Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 37 của 37
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Theo ý tớ dùng tới phần Triết trên không thừa. Có phải Tĩnh đang chứng minh rằng không thể tìm được quy luật của lịch sử? Clone đưa ra ý kiến về vũ trụ cấu tạo bởi vật chất, và bạn nói tới các hình thức ý thức của con người, cho rằng không thể hiểu được chúng. Đó là lý do bàn tới vấn đề đó ở đây.

    Đó là giải thích tại sao tớ đụng tới Triết. Đơn giản là để hiểu rõ cách nhìn nhận của bạn. Nếu vẫn cảm thấy không liên quan tới topic và không thích trả lời, tớ cũng phải tôn trọng ý kiến đó thôi.
    Như tui nói rồi, mỗi ngành có một đặc thù riêng. Bạn nên hiểu trong vòng 150 năm trở lại đây, các ngành khoa học tự nhiên tiến bố quá nhanh và chóng mặt, trong khi sự phát triển của khoa học xã hội, mà đặc biệt là Lịch Sử chậm lại. Điều này dẫn đến việc có khá nhiều nhà Sử học mượn các tư tưởng từ Khoa Học Tự Nhiên, không chỉ riêng Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng, mà còn khá nhiều các tư tưởng khác như tiến hóa Darwin để áp dụng vào Lịch Sử. Hậu quả nó để lại cho nền lịch sử hiện đại là việc thiếu hẳn các cách thức nghiên cứu đặc trù cho ngành này. Quá nhiều sự giả định, quá nhiều vấn đề chưa đủ chứng cứ bị cho là chắc chắn (take for grant/assumption) dẫn đến khá nhiều các sai lầm.

    Đây không phải là một vấn đề nhỏ, bạn và anh phantudantoc đang hỏi một lúc khá nhiều câu hỏi lớn ở đây, và chúng không dễ trả lời nếu bạn không phải người trong ngành.

    Về căn bản, bản thân chữ Lịch Sử (History) và phương pháp phân tích nguồn sử liệu (Historiography) đã tiến triển theo hướng độc lập với Triết học. Thay vì Lịch Sử luôn là một phần của Triết Học như đã thấy ở các nhà sử học Cổ Đại: Herodotus, Thucydides, Pulibius,... hay một phần của Tôn Giáo đã thấy các nhà sử học Đông La Mã: Procopius, Theophanes nhà tiên tri (Theophanes The Confessor) hay các nhà ghi chép biên niên Sử Tây Âu thời kì hậu La Mã như Einhard, sử học hiện đại đang đi tìm một chỗ đứng riêng cho mình và thoát khỏi ảnh hưởng truyền thống từ Triết học cũng như khoa học tự nhiên. Việc áp đặt hàng loạt các "quy luật" tìm thấy lên thiên nhiên, mặc cho có hàng loạt chứng cứ từ Khảo Cổ Học chống lại, đòi hỏi các nhà Sử học phải tỉnh táo trong vấn đề lựa chọn phương pháp. Nói như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng (không phải chủ nghĩa lịch sử duy vật) cần phải áp dụng đúng chỗ, đúng nơi và đúng mục tiêu để phát huy hiệu quả.

    Để tìm hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu Sử Học, bạn hãy làm quen với quyển sách này, tôi nghĩ nó có bản tiếng Việt, nhưng bạn thử tìm trên mạng có dạng ebook không:
    Karl Propper, The Poverty of Historicism (Sự Khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử)
    Robert Michels, Political Parties: A Sociological Study of the Oligarchical Tendencies of Modern Democracy

    Quyển đầu tiên có dạng google book:
    http://books.google.com.vn/books?id=...age&q=&f=false

    Trang này sẽ giới thiệu cho bạn rõ nét hơn:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Historicism

    Mối quan hệ giữa Karl Marx và chủ nghĩa lịch sử khá phức tạp và không dễ nói thẳng. Nhưng tính chất của chủ nghĩa lịch sử được tìm thấy trong nền tảng của Marx, của Hegel và thậm chí Heidegger khiến cho các nhà phân tích hiện đại phải lên tiếng, nhất là Leo Strauss.
    Ngay khi Marx viết quyển The Communist Manifesto, các nhà sử học thế kỉ 19 như Lord Acton đã bắt đầu nhận thấy sự nguy hiểm nếu các luận điểm của Karl Marx được giáo điều hóa. Họ không sai, hơn 100 năm sau, nhà sử học Nikolai Bukharin đã cô đọng lại và thể hiện rõ nhất về hình thái của Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
    http://www.marxists.org/archive/bukh...tmat/index.htm

    Dĩ nhiên, Bukharin là trọng tâm cho mọi chỉ trích, nhưng chưa hết, người ta đang tìm lại các tác phẩm của Marx để xác định rõ nguồn gốc của cái gọi là "Historical Materialism". Không ngạc nhiên nếu ở một trạng thái nào đó, Marx tương đồng với Hegel.

    Vấn đề đau đầu ở đây chính là Marx, Lenin và Stalin, ai là người giáo điều hóa (dogmatise) 5 bước tiến hóa của nhân loại. Khá nhiều cho rằng Lenin và Stalin, nhưng họ cũng cho rằng cái rễ nằm sâu trong Marx. Cho nên bạn cần đọc quyển sách của Propper để hiểu thêm vấn đề.
    Tui có thể giới thiệu thêm nhiều tựa đề về vấn đề như thế này, nhưng tui e điều kiện tiếp cận của bạn với chúng không phải dễ dàng. Tuy vậy, hãy bắt đầu với Propper và bạn sẽ hiểu vấn đề.

    Theo ý tớ dùng tới phần Triết trên không thừa. Có phải Tĩnh đang chứng minh rằng không thể tìm được quy luật của lịch sử? Clone đưa ra ý kiến về vũ trụ cấu tạo bởi vật chất, và bạn nói tới các hình thức ý thức của con người, cho rằng không thể hiểu được chúng. Đó là lý do bàn tới vấn đề đó ở đây.
    Tui hiểu là bạn và khá nhiều người ở đây nghiên cứu Duy Vật Biện Chứng và Karl Marx. Nhưng tui không nói đến 2 vấn đề này, bạn phải hiểu bạn đang muốn tìm gì? Nếu bạn muốn tiếp cận với Sử học và tự hỏi tại sao các khuynh hướng hệ thống hóa "quy luật" trong lịch sử lại bị phản đối dữ dội, thì bạn phải hiểu rõ phương pháp nghiên cứu ngành này.

    Tình trạng sử học ở Việt Nam hiện nay rất tệ, chắc bạn hiểu rõ. Chủ nghĩa duy vật lịch sử trở thành cái trọng tâm trong nghiên cứu, cũng như các thành phần về chủ nghĩa dân tộc. Khá nhiều các nhà sử học hiện đại Việt Nam với bộ óc mầy mò tìm hiểu, sẽ khó có cơ hội phát huy trên mảnh đất cằn cỗi này. Điều làm người ta tự hỏi, đặc biệt là người trong ngành là, liệu Việt Nam có đi theo Trung Quốc trong việc bị chảy máu chất xám trong ngành sang Hoa Kì không? Câu trả lời của riêng tui, theo quan sát của tui là, đúng là vậy! Tui sẽ thấy shock nếu trong vòng vài thập niên tới, người ta đọc sách lịch sử về Việt Nam không phải do một đại học nào ở VN, hay không phải do một nhà xb nào ở VN, mà do một nhà xuất bản Hoa Kì.

    Thú thật, tui rất muốn trình bày nhiều lí thuyết về lịch sử Việt Nam vì tui rất thích đọc sách Sử ở Đông Á. Vấn đề là bởi khá nhiều bạn và anh chị ở đây lại được tiếp cận với Chủ nghĩa duy vật lịch sử ngay từ ghế nhà trường, cùng với ảnh hưởng khá nặng của chủ nghĩa dân tộc, nên tui cảm thấy rất khó bàn luận đơn giản bởi rất khó thống nhất các điểm trong khi chưa đồng ý về phương pháp nghiên cứu. Sớm muộn gì, ta cũng sẽ đụng độ nảy lửa, nên cách tốt nhất, theo tui, là tui nên lánh mặt một thời gian.

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    "Triết học là khoa học về vạn vật!"

    Bây giờ vấn đề chính là theo bác Tĩnh, ngành lịch sử là ngành khoa học đặc biệt, ko thể áp dụng bất kỳ 1 quy luật tự nhiên nào lên nó.
    Tôi ko đồng ý với ý kiến này. Bởi nó, chung quy lại, đã phủ nhân mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người xuất phát và là 1 phần trong đó.

  3. #33
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    "Triết học là khoa học về vạn vật!"

    Bây giờ vấn đề chính là theo bác Tĩnh, ngành lịch sử là ngành khoa học đặc biệt, ko thể áp dụng bất kỳ 1 quy luật tự nhiên nào lên nó.
    Tôi ko đồng ý với ý kiến này. Bởi nó, chung quy lại, đã phủ nhân mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người xuất phát và là 1 phần trong đó.
    Anh muốn hiểu tại sao Lịch Sử nó như vậy thì phải đọc Karl Propper đi đã. Ngày trước em cãi càn Karl Marx thì bắt em đọc lại mấy quyển sách của ông. Thế nên thôi không cãi nữa. Bây giờ tới lượt anh đi đọc được rồi.

    Nó chả phải ý kiến của ai cả, nó đơn giản là vấn đề được đặt ra từ nửa thế kỉ nay. Ai trong ngành cũng thấy rõ điều đó. Ai lại cứ lôi đủ loại Triết học ra để biện dẫn cơ chứ. Nếu triết học có ích như vậy, khi đi học chuyên ngành người ta quăng cho anh cả đống sách Triết để đọc hay sao?


    Bởi nó, chung quy lại, đã phủ nhân mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người xuất phát và là 1 phần trong đó.
    Anh bắt đầu một vấn đề quá rộng, nhưng lại không hiểu được liên kết giữa cái gọi là "triết học" và "Lịch Sử". Muốn hiểu liên kết này, anh phải kiếm sách về phương pháp luận trong ngành để hiểu rõ. Chính bởi kiểu suy luận "Triết học" này, "Triết học" nọ, mà vô tình hay hữu ý nhiều người áp đặt các phương pháp nghiên cứu đẩu đầu đâu từ môn Vật Lí, Hóa Học và Sinh học lên Lịch Sử. Lại có kẻ từ chối tất cả những ảnh hưởng của môn ấy và muốn Lịch Sử độc lập với chúng. Cả hai đều sai! việc anh phát biểu như vậy chỉ thấy rõ vấn đề mấu chốt là "tự nhiên" là gì? Rõ ràng là cái ta không thể tìm hiểu được. Môn Lịch Sử, phải hiểu rõ bản chất của nó, chỉ là môn khoa học nghiên cứu các mảnh còn sót lại của một thời kì, một thời đại chìm trong quá khứ. Tất cả những gì anh biết về nó chỉ là hạt cát trong bãi sa mạc. Cho đến lúc nào anh mới hiểu vấn đề nhỉ?

    Lịch Sử có thể đưa ra rất nhiều lí thuyết, nhưng rất ít định luật, quy luật, tùy anh muốn dùng thế nào cũng được. Chung quy là vì định luật áp đặt lên những điều ta chưa biết, và nếu cứ như vậy, ngành này sẽ lụn bại. Lí thuyết, ngược lại, là một hình thức rất uyển chuyển, nó có thể được mở rộng, xóa bỏ, phủ nhận, khẳng định,... Tại sao phải chọn một hình thức cứng nhắc và ngoan cố trong khi ta có thể sử dụng những phương tiện uyển chuyển và dễ tiếp cận?

  4. #34
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    undefinedThực ra vấn đề nó đơn giản, chịu khó làm lạnh cái đầu một chút rồi suy nghĩ là ra ngay thôi. Vũ trụ có quy luật, điều đó chắc chắn, khoa học khẳng định. Vũ trụ bao gồm nhiều thành phần tác động lên nhau. Đúng. Như vậy suy luận logic một chút: giả sử xã hội loài người (một thành phần vũ trụ) chả theo quy luật nào hết, tức là phi logic, thì trong quá trình tác động nội tại và ngoại lai, nó sẽ cho những kết quả (vật chất sau tác động) bất kỳ (vì không theo quy luật nào, hễ nó theo một quy luật nào thì có thể cho kết quả theo quy luật đó rồi), những kết quả bất kỳ đó sẽ tác động với một số thành phần khác, do bản thân nó là bất kỳ, nên tác động với thành phần có quy luật nó cũng tiếp tục ra kết quả bất kỳ. Hai kết quả bất kỳ tác động lên nhau đương nhiên ra kết quả bất kỳ. Còn kết quả bất kỳ tác động lên xã hội loài người? Nó cũng sẽ ra kết quả bất kỳ, vì trong trường hợp này xã hội loài người cũng là một dạng kết quả bất kỳ. Cứ như vậy các kết quả bất kỳ tác động ra toàn vũ trụ vậy sau 1 quá trình vận động có sự tham gia của cả vũ trụ, ra toàn những kết quả bất kỳ, như vậy xã hội loài người không theo quy luật nào => cả vũ trụ sẽ chả theo quy luật nào cả => mâu thuẫn giả thiết => xã hội loài người có quy luật.

    Còn ý tưởng của ông Karl Ropper này thì có thể tóm gọn:

    "The belief in historical destiny is sheer superstition, and that there can be no prediction of the course of the human history by scientific or any other rational methods"

    dịch:

    "Niềm tin về định mệnh lịch sử là thuần túy dị đoan (nghĩa là niềm tin mù quáng), và không thể có lời tiên đoán nào về quá trình lịch sử con người bởi phương pháp khoa học hoặc bất cứ phương pháp lý tính nào khác"

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Còn ý tưởng của ông Karl Ropper này thì có thể tóm gọn:

    "The belief in historical destiny is sheer superstition, and that there can be no prediction of the course of the human history by scientific or any other rational methods"

    dịch:

    "Niềm tin về định mệnh lịch sử là thuần túy dị đoan (nghĩa là niềm tin mù quáng), và không thể có lời tiên đoán nào về quá trình lịch sử con người bởi phương pháp khoa học hoặc bất cứ phương pháp lý tính nào khác"
    Nếu bảo anh đọc quyển tiếng Anh phần giới thiệu rồi lại đem quyển tiếng Việt của Nguyễn cái A dịch rồi lấy câu khái quát mà gắn cho quyển sách thì sao gọi là đọc được?


    undefinedThực ra vấn đề nó đơn giản, chịu khó làm lạnh cái đầu một chút rồi suy nghĩ là ra ngay thôi. Vũ trụ có quy luật, điều đó chắc chắn, khoa học khẳng định. Vũ trụ bao gồm nhiều thành phần tác động lên nhau. Đúng. Như vậy suy luận logic một chút: giả sử xã hội loài người (một thành phần vũ trụ) chả theo quy luật nào hết, tức là phi logic, thì trong quá trình tác động nội tại và ngoại lai, nó sẽ cho những kết quả (vật chất sau tác động) bất kỳ (vì không theo quy luật nào, hễ nó theo một quy luật nào thì có thể cho kết quả theo quy luật đó rồi), những kết quả bất kỳ đó sẽ tác động với một số thành phần khác, do bản thân nó là bất kỳ, nên tác động với thành phần có quy luật nó cũng tiếp tục ra kết quả bất kỳ. Hai kết quả bất kỳ tác động lên nhau đương nhiên ra kết quả bất kỳ. Còn kết quả bất kỳ tác động lên xã hội loài người? Nó cũng sẽ ra kết quả bất kỳ, vì trong trường hợp này xã hội loài người cũng là một dạng kết quả bất kỳ. Cứ như vậy các kết quả bất kỳ tác động ra toàn vũ trụ vậy sau 1 quá trình vận động có sự tham gia của cả vũ trụ, ra toàn những kết quả bất kỳ, như vậy xã hội loài người không theo quy luật nào => cả vũ trụ sẽ chả theo quy luật nào cả => mâu thuẫn giả thiết => xã hội loài người có quy luật.
    Thế rốt cục chỗ đứng của anh là ở đâu?

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chỗ đứng của tớ là một cá nhân trong xã hội loài người, nhìn lên vũ trụ và đọc sách, lí luận như trên [IMG]images/smilies/5.gif[/IMG]

    Ở trên tớ nói ý tưởng, chứ chưa nói tới chi tiết, cũng chẳng bình luận gì, để cho ai muốn đọc thử quyền sách của ông ấy thì biết tư tưởng chủ đạo của ông ấy là thế. À, cái đó tớ dịch từ link google của cậu chứ chưa thấy quyền của cụ Nguyễn Quang A (dù anh Kòm cứ dụ đọc mãi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG])

  7. #37
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    người ta có thể tìm được quy luật của lịch sử và quy luật này không phải là quy luật hằng đúng trừ một số quy luật phổ quát.

    để dự đoán tương lai người ta có phép tính xác suất của một chuyện gì đó xảy ra. không thể dự đoán chính xác 100% nhưng nó có một xấc suất nhất định. tuy nhiên nó vẫn có phần bất định vì ngay từ những nguyên tử cấu tạo lên vật chất nó đã bất định rồi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •