Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 61
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    bàn luận về Giáo Dục- điểm yếu và con đường khắc phục

    như các bác đã biết cuộc tranh luận bên topic chiến tranh chống mỹ đang rất gay cấn, lôi ra rất nhiều vấn đề, nhưng để tránh bàn quá rộng, và lan man. Sea tui xin phép chuyển phần bàn luận về giáo dục sang đây


    Trích:
    Từ bài viết của tilldoomsday View Post
    Vậy nguyên do đâu mà nước ta lại ra nông nổi này? Tại trình độ, tầm nhìn và tác phong quản lý xã hội yếu kém của Chính phủ? Hay tại dân ta dân trí không cao? Em chỉ nghĩ được tới đây. Nước mình hiện nay có quá nhiều việc trái quấy, quá nhiều yếu kém, bất cập, phải làm sao để nghĩ ra cách vực dậy và giúp đất nước đi lên, chứ đừng cãi vã nhau vì những chuyện quá khứ nữa.

    Nhưng em cứ băn khoăn 1 điều nữa, tại sao chúng ta đã có ý hòa giải dân tộc, bỏ qua hiềm khích quá khứ để 1 lòng canh tân và phát triển đất nước, nhưng cái bọn kia, bọn chúng cứ suốt ngày đá đểu, xỉa xói chúng ta, làm mất đoàn kết dân tộc như thế thì em bực mình quá chửi cũng có gì sai?
    Nguyên do thì có rất nhiều, khó mà giải trình trong vài chữ. Nhưng có thể nói thế này:

    - Mở cửa Xã hội: Chúng ta đều biết rằng "Kinh tế tập trung" không thể đưa Đất nước tiến lên. Vì nhận ra sự hạn chế của mô hình "Kinh tế tập trung" nên ta cần phải thay đổi. Nhưng tiếc thay Thế giới chưa đưa ra mô hình Kinh tế nào khả dĩ hơn nên đành phải sử dụng "Kinh tế Thị trường TBCN". Nền Kinh tế này cơ bản dựa trên "lợi ích cá nhân" và mặt trái do nó mang lại là sự suy thoái trong quan hệ giữa người và người. Trước năm 86, mối quan hệ thực sự đúng là "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau". Nhưng từ sau năm 1986 thì tình người dần suy thoái theo đà phát triển Kinh tế. Kinh tế phát triển nhanh cộng thêm với việc "mở của" quá nhanh nên đã du nhập đầy đủ lối sống phương Tây vào Việt Nam, cả tốt lẫn xấu, mà không được qua lựa chọn. Lối sống gấp gáp, hưởng thụ lên ngôi => làm tha hóa nhiều Lãnh đạo. Chúng ta luôn muốn giải quyết mọi việc thật nhanh, bất chấp quy tắc => hối lộ trở nên chuyện bình thường.

    Giáo dục yếu kém:
    - Khi nói đến Giáo dục, ai cũng than thở là yếu kém, nhưng không phải ai cũng biết nó yếu kém chỗ nào. Muốn cải tạo Giáo dục ta phải biết yếu kém chỗ nào thì mới có thể giải quyết dứt điểm được. Các bạn cứ than Giáo dục yếu kém, nhưng thử hỏi các bạn Sinh viên, một tuần các bạn dành ra mấy tiếng để lên Thư viện? để nghiên cứu? Cứ cho ngành Giáo dục của ta "có vấn đề" đi, nhưng nếu các bạn muốn học thì vẫn không thiếu tài liệu cho các bạn trong thời buổi này. Vậy các bạn có thực tâm học hành?
    Đầu tư cơ sở hạ tầng Giáo dục hiện đại trong khi Đất nước còn nghèo là điều không dễ. Nhưng nếu có đầu tư, liệu ý thức học hành của các bạn có tiến bộ??? RMIT Việt Nam có được coi là hiện đại không? Sinh viên ở đó học xong thì bao nhiêu % là nên người???

    Thời buổi Kinh tế Thị trường sẽ dựa trên nhu cầu của nền Kinh tế mà quyết định đến Cầu của Lao động. Giáo dục cũng phải đi theo đường cầu này thì mới tiến bộ. Chứ cứ hiện đại hóa xong rồi ra vẫn thất nghiệp thì đó là sự đầu tư lãng phí. Vì vậy "Ý thức" là thứ quyết định đến chất lượng Giáo dục chứ chưa hẳn là hiện đại hóa Giáo dục. Và cái ta cần sửa lúc này là ý thức, hay nói thẳng ra là Giáo dục Gia đình của chúng ta có vấn đề chứ không phải hoàn toàn là Giáo dục học đường.

    - Giáo dục Gia đình chúng ta yếu kém chỗ nào? Trong mỗi gia đình Việt, chúng ta quá chú trọng vào việc dạy dỗ nhận thức dựa trên Đúng - Sai mà lại bỏ qua giải thích. Chỉ cần biết việc nào đúng, việc nào sai, miễn hỏi nhiều. Từ đó chúng ta luôn dựa vào cảm tính để quyết định đúng - sai. Con ông VNCH thì được dạy CS là sai miễn giải thích, và ngược lại.

    - Cha mẹ quá nuông chiều. Kinh tế ngày càng phát triển thì sự nuông chiều ngày càng tăng. Các bạn trẻ ngày nay rất ít phải mó tay vào việc gì. Bố Mẹ nai lưng ra làm để con được bằng người khác, đòi gì cũng cho, hỏi gì cũng có. Học xong ra đời không xin được việc thì Bố Mẹ tiếp tục nuôi => Nảy sinh tâm lý ỷ lại. Học giỏi hay không thì cũng không chết, cũng có tiền ăn chơi. Đi học thì cúp cua, lên Thư viện thì thấy mệt mỏi...

    - Giáo dục Xã hội cũng góp phần làm hư giới trẻ. Ngày nay tràn ngập các llois sống gấp gáp của Thế giới trên các phương tiện Truyền thông. Nó thúc ép giới trẻ chạy theo, thậm chí còn vượt mặt những người sáng tạo ra nó.

    Giáo dục như vậy nên lứa trẻ ngày càng ý lại, ngày càng phụ thuộc, thiếu tính tự lập, khả năng sinh tồn kém. Không thay đổi được cách Giáo dục này thì chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong tương lai.


    Hãy nhìn các nước có nền Giáo dục phát triển như Nhật, Anh, Mỹ... Phương thức Giáo dục Gia đình của họ khác hẳn ta. Trẻ con tuy còn nhỏ nhưng không bị Bố Mẹ áp đặt đúng - sai. Họ sẵn sàng tranh luận với trẻ em trong mọi vấn đề cho đến khi sáng tỏ. Họ sẵn sàng xin lỗi con khi họ làm sai. Họ ít khi chỉ dạy sự đúng - sai mà thường khuyến khích trẻ tự tìm hiểu. Đến tuổi trưởng thành thì họ "đẩy" con cái ra đường tự kiếm sống => Thanh niên có tính tự lập cao, sự suy xét đúng - sai luôn dựa trên lý luận, dựa trên logic một cách chặt chẽ... Cái mà chúng ta rất yếu kém.


    Vấn đề hòa giải Dân tộc thì tôi nói rồi. Người không muốn hòa giải chính là người VNCH. Họ không muốn vì hòa giải sẽ làm mất đi rất nhiều "đặc quyền, đặc lợi" mà họ đang hưởng bởi Chính phủ Mỹ và chính bởi Việt kiều không muốn gặp rắc rối. Cứ nhìn vào cộng đồng người Việt ở Bolsa, bạn sẽ thấy hầu hết mặt trái của "Xã hội Dân chủ" mang lại. Nó chẳng tốt đẹp hơn gì nếu không muốn nói là tệ hơn cả trong nước.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    bàn về giáo dục thì có bàn tới tết công gô ! nhưng mà bàn theo kiểu họ "đổ " của mấy tay " bàn sĩ " thì em xin kiếu ! nói thẳng ra là guyên nhân từ nhiều mấy thằng cha " bàn sĩ " cho là chỉ từ phía người truyền thụ + sgk . nhất là mấy cái thằng lấy " tâm lý " phụ huynh ra mà sử dụng mà cái tâm lý " phụ huynh " thì biết rồi đấy con mình lúc nào củng number one còn nó học dốt là do thầy cô trù dập sgk ngu dần ối thôi chán cho mấy vị " bàn sĩ "

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Cả 3 phía, người dạy, người đưa ra chương trình giảng dạy và học sinh đều phải có cố gắng mới có kết quả cải thiện.
    Nếu người đưa ra trình dạy không phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì chịu thiệt nhất là HS.
    Nếu người giảng dạy giảng sai kiến thức hay thiếu kiến thức thì HS vẫn chịu thiệt.
    Nếu trình dạy đúng mà HS không chịu cố gắng thì công sức cũng bỏ phí.
    Tóm lại là nhà nhà cố gắng, người người cố gắng.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tui thấy chương trình giáo dục của Việt Nam ở cấp độ trung học và phổ thông nó quá nặng về lí thuyết.Toán, lí hoá học rất nhiều và rất rộng nhưng lại không giúp học sinh định hướng ngành nghề tương lai và chọn được ngành nghề thích hợp với mình nhất.Chẳng hạn thi bên ngành kinh tế mà phải thi Lí và Hoá ???? nhưng khi lên đại học thì chả thấy Lí Hoá có tác dụng gì trong ngành kinh tế.Có nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp 12 thì đăng kí thi 2 ,3 ngành khác nhau miễn sao được học đại học là tốt rồi, họ cũng chả thèm quan tâm đến ngành học đó như thế nào, nó có phù hợp với khả năng của họ hay không nữa.
    Ở Việt Nam hiện nay, nhất là vùng quê có nhiều gia đình không cần biết con mình thích học ngành gì nhưng cứ thi vào trường càng nổi tiếng thì càng nở mày nở mặt.
    Bây giờ cải cách giáo dục nên cải cách lại chương trình trung học và phổ thông, còn bậc tiểu học nên cố gắng miễn phí là tốt nhất, chưa gì mà mới vào đầu lớp 1 các em cũng phải thi vào trường công, nghe mà nản

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tiếp tục nào các bác. còn những điểm yếu gì. chúng ta lôi ra hết, và xem thử cách gảii quyết.

    theo em: 1.cơ sở vật chất kém
    2. giáo viên ít có người tâm huyết với học trò,
    3. nặng dạy về chuyên môn, không dạy làm người, thiếu kỹ năng.
    4. học trò thụ đông.
    5. phụ huynh hay tạo sức ép.
    ....

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tui thấy chương trình giáo dục của Việt Nam ở cấp độ trung học và phổ thông nó quá nặng về lí thuyết.Toán, lí hoá học rất nhiều và rất rộng
    Thực ra thì chương trình giáo dục của Việt Nam không phải là nặng , nếu so với các nước tiên tiến.

    Chẳng hạn thi bên ngành kinh tế mà phải thi Lí và Hoá ???? nhưng khi lên đại học thì chả thấy Lí Hoá có tác dụng gì trong ngành kinh tế.
    Bên kinh tế có khối A với khối D mà , mà học lý hóa tốt cũng giúp tư duy phát triển chứ sao!

    Ở Việt Nam hiện nay, nhất là vùng quê có nhiều gia đình không cần biết con mình thích học ngành gì nhưng cứ thi vào trường càng nổi tiếng thì càng nở mày nở mặt
    biểu hiện của căn bệnh thành tích mà bộ giáo dục đang điên đầu để chữa trị!

    còn bậc tiểu học nên cố gắng miễn phí là tốt nhất, chưa gì mà mới vào đầu lớp 1 các em cũng phải thi vào trường công, nghe mà nản
    Hiện nay ở học ở bậc tiểu học là miễn phí mà , có mất tiền đâu.
    Nhưng mang tiếng là miễn phí nhưng các khoản phí đóng góp khác cũng khá là lớn!
    Theo tôi giáo dục Việt Nam hiện nay về chương trình thì còn nhiều sai sót nhưng cái quan trọng là "căn bệnh thành tích" , một căn bệnh trầm kha có thể hủy hoại một thế hệ .Một số hệ quả của căn bệnh này:
    1, Học sinh vì thi đua thành tích với nhau => quay cóp , chép bài , gian lận thi cử...

    2, Thầy cô vì thi đua với nhau => nâng điểm học sinh vô tội vạ, dạy thêm học thêm tràn lan=> trên lớp không tâm huyết...

    3, Phụ huynh thi đua với nhau => chạy trường ,chạy lớp, chạy thầy, chạy điểm cho con...(các bác cũng biết vụ làm giả học bạ của Thùy Dung rồi đấy)

    4, Trường học thi đua với nhau => thi cử không minh bạch , bao che cho nhau trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (người đương thời Đỗ Việt Khoa còn bị xã hội đen đe dọa) ...

    Tất cả tạo nên một sự giả tạo trong xã hội , mọi người đều lừa dối nhau , ai cũng biết như thế nhưng chẳng ai dám nói... Thế hệ trẻ sau này lớn lên vì thế mà:

    5, sinh viên thì chạy điểm, chạy bằng...

    6, công chức thì chạy chức , chạy quyền...=> tham nhũng đút lót... thi nhau đi học thạc sĩ , tiến sĩ để được nâng lương rồi chẳng làm cái gì cả...

    Trẻ em khi sinh ra đã không được dạy tự trọng , trung thực thì sau này làm sao có thể làm chủ đất nước được! Xã hội thì trọng bằng cấp, người người chạy ,nhà nhà chạy ...
    Từ khi BT Nguyễn Thiện Nhân lên thì em thấy bệnh này có giảm một tí , còn trước kia thì các bác biết thế nào rồi đấy , không biết gì thi tốt nghiệp vẫn đỗ 100% , vậy mà giờ có trường không có một mống nào đỗ được tôt nghiệp.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Thực ra thì chương trình giáo dục của Việt Nam không phải là nặng , nếu so với các nước tiên tiến.
    TQ với VN là hai nước có chương trình phổ thông khủng bố nhất thế giới đấy [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], kiến thức cấp 3 mà bọn Tây nó lên đại học mới phải học [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], đã thế lại còn khoái dồn xuống cấp dưới nữa chứ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Thực ra thì muốn bàn xem cải cách thế nào thì cũng phải nhận xét mặt tốt mặt xấu của kiểu giáo dục này. Ta phân tích thử xem nhé.

    Mặt xấu:
    - Kiến thức quá nhiều, tạo áp lực lên học sinh trong vấn đề học tập
    - Đánh giá nặng về điểm số, thành tích
    - Chưa quan tâm đến nguyện vọng của học sinh (các nứơc phát triển có quyền tự do chọn môn học)
    - Vấn đề thực hành trong các môn khoa học còn bị xem nhẹ
    - Nạn dạy thêm học thêm tràn lan dẫn đến việc ai cũng coi học thêm là đương nhiên.
    - Phương thức tuyển chọn hs chưa hợp lí (thông thường người ta lựa chọn cách tuyển chọn hình phễu, tức là rộng đầu vào nhưng hẹp đầu ra, VN thì lại là phễu ngược, hẹp đầu vào nhưng rộng đầu ra) dẫn đến nhiều bất cập như nạn chạy chọt, đút lót.
    - Môi trường giáo dục chưa tốt, chưa đào tạo được nhân cách cho học sinh

    Mặt tốt:
    - Những ai trụ được đều là người giỏi, sinh viên VN khi đi học ở nước ngoài thường đứng đầu.
    - Khả năng ghi nhớ cao (do học thuộc nhiều)
    - Khả năng tiếp thu cái mới tốt.

    Vấn đề cải cách thế nào thì tớ ko rành lắm chỉ có thể kiến nghị nên học tập mô hình giáo dục của các nước đã thành công, giảm tải bớt cho phổ thông mà tăng cường thực hành. Chú trọng đầu tư cho đại học, về kĩ thuật ta nên bắt chước Nga, về quản lí nên học Mĩ, về khoa học thì có lẽ nên học anh Đức

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    ai cũng muốn đc điểm cao!
    ai cũng muốn đc thi đỗ!
    ai cũng muốn đc có giấy khen!
    ai cũng muốn đc khen!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trung hiện đang theo học cấp III và nhận thầy 1 số bất cập trong hệ thống GD Việt Nam:

    1. Mang nặng tỉnh học thuật, áp đặt hơn là tư duy, sáng tạo.

    2. Trang thiết bị yếu kém.

    3. Tình trạng tranh đua thành tích với nhau giữa HS với HS, GV với GV, ...(cạnh tranh thì cũng tốt nhưng nên cạnh tranh lành mạnh).

    4. Sự bất cập trong hệ thống thi cử và dạy học. VD: ngành CNTT thì thi Toán + Lý là phải rối, mà còn phải thi thêm Hóa =>ko hiểu nổi, trong chương trình phân ban ở cấp III: ban A nâng cao Toán, Lý, Hoá, Sinh nhưng so sánh với chương trình chuẩn thì chẳng nâng cao tẹo nào mà còn ôm đồm quá nhiều kiến thức không thật sự phải biết, mặc dù thế thì chương trình chuẩn lại khó hơn chương trình nâng cao (theo nhận xét của một số giáo viên trường đệ), thời lượng tiết giảng thì quá ít mà kiến thực thỉ quá mênh mông...

    Sẵn tiện Mèo Đen cho hỏi là tuyển theo cầu trúc hình phễu xuôi hoặc ngược có có ưu - nhược ra sao? Vì theo Trung thì cả 2 cũng đều như nhau cả mà, và tuyển theo cầu trúc phễu ngược thì phù hợp với Vn hơn vì đặc thù chúng ta là :" ít trường => phải hạn chế học sinh => hẹp đầu vào.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Trung Lập
    Sẵn tiện Mèo Đen cho hỏi là tuyển theo cầu trúc hình phễu xuôi hoặc ngược có có ưu - nhược ra sao? Vì theo Trung thì cả 2 cũng đều như nhau cả mà, và tuyển theo cầu trúc phễu ngược thì phù hợp với Vn hơn vì đặc thù chúng ta là :" ít trường => phải hạn chế học sinh => hẹp đầu vào.
    Chắc là hỏi black_cat1.
    Nếu tuyển sinh hình phễu xuôi thì chất lượng đầu vào không thành vấn đề , nhưng đầu ra sẽ rất khó, những sinh viên ra trường đều đảm bảo chất lượng, có thể bắt tay , hoà nhập ngay với công việc mà không tốn thời gian training ở doanh nghiệp nữa.Vì thế đầu vào không thành vấn đề, đầu ra mới là vấn đề.Nhưng loại hình này thì các trường phải có cơ sợ vật chất thật tốt, giáo trình phải luôn cập nhật và liên kết, quan hệ với các doanh nghiệp chặt chẽ, trong quá trình học sinh viên có thể làm những dự án nhỏ của doanh nghiệp........
    Còn hình phễu ngược thì đầu vào rất khó, nhưng ra rất dễ, sau khi ra trường sinh viên khó hoà nhập vào môi trường làm việc, khiến cho các doanh nghiệp phải tốn thời gian training lại , vd : một số doanh nghiệp về CNTT ở nước ngoài khi tuyển sinh viên VN thì cũng phải tốn thời gian training lại, chứ những kiến thức được học ở giảng đường nó không còn phù hợp với thực tế, đặc biệt là những đh công lập, giáo trình chậm thay đổi, cơ sở vật chất phải chờ sự đầu tư từ nhà nước, nếu học bên kinh tế thì 1 lớp cũng khoảng 140 sinh viên, như dzậy tất nhiên không đảm bảo chất lượng rồi.
    Nhưng theo tui đánh giá VN hiện nay đầu vào chỉ khó đối với 1 số trường công lập, chứ những trường tư hiện nay cũng dễ vào, tuy nhiên chất lượng của nó thì không thật sự tốt, vd như Đh Hồng Bàng vừa rùm beng trên báo cũng là 1 minh chứng.
    P/S : những trường nổi tiếng ở nước ngoài chủ yếu là trường tư nên cơ sở vật chất được đầu tư rất mạnh.Và tất nhiên học phí cũng rất cao, hiện nay 1 số trường tư ở Việt Nam đi theo hướng này như : Đh Rimit, Hoa Sen, Sài Gòn Tech.........

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •