Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 37
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Theo tôi ko tránh được là bởi phần lớn con người ko thích học sử.
    Cứ kiểu hỏi vua Hùng là ai ko biết thì bao nhiêu bài hay bài bổ trong sử cũng phỏng có ích gì?
    chỉ là lời ngụy biện. Nhìn cái điểm thi Địa khối C thấp lè tè kia, ko lẽ " Địa học để làm gì?" nữa sao? Nói chung chúng ko muốn học nhưng vẫn muốn tỏ " ko phải tại tôi", cố giữ cái bản mặt tiến bộ cao cấp đó nên mới bày đặt đủ thứ lý luận thôi. Như cái vụ "luận án" ấy, nói đi nói lại hắn cũng thừa nhận " chỉ là chửi bâng quơ".

    Lại nhớ cái bài viết của anh Jack về lão địa chủ và anh lính hầu, vấn đề ko phải nằm trong lý luận của lão địa chủ, mà chỉ đơn giản lão muốn kiếm chuyện mà thôi.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trong ngành cổ sinh, người ta hoàn toàn có khả năng tái dựng lại mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái, cũng như tái hiện được các mối quan hệ xã hội trong lịch sử. Phải khẳng định như vậy, bởi các mối quan hệ ấy lại có quan hệ hữu cơ với từng thực thể. Chúng là những sản phẩm trực tiếp của chính các đối tượng hữu hình chứ ko phải là những dây nối tùy tiện, bất định. Bởi vậy, chừng nào các đối tượng hữu hình còn để lại dấu vết thì việc gây dựng lại mô hình hệ thống là khả thi.
    Đó là ngành cổ sinh vật! Bây giờ bước vào ngành lịch sử, xin hỏi anh thiết lập "mối quan hệ" kia được thiết lập, tái tạo nguyên vẹn kiểu gì khi cả một thời kì rộng lớn, khoảng 600 năm, thời kì tan rã của đế chế La Mã, mà anh có trên dưới không quá 20 quyển sử liệu? Em nhắc lại, 600 năm, 20 quyển sử liệu! Anh không thể bất cứ mối quan hệ nào toàn vẹn cả. Ngoài ra, "đối tượng hữu hình" trong sử học ít khi còn nguyên vẹn lắm, đa số đã ra tro cả rồi. Tóm lại, anh vẫn khăng khăng giữ ý muốn hệ thống hóa lịch sử theo một trình tự mà anh cho đó là quy luật. Không sao! Nhưng có điều nó không phải là phương pháp nghiên cứu lịch sử. Dù muốn hay không, anh vẫn sẽ bị công kích vì đã không theo đúng mô phạm.


    Ngoài ra còn 1 nguồn quan trọng khác để các nhà khoa học nghiên cứu các hình thái quá khứ, đó là hiện tại. Ví dụ, các nhà cổ sinh có thể dựa vào các hệ sinh thái ngày nay để tái hiện các hệ sinh thái đã mất, hay các nhà sử học, xã hội học có thể nghiên cứu các xã hội mông muội để có hiểu biết về quá khứ của xã hội hiện đại.
    Và đó là lí do tại sao những chữ như "Phong Kiến" (Feudal) lại sinh ra đấy. Bản thân chữ này không đến từ thế kỉ thứ V-XV, mà vào nửa sau thế kỉ thứ XVII. Từ đó trở đi, ai muốn dùng chữ này thì dùng thoải mái, thành thử phạm đủ kiểu sai lầm. Dựa vào hiện tại mà nghiên cứu một thời kì khoảng hơn 600 năm đơn giản là điều quá ư phi lí. Bởi anh sẽ lại áp dụng các chuẩn mực hiện tại lên thời kì kia, trong khi anh gần như không có đủ dữ liệu để chứng minh là những gì anh tìm ra thật sự là đúng. Một lần nữa anh sẽ phạm phải sai lầm, loại sai lầm này trong sử học có tên là anarchronism. Ở Việt Nam, sai lầm nhiều đấy! Tỉ như: "Trung Quốc chưa bao giờ chinh phạt ngoài lãnh thổ của mình cả, toàn nội chiến không!" Vấn đề là lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc chỉ mới có được từ thời Thanh. Trước đó, Trung Quốc chưa bao giờ lớn như vậy, thì làm sao có thể nó là "ngoài lãnh thổ của mình" được?

    PS: Ngay cả cách gọi của anh cũng không phải là mang tính sử học nốt: chữ "mông muội" (primitive) đã bị ban khỏi ngành và thay vào đó là tên của đúng thời kì, hoặc bằng tiếng Latin, hoặc bằng thuật ngữ mượn từ ngành nhân chủng học (anthropology). Mọi tính chất "mông muội" ở thời kì đó là những tính chất quan trọng và bình thường, ta phải đánh giá xã hội đó đúng với con mắt người đương thời, không phải của người hiện tại, do đó không có chuyện "mông muội" ở đây.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Đó là ngành cổ sinh vật!
    2 ngành khác nhau thế nào? Cả 2 cùng là nghiên cứu lịch sử Thế giới, từ những di tích còn lại của quá khứ mà tái tạo lại bức tranh về thời ấy. Vậy điều gì khiến 2 ngành này lại phải khác nhau về phương thức nghiên cứu?
    Nếu cho rằng sử học thiếu tư liệu nên khó nghiên cứu hơn thì cổ sinh học còn khó khăn thiếu thốn gấp bội. Thứ nhất là họ thiêu văn bản. Hàng tỉ năm lịch sử ko có 1 ghi chép nào đẻ lại. Thứ 2 là thiếu di tích. Mấy trăm năm của lịch sử con người chẳng thấm tháp vào đâu so với sự tàn phá của hàng trăm triệu năm biến động lích sử địa cầu. Do vậy, nếu ngành cổ sinh có khả năng tái hiện lại bức tranh của hàng vạn thiên niên kỷ trước thì sử học ko thể kêu rằng ko có khả năng làm như vậy chỉ với 1, 2 thiên niên kỷ.
    Cái gì cũng có quy luật của nó. Ko có gì là tùy tiện, ngẫu nhiên cả. Lịch sử cũng ko nằm ngoài điều ấy. Do vậy, lịch sử cũng có thể hệ thống hóa.
    Về phương pháp nghiên cứu sử; tôi là người ngoại đạo nên ko rõ. Bác Tĩnh có thể tôi xem bằng chứng của việc giới sử học nghiêm cấm việc hệ thống hóa lịch sử ko?

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    2 ngành khác nhau thế nào? Cả 2 cùng là nghiên cứu lịch sử Thế giới, từ những di tích còn lại của quá khứ mà tái tạo lại bức tranh về thời ấy. Vậy điều gì khiến 2 ngành này lại phải khác nhau về phương thức nghiên cứu?
    Khác nhau là ở chỗ một sinh vật cấp thấp và một sinh vật như con người! Khác không? Quá khác!


    Nếu cho rằng sử học thiếu tư liệu nên khó nghiên cứu hơn thì cổ sinh học còn khó khăn thiếu thốn gấp bội. Thứ nhất là họ thiêu văn bản. Hàng tỉ năm lịch sử ko có 1 ghi chép nào đẻ lại. Thứ 2 là thiếu di tích. Mấy trăm năm của lịch sử con người chẳng thấm tháp vào đâu so với sự tàn phá của hàng trăm triệu năm biến động lích sử địa cầu. Do vậy, nếu ngành cổ sinh có khả năng tái hiện lại bức tranh của hàng vạn thiên niên kỷ trước thì sử học ko thể kêu rằng ko có khả năng làm như vậy chỉ với 1, 2 thiên niên kỷ.
    Đơn giản là mối quan hệ giữa cá thể nghiên cứu trong ngành cổ sinh vật không thể hiện qua ghi chép, qua từ ngữ (buồn cười rồi đấy). Ngành lịch sử nghiên cứu về con người! Và do đó mối quan hệ thể hiện qua ghi chép và ngôn ngữ chiếm tỉ trọng rất cao trong quá trình nghiên cứu. Các di tịch mà anh đang đề cập trong ngành cổ sinh vật có khác gì di tích trong ngành khảo cổ học? Vài mẫu cây cổ, những mẩu khủng long hóa thạch,...

    Ngành khảo cổ có vô số thứ. Nhưng đây mới là điều quan trọng, chỉ cần một xê xích nhỏ ở hiện trường khảo cổ học, và ta đang nói về con người, hãy tưởng tượng đó là một mộ chôn, một xê xích nhỏ thôi, toàn bộ bức tranh bị hủy hoại! Nhà khảo cổ học lẫn nhà sử học không cách nào hiểu được những hiện vật mà họ đang cầm trên tay đơn giản bởi nó chỉ có nghĩa khi đặt cạnh đúng vị trí ban đầu với các hiện vật khác.


    Thứ 2 là thiếu di tích. Mấy trăm năm của lịch sử con người chẳng thấm tháp vào đâu so với sự tàn phá của hàng trăm triệu năm biến động lích sử địa cầu.
    Đúng là phát biểu bạt mạng kém suy nghĩ! Mấy triệu năm cần để tàn phá cả một hệ môi trường nguyên sinh, một thành Trường An lộng lẫy như Paris thời Đường, chứa trong đó biết bao nhiêu tư liệu về cả một thời kì vàng son sinh động, là trung tâm của học thuật Châu Á, chỉ cần có 10 năm loạn lạc là không còn một cọng cỏ, anh tin không?


    Cái gì cũng có quy luật của nó. Ko có gì là tùy tiện, ngẫu nhiên cả. Lịch sử cũng ko nằm ngoài điều ấy. Do vậy, lịch sử cũng có thể hệ thống hóa.
    Ngẫu nhiên là từ rất thú vị! Nó gắn liền với sử học và khảo cổ học. Hai nhà nghiên cứu ngẫu nhiên trao đổi tài liệu đúng vào phần mà cả 2 cùng nghiên cứu. Halas! Thế là có gì mới để viết thành sách. Em nhắc lại, "qui luật" trong lịch sử không tồn tại, chỉ có "luật" thôi. "Luật" do con người thời nay đặt ra, do con người thời nay áp dụng, và chẳng mấy chốc, nếu nó không phù hợp nữa, nó chỉ là một hệ thống các giáo điều vô nghĩa (dogma).
    Ngoài ra, câu này sai rồi! "Cái gì cũng có quy luật của nó" và "Lịch Sử không nằm ngoài điều đó" đi sai vế rồi! Khi đưa vế đâu lên trên, anh tự khẳng định "assume" nó là một a priori của cái sau. Điều này rõ ràng không đúng, có tỷ thứ chẳng có quy luật gì cả, "Tình yêu" chẳng hạn, là thách thức mọi quy luật (Freud). Anh phải chứng minh "Lịch Sử cũng có quy luật của nó" thôi, đừng vớ "mọi thứ", anh đã biết gì về "mọi thứ" đâu nào [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Về phương pháp nghiên cứu sử; tôi là người ngoại đạo nên ko rõ. Bác Tĩnh có thể tôi xem bằng chứng của việc giới sử học nghiêm cấm việc hệ thống hóa lịch sử ko?
    Chẳng ai cấm anh làm cái gì cả, Lịch Sử rộng mở hơn Vật Lí, Toán học nhiều, nhưng nghiệt ngã hơn đấy! Anh cứ việc hệ thống thoải mái, chỉ cần một lổ hỏng mà người ta tìm ra trong hệ thống đó thì giới Sử học sẽ đả phá nó, sau họ lại bước đi lạnh lùng bỏ anh lại phía sau. Tin hay không thì tùy, đó là cách mà nó thể hiện qua các review đăng trên tạp chí chuyên ngành khi các nhà sử học cố gắng loại bỏ "hệ thống lịch sử" này, hay thậm chí loại bỏ thuyết của nhau.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Khác nhau là ở chỗ một sinh vật cấp thấp và một sinh vật như con người! Khác không? Quá khác!
    Vậy 1 sinh vật "cấp thấp" khác 1 sinh vật như con người ở chỗ nào?


    Ngành khảo cổ có vô số thứ. Nhưng đây mới là điều quan trọng, chỉ cần một xê xích nhỏ ở hiện trường khảo cổ học, và ta đang nói về con người, hãy tưởng tượng đó là một mộ chôn, một xê xích nhỏ thôi, toàn bộ bức tranh bị hủy hoại! Nhà khảo cổ học lẫn nhà sử học không cách nào hiểu được những hiện vật mà họ đang cầm trên tay đơn giản bởi nó chỉ có nghĩa khi đặt cạnh đúng vị trí ban đầu với các hiện vật khác.
    Điều này ko đúng với ngành cổ sinh hay sao? Bác có biết chỉ cần 1 mẩu xương, 1 mảnh vỏ trứng đặt sai 1 li là đã đi mấy dặmh rồi ko?


    Đúng là phát biểu bạt mạng kém suy nghĩ! Mấy triệu năm cần để tàn phá cả một hệ môi trường nguyên sinh, một thành Trường An lộng lẫy như Paris thời Đường, chứa trong đó biết bao nhiêu tư liệu về cả một thời kì vàng son sinh động, là trung tâm của học thuật Châu Á, chỉ cần có 10 năm loạn lạc là không còn một cọng cỏ, anh tin không?
    Vậy trong tự nhiên ko có những biến động khủng khiếp chỉ trong chớp mắt hủy diệt cả 1 hệ sinh thái hay sao?


    "qui luật" trong lịch sử không tồn tại
    Nêu bác phủ nhận quy luật trong lịch sử thì cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận rằng vũ trụ được chi phối bởi các quy luật. Như vậy vũ trụ là tùy tiện?


    Chẳng ai cấm anh làm cái gì cả, Lịch Sử rộng mở hơn Vật Lí, Toán học nhiều, nhưng nghiệt ngã hơn đấy! Anh cứ việc hệ thống thoải mái, chỉ cần một lổ hỏng mà người ta tìm ra trong hệ thống đó thì giới Sử học sẽ đả phá nó, sau họ lại bước đi lạnh lùng bỏ anh lại phía sau.
    Bác tưởng rằng những lý thuyết toán, lý thì ko phải chịu sự soi xét khắc nghiệt sao? bác có biết rằng bao nhiêu lý thuyết đã bị chứng minh là sai sót và bị thay thế ko? Ngành nào cũng thế cả thôi.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vậy 1 sinh vật "cấp thấp" khác 1 sinh vật như con người ở chỗ nào?
    Rốt cục anh học Sinh học làm gì mà giải thích một câu như vậy không được?
    Con người tự tạo cho mình một thế giới riêng biệt so với các loài vật chứ sao? Chính là "chữ viết", "ghi chép", "triết học" đó thôi


    Điều này ko đúng với ngành cổ sinh hay sao? Bác có biết chỉ cần 1 mẩu xương, 1 mảnh vỏ trứng đặt sai 1 li là đã đi mấy dặmh rồi ko?
    Chứng minh xem nào (giở sách ra nhé, đừng đặt ví dụ lung tung)


    Vậy trong tự nhiên ko có những biến động khủng khiếp chỉ trong chớp mắt hủy diệt cả 1 hệ sinh thái hay sao?
    Những biến động khủng khiếp đó có hủy diệt toàn bộ sinh thái không? Nếu có thì sao anh ngồi đây được nào? Mà bao lâu thì mới diễn ra hủy diệt? Hệ sinh thái mất bao lâu để hình thành?
    Hãy đặt cái này lên tỉ lệ nhé:
    Hệ sinh thái, cứ cho như 3 triệu năm, hủy diệt toàn bộ khoảng 1 triệu năm trước. (cái kia có những 2 triệu năm để tồn tại và lưu dấu tích.
    Thành Trường An xây dựng trong 1200 năm, hủy diệt toàn bộ trong vòng 10 năm.
    Cái này chỉ có 1200 năm để tồn tại và lưu dấu tích, và trong lịch sử không biết nó bị diệt bao nhiêu lần bởi nạn can qua.
    So sánh như vậy là thấy rõ rồi đấy
    Thành Trường An là đi chắc rồi đó!

    Nếu thành Trường An cứ để phó mặc cho tự nhiên thì có lẽ cũng không việc gì ghê ghớm, chết là ở chỗ con người hủy hoại nó ấy chứ.


    Nêu bác phủ nhận quy luật trong lịch sử thì cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận rằng vũ trụ được chi phối bởi các quy luật. Như vậy vũ trụ là tùy tiện?
    Sai logic rồi anh ạ! Nếu em phủ nhận "luật" trong lịch sử, thì chẳng có gì đồng nghĩa với việc em không công nhận vũ trụ được chi phối bởi các quy luật cả! Nhưng vấn đề là, ta biết gì về các quy luật đó nào? Hay anh ngạo mạn tới mức ta "biết" rồi?


    Bác tưởng rằng những lý thuyết toán, lý thì ko phải chịu sự soi xét khắc nghiệt sao? bác có biết rằng bao nhiêu lý thuyết đã bị chứng minh là sai sót và bị thay thế ko? Ngành nào cũng thế cả thôi.
    Ai bảo thế đâu nào? Em chỉ nói là lịch sử nghiệt ngã hơn ở chỗ là toàn bộ cái "hệ thống" kia anh dựng trong bao nhiêu năm chỉ cần không đầy một hai năm sau là bị đánh đổ. Ngoài ra, thời gian bỏ ra để nghiên cứu sử học lâu mà ít thu nhập hơn so với toán học lẫn Vật Lí, đó là cái nghiệt ngã đó vậy.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Hai người đi tranh luận nghiên cứu tự nhiên với lịch sử cái nào khó khăn hơn để làm cái gì ... nghe có giống kể công không? Ngành nào chả có cái khó khăn với thuận lợi của nó, âm dương cân bằng các bác à, người này đi phán xét lĩnh vực người khác chẳng ra đứng núi này trông núi nọ

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    heh thấy chú Lí tĩnh với chú DTCH câu bài dữ quá thì tớ cũng nhảy vào câu bài cho nó vui.

    lịch sử bảo rằng không có quy luật thì sai lầm dữ lắm. nhưng nó có hai loại quy luật là quy luật toàn phần giống nhau ở mọi nơi, và quy luật cục bộ chỉ đúng ở những điều kiện nhất định.

    quy luật toàn phần bao gồm:
    a. quy luật mạnh được yếu thua---> quy luật này đúng từ khi thành lập loài người đến nay.
    b. kẻ chiến thắng là kẻ có tất cả và là kẻ mạnh
    c. không có kẻ nào mạnh mãi mãi.
    d. quy luật sinh tồn .
    e. quy luật tìm kiếm quyền lực. ai cũng muốn quyền lực và không thể thoát khỏi điều đó.
    f. quy luật thịnh- suy: không có cực thịnh mãi mãi cũng không có suy đồi mãi mãi.
    g. quy luật tiến bộ: luôn luôn tiến tới trước trong cuộc sống trong xã hội cũng như trong vật chất và kiến thức.
    h. thời thế luôn tạo anh hùng, và anh hùng cũng làm thay đổi thời thế.
    i. có người biết điều khiển vật chất , có người biết điều khiển con người, loại người thứ nhất thì giàu có, loại thứ hai thì có tất cả.

    còn quy luật cục bộ thì có nhiều:
    1. tây âu xã hội tuần tự tiến lên từ CSNT-nô lệ--> phogn kiến---> tư bản
    2. châu á': đông á : CSNT--> phong kiến---> quân chủ tập quyền
    nam á: CSNT--> đẳng cấp---> phong kiến

    v.v.....

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Hai người đi tranh luận nghiên cứu tự nhiên với lịch sử cái nào khó khăn hơn để làm cái gì ... nghe có giống kể công không? Ngành nào chả có cái khó khăn với thuận lợi của nó, âm dương cân bằng các bác à, người này đi phán xét lĩnh vực người khác chẳng ra đứng núi này trông núi nọ
    Không! Ảnh muốn nói Lịch Sử cũng có thể quy kết theo các "quy luật" như trong Vật Lí hay Kinh Tế. Do ảnh không hiểu bản chất và qui tắc của ngành này, ảnh lôi quá trời ví dụ từ ngành khác vào, đủ kiểu ví dụ để rồi không có kết luận gì cả. Em đã nói trong lịch sử, cái "quy luật" kia mất tăm rồi, còn vài mảnh sót lại thôi.

    Cái kiểu muốn tìm "quy luật" sử học với dùng "sử học" đoán tương lai được gọi là historicism, hay "Chủ nghĩa lịch Sử". Trong mấy trường phái này có cả cái gọi là Historical Materialism "Chủ nghĩa duy vật lịch sử". Riết rồi cái này nó thành bệnh của các nhà nghiên cứu luôn rồi.

    Thời nay, Karl Propper đã viết một quyển sách công kích Chủ Nghĩa Lịch Sử rồi: The Poverty of Historicism (Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử) (tựa đề dựa trên The Poverty of Philosophy của Marx)


    a. quy luật mạnh được yếu thua---> quy luật này đúng từ khi thành lập loài người đến nay.
    b. kẻ chiến thắng là kẻ có tất cả và là kẻ mạnh
    c. không có kẻ nào mạnh mãi mãi.
    d. quy luật sinh tồn .
    e. quy luật tìm kiếm quyền lực. ai cũng muốn quyền lực và không thể thoát khỏi điều đó.
    f. quy luật thịnh- suy: không có cực thịnh mãi mãi cũng không có suy đồi mãi mãi.
    g. quy luật tiến bộ: luôn luôn tiến tới trước trong cuộc sống trong xã hội cũng như trong vật chất và kiến thức.
    h. thời thế luôn tạo anh hùng, và anh hùng cũng làm thay đổi thời thế.
    i. có người biết điều khiển vật chất , có người biết điều khiển con người, loại người thứ nhất thì giàu có, loại thứ hai thì có tất cả.
    Mấy cái này của Triết học mà, mà nó cũng có phải quy luật đâu!


    b. kẻ chiến thắng là kẻ có tất cả và là kẻ mạnh
    Chiến thắng về cái gì và có tất cả cái gì, kẻ chiến thắng quân sự vẫn có thể thất bại về văn hóa và bị đồng hóa vào môi trường của kẻ bị chiếm đóng vậy


    c. không có kẻ nào mạnh mãi mãi.
    Vậy cũng dễ như nói chẳng có kẻ nào sống bất tử được cả, vì mạnh mà chết thì cũng như không!


    d. quy luật sinh tồn .
    Cũng có "quy luật cộng sinh" vậy!


    e. quy luật tìm kiếm quyền lực. ai cũng muốn quyền lực và không thể thoát khỏi điều đó.
    Ấy vậy mà cũng có "quy luật né quyền lực" đó! Như Thụy Sĩ cố gắng trung lập khỏi mọi cuộc chiến. Các thành bang ở lòng chảo Tarim Basin không thèm đánh nhau với Trung Hoa hay bất kì thế lực nào, ai kiểm soát đường tơ lụa cũng được, miễn mình buôn bán là xong.


    f. quy luật thịnh- suy: không có cực thịnh mãi mãi cũng không có suy đồi mãi mãi.
    Chung chung quá, cũng có suy-thịnh rồi chết luôn vậy. Hay trong số các hình thế xã hội "thịnh suy" kia, có hàng sa số cá thể chưa kịp thịnh đã tàn rồi.


    g. quy luật tiến bộ: luôn luôn tiến tới trước trong cuộc sống trong xã hội cũng như trong vật chất và kiến thức.
    Tiến bộ đi đều với hủy diệt, đâu thể tiến bộ mãi được. Vả lại anh chắc phải ngạc nhiên khi có nhiều xã hội "tiến bộ" chậm hơn hẳn các xã hội khác. Vậy ở đây anh đang muốn nói đến tiến bộ theo cái gì? Một xã hội có thể tiến bộ khi tự so sanh bên trong nó, nhưng lại tụt hậu so với thế giới bên ngoài vậy.


    h. thời thế luôn tạo anh hùng, và anh hùng cũng làm thay đổi thời thế.
    Không có tư chất anh hùng thời thế như không! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


    i. có người biết điều khiển vật chất , có người biết điều khiển con người, loại người thứ nhất thì giàu có, loại thứ hai thì có tất cả.
    Đổng Trác điều khiển không biết bao nhiêu con người nhưng cuối cùng thân tàn ma dại, ý anh là sao?


    1. tây âu xã hội tuần tự tiến lên từ CSNT-nô lệ--> phogn kiến---> tư bản
    Nữa, cũng lại nữa, "Phong Kiến" bị bỏ dùng rồi, mỗi nước ở Tây Âu theo hình thái riêng, có nước còn chẳng có mô hình đó nữa mà!


    2. châu á': đông á : CSNT--> phong kiến---> quân chủ tập quyền
    Việt Nam có qua Phong Kiến đâu mà tiến lên Quân Chủ Tập Quyền. Tự mình đã là Quân Chủ Tập Quyền rồi. Còn chữ "Phong Kiến" mà dùng trong lịch sử Đông Á là sai tàn tệ luôn đó [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]


    nam á: CSNT--> đẳng cấp---> phong kiến
    Nhiều nước nhỏ ở Ấn độ theo Phật giáo có caste system đâu nào! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Thôi ai nghĩ thêm "quy luật" gì nữa thì cứ đưa ra để em giải đáp cho! Giờ em tạm gác mạng qua xem Terminator Salvation, mấy thằng bạn rủ xem hấp dẫn quá! Em mê loạt phim này lắm (Anh nào nghĩ CSCN mà do máy làm, người hưởng khỏi làm là coi chừng về với cát bụi như trong phim nhé [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] )

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Con người tự tạo cho mình một thế giới riêng biệt so với các loài vật chứ sao? Chính là "chữ viết", "ghi chép", "triết học" đó thôi
    Sao bác biết sinh vật khác ko có thế giới quan của riêng nó?


    Chứng minh xem nào (giở sách ra nhé, đừng đặt ví dụ lung tung)
    Trường hợp Oviraptor.


    Những biến động khủng khiếp đó có hủy diệt toàn bộ sinh thái không? Nếu có thì sao anh ngồi đây được nào? Mà bao lâu thì mới diễn ra hủy diệt? Hệ sinh thái mất bao lâu để hình thành?
    Vậy những nạn can qua kia có thể diệt sạch sẽ Trường An ko? Nếu diệt sạch được thì sao bác biết là nó đã từng hào nhoáng như Paris?


    Sai logic rồi anh ạ! Nếu em phủ nhận "luật" trong lịch sử, thì chẳng có gì đồng nghĩa với việc em không công nhận vũ trụ được chi phối bởi các quy luật cả! Nhưng vấn đề là, ta biết gì về các quy luật đó nào? Hay anh ngạo mạn tới mức ta "biết" rồi?
    Chỉ cần 1 bộ phận của vũ trụ ko cư xử theo quy luật nào thì cũng đủ biết rằng vũ trụ cũng ko cư xử theo quy luật nào.


    Ai bảo thế đâu nào? Em chỉ nói là lịch sử nghiệt ngã hơn ở chỗ là toàn bộ cái "hệ thống" kia anh dựng trong bao nhiêu năm chỉ cần không đầy một hai năm sau là bị đánh đổ. Ngoài ra, thời gian bỏ ra để nghiên cứu sử học lâu mà ít thu nhập hơn so với toán học lẫn Vật Lí, đó là cái nghiệt ngã đó vậy.
    Vậy bác tưởng bỏ công ra nghiên cứu 1 mô hình lý thuyết tự nhiên thì ko tốn công tốn sức đấy chăng?
    Cả 1 thế giới quan mà vật lý cổ điển mất công gây dựng trong hàng ngàn năm đã bị chứng minh là sai chỉ trong vòng có mấy năm đầu của thế kỷ 20.

    [

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •