Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    bàn về Mỹ học cổ điển 3: tranh Hàng Trống

    Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Pháp, tổng Tiêu Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.

    Sơ lược

    Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất cầu kỳ. Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí, ...

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.

    Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề. Nhiều nhà còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề.

    Đặc điểm

    [sửa] Cách in ấn và vẽ

    Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.

    Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.

    Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.

    Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

    [sửa] Màu sắc và cách tạo màu

    Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

    Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ, màu vàng từ hoa hoè, màu chàm của các loại nguyên liệu từ núi rừng, màu son của sỏi đồi tán nhuyễn. Những màu sắc đó được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh một vẻ óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được.

    [sửa] Đề tài nội dung và thể thức tranh

    Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bẩy... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai, Thạch Sanh, Truyện Kiều. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống.

    không biết tên do không biết chữ tàu


    bịt mắt bắt dê:


    chợ quê


    công việc nhà nông


    tây du ký:


    ngũ hổ:


    bạch hổ


    bà chúa thượng ngàn:


    đạo phật - lão- thánh mẫu


    phật bà quan âm cùng đôi kim đồng ngọc nữ:


    bức này không rõ tên nhưng hình như có liên quan đến Phúc- Lộc - Thọ:







  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    (tiếp tục)

    không rõ 4 bức này là gì sea tui đoán là 4 mùa xuân hạ thu đông.





    4 bức này cũng không biết tên ai biết bổ sung hộ:





    em bé ôm cá:


    lý ngư vọng nguyệt:


    rồng rắn lên mây


    múa sư tử (vào ngày trung thu của miền bắc khi xưa hay múa sư tử)


    cô ba trong đạo thờ thánh mẫu ( như hiện nay một số nơi còn tục thờ cúng các bà chúa như liệu hạnh bà chúa kho là do đạo này còn sót lại sau khi bị truy bức bởi đạo ca tô và pháp)


    Kiều gặp Kim Trọng:
    người đâu gặp gỡ làm chi
    trăm năm biết có duyên gì hay không.

    ...
    hai Kiều e lệ nép vào hàng hoa.



    bức tranh tố nữ:
    tranh "Tố nữ" không có thần thánh nào cả, chỉ có cái đẹp dịu dàng, mới mẻ mà quen thân. Chỉ có niềm vui của múa và hy vọng của âm nhạc với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Thật là một lời chúc Tết, đón xuân rất sâu sắc cho tất cả mọi người.
    Thơ Hồ Xuân Hương vịnh tố nữ, người đẹp hát xương:
    "Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình...
    Chị cũng xinh mà em cũng xinh".






    Thất Đồng
    Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống, Thất đồng là một trong những tranh được các tầng lớp thị dân ưa chuộng, thường bày treo trong mỗi dịp Tết cổ truyền, bởi có thể coi Thất đồng như một lời chúc tụng đầu năm, như hiện thân của vẻ đẹp hoàn thiện và những ước vọng của con người về một cuộc sống phồn vinh hạnh phúc...
    Với khuôn khổ khá lớn (1,2m x 0,6m), tranh Thất đồng treo ở bất cứ vị trí nào cũng chiếm lĩnh và tỏa sáng cả một khoảng không gian lớn. Nó mang đến cho người xem không khí rực rỡ, tươi mát của những ngày đầu xuân.
    Tranh có bố cục như sau :
    Một cây đào, cành lá xum xuê, quả sai trĩu cành. Xúm xít quanh gốc đào là một bầy "thất đồng". Bảy chú bé xuất hiện trên tranh như những tiên đồng trong chuyện cổ tích. Tất cả đều hồng hào, bụ bẫm, tóc để trái đào, mặt hoa da phấn, mắt sáng miệng tươi; chân đi giầy thêu, tay đeo vòng bạc... Hoạt động của các nhân vật được "khuôn chặt" trong một bố cục khép kín. Và để trách cảm giác gò bó, mỗi nhân vật được thể hiện trong một tư thế riêng. Sự thay đổi chiều hướng, động tác đã làm tăng tính vui nhộn, hiếu động của bầy trẻ.
    Kỹ thuật in tranh Hàng Trống thường chỉ dùng một bảm khắc nét rồi tô màu. Do vậy người vẽ được quyền chủ động trong việc pha màu.
    Bảng màu Thất đồng phong phú, phù hợp với chủ đề tranh: hồng đào, nâu đỏ, vàng chanh, xanh lục, xanh lam, xanh nước biển. Đặc biệt cách vờn màu trên da thịt với độ chuyển nhẹ nhàng làm cho khuôn mặt, cánh tay, bắp chân các nhân vật trở nên căng tròn, bụ bẫm.
    Để làm tôn nổi ngôn ngữ chính là màu, khác với dòng tranh Đông Hồ, đường nét ở đây bao giờ cũng mảnh mai, thanh thoát. Bằng những nét thật nhỏ, mềm, tác giả đã chú ý tả tỉ mỉ từng chi tiết, từ cánh hoa hồng, hoa đào, nhị hoa, gân lá, thân cây đến những hoa văn thêu trên quần áo, yếm, hài... các nhân vật.
    Không khí đầm ấm, tươi vui bao trùm lên từng khuôn mặt, từng mảng và toàn bộ bức tranh.
    Màu sắc bức tranh lộng lẫy, sang trọng do những trang phục đắt tiền của bảy chú bé tạo nên. Người và cảnh luôn gợi cảm xúc thanh bình, êm ả. Thất đồng thể hiện ước mơ, hoài vọng của những người làm tranh, xem tranh.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Từ tranh dân gian mà thiết kế ra dc một phong cách vẽ truyện tranh đặc sắc mà thuần Việt (cỡ như manga của Nhật) thì thật là tinh tế.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •