Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 37
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nghiên cứu sử, để làm gì?

    Hình như đã có 1 topic tương tự rồi, nhưng vẫn muốn nhắc lại: mục đích học sử là để làm gì?


    Anh lại nói chuyện linh tinh rồi! Các nhà Vật Lý, Toán Học, Hóa học và Sinh học đều nghiên cứu những gì có sẵn, có thể phục hồi và có thể thí nghiệm. Các nhà Lịch Sử nghiên cứu những gì còn sót lại của một thành phần lớn hơn mà có lẽ không bao biết được bởi nó đã thật lạc vĩnh cữu trong quá khứ. Đưa ra các định luật dựa trên những gì còn sót lại đơn giản là nguy hiểm, sai lầm và gây ngộ nhận. Anh không hiểu à? Anh không biết quá nhiều thông tin để đưa ra định luật. Cho nên cái mà anh gọi là "phản ánh tốt nhất" chẳng qua cũng có thể là một sai lầm lớn được chấp nhận bởi không còn hoặc chưa có chứng cứ nào chống lại!
    Cái giống nhau là ở chỗ: nhà sử học và nhà vật lý ko bao giờ có thể thấy được toàn cảnh mà chỉ thấy được 1 phần mà thôi. Tất nhiên đưa luận thuyết phỏng đoán từ những chứng cứ ko hoàn hảo thì dễ sai lầm, nhưng nếu ngại sai lầm mà ko dám đưa ra suy đoán thì mãi mãi nhân loại ko tiến bộ được.
    Ngoài ra "chưa chắc đúng" cũng ko đồng nghĩa với "sai lầm lớn".

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đề nghị các thành viên không hằn học trong này nhé.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Thanx bác Hữu một cái vì đã mở topic.


    Anh lại nói chuyện linh tinh rồi! Các nhà Vật Lý, Toán Học, Hóa học và Sinh học đều nghiên cứu những gì có sẵn, có thể phục hồi và có thể thí nghiệm. Các nhà Lịch Sử nghiên cứu những gì còn sót lại của một thành phần lớn hơn mà có lẽ không bao biết được bởi nó đã thật lạc vĩnh cữu trong quá khứ. Đưa ra các định luật dựa trên những gì còn sót lại đơn giản là nguy hiểm, sai lầm và gây ngộ nhận. Anh không hiểu à? Anh không biết quá nhiều thông tin để đưa ra định luật. Cho nên cái mà anh gọi là "phản ánh tốt nhất" chẳng qua cũng có thể là một sai lầm lớn được chấp nhận bởi không còn hoặc chưa có chứng cứ nào chống lại!
    Giờ xin phép đưa ra ý kiến như sau:

    Bạn đã nhìn thấy một mặt của Sử học. Xin ghi nhận. Xin nói về mặt đó trước.

    - Sử học, như tất cả các ngành khoa học thực nghiệm khác, trước hết là phải ghi chép. Sự ghi chép này có sao ghi vậy, không thể rập khuôn theo một quy luật hay hệ thống nào được.

    - Khi được sử dụng để phục vụ một đối tượng cụ thể, cũng giống như các ngành khoa học khác, phải nghiên cứu riêng về nó. Mỗi người bệnh có cách chữa khác nhau, mỗi căn nhà xây mỗi khác, mỗi quốc gia có lịch sử mỗi khác.


    Giờ bàn tiếp vấn đề mà bạn chưa nhìn thấy: Có thể hệ thống hoá và đưa ra quy luật cho lịch sử không?

    - Lý do quan trọng nhất mà bạn đưa ra là những đối tượng của sử học đã mất đi và để lại rất ít dấu vết. Lý do này không thoả đáng. Có một minh chứng đơn giản: ngành sinh vật học, trong đó có ngành cổ sinh vật học. Họ chia các chủng loại động vật theo một hệ thống rất rõ ràng: chi, họ, bộ, lớp, ngành … Bao nhiêu cổ sinh vật đã mất đi vĩnh viễn? Sao họ có thể phân chia được, chỉ dựa vào một ít dấu vết?
    Các ví dụ tương tự là ngành nhân chủng học ( tìm hiểu sự tiến hoá của con người) và vũ trụ học ( tìm hiểu sự hình thành vũ trụ).

    Tư tưởng ở đây rất rõ ràng: không ai nói kiến thức các ngành này hiện nay đúng hoàn toàn, nhưng họ vẫn hệ thống hoá kiến thức theo những gì họ đã biết. Nếu muốn chứng minh họ sai hoặc muốn bổ sung điểm nào, trước tiên phải hiểu những khái niệm căn bản của họ và đưa ra bằng chứng thuyết phục. Nếu nói rằng có quá ít dấu vết để tìm hiểu nguồn gốc của con người, nguồn gốc của vũ trụ hay nguồn gốc của xã hội, thì họ chẳng quan tâm tới bạn đâu.

    Một sai lầm khác là chỉ đọc một số biểu hiện, mà chưa nhìn thấy bản chất mà người ta đang hệ thống hoá; rồi bảo “làm gì hệ thống được như vậy?”. Vấn đề này đã dùng ví dụ về Menđen bên topic kia chứng minh rồi.
    http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=8850&page=2


    Ngoài ra việc cho rằng chỉ có những người marxist tìm cách hệ thống hoá lịch sử cũng không đúng nốt.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_history

    Trong link trên có rất nhiều học giả từ tận thời cổ đại, sử dụng triết học để giải thích lịch sử. Về sự phát triển xã hội ( phần Social evolution trong link) ngoài Marx cũng có rất nhiều: thuyết tiến hoá xã hội theo kiểu Darwin, thuyết chủng tộc Aryan thượng đẳng, thuyết “nền dân chủ rộng rãi là đích đến cuối cùng của hệ thống chính trị” …

    Lịch sử là nguồn tư liệu cho nhiều ngành khoa học. Có những người cần mẫn ghi chép từng sự kiện. Có những người sử dụng những sự kiện đó để phân tích, hệ thống hoá và tìm hiểu quy luật. Có thể những người chuyên chép sử không làm thế, nhưng những nhà chính trị học, nhà văn hoá, nhà triết học thì bắt buộc phải làm. Cách hệ thống hoá của họ lại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.


    Điều gì cũng có quy luật. Tìm hiểu chúng là nhu cầu của con người.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thật không may là nhiều người thuộc lớp trẻ hiện nay lại xem môn sử học, hay đơn giản là những kiến thức lịch sử lại là thứ chán ngắt nhất, nhì.
    Sử cũng có cái hay của nó, đọc sử giúp ta có cái nhìn chi tiết hơn, hay ít ra là có cái nhìn nhiều chiều hơn về một vấn đề nào đó, cả trong quá khứ và hiện tại (nếu nguời đọc chịu suy nghĩ!).
    bản thân em thì cho rằng Sử là một cái gì đó rất có giá trị, cần được bảo lưu và truyền lại cho các thế hệ sau. Đơn giản nhất, để sau này lỡ con cháu nó có hỏi ông ơi, cái đấy nó hồi đó như thế nào, ta còn biết đường trả lời.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    em đồng ý với ý kiến của bác trường minh ở trên[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    có một vấn đề thế này không biết mọi người đã tìm hiểu chưa.

    đây là giả sử và hình tượng thôi nhá không hoàn toàn chính xác nói để cho mọi người dễ hiểu thôi:

    nếu ta xem toán học như một tập hợp A .

    thì vật lý sẽ chứa chừng 80% A và phần của A trong vật lý chỉ là 20% ta gọi tập hợp vật lý là B( toán học dù sao cũng giải gần đúng được, nhưng vật lý thì lại phải giải gần đúng những phương trình gần đúng).

    tiếp đến thì hóa học cũng chỉ chứa 1 phần của Vật lý tầm 60% của vật lý và vật lý chỉ chiếm 10% trong nó ta gọi hóa học là tập hợp C . lúc này C thực ra có quá nhiều thứ để làm gần đúng chứ ko thể làm chính xác được nữa.

    cứ như đến đến sinh học D, xã hội là E.

    trong tập E đó có môn lịch sử. lịch sử người ta có quá nhiều thông số và biến số đến mức khó lòng mà rút ra quy luật chính xác được.
    vì người chép lịch sử có thể nghĩ khác trogn hoàn cảnh lịch sử đó
    người hành động lại làm khác chúng ta hoàn toàn mù mờ.
    nên chủ yếu ngoài các quy luật thịnh suy, biến dịch, thì các thứ khác chỉ là quy luật thống kê với một xác suất nào đó.

    con người có thể rút ra bài học từ lịch sử nhưgn rồi họ lại lập lại ở một mức độ lớn hơn nguy hiểm hơn.
    tớ đã từng nhiều lần thắc mắc : con người được biết lịch sử đó nhưgn họ có tránh được sai lầm hay không? câu trả lời cho tới giờ mà tớ tìm được vẫn là không

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Theo tôi ko tránh được là bởi phần lớn con người ko thích học sử.
    Cứ kiểu hỏi vua Hùng là ai ko biết thì bao nhiêu bài hay bài bổ trong sử cũng phỏng có ích gì?

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Ngoài ra việc cho rằng chỉ có những người marxist tìm cách hệ thống hoá lịch sử cũng không đúng nốt.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy_of_history

    Trong link trên có rất nhiều học giả từ tận thời cổ đại, sử dụng triết học để giải thích lịch sử. Về sự phát triển xã hội ( phần Social evolution trong link) ngoài Marx cũng có rất nhiều: thuyết tiến hoá xã hội theo kiểu Darwin, thuyết chủng tộc Aryan thượng đẳng, thuyết “nền dân chủ rộng rãi là đích đến cuối cùng của hệ thống chính trị” …
    Không còn thời gian để trả lời bạn nữa, đây là 2 cái link để bạn hiểu "Tiến hóa xã hội" tại thời kì của Marx và hiện nay:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Unilineal_evolution
    http://en.wikipedia.org/wiki/Multilineal_evolution

    Marx thuộc về Unilineal Evolution, trong cái list bạn cuộn xuống sẽ thấy, có một người tên Lewis H. Morgan, người này ảnh hưởng cả Marx lẫn Engels nhiều nhất, như trong cuốn "Nguồn gốc gia đình..." của Engels có thảo luận về ông này.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Giờ bàn tiếp vấn đề mà bạn chưa nhìn thấy: Có thể hệ thống hoá và đưa ra quy luật cho lịch sử không?

    - Lý do quan trọng nhất mà bạn đưa ra là những đối tượng của sử học đã mất đi và để lại rất ít dấu vết. Lý do này không thoả đáng. Có một minh chứng đơn giản: ngành sinh vật học, trong đó có ngành cổ sinh vật học. Họ chia các chủng loại động vật theo một hệ thống rất rõ ràng: chi, họ, bộ, lớp, ngành … Bao nhiêu cổ sinh vật đã mất đi vĩnh viễn? Sao họ có thể phân chia được, chỉ dựa vào một ít dấu vết?
    Các ví dụ tương tự là ngành nhân chủng học ( tìm hiểu sự tiến hoá của con người) và vũ trụ học ( tìm hiểu sự hình thành vũ trụ).
    Trước khi bạn so sánh như vậy, mong bạn suy nghĩ thấu đáo hơn.
    Sử học không chỉ nghiên cứu một đối tượng đã được định hình trước qua cảm nhận (palpable form). Ngược lại, mục đích của nó là nghiên cứu lại hình thể xã hội. Mọi hoạt động của con người, từ lễ cầu nguyện tâm linh cho đến chiến tranh, tất cả những điều này không phải là thứ bạn có thể cảm nhận. Một sinh vật cổ đại để lại một hệ thống các xương, thậm chí đôi lúc tồn tại nguyên vẹn do quá trình hóa thạch. Sinh vật, dù muốn nói gì đi chăng nữa, là một cái gì đó hữu hình và tựu chung có thể xếp hạng được. Nhưng cái quan trọng là quan hệ của các sinh vật đó, nó là một dạng trừu tượng mà hễ bạn thiếu một manh mối nhỏ, toàn bộ mắc xích sẽ bị đứt và bạn không bao giờ có thể hồi phục. Về mặt quan hệ này, bạn có thể tham khảo nhiều sách về ngành Panthology, và họ sẽ cho họ biết liệu có cách nào hồi phục lại nguyên dạng các mối quan hệ giữa sinh vật hay không?
    Bạn có thể xếp loại các sinh vật, nhưng còn các quan hệ? Liệu bạn xếp loại như thế nào khi trong hằng sa số các mối quan hệ đó mất đi?

    Lịch Sử không chỉ nghiên cứu con người như là một bộ phận hữu hình, nó nghiên cứu mọi dạng thức liên quan đến con người, và hễ thiếu một dạng thức thôi, thì dây chuyền domino sai lầm khi hiểu các dạng thức các sẽ diễn ra. Đây là điều mà bạn phải hiểu, và chớ lập lại! Nó không phải là nguyên tắc, mà là qui luật mà ai theo ngành này phải chấp nhận.


    Tư tưởng ở đây rất rõ ràng: không ai nói kiến thức các ngành này hiện nay đúng hoàn toàn, nhưng họ vẫn hệ thống hoá kiến thức theo những gì họ đã biết. Nếu muốn chứng minh họ sai hoặc muốn bổ sung điểm nào, trước tiên phải hiểu những khái niệm căn bản của họ và đưa ra bằng chứng thuyết phục. Nếu nói rằng có quá ít dấu vết để tìm hiểu nguồn gốc của con người, nguồn gốc của vũ trụ hay nguồn gốc của xã hội, thì họ chẳng quan tâm tới bạn đâu.
    Bạn sai lầm về nhận thức lịch sử rồi! Người ta, đặc biệt ở đây là các nhà sử học, không hệ thống hóa lại kiến thức về những gì họ đã tìm ra, họ chỉ trình bày theo trật tự họ cho là đúng nhất và thả ra ngoài môi trường nghiên cứu (academia). Mỗi nhà sử học có một cách khác nhau để xấp xếp trật tự những gì mà họ và đồng nghiệp của họ được biết. Hệ thống hóa là đưa một mẫu mực, nhưng đây là điều các nhà sử học tránh né làm, và rất khiên cưỡng làm.
    Cái cần hệ thống hóa không phải là kiến thức (know-what) mà là phương thức trình bày (methodological representation) và các kĩ năng để tiếp cận kiến thức. Đó là cái quan trọng nhất, bởi thiếu những cái này, như bạn đã thấy, nó chỉ dẫn đến một chuỗi ngộ nhận vi phạm logic trầm trọng.


    Một sai lầm khác là chỉ đọc một số biểu hiện, mà chưa nhìn thấy bản chất mà người ta đang hệ thống hoá; rồi bảo “làm gì hệ thống được như vậy?”. Vấn đề này đã dùng ví dụ về Menđen bên topic kia chứng minh rồi.
    Đây là sai lầm của chính bạn khi bạn không hiểu điểm khác biệt giữa Sử học và Sinh Học. Ngành Sử học không nghiên cứu "bản chất", từ này không tồn tại trong ngành này bạn hiểu chứ? Bản chất là thứ đã hoàn toàn mất trong quá khứ và không bao giờ lấy lại được! Bạn chỉ có thể hi vọng sử dụng kĩ năng phân tích để tiếp cận cái gọi là "delusion of truth" dựa trên những gì bạn có trong tay. Cái gì nằm ngoài là mất, chết vĩnh viễn. Như tôi đã nói, bạn có thể nghiên cứu tính trạng của Menden cũng được, nhưng vấn đề là bạn còn DNA ở phía sau, chưa bao giờ mất đi, để đi đến câu giải đáp cho liệu Menden đúng hay sai! Ở sử học, cái "DNA" đó đã mất hoàn toàn rồi, và do đó bạn chỉ có thể phân biệt đúng sai dựa trên những gì được tìm thấy còn sót lại.


    Ngoài ra việc cho rằng chỉ có những người marxist tìm cách hệ thống hoá lịch sử cũng không đúng nốt.
    Ai nói như vậy? Karl Marx không phải người duy nhất trong thế hệ của ông đi hệ thống hóa các quá trình lịch sử, trước ông có rất nhiều, và sau ông cũng vậy! Vấn đề là gần như, nếu bạn chịu khó tiếp cận tài liệu nhiều hơn, sẽ thấy mọi cách hệ thống hóa này đều dẫn đến đủ loại sai lầm và yếu điểm mà hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng. Vì một khi một trong các cách hệ thống hóa này đã bị coi là chuẩn mực, nó sẽ dồn một áp lực rất lớn lên vai những nhà sử học trẻ, bắt buộc họ phải chấp nhận các cách hệ thống hóa này mà triệt tiêu mọi khả năng phát triển các nghiên cứu mới tương đương với sự hiện diện của chứng cứ mới. Và điều đó đang xảy ra tại Việt Nam, tại Trung Quốc và ngay cả những nước từng có nhiều nhà Sử học ưu tú nhất (Nga, Đức,...). Trong số các quốc gia có nền sử học tiến bộ nhất, chỉ mỗi Hoa Kì là không cho phép bất cứ hình thức hệ thống hóa nào được đè nặng hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên môi trường nghiên cứu. Mọi hình thức hệ thống hóa, mọi trường phái đều có thể bị xem xét lại và loại bỏ nếu đã lỗi thời. Đây là lí do tại sao ngày cành có nhiều nhà sử học từ Trung Quốc, Anh, và các nước khác ở Châu Âu sang Mỹ để kết thúc quá trình tu nghiệp và bước vào nghiên cứu.

    Sử học hiện đại khác với sử học cổ điển, và khác biệt rất lớn ở chỗ nó đi từ những sự kiện nhỏ nhất và tránh đưa ra các kết luận, các quy luật, v.v

    Triết học lịch sử (Philosophy of history) không phải là Lịch Sử (History), một câu nói dí dỏm để giải thích điều này là: Nhà triết học sử học và nhà sử học chỉ khác nhau một điểm duy nhất, cái thùng rác, vì nhà sử học là người duy nhất cần dùng nó thường xuyên còn nhà triết học thì không cần.


    Điều gì cũng có quy luật. Tìm hiểu chúng là nhu cầu của con người.
    Một khi bạn hiểu "quy luật" và "luật", bạn sẽ hiểu con người nên theo hướng nào!


    Cái giống nhau là ở chỗ: nhà sử học và nhà vật lý ko bao giờ có thể thấy được toàn cảnh mà chỉ thấy được 1 phần mà thôi. Tất nhiên đưa luận thuyết phỏng đoán từ những chứng cứ ko hoàn hảo thì dễ sai lầm, nhưng nếu ngại sai lầm mà ko dám đưa ra suy đoán thì mãi mãi nhân loại ko tiến bộ được.
    Anh vẫn chưa hiểu được khác biệt!
    Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu của Vật Lý, Hóa Học, Toán học vẫn tồn tại! Đối tượng nghiên cứu của Sử Học là những gì còn sót lại của một toàn cảnh đã mất hoàn toàn! Nhà Vật Lí có thể tiếp tục với toàn cảnh bởi toàn cảnh có mất đi đâu, còn với nhà Sử học thì toản cảnh là không tưởng!

    Giá trị của một nhà sử học không phải là tạo ra các định luật hay tìm kiếm quy luật, nó là khả năng đưa ra các lí thuyết và chống lại các lí thuyết đã từng tồn tại. Đơn giản vậy thôi!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong ngành cổ sinh, người ta hoàn toàn có khả năng tái dựng lại mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái, cũng như tái hiện được các mối quan hệ xã hội trong lịch sử. Phải khẳng định như vậy, bởi các mối quan hệ ấy lại có quan hệ hữu cơ với từng thực thể. Chúng là những sản phẩm trực tiếp của chính các đối tượng hữu hình chứ ko phải là những dây nối tùy tiện, bất định. Bởi vậy, chừng nào các đối tượng hữu hình còn để lại dấu vết thì việc gây dựng lại mô hình hệ thống là khả thi.
    Ngoài ra còn 1 nguồn quan trọng khác để các nhà khoa học nghiên cứu các hình thái quá khứ, đó là hiện tại. Ví dụ, các nhà cổ sinh có thể dựa vào các hệ sinh thái ngày nay để tái hiện các hệ sinh thái đã mất, hay các nhà sử học, xã hội học có thể nghiên cứu các xã hội mông muội để có hiểu biết về quá khứ của xã hội hiện đại.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •