-
08-11-2009, 09:38 PM #21
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi kinhkodeu
Thứ hai, bạn đánh đồng cách phát âm chữ y/i với các vần mà chữ y/i tham dự tạo ra. Ví dụ: ở chữ Vi/Vy, chữ y/i là nguyên âm tạo nên thanh sắc chính của chữ đó, còn ở chữ tùy/tùi, chữ y/i chỉ là thành phần cấu tạo nên vần ùy/ùi (u - y - uy - huyền - ùy, u - i - ui - huyền - ùi) cái này thuộc về quy tắc ghi âm vần người ta đặt ra.
Theo mình với những chữ có thanh sắc tạo bởi i/y nên bỏ bớt 1, lấy 1 làm chuẩn (ví dụ: kỹ, bỏ kĩ - mỹ, bỏ mĩ - sỹ, bỏ sĩ...v.v hoặc ngược lại) để đơn giản hóa chính tả đi.
Người Hà Nội xưa nay phát âm không biệt "gi", "d", "r" - người ta đặt ra những chữ này có lẽ để ghi âm 1 cách toàn vẹn nhất cách phát âm của tất cả các vùng miền cả nước. Với người Hà Nội mà nói, cách phát âm "r" là không tự nhiên, văn viết thì có thể được, nhưng văn nói mà cố gắng phát âm như vậy là bị chính tả văn viết điều khiển lại ngôn ngữ rồi.
@ bạn Phần tử dân tộc cực hữu : bạn nên phân biệt giữa Tiếng phổ thông và tiếng Quan thoại, cũng như cách phiên âm địa danh theo tiếng phổ thông.
Tiếng Quảng đông và tiếng Việt là khá gần gũi nhau, có tài liệu nói nó cùng 1 gốc Bách Việt.
@ bạn truong_minh553: mình nghĩ là người Quảng Đông/Phúc Kiến di cư vào phía Nam khá nhiều từ xa xưa, cho nên phía Nam các từ Hán Việt được dùng nhiều hơn
@ bạn kinhkodeu: theo mình Ngọc Anh nói VTV1 là không có vấn đề gì hết, cố ấy đọc văn bản - thứ văn bản được biên soạn theo tiếng chuẩn - nghĩa là cô ấy không nói tiếng Nam Bộ - mà cô ấy đọc văn bản chuẩn theo ngữ điệu Nam Bộ. Ví dụ: cô ấy vẫn đọc là "Bão số 6 đổ bộ vào miền trung gây nhiều thiệt hại" chứ cô ấy không hề nói "Bão số 6 vô miền Trung..."
Điều quan trọng hơn là cô ấy rất xinh xắn, đôi vai nhỏ nhắn, chiếc cổ thanh tú, mặc áo dài nào cũng rất đẹp, ha ha.
@ bạn wiwi: theo mình cách phiên âm tiếng nước ngoài kiểu Bush = Bút-xờ hay Bút-xì gì đó là khá đại chúng.
Lý do: nhiều thứ tiếng nước ngoài có cách đọc và cách đánh vần không giống như tiếng Việt, thậm chí còn có nhiều chữ cái la tinh không có trong tiếng Việt. Vì vậy, để đa số dân chúng có thể đọc được 1 cách gần đúng từ nước ngoài, theo mình phải phiên âm như vậy.
Ví dụ:
- Các bạn có học tiếng Anh, nên có thể đọc được từ Johnson, nhưng những người không học tiếng Anh, họ phải đọc thế nào ? trong tiếng Việt không có chữ J, nếu may họ biết chữ J đi chăng nữa, thì họ đọc là "Gion - son" à ?
- Nhiều thứ tiếng khác, như tiếng Pháp có é, è mà cách đọc cũng khác, hay tiếng Đức thì phải, có chữ u có 2 dấu chấm bên trên, hay tiếng Nga, chữ i được biết thành chữ N ngược khi bưng nguyên lên văn bản thì những người không biết tiếng Pháp, Đức, Nga, Anh sẽ phải đọc thế nào ? Chẳng lẽ không học ngoại ngữ thì không có quyền đọc báo ?
- Ví dụ như báo Nhân dân, là báo cho đại chúng đọc, bất kể giai cấp, thành phần đọc. Đặt địa vị vào những người nông dân, không phiên âm như vậy họ làm sao đọc nổi ?
- Mình đề nghị giải pháp là nên thống nhất các tên nước ngoài nên viết bằng tiếng Anh (quốc tế nhất) và thêm phiên âm Việt bên cạnh. Kéo dài điều này cho đến khi nào toàn dân biết tiếng Anh thì thôi.
-
08-11-2009, 09:51 PM #22
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Vấn đề là cách phiên âm của chúng ta chưa có hệ thống. Mọi người có vẻ vẫn phiên âm theo cảm tính, đó mới là vấn đề.
Còn việc phiên âm thì hiện nay, trừ các báo bạn nêu, các báo dành cho thanh niên như Tuổi trẻ, Thanh niên đều để nguyên chứ không phiên âm chú giải vào. Vậy rốt cục cách nào mới tốt? có nên "ép buộc" các báo đều phải phiên âm/chú giải cách đọc vào không?
Và nếu 2 âm này như nhau , vậy chữ "tùy" và chữ "tùi" lại khác nhau , không hợp logic chút nào .
Nói chung các bạn nên nghiên cứu thêm về ngữ âm tiếng Việt trước khi bàn luận về vấn đề này.
-
08-11-2009, 10:09 PM #23
Member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 27
[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG] Nói chung về chính tả còn lắm điều phải bàn , nhưng tiêu chuẩn hóa càng chặt chẽ bao nhiêu càng tốt , đã là văn bản thì phải có quy phạm rành mạch . Ngôn ngữ có bất quy tắc , nhưng cái đó càng ít càng tốt ( mấy cái động từ bất quy tắc tiếng Anh cũng tương đối mệt rồi ) . Cho nên phải thống nhất 1 trong 2 cách viết , dùng cả 2 tức là chưa triệt để . Càng nhiều cách viết thì càng nảy sinh nhiều khó khăn , rắc rối , nhầm lẫn mà chẳng làm phong phú thêm tiếng Việt .
Còn việc chọn giọng HN làm chuẩn thì đó là do tính lịch sử và đặc trưng về mặt ngôn ngữ , dựa trên sự lâu đời của nền văn minh sông Hồng và kinh thành Thăng Long .
-
08-11-2009, 11:00 PM #24
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7
Truyền thông và nhà trường làm bộ tướng, Viện ngôn ngữ học làm quân sư, Quốc hội làm nguyên soái thì sự nghiệp chuẩn hóa tiếng Việt sẽ thành công trong chừng 10-20 năm nữa. Với điều kiện là bộ giáo dục làm ơn bớt "cải cách", và bộ thông tin làm ơn điều chỉnh đám báo lá cải tốt hơn.
-
08-12-2009, 02:37 AM #25
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Bác nào có thể giải thích từ "hoa ngữ" mà vnexpress hay dùng có nghĩa là gì không. Thú thật mình rất dị ứng với những từ như thế này !
-
08-12-2009, 04:17 AM #26
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
1 ngôn ngữ (tiếng nói theo nghĩa rộng) gồm nhiều mảng như phát âm (tiếng nói theo nghĩa hẹp), chữ viết, từ, nghĩa của từ, ngữ pháp... Tiếng nói (âm thanh) và chữ viết (hình ảnh) là 2 hình thức thể hiện của ngôn ngữ; Trong đó tiếng nói là cái có trước, có nhiều và là cái chính, có ở mọi dân tộc, mọi đất nước (chính vì vậy mà nó có nghĩa rộng là ngôn ngữ); còn chữ viết có sau, phần nhiều phản ánh lại tiếng nói (do tiếng nói bị hạn chế về không-thời gian). Nhiều bạn mới "sờ" đến chữ quốc ngữ, chữ Tàu thì đã la toáng lên tiếng Việt thế này, tiếng Việt thế kia là không đúng.
Chính tả thì chỉ dùng cho chữ viết, nó rất có nguyên tắc- giống như pháp luật, như nội quy vậy nên tất cả phải tuân theo. Nó chỉ thay đổi khi người ta (nhà nước) thấy nó không phù hợp với tiếng nói lắm! Chính tả chữ viết tiếng Việt hiện nay thật ra rất có nguyên tắc, đặc biết rất dễ (so với nhiều tiếng khác) nhưng khổ nỗi dân ta lại sống "hơi" không theo phép tắc cho lắm (?). Hơn nữa trong nhiều năm nay thì ngôn ngữ cũng đã có những thay đổi mà chữ viết và chính tả tiếng Việt chưa kịp sửa + việc đất nước đói nghèo nhiều năm nên các bác nhà ta quan tâm kinh tế nhiều, các mảng kia từ từ tính. Những lí do trên khiến chữ viết và chính tả tiếng ta chưa "iso"(chuẩn), hay bị thắc mắc.
Nếu chữ viết nguyên tắc bao nhiêu và chỉ do nhà nước thay đổi thì tiếng nói lại "thoáng" bấy nhiêu. Nó rất phong phú đa dạng. Mỗi vùng mỗi miền, có khi mỗi làng xã, mỗi nhà, mỗi người có thể có tiếng nói riêng. Chẳng hạn trong tiếng Bắc thì tiếng Hà Nội khác chút ít với tiếng Hải Phỏng, Ninh Bình,.... Ngay trong Hà Nội thì tiếng khu trung tâm cũng có khác với tiếng ở ngọai thành Thanh Trì. Không có chuyện tiếng nói của ai sai mà chỉ có tiếng nói đó là chung (gọi là chuẩn cũng được, dùng làm đại diện cho cả 1 cộng đồng lớn hơn, ai cũng biết cũng hiểu) hay là riêng (địa phương). Như vậy tiếng nói của Hà Nội bổ sung thêm một số âm vị phát âm khác thì được coi là tiếng chuẩn, tiếng toàn dân của Việt Nam.
Nói tiếng địa phương trong cộng đồng địa phương của mình thì luôn được khuyến khích (giữ gìn) nhưng khi giao tiếp với các địa phương khác để dễ dang thuận lợi ta sẽ dùng tiếng chung; trừ những lí do đặc biệt. Giống như ra quốc tế, với bạn bè 5 châu, ta phải dùng tiếng Anh (đang tạm làm tiếng chung) chứ không phải mình ta tiếng Việt mà nói.
-
08-12-2009, 04:49 PM #27
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Đại gia
Nói thêm về từ "Hoa ngữ" này, gần đây thấy các báo nói hơi nhiều, có lẽ vì nó ngắn gọn và súc tích hơn là "cộng đồng các quốc gia nói tiếng Hoa"? đ/c thử thay cụm từ này vào các câu trên cho chữ "Hoa ngữ" xem [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
Là dòng sản phẩm thuộc nhà KOR - thương hiệu mỹ phẩm uy tín tới từ Hàn Quốc, em kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Supreme Facial nhận được nhiều sự thương yêu của các chị em Hàn Quốc. Sản phẩm được biết...
Kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Hàn Quốc KOR Supreme Facial