Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 27
  1. #11
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi xautraionline
    chữ viết để miêu ta điều diễn đật là chủ đạo vậy nó sẽ tồn tịa bền vững nếu cái diễn đạt đó thay đổi chậm hjoawjc ít còn nếu thay đổi nhanh nó sẽ biến đổi ngôn ngữ nào chẳng thế ... tiếng anh mấy trăm năm truớc với bây giờ khác nhau rất nhiều và tiếng TQ hay tiếng nào cũng thế => mấy vẫn đề này chẳng có gì cả ... mấy cách khó phân biệt chẳng qua là do ít dùng hoặc là tự nhiên quên thôi chứ không hẳn hoàn toàn là như thế ...
    Chữ viết tiếng Anh và TQ có nguồn gốc lâu đời và trong khi chữ quốc ngữ mới tồn tại mấy trăm năm . Chưa kể việc không đặt ra tiêu chuẩn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến việc truyền bá ngôn ngữ , gây sự bất nhất và biến dị của ngôn ngữ ( trên hệ Latinh thì các âm x , s, i , y , c , k ,... khác nhau , người ngoài học tiếng Việt chắc phải điên với cách viết của dân VN , và cùng 1 từ của tiếng Anh cũng ít khi có cách viết khác nhau ) . Ngôn ngữ phải là sự phát triển bổ sung và hoàn thiện chứ không thể theo chiều hướng của xã hội , của sự tùy tiện của người sử dụng ( cũng như trong diễn đàn người ta hạn chế những kẻ spam và đánh giá cao những người có tâm huyết và tìm tòi khi viết bài ) . Đó là thái độ và nhận thức trc tiếng Việt của mỗi người ( như khi bạn gõ nhầm người ta vẫn hiểu là bạn nói gì những vẫn có những đánh giá về cách post bài của bạn ) .

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chào các bạn !

    Trước khi chữ quốc ngữ ra đời, thực chất là ghi âm lại tiếng Việt để thể hiện văn bản dễ dàng hơn, tiếng Việt thế nào ?
    Khi đó, chữ "kỳ" và chữ "kì" khác gì nhau ???
    Ví dụ con gái tôi cháu tên là Vy (hay Vi) đọc lên vẫn vậy, các cơ môi và lưỡi vẫn chuyển động theo 1 cách như nhau để bật ra âm tiết đó, khi chuyển sang viết tên cháu bằng chữ Hán, cũng chẳng có gì khác biệt. Vậy cách viết nào là sai , cách nào là đúng ?
    Theo tôi chẳng có cách nào đúng cách nào sai cả, chỉ là quy tắc ghi âm người ta mới đặt ra hơn 100 năm nay cho tiếng Việt, thứ tiếng đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm nay. Để rồi bây giờ người ta tố nhau rằng người này người kia viết sai chính tả.
    Thực chất cái quy tắc chính tả này từ khi sinh ra đến giờ nó cũng liên tục thay đổi. Ví dụ ngày xưa cụ Nguyễn Ái Quốc viết "Đường Kách Mệnh", bây giờ người ta viết thành "Đường Cách Mạng", vậy cách viết nào là "sai", cách nào là "đúng" ? chẳng sai chẳng đúng gì cả, quy tắc do con người đặt ra, cũng có thể do con người sửa đổi, hoặc tự thân nó tiến hóa.

    Lại nói đến cách phát âm "l" và "n", người Quảng Ninh, Hải Phòng hay nói. Thực chất càng gần lên phía Bắc càng ảnh hưởng tiếng Quan thoại, tạo thành thói quen phát âm. Chúng ta cũng biết tiếng Quan thoại không có khái niệm "n". Ví dụ 1 chú người Hoa nói tiếng Việt: "ngộ lói cái lầy à là không tược á.."
    Như vậy đó là thói quen ngôn ngữ, sao lại nói người Hải Phòng phát âm quê kệch, hoặc sai chính tả ? trừ phi ở văn viết, người ta viết sai như vậy còn có thể chỉ trích (thực chất là chỉ trích dựa trên sự công nhận cái quy tắc ghi âm người Bồ đặt ra ngày xưa).

    Tương tự, cách phát âm "r", "gi", "d" giữa người Bắc và người Nam cũng vậy, hay "ch", "tr"...v.v, thiết nghĩ cũng ko cần bàn thêm nữa. Chỉ nói thêm rằng: người ta quy định giọng Hà Nội là giọng chuẩn, thì những giọng miền khác cần phải sửa lại cho đúng. À ra thế, nếu ví dụ bây giờ quy định giọng Quảng Bình mới là giọng chuẩn, thì những giọng kia đương nhiên lại cũng sai rồi.

    Như vậy, thật khiên cưỡng khi cứ lấy 1 quy tắc (mặc dù quy tắc đó luôn tiến hóa) cho là đúng đắn để rồi chỉ trích những thứ ko thuộc quy tắc đó. Cá nhân tôi nghi ngờ vài điều trong chính tả hiện hay là cố ép người ta từ bỏ thứ ngôn ngữ ngàn đời nay vẫn nói.
    Tôi sống ở Hà Nội, tôi vẫn nói "dổ, dá", người Nam lại nói "rổ, rá", chẳng lẽ 2 bên lại đi cãi nhau ?

    Quy tắc chính tả hóa ra cũng chỉ là cách đồng nhất cái sự ghi âm của ngôn ngữ, qua đó đồng nhất về cách thể hiện văn bản, mà bản thân nó lại luôn luôn thay đổi theo thời gian.
    Tôi đồng ý là nên uốn nắn lại trong nhà trường hơn nữa về sự đồng nhất văn bản này, nhưng theo thời gian, hãy để chữ Quốc ngữ tự nó phát triển và thay đổi, đừng cực đoan quá mà cho rằng nó là chuẩn của phát âm, mà nó chỉ là chuẩn của ngôn ngữ văn bản ở giai đoạn hiện tại mà thôi.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bạn cũng công nhận chữ viết là hệ thống quy tắc văn bản của ngôn ngữ . Trước khi có chữ quốc ngữ thì người Việt cũng nói bằng tiếng Việt , chỉ khác nhau ở cách ghi nhận bằng văn bản . Ông bà ta nói " bút sa gà chết " , đã viết ra chữ là không thay đổi , do vậy cần có tiêu chuẩn 1 cách nghiêm ngặt .
    Đã là quy tắc thì càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu , sự thay đổi cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ của nhiều người chứ không phải sự tùy tiện của từng cá nhận . Bạn nói âm "i" và âm "y" không khác nhau , cách phát âm như nhau , nhưng tên 1 ng là "Vy" hay "Vi" là khác nhau hoàn toàn , nếu trên vé máy bay hay chứng minh thư thì là 2 con người hoàn toàn khác nhau . Nhân đây , từ chữ "Vy" và "Vi" mình có suy nghĩ khác nhau , chữ "vi" theo nghĩa Hán Việt là nhỏ bé , nhưng chữ "vy" lại chẳng có nghĩa gì cả . Và nếu 2 âm này như nhau , vậy chữ "tùy" và chữ "tùi" lại khác nhau , không hợp logic chút nào . Như vậy để thiết lập hệ thống quy tắc , ta phải bỏ đi 1 trong 2 cách viết , việc làm này phải có sự nghiên cứu kĩ càng . Tiếng Anh cũng vậy , bạn có thể phát âm 1 từ nhiều cách , nhưng khi viết nó chỉ có 1 mà thôi ( trừ khi viết tắt ) . Giọng địa phương là khác nhau , nhưng vẫn có những tiêu chuẩn chính về ngôn ngữ từng quốc gia , đó là quy định , nếu theo tài liệu tiêu chuẩn giáo dục lấy ngữ âm QB là âm chuẩn thì mình sẽ chấp nhận hoàn toàn .
    Mình cũng là dân HN như bạn , nhưng chưa bao giờ mình đọc là cái "dổ " , cái "dá " cả . Mình luôn chú ý uốn lưỡi trước âm " r " cho dù nó nhẹ hơn cách nói Nam Bộ .
    Một điều nữa , khi hát mình thấy nhiều bài hát không có sự khác biệt giữa giọng Nam và Bắc .

  4. #14
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hồi lớp 9 có nghe cô nói là ngôn ngữ toàn dân thì lấy cái ngôn ngữ đuợc nói ở thủ đô nuớc đó là chuẩn. Nhưng không biết thực hư ra sao?
    Nói về việc viết sai chính tả. Tùy theo từng điều kiện mà nguời viết sẽ viết như thế nào. Cũng giống như em vậy, khi nhắn tin, viết gần như là sai chính tả hoàn toàn. Vì sao? Vì một tin nhắn nó cho có 156 ký tự, mà viết hết ra đúng chính tả thì bỏ bu, miễn viết sao nguời viết lẫn nguời nhận đều hiểu.
    Còn trên internet, viết sai chính tả thì vấn đề đó phải lôi đầu bọn gamer điên loạn ra mà hỏi tội. Vì hầu như các từ viết sai, viết nhảm đều do họ bày đầu ra. Cư dân mạng, nhất là blog, cũng nhiễm phải cái thói đó...

    Âm "r" , "gi" , "d" cách phát âm là khác nhau nhưng lại phụ thuộc đia phương , đặc biệt là âm "r" dân Nam đọc nặng hơn dân Bắc rất nhiều . nhưng về chính tả khá phân biệt nhưng rất hay nhầm lẫn : giải ngân><rải ngân , cất giấu><cất dấu ... Chưa kể một số người với thói quen điệu nên cố tình uốn lưỡi các âm này cho giống tiếng Anh .
    Đã đọc đi đọc lại cái câu in đậm chục lần rồi mà vẫn không biết kkd muốn nói cái gì? kkd giải thích em nghe với!
    Âm "tr" một số vùng ngoài Bắc vẫn đọc là "gi" đấy (trong văn nói thuờng nhật!)
    Ở đâu cũng thế, không đơn thuần là đối với nguời việt ở hải ngoại chỉ họ mới coi trọng tiếng việt thôi đâu. Mà này, hình như ở hải ngoại đã hình thành một số cách sử dụng từ ngữ khác với quốc nội ta. Vd như họ không dùng từ "bồi duỡng" chính trị, mà thay vào đó dùng từ bồi bổ chính trị (em đọc đuợc ở một diễn đàn ngoài ấy, nhớ na ná);...
    [quote] ( có thể thấy 1 số từ khá lạ trong sách cổ hoặc bài hát tiền chiến )
    Đi ruộng thửa lợi.

    Chẳng hạn thời sự VTV1 là kênh trung ương phát sóng toàn quốc thì không nên để em Ngọc Anh giọng Nam Bộ nói với thời lượng nhiều như vậy ( chương trình giải trí , chương trình lấy tư liệu địa phương thì ko kể ) . Thời trước các chương trình truyền hình rất chú ý đến giọng nói diễn cảm của phát thanh viên , nhưng bây giờ phát thanh viên kiêm luôn BTV nên chất giọng cũng kém hơn thế hệ trước rất nhiều . Chưa kể các chương trình tuổi teen còn nghe đủ các giọng thẽ thọt , giọng khê nồng nặc cùng các hành động uốn éo của các MC trẻ . Một số chương trình sử dụng tiếng Anh để gọi tên khiến cho các cụ khá khó chịu ( chẳng hạn "go green" thì dịch béng thành tiếng Việt hay và dễ hiểu hơn ) .
    Ý kiến ý cò ngoài lề một chút. Em là nguời Nam bộ, nên hình như cũng hơi bị đụng chạm khi nói về vụ này. Phát thanh viên phải có đủ nguời trong Nam ngoài Bắc chứ. Cô Ngọc Anh lên truyền hình nhiều thật đấy, nhưng có phải cô ấy là nhân vật chính toàn tập đâu? Các phát thanh viên, dẫn chuơng trình trên kênh VTV1 thì đa số là nguời ngoài Bắc, dân Nam có mấy đâu? Không phải em có ý kích động bất hòa Bắc Nam gì đâu, tại vì đá xóay ngoài lề thôi.
    Còn về ý thứ hai, thì đồng ý với anh kkd lắm. Dân teen nếm phải cứt Tây rồi cứ mãi moi móc trộn lẫn tiếng Anh và tiếng Việt mà sử dụng.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Chúng ta cũng biết tiếng Quan thoại không có khái niệm "n"
    Ớ, thế bọn Tàu gọi "Nanjing" hay "Lanjing"?


    Mà này, hình như ở hải ngoại đã hình thành một số cách sử dụng từ ngữ khác với quốc nội ta. Vd như họ không dùng từ "bồi duỡng" chính trị, mà thay vào đó dùng từ bồi bổ chính trị (em đọc đuợc ở một diễn đàn ngoài ấy, nhớ na ná);...
    Người hải ngoại, nhất là người đi từ năm 75 có cách dùng từ ngữ khác lắm. Họ khoái dùng Hán Việt hơn.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    29
    Chính tả thì phải viết đúng thôi, đó là bắt buộc mà. Còn phát âm ra sao thì tùy mỗi miền, đâu chỉ riêng VN mà các nước trên thế giới mỗi địa phường đều có giọng của địa phương mình vậy.

    MC trên VTV thì để dân Bắc làm thì đúng rồi (trừ Hải Phòng) vì phát âm chuẩn mà. Đơn giản nhất là từ "VỢ", ai cũng biết viết thế nhưng trong nam người ta vẫn hay nói là "DỢ". "V" "GI" và "D" trong nam nói chỉ dùng "D", chẳng sao cả. Quan trọng là khi viết đừng có như vậy thôi. Nhưng mà sẵn đây lưu ý với các bác miền nam luôn, chữ "Làm Giùm" mà chúng ta hay nói là "Làm Dùm" rồi viết thế luôn (rách việc). Bác nào cần kiểm chứng thì cứ tra thử google coi, cả đống bài viết có chữ "Làm dùm em" => khổ!!!

    Còn về từ Hán Việt thì giờ tương đối ít dùng vì nó có vẻ văn hoa quá, làm văn thì được chứ trong giao tiếp mà dùng liên tục thì có vẻ trang trọng quá và không thân thiện. Giống như trong tiếng Anh có những từ (bác nào rảnh ví dụ giùm) dùng cho kiểu giao tiếp là trang trọng và bình thường vậy. Theo ý mình là rứa.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nói thật là chưa bao giờ có ý phân biệt vùng miền , vì xã hội càng phát triển thì khoảng cách càng rút ngắn . Nhưng với chương trình thời sự VTV1 phát sóng lúc 19h00 lại khác , đó là " cơ quan ngôn luận " của Đảng , được chiếu cả nước thì phải có " tiêu chuẩn " của riêng nó , và em Ngọc Anh là 1 tiền lệ . Thật sự VTV thiếu BTV ? Xin thưa rằng không hề thiếu , VTV1 BTV là những người được chọn lọc , có kinh nghiệm . Nhìn nhận 1 cách công bằng , em NA thổi 1 luồng gió mới cho VTV1 , trẻ trung hơn , mặc áo dài bó rất gợi cảm ( có 1 chị BTV chuyên mặc áo dài cổ tròn không đẹp cho lắm ) , nhưng về chất giọng là không " đạt chuẩn" . 1 chương trình chỉ chiếu chưa đầy 1h , và chưa chắc có nhiều màu mè , như vậy có phải là " miễn cưỡng " không ?
    Còn phần in đậm mình nói có ý thế này : các âm đó trong chính tả có sự phân biệt rạch ròi đúng sai , nhưng rất dễ nhầm lẫn .

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bàn về chuyện bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt thì ko ít diễn đàn đã thảo luận rồi. Theo mình giọng Hà Nội chỉ là giọng chuẩn nhất chứ ko phải là giọng chuẩn hoàn toàn vì các chữ "s", "gi", "r" thì những người miền trong nói chuẩn hơn. Vấn đề hiện nay là có quá nhiều từ ngữ giới trẻ sử dụng một cách vô tội vạ tạo nên sự xáo trộn trong ngôn ngữ là mất đi tính trong sáng của tiếng Việt như kiểu "bó tay" thì nói "pó hand", "không biết" thì nói "hem bít"... Vấn đề này cần bộ Giáo dục thắt chặt hơn nữa trong chương trình giảng dạy Ngữ văn từ cấp tiểu học đến tận THPT.
    Một điều cũng đáng lo có rất nhiều từ ngữ bị người ta hiểu sai một cách có hệ thống ko chỉ qua việc nói chuyện thường ngày mà đôi khi trên báo đài cũng bị sử dụng sai như từ "yếu điểm" hay bị nhầm với "điểm yếu", mỗi lần nghe như vậy mình thực sự cảm thấy vô cùng bất bình. Những kiểu sử dụng từ Hán Việt mà không hiểu nghĩa thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết của dân mình. Thật là một điều đáng buồn.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ngôn ngữ cũng sống cùng với con người, mỗi ngày một thay đổi. Chính tả chỉ là quy tắc viết của ngôn ngữ nói, nó cũng vận động theo ngôn ngữ. Ngăn cản nó phát triển là không thể (nguyên lý sự phát triển của CN Marx [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]) thế nên chỉ có cách định hướng cho nó phát triển đúng đường thôi.

    Nói chung ngay chính tả hiện tại thì còn nhiều vấn đề mà chưa thấy được chính thức chỉnh lý (theo ông giáo sư dạy wiwi môn tiếng Việt thực hành):
    - cách dùng "i" và "y" (về mặt ngữ âm, phát âm như nhau, đều ký âm IPA là "i", hiện tại y dùng nhiều trong từ gốc Hán và đứng đầu như "yêu", "yên", "pháp lý", v.v.)
    - đề nghị bỏ 1 trong 2 phụ âm "d" và "gi" (về mặt ngữ âm, phát âm như nhau, đều ký âm IPA là "z", thực ra có một số vùng miền phát âm 2 âm này khác nhau, nhưng theo giọng chuẩn Hà Nội, chuẩn quốc gia thì 2 âm này là 1, ở miền Nam nói chung phát âm thành âm "j" trong IPA, thay vì "z" như Hà Nội)
    - đề nghị bỏ 1 trong 2 phụ âm "c" và "k" (đều ký âm IPA là "k")
    - thống nhất cách bỏ dấu trong nguyên âm kép (vd: "hóa" hay "hoá"? cái thứ 1 thì đẹp và phổ thông, nhưng cái thứ 2 mới chuẩn về ngữ âm)
    - cách sử dụng/phiên âm các từ nước ngoài dùng ký tự la-tinh (vd: Bush = Bút-xờ hay Bút-xì? hay giữ nguyên?)
    - v.v. nhiều vấn đề vụn vặt hơn

    Ngôn ngữ nào cũng có lỗi, ngôn ngữ nào cũng có "bất quy tắc". Bởi vậy, bạn kinhkodeu đưa 2 chọn lựa, wiwi thấy không chọn cái nào được cả. wiwi chọn: phát triển ngôn ngữ Việt một cách có định hướng sao cho tiện lợi và khoa học nhất.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    104

    Hồi lớp 9 có nghe cô nói là ngôn ngữ toàn dân thì lấy cái ngôn ngữ đuợc nói ở thủ đô nuớc đó là chuẩn. Nhưng không biết thực hư ra sao?
    đó là cách nói ấu trĩ. Quang cũng đã chỉ ra rồi:

    Bàn về chuyện bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt thì ko ít diễn đàn đã thảo luận rồi. Theo mình giọng Hà Nội chỉ là giọng chuẩn nhất chứ ko phải là giọng chuẩn hoàn toàn vì các chữ "s", "gi", "r" thì những người miền trong nói chuẩn hơn.
    Nước nhỏ còn thế, đụng mấy nước lớn như Tàu thì người Bắc Kinh nói, người Nam Kinh nghe như Tây đọc tiếng Tàu, chẳng hiểu gì ráo. Và người thủ đô ko có nghĩa họ phát âm chuẩn hơn người miền khác.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •