Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 27
  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0

    Bàn về chính tả tiếng Việt - bảo tồn hay đồng hóa !

    [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG] Tớ từ bé khá tự tin về ngữ pháp chính tả , vì hồi cấp 1 học hành khá tử tế , viết sai chính tả viết chữ xấu đều bị cô giáo cầm thước kẻ vụt vào tay cho chừa .
    Nhưng càng lớn , càng đọc nhiều , càng ngày càng phân vân , vì gặp nhiều từ bị " cảm giác " mà chưa có trong tay tài liệu chính xác tiêu chuẩn để phân biệt .
    Từ khi bùng nổ Internet , thì chính tả càng loạn xạ , báo mạng viết sai chính tả đầy rẫy , diễn đàn thì ngồi lượm 1 chút là ra cả sọt . Và hình như giới trẻ hiện nay ngày càng không coi trọng điều này , và tương lai có thể ngôn ngữ tiếng Việt sẽ bị đồng hóa các từ cùng âm với nhau cũng nên .
    Nhân đây góp nhặt 1 số từ để mọi người xem xét :
    - Hai âm "i" và "y" hiện nay là khó phân biệt nhất vì hầu như sử dụng hoàn đổi cho nhau : học kỳ><học kì , kỳ lạ><kì lạ , địa lí><địa lý...
    - Âm "r" , "gi" , "d" cách phát âm là khác nhau nhưng lại phụ thuộc đia phương , đặc biệt là âm "r" dân Nam đọc nặng hơn dân Bắc rất nhiều . nhưng về chính tả khá phân biệt nhưng rất hay nhầm lẫn : giải ngân><rải ngân , cất giấu><cất dấu ... Chưa kể một số người với thói quen điệu nên cố tình uốn lưỡi các âm này cho giống tiếng Anh .
    - "x" và "s" , "l" và "n" , "ch" và "tr" : các âm này phân biệt nhau rõ ràng , nên khi sai thì cực kỳ dễ dàng nhận ra , nhưng xu hướng các lỗi này càng tăng nhanh ( trước đây , tuy về cách phát âm 1 số vùng có sự sai lệch nhưng về chính tả và các văn bản rất hiếm gặp ) .
    Theo tớ bảo tồn tiếng Việt là rất quan trọng , nó cũng là thể hiện lòng yêu nước . Nhân đây , ai có nguồn hay tài liệu nào về chính tả tốt giới thiệu cho mình nhé !

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    1 lý do khác là hàng loạt từ Hán Việt bị dùng sai, phần vì do ta cắt cúp ko còn sử dụng chữ Hán nữa như tôi đã nói hồi trước, phần vì nhiều lý do khác, trong đó có việc hiểu sai nghĩa từ Hán Việt đó.

    VD từ "Khốn nạn" vốn là 1 từ chỉ sự thương hại. VD " sao cái số tôi khốn nạn thế này". Ta để ý thời Nguyễn Công Hoan vẫn còn dùng với nghĩa đó, ko hiểu sau về sau nó biến thành từ dùng để chửi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    1 lý do khác là hàng loạt từ Hán Việt bị dùng sai, phần vì do ta cắt cúp ko còn sử dụng chữ Hán nữa như tôi đã nói hồi trước, phần vì nhiều lý do khác, trong đó có việc hiểu sai nghĩa từ Hán Việt đó.

    VD từ "Khốn nạn" vốn là 1 từ chỉ sự thương hại. VD " sao cái số tôi khốn nạn thế này". Ta để ý thời Nguyễn Công Hoan vẫn còn dùng với nghĩa đó, ko hiểu sau về sau nó biến thành từ dùng để chửi.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Tôi nghĩ việc sử dụng âm Hán Việt khác với ngữ nghĩa vốn có thì là chuyện có thể chấp nhận , bởi vì chữ Hán cùng với văn hóa nô dịch của TQ khi du nhập vào Việt đã có sự biến đổi và chọn lọc để hợp hơn với cách nói và ngữ cảnh của dân Việt . Còn về ví dụ bạn nói bị biến tấu trong khoảng thời gian gần thì cũng cần phải xem xét lại , cùng với thời gian 1 số từ ngữ đã bị sơ lược và mất đi hàm ý vốn có của nó , hoặc càng ngày ít sử dụng ( có thể thấy 1 số từ khá lạ trong sách cổ hoặc bài hát tiền chiến ) . Chữ Hán là ngôn ngữ chính trong các văn bản hành chính cũng như văn thơ VN mãi đến thời Tây Sơn mới thay đổi bằng chữ Nôm , nên ảnh hưởng của nó rất lớn . Trong khi đó chữ quốc ngữ xuất hiện chưa lâu nhưng đã bị biến tấu 1 cách nhanh chóng , mình nghĩ nên chú ý đến quá trình chuẩn hóa nếu không sẽ dẫn đến sự biến dạng và pha tạp gây ảnh hưởng lâu dài . Hiện nay trên truyền hình , trong phim ảnh , sách báo , đã xuất nhiều từ ngữ tự sáng tạo gây phản cảm ( chẳng hạn như " vấn đề nổi cộm " , các loại từ ghép lung tung như kiểu dân rải đinh thì gọi là "đinh tặc" , giáo viên dạy thêm thì gọi là "giáo tặc" ) . Về ngữ cảnh cũng thế , trc đây người ta chỉ nói "cảm ơn" hoặc "xin lỗi" , nhưng từ ngày có anh LVS thì lại quen dùng là "xin cảm ơn" ( anh này và LV là những anh loạn ngôn và nói năng bỗ bã nhất nhà đài ) . Ngôn ngữ VN rất đa dạng và phong phú , nhưng xem truyền hình mình có cảm giác càng ngày càng ít người có khả năng diễn đạt tiếng Việt một cách trong sáng và thanh lịch ( mình xem các băng đĩa Thúy Nga , có cảm giác rằng người Việt hải ngoại họ coi trọng tiếng Việt hơn bản thân chúng ta đang sống ở nước Việt ).

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chỉ mong sau về sau đừng có sử dụng từ sai lạc đến mức mấy câu chửi thề lại được hiểu thành happy new year là được. Nhìn cái từ "khốn nạn" ấy mà tôi phải thấy lo thật.

    dùng loại chữ nào cũng có ưu có khuyết của nó. Chữ tượng hình thì được cái dễ thống nhất cách viết nhưng khó học. Chữ tượng thanh thì được cái dễ học dễ viết nhưng thống nhất cách viết rất khó vì mỗi vùng phát âm 1 kiểu. Định chuẩn thật sự là khó lắm tuy vẫn phải làm.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    164
    Từ khốn nạn ko phải là 1 từ chửi, mà là 1 từ rủa. Khi nói ai đó khốn nạn, ta mong cho người đó có số phận đáng thương hại. Trường hợp này ko có gì đáng lo cả. Nó ko bị hiểu sai nghĩa.
    Còn sai nghĩa thì phải như từ cứu cánh, hay yếu điểm. Những từ này đã được giải nghĩa trong SGK mấy chục năm nay rồi mà các kẻ viết báo viết sách ko hiểu học hành thế nào vẫn sai như cơm bữa.
    Nực!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chữ viết là văn bản hóa tiếng Việt , do đó cần phải tiêu chuẩn hóa . Tiếng địa phương có thể nói 1 kiểu , nhưng chữ viết thì phải chuẩn . Cũng như văn nói và văn viết khác nhau , phải phân biệt rõ , mình thấy nhiều văn bản Nhà nước , đơn thư kiến nghị nhiều người vẫn sử dụng văn nói để thể hiện .
    Ngay cả về phần ngôn ngữ địa phương cũng phải tách biệt ( TQ có tiếng Quảng Đông , tiếng phổ thông ...) . Vấn đề này khá nhạy cảm , mình chỉ nói về ý kiến cá nhân 1 chút . Chẳng hạn thời sự VTV1 là kênh trung ương phát sóng toàn quốc thì không nên để em Ngọc Anh giọng Nam Bộ nói với thời lượng nhiều như vậy ( chương trình giải trí , chương trình lấy tư liệu địa phương thì ko kể ) . Thời trước các chương trình truyền hình rất chú ý đến giọng nói diễn cảm của phát thanh viên , nhưng bây giờ phát thanh viên kiêm luôn BTV nên chất giọng cũng kém hơn thế hệ trước rất nhiều . Chưa kể các chương trình tuổi teen còn nghe đủ các giọng thẽ thọt , giọng khê nồng nặc cùng các hành động uốn éo của các MC trẻ . Một số chương trình sử dụng tiếng Anh để gọi tên khiến cho các cụ khá khó chịu ( chẳng hạn "go green" thì dịch béng thành tiếng Việt hay và dễ hiểu hơn ) .
    Trẻ con bây giờ có vẻ học nói cũng chậm hơn do tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ qua truyền hình , băng hình .

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chữ viết để miêu ta điều diễn đật là chủ đạo vậy nó sẽ tồn tịa bền vững nếu cái diễn đạt đó thay đổi chậm hjoawjc ít còn nếu thay đổi nhanh nó sẽ biến đổi ngôn ngữ nào chẳng thế ... tiếng anh mấy trăm năm truớc với bây giờ khác nhau rất nhiều và tiếng TQ hay tiếng nào cũng thế => mấy vẫn đề này chẳng có gì cả ... mấy cách khó phân biệt chẳng qua là do ít dùng hoặc là tự nhiên quên thôi chứ không hẳn hoàn toàn là như thế ...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    thật ra vấn đề dùng từ Hán Việt càng lúc càng ít đi và khác nhiều so với ngày xưa, tỉ như từ thủ đoạn vốn nghĩa là 1 khúc ngắn, 1 đoạn ngắn nhưng tiếng Việt có nghĩa là âm mưu xấu xa
    em nghĩ cũng không cần thiết phải đúng nghĩa. Chúng ta dùng từ theo nghĩa mà chúng ta hiểu chứ không phải dùng đúng theo TQ. Cái này cũng giống như đọc là Gờ pê e rờ ét hay Gờ pờ rờ sờ hay Gi pi a ét

  10. #10
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Giới trẻ bây giờ vẫn hay dùng những từ như đẹp kinh khủng, hay xấu dã man ! các cụ nghe mà chẳng hiểu gì ! hic

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •