gì đâu , nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại .

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    học vì kiến thức nhưng rất tiếc là ra ngoài trường học người ta không đánh giá con người bằng kiến thức , mà bằng điểm số
    đi xin việc thì xin mời anh show cái bằng đại học
    Tui nghĩ bây giờ thời đại canh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần tuyển người phù hợp có thể làm việc tốt cho mình, nên giờ ít doanh nghiệp nào đòi bằng cấp trước rồi mới phỏng vấn cả.Bằng cấp càng cao nó lại càng đòi lương nhiều, vả lại khi anh tuyển người mà anh ghi chú thêm bằng cấp loại gì là anh tự thu hẹp khả năng tuyển người thành công rồi.Nếu bạn muốn tìm kiếm người tài thì tui nghĩ bạn phải suy nghĩ mới hơn, mình đang muốn tìm người làm việc gì ? Như thế nào là phù hợp, khả năng của người đó ra sao?
    Chứ những công ty mà tuyển người qua cái bằng loại giỏi thì chắc dzô làm kiểng nhiều hơn là làm việc. còn các doanh nghiệp muốn chọn sinh viên giỏi thì đã chọn từ khi sinh viên đó còn đang học,chứ không ngồi im 1 chỗ mà tuyển người tốt nghiệp loại giỏi.Mà bạn nên lưu ý 1 điều là hiện nay người ta cần kinh nghiệm nhiều hơn là bạn tốt nghiệp loại gì đó
    __________________________________________________ _______

    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    Các anh cứ nghĩ là chỉ có bọn lười biếng ngu dốt mới phải học thêm , xem ra không đầy đủ
    Tui nghĩ giỏi hay dở gì cũng phải đi học thêm, vì nếu bạn chỉ học như SGK tui nghĩ không thể đậu Đh được, cứ so sánh giữa đề thi Đh và đề thi tốt nghiệp thì biết

    __________________________________________________ ________

    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    động lực để đầu tư cho học thêm là trở thành hàng khủng , vượt trội so với người khác , đó chẳng phải là đã thoát khỏi tư tưởng cào bằng rồi sao ?
    Nếu bạn không có nhu cầu trở thành nhà nghiên cứu về toán , lí , hoá thì bạn học vượt hơn người khác để làm gì?????
    Nếu bạn trả lời để cho oai, cho người khác nể phục thì bạn nên tìm hiểu mô hình giáo dục của Thuỵ Sĩ, không có bộ giáo dục, người ta dạy toán đơn giản là bạn có thể áp dụng được trong cuộc sống, bạn muốn học cao hơn cũng không ai dạy, nếu bài tập trong lớp quá dễ với bạn thì trong thời gian đó bạn có thể giúp bạn bè làm chúng.Còn bạn muốn học cao hơn, chuyên sâu hơn bạn có thể vào đại học để nghiên cứu nó.
    Sự khác biệt chỉ nên có khi bạn vào đại học và học chuyên ngành của bạn, chứ chương trình học đã gọi là phổ thông , phổ thông có nghĩa là ai cũng phải biết,nhưng ở chương trình ở Việt Nam nếu bạn kết thúc phổ thông khoảng 2,3 năm sau chắc hẳn bạn sẽ quên đi rất nhiều những kiến thức được coi là "phổ thông" đó.
    Tui nghĩ VN cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ những kì thi cử xa xưa, như tú tài, thi hương, thi hội, thi đình, thi trạng nguyên........chỉ chọn ra những người giỏi nhất
    ____________________________________________
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    việc học thêm cũng tạo thêm cơ hội làm tăng thu nhập cho các thầy cô , chẳng phải ông bà có câu "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" , bây giờ há để các thầy cô chết đói vì đồng lương nhà nước ?
    Cái này là vấn đề đau đầu???? Nhưng chính cái chương trình đào tạo như dzậy mới tạo ra vấn đề dạy thêm, học thêm

    __________________________________________________ __

    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    đơn cử như 5 môn Triết học trong trường Đại học , cứ nằng nặc đòi bỏ , giờ thử không học mấy môn đó mà lướt qua mấy trang web dân chủ xem có chịu nổi nhiệt không ?
    Người ta chỉ đòi tinh gọn lại những môn chính trị thôi, vì những giờ này thầy giáo cứ thao thao bất tuyệt, sinh viên có ai thèm nghe đâu, vì thế để dạy những môn này hiệu quả thì cần phải nghiên cứu thêm.
    Nhưng tui thấy ông có học 5 môn này hay không cũng chả ảnh hưởng gì tới suy nghĩ của bạn cả, nói thiệt chứ tui học 5 môn đó như không có học, cũng chả biết mình được hơn cái gì. Tui thấy tranh luận với đám dân chủ thì chủ yếu nói về lịch sự, kinh tế, xã hội..........

  6. #36
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    vả lại khi anh tuyển người mà anh ghi chú thêm bằng cấp loại gì là anh tự thu hẹp khả năng tuyển người thành công rồi
    họ đâu có cần thiết phải cố gắng mò kim đáy bể để tìm dc người tài

    thậm chí họ còn đòi hỏi kinh nghệm công tác 2 - 3 năm , nhưng không có bằng thì làm gì có ai nhận để mà có kinh nghiệm công tác


    Chứ những công ty mà tuyển người qua cái bằng loại giỏi thì chắc dzô làm kiểng nhiều hơn là làm việc. còn các doanh nghiệp muốn chọn sinh viên giỏi thì đã chọn từ khi sinh viên đó còn đang học,chứ không ngồi im 1 chỗ mà tuyển người tốt nghiệp loại giỏi.Mà bạn nên lưu ý 1 điều là hiện nay người ta cần kinh nghiệm nhiều hơn là bạn tốt nghiệp loại gì đó
    như thế này là chụp mũ rằng người có bằng cấp là người không thể có kinh nghiệm làm việc tốt [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG]

    những cái chuyện như thừa thày thiếu thợ là do nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp , và đào tạo phải chạy theo thị trường lao động
    chẳng hạn như sinh viên ĐH Bách Khoa học xong khó xin dc việc , vì học ĐH là để làm kĩ sư làm thầy người khác , nhưng học Trung cấp để làm thợ thì các khu công nghiệp lại xin về làm việc ầm ầm , vì bây giờ người ta cần nhiều thợ chứ chưa cần nhiều thầy
    thế nên có trách thì trách sao mình không dc định hướng nghề nghiệp chính xác , sao mình không chọn đúng ngành học , sao mình quá tham cứ thích làm thày
    những chuyện cung cầu lệch nhau trong đào tạo như thế này nó phản ánh đúng những quy luật dịch chuyển cơ cấu lao động trong lao động

    ===========

    to be continued

  7. #37
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    họ đâu có cần thiết phải cố gắng mò kim đáy bể để tìm dc người tài

    thậm chí họ còn đòi hỏi kinh nghệm công tác 2 - 3 năm , nhưng không có bằng thì làm gì có ai nhận để mà có kinh nghiệm công tác



    như thế này là chụp mũ rằng người có bằng cấp là người không thể có kinh nghiệm làm việc tốt [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG]
    __________________________________________
    Tui ko hiểu tại sao công ty muốn phát triển mà không cần mò kim đáy bể để tìm người tài ???? Sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp mà khó copy được nhất là con người, con người là quan trọng nhất trong sự thành công của doanh nghiệp
    Tui ko nói đi xin việc mà ko cần bằng
    Tui cũng không chụp mũ rằng có bằng cấp là làm việc không tốt, tất nhiên bằng cấp bạn loại giỏi thì bạn cũng đã chứng minh khả năng của bạn trong khi học.Nhưng nếu doanh nghiệp tuyển người yêu cầu bằng loại giỏi thì e rằng..............
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    thế nên có trách thì trách sao mình không dc định hướng nghề nghiệp chính xác , sao mình không chọn đúng ngành học , sao mình quá tham cứ thích làm thày
    những chuyện cung cầu lệch nhau trong đào tạo như thế này nó phản ánh đúng những quy luật dịch chuyển cơ cấu lao động trong lao động
    Chuyện đính hướng này có phải thuộc về giáo dục hay ko? Hay bạn cho rằng ai định hướng sai thì ráng chịu, giáo dục chỉ có dạy và dạy, còn định hướng thì do chính bản thân?

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Một cựu sinh viên trường Kinh tế có nói rằng: Khi học xong, đi làm, mớ kiến thức trong nhà trường chẳng dùng được vì nó khác xa với thực tế...
    Anh ta nói có sai không? Không sai, nhưng bởi vì cách tiếp cận của anh ta sai. Trường ĐHKT dạy người ta cách nhìn tổng thể, dạy kiến thức tổng hợp... để sau này đào tạo nên những nhà quản trị, những Phó Giám Đốc, Giám Đốc, những nhân viên cấp cao... chứ không dạy bạn ra làm nhân viên Kinh doanh, làm người bán hàng.

    Nếu đơn giản bạn chỉ muốn học để kiếm tiền thì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc. Tại sao phải hóc Đại Học? Sao bạn không dùng thời gian đó đi học lớp chuyên ngành bán hàng, chuyên ngành môi giới...? Vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm tiền bạc lại đảm bảo bạn chỉ học rất ít môn học?

    Còn khi đã xác định học đại học. Sau khi đi làm nhân viên cấp thấp, sau những nỗ lực để vươn lên thành nhân viên cấp cao, bạn sẽ thấy những kiến thức trong trường Đại Học không những không uổng phí, mà bạn còn tiếc ngẩn ngơ vì đã không dành nhiều thời gian hơn cho việc mở rộng học tập và nghiên cứu.

    Vậy thì ngay từ khi đặt chân vào cấp 3, bạn đã phải tự định hình, định hướng cho tương lai của bạn rồi. Bạn phải hiểu mình có thiên hướng trong lãnh vực nào, Tự Nhiên, Xã Hội, Văn Học... hay Ngoại Ngữ, để từ đó định hướng mình sẽ theo ngành nào sau này. Tự cảm thấy không thể vượt trội trong việc học hành, tại sao bạn không chọn học nghề? Tại sao cứ phải chọn trường ĐH nào lấy ít điểm để thi? Sau đó tấm bằng ĐH trở nên "vô giá trị" mà công việc thì không phù hợp?

    Có người lại nói rằng: Anh ạ, em học nói chung môn nào cũng khá. Nhưng nhiều lúc thấy mông lung, không biết học để làm gì? Học mà không có hứng thú tẹo nào, ra trường lại khó xin việc. Tôi có trả lời: Bạn học môn nào cũng khá thì thật đáng quý! Nhưng khá thôi thì chưa đủ. Hãy chọn môn học nào mà bạn cho là bạn yêu thích nhất. Khi yêu thích, bạn sẽ có hứng thú học hành hơn. Tập trung nhiều thời gian hơn cho ngành học đó, nghiên cứu tài liệu mở rộng về ngành đó và các ngành liên quan. Hãy tỏ ra vượt trội hơn tất cả những người khác về ngành, lĩnh vực mà bạn lựa chọn. Thời buổi Kinh tế Thị trường, nếu bạn không giỏi hơn người khác đồng nghĩa với việc bạn đang trao cơ hội cho người khác đó.
    Hãy chứng minh cho mọi người thấy bạn là người giỏi nhất! Khi đó bạn sẽ không phải tìm việc mà là việc tìm đến bạn


    Trích dẫn Gửi bởi conmeoden87
    Tui nghĩ bây giờ thời đại canh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần tuyển người phù hợp có thể làm việc tốt cho mình, nên giờ ít doanh nghiệp nào đòi bằng cấp trước rồi mới phỏng vấn cả.
    Đồng ý, Doanh nghiệp nào thì cũng muốn tuyển chọn người tài. Nhưng thế nào là người tài??? Hai con người hoàn toàn xa lạ thì lấy gì làm tiêu chí để đánh giá người tài? Một lần tuyển nhân viên, nếu không giới hạn bằng "bằng cấp", có thể có hàng ngàn người đến dự thi. Vậy dựa vào tiêu chí nào để đánh giá đó là nhân tài???


    Nhân tài là ai? Họ là những người làm nên điều khác biệt. Họ có thể là một trong các bạn. Với những điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện Xã hội, Kinh tế, chính trị... hiện tại, những người biết sử dụng nó để "làm nên sự khác biệt" chính là nhân tài, chính là những người thành đạt. Những người luôn tìm cách đổ lỗi cho khách quan, cho Xã hội sẽ không bao giờ tạo ra "sự khác biệt".

    Ngày nay, Game Theory đang lên ngôi và được áp dụng vào hầu hết các ngành. Bản chất của Game Theory là tạo ra một mô hình có một môi trường nhất định, những điều kiện nhất định, mỗi người hãy tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Game Theory có thể áp dụng cho rất nhiều ngành, có thể nâng cao khả năng tư duy. Có điều kiện để nghiên cứu nó cũng rất có lợi.

    ---------

    "Triết học" là môn học tôi ghét nhất, nhưng phải thừa nhận nó áp dụng rất rộng rãi trong cuộc sống, mà không phải ai cũng nhận ra. Một Thày giáo dạy Kinh tế có nói: Triết học là môn học khá trừu tượng và nhàm chán. Để học và hiểu nó là điều không dễ. Nhưng tựu trung lại, nó cũng chỉ nằm trong "Luật nhân quả", có "nhân" ắt có "quả". Quy luật này áp dụng rất nhiều trong cuộc sống.
    Toán học dạy cho ta cách tư duy logic theo nghĩa hẹp. Triết học day cho ta tư duy logic theo diện rộng. Nếu nói nó không cần thiết là không đúng.

  9. #39
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hungicp

    Nhân tài là ai? Họ là những người làm nên điều khác biệt. Họ có thể là một trong các bạn. Với những điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện Xã hội, Kinh tế, chính trị... hiện tại, những người biết sử dụng nó để "làm nên sự khác biệt" chính là nhân tài, chính là những người thành đạt. Những người luôn tìm cách đổ lỗi cho khách quan, cho Xã hội sẽ không bao giờ tạo ra "sự khác biệt".
    Nói như bạn thì cái topic này mở ra để làm gì nhỉ? Vấn đề là bàn luận những điểm yếu của nền giáo dục
    Chứ nói như bạn thì nó ra sao kệ miễn chúng ta cố gắng là được
    Vì những trường đào tạo có tính tổng thể nên mới thừa thầy thiếu thợ, chỉ biết chỉ tay năm ngón, học thì nhiêu nhưng thực tế lại không bao nhiêu.Hầu hết sinh viên ra làm phải được training lại, cần có thời gian để hoà nhập với môi trường làm việc, họ bỡ ngỡ vì cái họ học và cái họ làm nó có 1 khoảng cách.
    Chính việc học kiến thức "phổ thông" nặng nề làm chính bản thân người học họ cũng ko biết khả năng của họ nằm ở chỗ nào nữa. Trong khi những sự kiện diễn ra xung quanh đời sống thực tế thì họ lại chẳng được nhà trường khuyến khích tìm hiểu

  10. #40
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi eddyfosman
    học vì kiến thức nhưng rất tiếc là ra ngoài trường học người ta không đánh giá con người bằng kiến thức
    Cậu đang đùa đấy à? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Điều tôi muốn nói ở đây là ở nước ta chưa có một hệ thống đánh giá tri thức tốt, hiệu quả giáo dục chưa cao chứ ko phải phủ nhận sự cần thiết của bằng cấp. Nghĩa là cái ta cần là điểm số đánh giá được lượng kiến thức hữu dụng và khả năng thực sự của con người càng chính xác chừng nào càng tốt chừng ấy, cùng với hiệu quả trong dạy và học chứ ko phải là đua nhau dựng ra "tiêu chuẩn" rồi bắt học sinh phải theo, ko cần biết các kiến thức để đạt điểm cao đó có hữu dụng ko, có thực tế ko.

    @hungicp: từ trước đến nay đây vẫn là vấn đề nhức nhối của giáo dục Việt Nam ko chỉ trong bậc đại học bác ạ. Bác ko thể phủ nhận điều này được.

    ----------

    Edit:
    Trích dẫn Gửi bởi conmeoden87
    Chính việc học kiến thức "phổ thông" nặng nề làm chính bản thân người học họ cũng ko biết khả năng của họ nằm ở chỗ nào nữa. Trong khi những sự kiện diễn ra xung quanh đời sống thực tế thì họ lại chẳng được nhà trường khuyến khích tìm hiểu
    Câu này bạn nói đúng ý tôi [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG].

    Trích dẫn Gửi bởi Đại gia
    Giáo dục Việt Nam muốn phát triển chỉ có một câu:
    "Tiên học lễ, hậu học văn"
    Nghĩa là sao? [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •