Chủ đề: Nghiên cứu sử, để làm gì?
-
07-31-2009, 10:29 PM #21
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Sao bác biết sinh vật khác ko có thế giới quan của riêng nó?
Nhưng rồi anh chứng minh kiểu gì?
Ngoài ra, anh đang cố tình đi chệch khỏi lĩnh vực ta đang nói, anh đang so sánh giữa ngành Sử học và Sinh Vật Cổ Học, vậy thì chính anh phải trình bày xem chúng giống nhau kiểu gì chứ!
Chưa hết, anh phải chứng minh sinh vật hình thành nên cộng đồng xã hội giống con người, cũng có chữ viết, tiếng nói, cũng có khả năng tư duy, hệ thống tín ngưỡng, cũng có sự tôn thờ, thì lúc đó hẳng nói Lịch Sử giống ngành Cổ Sinh Vật.
Trường hợp "Ovriraptor" gì đó anh phải trình bày ra rõ ràng chứ! Khi không đưa tra 4 chữ rồi để y nguyên đó à!
Cái này mới thú vị nè: Hầu hết các trường hợp khảo cổ cần có một cái mà người ta gọi là "Context in placement". Một sợi chỉ đứt, kéo theo toàn bộ bức tranh hư hỏng.
Vậy những nạn can qua kia có thể diệt sạch sẽ Trường An ko? Nếu diệt sạch được thì sao bác biết là nó đã từng hào nhoáng như Paris?
Là nhờ cái người ta gọi là "ghi chép" đó ông anh! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
Chỉ cần 1 bộ phận của vũ trụ ko cư xử theo quy luật nào thì cũng đủ biết rằng vũ trụ cũng ko cư xử theo quy luật nào.
Một số bộ phận trong vũ trụ cư xử theo một số quy luật không có nghĩa là toàn bộ bộ phận còn lại cũng như thế!
Vậy bác tưởng bỏ công ra nghiên cứu 1 mô hình lý thuyết tự nhiên thì ko tốn công tốn sức đấy chăng?
Cả 1 thế giới quan mà vật lý cổ điển mất công gây dựng trong hàng ngàn năm đã bị chứng minh là sai chỉ trong vòng có mấy năm đầu của thế kỷ 20.
Lương lậu các nhà sử học chỉ có bấy nhiều, chẳng bằng ai cả. Thế mà một công trình đi chứng minh mà bị bác bỏ thì tiền đâu cho công trình khác đây. Nghiệt ngã là chỗ ấy đấy ông anh ạ! Một công trình sử học cũng có thể trải qua 3-4 thế hệ sử gia mới có thể hoàn thành được đấy.
Nhà Sử học chống lại các nguyên tắc cứ đưa "quy luật" ra đầu tiên, chẳng ai khác hơn, người được thế giới này ngưỡng mộ bởi phương pháp chính xác và là một trong những nhà triết học lớn của nhân loại: Tư Mã Thiên.
Không hiểu được Sử học thì chép lại cho hậu thế, chép sao cho nó đầy đủ nhất. Một bài tập tiêu biểu mà Tĩnh này từng được học là:
Năm lớp 9, ông thầy dạy Sử một hôm bước vào lớp, ổng kêu đóng hết sách lại, rồi đặt cây bút chì lên bàn. Ông nói: "Mô tả cho tôi cái gì các em nhìn thấy về cây bút chì". Đứa nào cũng cặm cụi viết về cây bút chì, có đứa phân tích đủ kiểu. Nộp bài rồi, ông thầy bảo: "Sai hết rồi".
Hóa ra điều ổng muốn nói ở đây khi mô tả cây bút chì, dưới gốc độ là một nhà Sử học, ta phải mô tả mặt bàn mà cây bút chì ấy nằm lên, mô tả bức tường phía sau cây bút chì, mô tả cái bóng, gần như tất cả những gì có trong góc nhìn của ta, và không mô tả ở góc nhìn khác. Đó chính là phương pháp Sử học.
Một khi định hình các "quy luật" trong môn này, quan sát (observation) sẽ bị hạn chế, chọn lọc (selective), dẫn đến biases. Bước đầu tiên đi học môn này, đứa nào vào ngành cũng phải biết, là khả năng mô tả lại nguồn mà mình nghiên cứu. Không nắm được đặc trưng của nguồn, mọi thứ đều vô nghĩa.
-
07-31-2009, 11:14 PM #22
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chen vào một tí nào:
Không biết vũ trụ cư xử theo quy luật nào thì làm sao nó 1 bộ phận của nó không cư xử theo quy luật nào?
Một số bộ phận trong vũ trụ cư xử theo một số quy luật không có nghĩa là toàn bộ bộ phận còn lại cũng như thế!
-
07-31-2009, 11:19 PM #23
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Vũ trụ được hình thành bởi cái hạ tầng cấu trúc, kết hợp từ các phần tử vi mô ví dụ nguyên tử, nó kết hợp lại theo 1 kiểu nào đó sẽ ra thượng tầng kiến trúc, quy luật của mỗi thượng tầng kiến trúc được kết hợp bởi hạ tầng cấu trúc vì vậy nó là sự kết hợp quy luật của từng cái phần tử vi mô đó tạo thành quy luật của 1 phần vũ trụ vì vậy nếu thượng tầng kiến trúc đó không theo quy luật nào cũng tức là các phần tử hạ tầng cấu trúc đó chả theo quy luật nào => vũ trụ chả theo quy luật nào
Nó kêu: Thuyết CSCN của Karl Marx chưa vác đi đâu test được thì không phải là lí thuyết, nguyên do => chưa testable được
Nhưng mà testability của một lí thuyết khoa học phải là falsibility. Đưa ra các phản biện kêu CSCN không thành hiện thực đã có nghĩa là nó có thể falsible được => Lí thuyết khoa học (xã hội) theo đúng nghĩa [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Ấy vậy mà kiểu lí luận của nó sống được mới chết anh ạ! #:-
Vũ trụ được hình thành bởi cái hạ tầng cấu trúc
-
07-31-2009, 11:21 PM #24
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
hạ tầng cấu trúc nghĩa là ... thành phần, giống như cái ly từ thủy tinh hay cái ghế từ gỗ, hiểu theo nghĩa đó hạ tầng cấu trúc toàn vũ trụ tức là vật chất [IMG]images/smilies/5.gif[/IMG]
à, nói theo kiểu trên tức là nếu vũ trụ (thượng tầng kiến trúc cao nhất, trong trường hợp này) có quy luật thống nhất ---> các phần tử hạ tầng cấu trúc có quy luật thống nhất----> thì buộc xã hội là thượng tầng kiến trúc của các phần tử đó cũng có quy luật thống nhất.
-
07-31-2009, 11:26 PM #25
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
hạ tầng cấu trúc nghĩa là ... thành phần, giống như cái ly từ thủy tinh hay cái ghế từ gỗ, hiểu theo nghĩa đó hạ tầng cấu trúc toàn vũ trụ tức là vật chất
Những cái như, nghi ngờ, cảm xúc, sự đố kỵ thì có phải là một dạng vật chất không? Hay tình cảm, tình yêu chẳng hạn? Chúng thuộc về con người, hẳn phải thuộc về vũ trụ đúng không nhỉ?
Cái gì cấu tạo nên chúng? Quy luật vận hành của chúng là gì?
Xã hội, trên mọi thứ, tồn tại nhớ mấy cái thứ "tầm thường" này, thế thì giải thích thế nào về quy luật xã hội?
-
07-31-2009, 11:40 PM #26
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
À, vật chất này là trên quan điểm triết Marx, vũ trụ ở đây là thế giới tự nhiên, thế giới tự nhiên chỉ bao gồm vật chất. Cảm xúc cũng là luân chuyển của các chất hóa học (1 phần vật chất) trong não, cái này khoa học chứng minh. Quy luật là ví dụ thỏa mãn nhu cầu thì thấy hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu và cảm giác hạnh phúc từ giác quan, tư duy và thần kinh, vận động của cơ thể mà ra, mấy thứ này đều do vận động vật chất và vật chất mà tạo thành (khoa học đã phân tích ra thành các chất hóa học ) cảm xúc (và hoàn cảnh, phương thức sản xuất, bẩm sinh ...) chi phối xã hội, và đó đâu phải tầm thường, đó là phản ứng và trao đổi trạng thái của con người trước tự nhiên đấy chứ
-
07-31-2009, 11:47 PM #27
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
À, vật chất này là trên quan điểm triết Marx, vũ trụ ở đây là thế giới tự nhiên, thế giới tự nhiên chỉ bao gồm vật chất. Cảm xúc cũng là luân chuyển của các chất hóa học (1 phần vật chất) trong não, cái này khoa học chứng minh. Quy luật là ví dụ thỏa mãn nhu cầu thì thấy hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu và cảm giác hạnh phúc từ giác quan, tư duy và thần kinh, vận động của cơ thể mà ra, mấy thứ này đều do vận động vật chất và vật chất mà tạo thành (khoa học đã phân tích ra thành các chất hóa học ) cảm xúc (và hoàn cảnh, phương thức sản xuất, bẩm sinh ...) chi phối xã hội, và đó đâu phải tầm thường, đó là phản ứng và trao đổi trạng thái của con người trước tự nhiên đấy chứ
Cảm xúc cũng là luân chuyển của các chất hóa học (1 phần vật chất) trong não, cái này khoa học chứng minh. Quy luật là ví dụ thỏa mãn nhu cầu thì thấy hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu và cảm giác hạnh phúc từ giác quan, tư duy và thần kinh, vận động của cơ thể mà ra, mấy thứ này đều do vận động vật chất và vật chất mà tạo thành (khoa học đã phân tích ra thành các chất hóa học ) cảm xúc
Ngoài ra, trong xã hội này có nhiều "quy luật" gây khó chịu lắm đấy, nhất là cho những ai theo phái Marxism hay Anarchism. Các "qui luật" này nhởn nhơ xung quanh mà cũng hiểu, nhưng rốt cục lại...không thể thừa nhận. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
Đó là lí do tại sao nói: "Đạo khả đạo, phi thường đạo". Đạo tồn tại mà như không tồn tại, Không sinh ra Có là vậy đó.
-
08-01-2009, 02:19 AM #28
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Dạo này bận quá, nói ngắn gọn tí.
Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, ý thức ảnh hưởng trở lại vật chất.
Hãy cho tớ biết ý kiến của Tĩnh về câu trên, để tớ hiểu rõ mình đang tranh luận với ai.
Tư duy, tình yêu cũng là các dạng sóng não, chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật chất xung quanh. Không có bộ não sẽ không có tư duy hay tình yêu.
Tư duy con người, như tất cả những thứ khác trên thế giới, chịu ảnh hưởng bởi nhiều thứ phức tạp và không ai giống ai. Có một số quy luật chúng ta chưa tìm ra, nhưng bạn có đồng ý phần lớn suy nghĩ của chúng ta đều có quy luật? Nếu bạn không đồng ý, hãy chứng minh.
Vật chất quyết định ý thức. Vật chất hoạt động theo quy luật. Vì thế lịch sử xã hội con người cũng có quy luật.
Bạn còn sử dụng luận điểm "mất nhiều dấu vết" không? Khi mình đưa ra ngành cổ sinh vật học, bạn lờ đi chuyện "mất nhiều dấu vết vẫn phân chia đặc điểm được", mà tập trung vào "con người là sinh vật cấp cao"; sau đó lại dùng luận điểm bị lờ đi kia để tranh luận với bác Hữu.
Ngoài ra, các luận điểm bác bỏ các quy luật của Seaboy cũng không thuyết phục. Vd như bạn chưa hiểu "kẻ mạnh" là gì, các ví dụ về Đổng Trác thất bại hay dân trong lòng chảo không thèm kiểm soát con đường tơ lụa, thực ra cũng bị chi phối bởi các quy luật lịch sử.
-
08-01-2009, 03:11 AM #29
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, ý thức ảnh hưởng trở lại vật chất.
Hãy cho tớ biết ý kiến của Tĩnh về câu trên, để tớ hiểu rõ mình đang tranh luận với ai.
Tư duy, tình yêu cũng là các dạng sóng não, chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật chất xung quanh. Không có bộ não sẽ không có tư duy hay tình yêu.
Tư duy con người, như tất cả những thứ khác trên thế giới, chịu ảnh hưởng bởi nhiều thứ phức tạp và không ai giống ai. Có một số quy luật chúng ta chưa tìm ra, nhưng bạn có đồng ý phần lớn suy nghĩ của chúng ta đều có quy luật? Nếu bạn không đồng ý, hãy chứng minh.
Ngoài ra, các luận điểm bác bỏ các quy luật của Seaboy cũng không thuyết phục. Vd như bạn chưa hiểu "kẻ mạnh" là gì, các ví dụ về Đổng Trác thất bại hay dân trong lòng chảo không thèm kiểm soát con đường tơ lụa, thực ra cũng bị chi phối bởi các quy luật lịch sử.
Bạn còn sử dụng luận điểm "mất nhiều dấu vết" không? Khi mình đưa ra ngành cổ sinh vật học, bạn lờ đi chuyện "mất nhiều dấu vết vẫn phân chia đặc điểm được", mà tập trung vào "con người là sinh vật cấp cao"; sau đó lại dùng luận điểm bị lờ đi kia để tranh luận với bác Hữu.
Để làm ngắn gọn vấn đề lại: Bạn chỉ cần đi thẳng vào trọng tâm, không cần vòng vo triết học! Đây là topic về Lịch Sử. Thế là đủ!
-
08-01-2009, 03:39 AM #30
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Theo ý tớ dùng tới phần Triết trên không thừa. Có phải Tĩnh đang chứng minh rằng không thể tìm được quy luật của lịch sử? Clone đưa ra ý kiến về vũ trụ cấu tạo bởi vật chất, và bạn nói tới các hình thức ý thức của con người, cho rằng không thể hiểu được chúng. Đó là lý do bàn tới vấn đề đó ở đây.
Đó là giải thích tại sao tớ đụng tới Triết. Đơn giản là để hiểu rõ cách nhìn nhận của bạn. Nếu vẫn cảm thấy không liên quan tới topic và không thích trả lời, tớ cũng phải tôn trọng ý kiến đó thôi.
Đau cổ vai gáy khám ở đâu – Đây là câu hỏi nhiều người bệnh vô cùng quan tâm vì tình trạng đau cổ vai gáy là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tham khảo danh sách các địa...
Giới thiệu địa chỉ Khám chữa đau vai gáy uy tín ở TPHCM