Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    PP.Tranh Luận xưa và nay.

    Mò mẫm trên google để tìm bí kíp nhập môn tranh luận, thấy trên forum VietBaoonline có cái này:

    Phương Pháp Tranh Luận Hữu Hiệu Xưa và Nay
    Bành Tiên

    Tôi có một đứa cháu lấy một người Mỹ làm editor-in-chief của một tờ báo Mỹ ở vùng XX. Tên Mỹ nầy là một người rất mê văn chương sách báo, đa số sách hay nó hầu như có hết, kể cả chữ ký của tác giả. Có lần nó khoe với tôi thư viện nhà nó có sách của những đại văn hào Mỹ như F. Scoot Fitzgerald, Ernest Hemingway Tôi hỏi nó với tuổi của mầy trẻ hơn tao khoảng chục tuổi tại sao mầy lại có những sách xưa có chữ ký tác giả? Nói nói là của ông nội, bà cô, và ba nó cho, ngoài ra nó còn có sách sưu khảo hiếm quí như sách history xưa nói về Hitler mà bây giờ kiếm không ra! Khi khoe tôi nó mang glove trắng mở tủ sách ra khoe, như nó sợ bàn tay mồ hôi của nó sẽ làm hư sách quí. Nếu khi nào bị phá sản, tôi đánh và nhà nó lấy những cuốn sách đó bán chắc cũng được bộn bạc . Ngoài những sách quí, hằng tháng nó còn được sách biếu để nhà báo nó cho nhân viên đọc để bình chọn. Mỗi tháng nó còn được hảng xe hơi gởi cho một xe hơi mới để nó lái trong vòng một tháng rồi nó viết bình chọn cho độc giả. Vì muốn báo nó viết về xe của hảng họ, nên hảng xe volunteer cho tuị nó mượn xe xài thử, đó là hình thức quảng cáo đôi bên cùng có lợi. Vì thế từ lâu rồi nó chưa từng mua xe mới, chỉ có một chiếc xe jeep cũ mua hồi thời … xửa thời xưa.

    Nói chuyện với nó, nó bảo rằng thời tôi đi học các giáo sư đại học chuyên dạy lối “tranh luận” cho sinh viên kiểu Toulmin Argument (traditional or classical arguments- phương pháp tranh luận cổ xưa, ảnh hưởng bỡi triết học Greece). Thời nó cũng thế, nhưng bây giờ thời thế thay đổi, đại học Mỹ cũng thay đổi phương pháp dạy tranh luận. Toulmin Argument không còn thông dụng và được dạy, vì bây giờ đã lỗi thời, và đại học huấn luyện sinh viên tranh luận bằng lối Rogerian Argument (phương pháp tranh luận Rogerian dùng tâm lý học). Nhà báo tụi nó khi bình luận cũng phải chuyển hướng đổi theo lối “Rogerian Argument” để tránh “offense” độc giả. Cái lối tranh luận nầy dùng tâm lý học để vuốt đuôi rồi uốn nắn người khác nghe theo ý của mình. Nó bảo Obama, các chính trị gia, đối ngoại, kể cả những cảnh sát đặc biệt như mấy ông “ép bi ai” cũng dùng để chiêu dụ những người khủng bố như cướp vào nhà bắt gia chủ hay cướp vào ngân hàng bắt con tin … hay cướp (hoặc khủng bố) bắt cướp con tin làm chính quyền phải thương lượng và thuyết phục chúng thả con tin.

    Nó bảo ngày xưa khi học phương pháp thuyết phục và tranh luận trong đại học bằng phương pháp xưa “Toulmin Argument, ta thường đưa ra lập luận (thesis, claim) ra trước rồi dùng data để support và explain our claim là tại sao họ phải nghe theo ta như vậy. Ta đưa ra backup statements trong Toulmin Arguments để chứng minh ta đúng: “I win, you lose”:
    Nhập đề: lâp luận dẫn chứng (data, evidences) để chứng minh thesis, hay claim
    I win, you lose 1: chứng minh claim
    I win, you lose 2 : chứng minh backup explain tại sao data support cho claim
    I win, you lose 3…Lại chứng minh backup conection cho claim, đánh thẳng vào objections
    rồi đi đến kết luận về claim

    Nhưng phương pháp tranh luận “đánh mạnh, đánh thẳng” đánh ít nhất 3 chiêu “đập thẳng” đồn kẽ đối đầu vào gốc tường (bị đập ít nhất 3 cái, càng đánh càng mạnh) làm kẻ “bị đánh” họ phản cảm, họ trở nên defensive, và khó chịu vì annoyed, và feel threatened, chưa kể độc giả cũng khó chịu theo. Vì thế, Maxine Hairston đã dùng phương pháp communications mới của một chuyên gia tâm lý (psychologist) tên là Carl Rogers. Ông Carl Rogers đã sáng lập ra một “negotiating strategy” (phương cách thuyết phục) dựa theo tâm lý, phương pháp tranh luận mới để thuyết phục nầy gọi là Rogerian Arguments. Ông ta dùng phương pháp tâm lý để nói chuyện cảm thông, vuốt đuôi, để lấy lòng “đối phương” rồi mới thuyết phục đối phương bằng cách “compromise” trong vấn đề thuyết phục “controlversial issue”. Cách nầy gọi là “empathic listening” để cuối cùng cuộc tranh luận là: nếu “anh” nghe tôi thì anh sẽ có lợi, đôi ta cùng có lợi, phương pháp “I win, you win” – “win-win situation”, đôi bên cùng có lợi.

    - Đầu tiên họ thiết lập mở đầu bắt cách dùng ý “kẻ bị đánh” hướng dẫn độc giả
    - dùng “common grounds - những điểm giống nhau” để vuốt đuôi “building bridge”, tạo tin tưởng giữa 2 phe (phe bị đánh và độc giả) (phe A)
    - Kế họ đưa ra (reveal) ý kiến (thesis, claim) phản luận của họ (phe B hay phe chống lại) vài câu thôi.
    - giải thích claim của họ “có lý” ở chỗ nào và khác phe A chỗ nào.
    - cuối cùng mới đưa ra thesis hay claim.

    Muốn dùng phương pháp Rogerian Arguments hữu hiệu phải biết 3 yếu tố chính:
    1. Ethos (activity – hành động để thiết lập sự tương quan tin tưởng của người đánh với đối thủ (bị đánh và độc giả )
    2. Pathos (emotion: dùng tình cảm, sự cảm thông để không evoke feelings bị đụng chạm)
    3. Logos (logic).

    Sự khác biệt giữa Toulmin Argument là Toulmin đưa ra claim (thesis) ngay từ đầu đề, và dùng đó làm “chủ đề” “topic” rồi đánh thẳng. Còn Rogerian Argument thì vòng vo vuốt đuôi lấy lòng bằng tâm lý: “tôi cũng như anh”. Nếu là vc nằm vùng trong trường hợp nầy thì dùng lý luận tôi cũng là người Miền Nam, tị nạn csvn như anh, tôi hoạt động trong cộng đồng giống như anh, có khi lại lâu hơn anh nữa … chẳng hạn … để độc giả không thể phân biệt, rồi nói tiếp, nhưng tôi chỉ khác anh ở điểm là tôi không chống cộng cực đoan, tôi yêu VN, yêu đồng bào, yêu những người khốn khổ, bị cs đàn áp bốc lột nghèo khổ nên tôi kêu gọi giúp đỡ họ là vì họ mà thôi, tôi không bị mù quáng vì lòng thù hận cs mà bóp chết lương tâm. blah blah blah…

    Cái vấn đề là với bọn csvn dùng lối Rogerian Arguments như là “đàn khải tai trâu”, như “dạy gái đĩ giữ mình” nó không có work, vì bọn csvn là những "ông bình vôi" đã bị cs tôi vôi cứng hóa thành thép!
    Kế đến là :

    Phương pháp "Rogerian Argument" dùng tâm lý lấy lòng trong lúc đấu khẩu để lấy lợi khiến đối phương phải khẩu phục tâm phục mà BanhTien cho là mới mẻ hiện đại thì đã được bọn răng đen mã tấu có cái gốc chăn trâu chăn bò Hà Nội, tuy không phải là đấu khẩu, nhưng áp dụng từ lâu bằng "phương pháp" thực tiễn là dùng tâm lý chiêu dụ đối phương tạo vây cánh cho mình khiến nhiều người miền Nam nhẹ dạ đã tập kết ra Bắc liều mình sống chết làm cộng cụ cho cộng sản, và khiến những sinh viên miền Nam du học nghe chúng phủ dụ đã bùi tai theo cộng sản và quay lại chống chính phủ miền Nam Việt Nam... Chỉ có cái bọn chống cộng cực đoan sống mấy chục năm ở nước tự do, thấy bao điều hay lẽ phải mà vẫn mù quáng, vẫn không biết cách chiêu dụ những người bất đồng chính kiến với mình về phe mình để lấy thêm đồng minh tạo hậu thuẫn làm vây cánh gây sức mạnh để chống cộng hữu hiệu. Bọn cực đoan có cái tâm lý u uất là tức tối cộng sản nhưng bọn này chỉ biết chửi bới và chụp mũ những người nào không đồng quan điểm với mình là cộng sản để cho hả tức. Những thành phần cực đoan này, trong diễn đàn Việt Báo kể ra thấy có ngay Nguyễn sinh Huy, Thiết Mộc Lan, Bành Tiên, NNT... Những thành phần này đã gián tiếp làm lợi cho cộng sản bằng cách tự mình chặt vây cánh để cho phe chống cộng yếu dần vì thiếu hậu thuẫn.

    Bao giờ bọn cực đoan với chịu mở mắt, bao giờ trí óc bọn cực đoan mới có thể so sánh bằng với trí óc của bọn răng đen mã tấu trong cách dùng tâm lý chiêu dụ đối phương tạo vây cánh, tạo sức mạnh cho mình!
    http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=54495
    Em thì mù tịch về các kiến thức tranh luận, đọc vào đầu đề thì thấy nó hay hay, nhưng xem đến cuối mới biết đó là forum chống + nên có nghi ngờ về tài liệu mà bọn họ post. Vì thế em lên Hội Lũng Nhai đăng bài này để hỏi mọi nguời xem phần dữ kiện về cách tranh luận của bọn họ nói có đúng hay không?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái này nói rất đúng chứ không có gì sai. Thực ra với những lập luận đầy đủ, chính quy thì người ta dựa vào bản thân nó chứ không quan tâm nó có được người ta công nhận hay không [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Classical and Rogerian arguments

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi truong_minh553
    Mò mẫm trên google để tìm bí kíp nhập môn tranh luận, thấy trên forum VietBaoonline có cái này:

    Em thì mù tịch về các kiến thức tranh luận, đọc vào đầu đề thì thấy nó hay hay, nhưng xem đến cuối mới biết đó là forum chống + nên có nghi ngờ về tài liệu mà bọn họ post. Vì thế em lên Hội Lũng Nhai đăng bài này để hỏi mọi nguời xem phần dữ kiện về cách tranh luận của bọn họ nói có đúng hay không?
    Chống + hay không không quan trọng, mà cái quan trọng là chắt lọc thông tin ra sao thôi. Vấn đề về phương pháp tranh luận anh ta nói đúng một phần, khi phân chia ra làm hai trường phái. Nhưng đâu phải cử thời xưa thì tranh luận kiểu "cổ điển" còn thời nay thì tranh luận kiểu "hiện đại" đâu? (Có thể ở Mỹ là như vậy chăng?).

    Nói chung là còn tùy trường hợp mà sử dụng phương pháp nào cho hiệu quả nhất thôi. Chẳng hạn như người dưới "cãi" với người trên, người nhiệt huyết "nói chuyện" với kẻ bàng quang, người yếu tranh luận với kẻ mạnh, nước nhỏ "nói chuyện" với nước lớn... thì dân ta, từ xưa đến nay đều làm theo cách mà ông ta nói là "hiện đại". Có khác chăng là họ được đào tạo bài bản còn ta thì dựa nhiều vào trí thông minh. Ngoài những ý ông ta nêu trên, phương pháp tranh luận này còn đòi hỏi người tranh luận phải bình tĩnh, có khả năng kiềm giữ cảm xúc và phải biết.... "đặt bẫy" khi tranh luận. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

    Còn những kẻ "không thể cải tạo" thì cứ phang thật lực phương pháp cũ. Cái hay là khi dùng cách này sẽ làm "lòi đuôi" những kẻ cực đoan, khi họ cứ loanh quanh hay tìm cách nói bừa để lấp liếm. [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rogerian arguments sẽ không hữu hiệu khi đưa vào diễn đàn khoa học đâu. Nhà khoa học thường rất thẳng thắn và không nói điều mình không nghĩ.

    Mấy người theo ngành này ít khi quan tâm đến tâm lí của đối phương hay cảm xúc thương tổn, vì điều mà họ quan tâm chỉ là lí luận của người kia đưa ra. Wu Qiang từ nhấn mạnh chỗ này nhưng y lại dùng nó làm lời biện hộ cho cách ăn nói thô lỗ.

    Nói chung khi tranh luận khó nhất là luyện skills này:
    - Bỏ qua bản chất của đối phương (tốt, xấu, gàn dở,...)
    - Bỏ qua kiểu ăn nói (thô lỗ không đồng nghĩa với ít hiểu biết) và tìm ra luận điểm của đối phương.

    Khó lắm đấy, master 2 cái này là tuyệt vời!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu tranh luận mà không thèm để ý ngữ điệu, chả cần quan tâm tốt xấu thì chắc thành robot [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Đi với ma thì mặc áo giấy, thành ra tớ cứ căn cứ trên mấy cái đó mà liệu đường tranh luận [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mấy cái phương pháp tranh luận này hôm nào rảnh post lên vậy[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/31.gif[/IMG] Đọc mấy bài viết trên nhức đầu thật . Còn phương pháp tranh luận mình hay dùng thì như thế này :
    - Tìm vào nhược điểm của đối phương , đối phương nói sai chỗ nào mình bẻ chỗ đó , sai về thái độ thì mình đánh họ về nhận thức tư tưởng đạo đức , sai về tư duy thì mình vặn vẹo về suy nghĩ kiến thức .
    - Trong khi tranh luận luôn phải để 1 chỗ có vẻ sơ hở để đối phương vin vào để tranh luận tiếp , từ đó mình có thể bẻ lại và nhởn nha câu bài .
    - Luôn luôn phải bình tĩnh trong tranh luận nhưng lại phải thật háo thắng , hạn chế công kích trực tiếp , mạt sát đối thủ .
    - Luôn nâng cao quan điểm , khái quát vấn đề , khi hết luận điểm thì quay về lập luận cũ nhưng dùng cách nói khác hoàn toàn để đổi mới , hoặc cố viết thật dài ( nhưng ít lỗi cơ bản ) để đối phương nản chí .
    - Lôi kéo đồng minh góp phần tiếng nói vào tranh luận của mình , chia cắt đối thủ ( khi vào chủ đề , mình phải xác định ai là đối thủ chính , ai là thành phần trung lập , ai là kẻ a dua từ đó có biện pháp xử lý ) .

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •