Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nói chuyện với vnch foundation

    NÓI CHUYỆN VỚI VNCH FOUNDATION
    (VẤN ĐỀ PHỤC HỒI CHẾ ĐỘ CŨ)

    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ bỏ ra 400 trăm triệu Mỹ kim viện trợ cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để tái thiết xứ sở và ổn định xã hội. Nhờ có tiền viện trợ Mỹ, chính quyền của hai nước này đã sớm ổn định được xã hội và giúp cho nhân dân nước họ sớm hồi phục được nếp sống bình thường như trước chiến tranh. Sự thành công của hai quốc gia này đã khiến cho Hoa Kỳ hăng say mở rộng chương trình viện trợ kinh tế với một kế hoạch đại quy mô có danh xưng là Kế Hoạch Marshall (tên của vị ngọai trưởng trong chính quyền Truman) nhằm giúp cho các nước Âu Châu bị tàn phá bởi chiến tranh để tái thiết xứ sở và phục hồi kinh tế. Sau đó, chương trình này lại được mở rộng cho tất cả các quốc gia thuộc Á và Phi Châu cùng ở trong tình trạng như các nước Âu Châu. Trong số các quốc gia nhận viện trợ này, có cả mấy quốc gia cựu thù của Hoa Kỳ là Tây Đức, Nhật Bản và Ý Đại Lợi.

    Có một điều vô cùng quan trọng cần phải hiểu cho tường tận là viện trợ cho các quốc gia trên đây, không phải là Hoa Kỳ đem tiền trợ cho riêng cá nhân hay tập đoàn những người cầm quyền, mà là để giúp cho nhân dân những nước tiếp nhận viện trợ. Những người cầm quyền của các nước tiếp nhận viện trợ chỉ là đại diện cho nhân dân của nước họ khi họ còn cầm quyền để làm những công việc mà họ có trách nhiệm phải làm. Một điều khác cũng hết sức quan trong như trên là viện trợ cho các quốc gia trên đây không phải là Hoa Kỳ đem tiền của đi cho không, mà là có mục đích chính trị và chiến lược cùng với mốt số điều kiện có lợi cho đại khối nhân dân bị trị của các nước tiếp nhận viện trợ.và đòi hỏi chính quyền các nước này phải cam kết thi hành. Ở đây, người viết xin miễn bàn về mục đích chính trị hay chiến lược của Hoa Kỳ, mà chỉ xin đề cập đến những điều kiện mà Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà cầm quyền các nước tiếp nhận viện trợ kinh tế phải thi hành. Những điều kiện đó là:

    1.- Dùng tiền viện trợ vào việc ổn định xã hội

    2.- Dân chủ hóa bộ máy chính quyền

    3.- Giảm thiểu bất công và thực thi công bằng xã hội

    4.- Tôn trọng những quyền tự do căn bản của người dân như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do di chuyển, v,v...

    Những điều kiện trên đây cũng được ghi rõ trong bản tối hậu thư đề ngày 26/7/1945 của Hoa Kỳ gửi cho chính phủ Nhật Bản yêu cầu phải đầu hàng. Dưới đây là một số trong những điều kiện ở trong bản tối hậu thư này và được sách Đệ Nhị Thế Chiến & Chiến Tranh Lạnh ghi lại như sau::

    "1.- Giới hạn chủ quyền Nhật Bản trong các đảo Honshu, Hokkaido, Kyushu , Shikoku và một số đảo nhỏ.

    2.- Chiếm đống lãnh thổ Nhật.

    3.- Phá hủy hết các nhà máy kỹ nghệ chiến tranh.

    4.- Trừng phạt các tội nhân chiến tranh người Nhật.

    5.- Buộc Nhật phải công nhận và ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do tư tưởng cho nhân dân Nhật.

    6.- Dẹp bỏ mọi giới hạn để phục vụ và phát huy tinh thần dân chủ trong quốc gia Nhật." [1]

    Người viết mạnh tin rằng khi viện trợ kinh tế cho miền Nam Việt Nam thì Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chính quyền miền Nam phải cam kết thi hành hai điều kiên 5 và 6 trên đây, nghĩa là phải dân chủ hóa chính quyền, giảm thiểu bất công và thực thi công bằng xã hội, công nhận và ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do tư tưởng cho nhân dân miền Nam giống như Nhật Bản, Tây Đức, Ý Đại Lợi (vốn là cựu thù của Hoa Kỳ) và các nước khác cũng tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ đã thực thi.

    Biết rõ được sự thực này và biết rõ là miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ viện trợ kinh tế để phục hồi kinh tế và ổn định xã hội và hy vọng miền Nam sẽ có một chính quyền dân chủ thực sự tuân hành hai điều kiện 5 và 6 trên đây (giảm thiểu bất công, thực thi công bằng xã hội, công nhận và ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do tư tưởng của nhân dân), người viết quyết định di cư vào Nam vào mùa Xuân năm 1955, giữa khi Sàigòn đang chìm trong khói lửa vì cuộc chiến đang diễn ra giữa một bên là tàn dự của thế lực thân Pháp cố đấm ăn xôi và một bên thế lực thân Mỹ đang được Mỹ hết lòng cưu mang và tích cực bảo vệ.

    Sinh ra trong thời đất nước bị ngọai nhân đô hộ, chính mắt chứng kiến thảm họa hai triệu người chết đói nằm ngổn ngang khắp cả đầu đình xó chợ, trưởng thành trong chín năm kháng chiến chống ngoại xâm, hai mươi năm có mặt ở miền Nam và đã phục vụ trong quân đội hơn 4 năm trời, người viết xin nêu lên những vấn đề dưới đây:

    1.- Các chính quyền miền Nam có thực thi những điều kiện như đã nói trên giống như các nước khác cũng tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ không?

    2.- Ở miền Nam lúc đó, tinh thần dân chủ có được phát huy hay không?

    3.- Chính quyền miền Nam có được dân chủ hóa hay không?

    4.- Chính quyền miền Nam có công nhận và ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do tưởng hay không?

    5.- Nếu không, thì thế lực nào là thủ phạm chủ động tạo nên?

    Trước khi tìm hiểu những sự kiện lich sử để giải đáp cho những thắc mắc trên đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần nên biết những sự kiện dưới đây:

    Sự kiện 1.- Tây Đức, Nhật Bản và Ý Đại Lợi là những nước cựu thù của Hoa Kỳ, tất nhiên, vấn đề quản lý nhân dân và việc tổ chức lực lượng vũ trang bị Hoa Kỳ kiểm soát gắt gao hơn

    Sự kiện 2.- Tây Đức và Nam Hàn đều ở trong tình trạng:

    A.- Lành thổ chia đôi, một nửa thuộc chính quyền Cộng Sản quản lý và một nửa được người Hoa Kỳ chi viện kinh tế để phục hồi kinh tế và tái thiết xứ sở.

    B.- Quân đội Hoa Kỳ trú đóng trong lãnh thổ để đề phòng Cộng Sản tấn công bất ngờ.

    Sự kiện 3.- Tất cả các nước tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ như Nhật, Pháp, Ý Đại Lợi, Hòa Lan, Nhật Bản, Hy Lạp, v.v.. và ngay cả Hoa Kỳ đều có đảng Cộng Sản hoạt động công khai, chủ nghĩa Marx (Marxism) và lịch sử các nước theo chế độ Cộng Sản như Liên Sô, Trung Quốc và các nước Đông Âu đều được dạy trong các trung học và đại học. Tại các nước này, trong bất kỳ thư viện nào cũng có đầy đủ những tài liệu, sách, báo cùng các bài biên khảo về chủ nghĩa Marx và lich sử các nước Cộng Sản.

    Sự kiện 4. Tất cả các nước tiếp nhận viện trợ Hoa Kỳ không có bàn tay Giáo Hội La Mã và không có cái thảm họa "lãnh chúa áo đen".

    Sự kiện 5.- Bản chất đố kỵ, tị hềm, ganh ghét, trịch thượng, hợm hĩnh, huênh hoang khoác lác, tham lam, tàn bạo, vơ vào, hiếu thắng, hiếu sát, khát máu, tàn sát những người khác tôn giáo và ưa thích trả thù một cách cực kỳ man rợ là bản chất của tín đồ Gia-tô bắt ngưồn từ Cựu Ước và Tân Ước trong các sách Exodus (21:23-25), Leviticus (24: 19-20 và 26:1-18) và Deuteronomy (19:21), ...rồi được khai triển và cấy vào đầu óc tín đồ bằng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã. Nói về những hạt giống ác tính bạo ngược và dã man này ở trong Cựu Ước, nhà viết sử Arno J. Mayer ghi nhận như sau::

    "Sự thật là tư tưởng và ý niệm trả thù chiếm một vị thế đáng kể trong Thánh Kinh Do Thái. Nguyên tắc trả thù đã được viết ra bằng những thành ngữ "mắt trả mắt, răng trả răng, chân trả chân, sinh mạng trả bằng sinh mạng" và được ghi rõ trong các sách Exodus (21:23-25), Deuteronomy (19:21) và Leviticus (24:19-20), Thánh Kinh Do Thái giải thích cặn kẽ sự trả thù trong tôn giáo được quy tụ chung quanh một ông Thượng Đế ưa thích trả thù và cũng đặt ra giới hạn chặt chẽ hơn là để cho tự do bạo hành..

    Với thời gian, trong khi Giáo Hội tỏ ra khoan dung với cá nhân người có tội, nhưng đối với tập thể thì sự trả thù trở thành hiển nhiên rõ ràng.. Một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhiều trong các sách Thánh Kinh là cuốn Mặc Khải. Cuốn sách này tràn ngập tinh thần tức giận và trả thù, những sự hung dữ và dã man trong sách này đểu nhắm vào tất cả một lượt, ngọai trừ một số nhỏ được Chúa chọn. Và Giáo Hội thì luôn luôn đối xử tàn tệ với những người tà giáo như là tín đồ của các đạo Do Thái, Hồi Giáo và Tin Lành. Có lẽ những lời giải thích rõ ràng nhất trong truyền thống trả thù trong thế giới Kitô giáo là vịệc quy tội cho người Do Thái về cái chết của Chúa Jesus rồi Giáo Hội luôn luôn kêu gọi trả thù họ. Rõ ràng hơn nữa là ngay cả những tông đồ đạo Tin Lành cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ cái việc trả thù này.

    Dù là trường hợp nào đi nữa, trong Thánh Kinh và cũng là trong truyền thống đạo Do Thái và Kitô giáo, trả thù là một đề tài khẩn thiết và phức tạp hơn là ngẫu nhiên. Thánh Kinh tìm cách đặt giới hạn sự thúc bách trả thù về phương diện tâm lý và xã hội chì ở trường hợp nhân đạo có điều kiện, nhưng cũng nghịch lý và chứa đựng đầy tính chất độc ác và tàn bạo ở trong đó."

    ("Indeed, the idea and percept of vengeance occupy a notable place in the Hebrew Bible: the proverbial avenging principle - eye for eye, tooth for tooth, foot for foot, life for life - is set down in Exodus (21:23-25), Leviticus (24:19-20), and Deuteronomy (19:21). The Jewish Scriptures expound a religion of vengeance centered around a vengeful God at the same time that they set rigid limits rather than give a free course to violence....

    But with the time, while the Church was lenient with individual sinners whose vengeance it reined in, it became distincttly avenging in dealing with the sinful collectively. The Book of Revelation, probably one of the more influential books of the Holy Bible, is permeated with a wrathful and vengenful spirit, its savageries directed against one and all, except the small number of the elect. And the Church was unremittingly harsh toward misbelievers and heretics, such as Jews, Muslims, and Protestants. The sempiternal cry for revenge against the Jews, blamed for the death of Jesus, perhaps best illustrates the force of the avenging tradition in the Christian worlds, all the more so since the apostles of the Protestant Reformation never even considered repudiating it.

    In any case, in the Sacred Writings - in the Judo - Christiam tradition - vengeance is an urgent and perplexing rather than adventitious theme. The Scriptures seek to set limits to a socially and psychologically conditioned avenging impulse or drive which is only too human but also paradoxial and freighted with inhuamnity." ) [2]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Các yếu tố của sự kiện 5 trên đây được trình bày đầy đủ trong hai phần A và B như sau:

    A.- Bản chất dã man quái đản trên đây của Giáo Hội La Mã và tín đồ Gia-tô đã được thể hiện bằng những hành động qua những việc làm của Giáo Hội và của các chế độ đạo phiêt Gia-tô dưới đây:

    1.- Phát động các cuộc chiến thập tự khởi đầu từ năm 1095 trong thời Giáo Hòang Urban II (1088-1099) kéo dài ngót hai thế kỷ sát hại tới hơn hai chục triệu lương dân và gây ra đau thương cho không biết bao nhiêu trịệu nạn nhân khác ở trong vùng chiến tranh. Sách sử ghi lại con số nạn nhân lên tới trên 20 triệu bị sát hại, không nói rõ bao nhiêu triệu nạn nhân bị thương tật, và nhiêu triệu nạn nhân mất chồng, mất cha, mất con, và bao nhiệu triệu trẻ em mồ côi cả lẫn mẹ bơ vơ không nơi nương tựa, không người săn sóc. [3]

    2.- Thiết lập các Tòa Án Dị Giáo vào năm 1232 trong thời Giáo Hòang Gregory IX (1227-1241) kéo dài tới năm 1820 sát hại gần 100 triệu nạn nhân. Riêng ở Tây Ban Nha và ở các thuộc địa của đế quốc đạo phiệt này, con số nạn nhân cũng đã lên tới 68 triệu người. [4]

    3.- Ban hành thánh lệnh Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455) và các thánh lệnh khác tiếp sau đó khẳng định tinh thần thánh lệnh trên đây rằng:

    "Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình (Lisbon) Bồ Đào Nha "tòan quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đáu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasíns (tức người Ả Rập), các dân ngọai đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào cũng được toàn quyền chiếm cư tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng(nạn nhân) , (được) toàn quyền chíếm tất cả của nổi và của chìm của chúng (nạn nhân) và bắt tất cả chúng nó (nạn nhân) làm nô lệ vĩnh viễn." [5]

    4. Các chế độ đạo phiệt của Nữ Hoàng Isabella I (1451-1504) và Philip II (1527-1598) ở Tây Ban Nha.

    5.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô của Nữ Hòang Mary I ở Anh trong những năm 1553-1558.

    6.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô của Vua Louis XIV (1638-1715) ở Pháp [6]

    7.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô của Vua Louis XVIII (1814-1824) và của Vua Charles X (1824-1830) (Xem Chương 2 trong sách này)

    8.- Chế đạo phiệt Gia-tô Ante Pavelich ở Croatia trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) tàn sát tới trên 700.000 (700 ngàn) người trong thời gian này. [7]

    9.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 tàn sát trên 300.000 (300 ngàn) người trong thời gian này.

    10.- Việc tàn sát mấy ngàn người trong trại tị nạn của người Hồi Giáo ở Lebanon trong năm 1982.

    11.- Chế độ đạo phiệt Gia-tô của Giám-mục Augustin Misago ở Rwanda (Phi Châu) trong năm 1994 tàn sát tới trên dưới 800.000 người trong vòng hơn 3 tháng trong năm này, sẽ được nói rõ trong sách này.

    12.- Hành động tàn sát hơn bảy ngàn người ở Bosnia (Nam Tư cũ) vào năm 1995. Vụ tàn sát người dã man mới nhất này được tờ The News Tribune (Tacama), số ra ngày 12 tháng 10 năm 2002 loan tin rõ ràng, trong đó có một đọan với nguyên văn như sau:

    "The Hague Netherlalnds.- Eight years after the massacre of more than 7,000 Bosnians doubts have lingered about whether the killings were coldly planned, or improivised in chaos. Most of those killed unarmed prisoners, boys and men, shot in groups, or sometimes one by one."...

    Now, two senior Bosnian Serb officers, both crucial figures involved in organizing the massacre at Srebrenica, have spoken out at the Hague war crimes tribunal, describing the countdown to the massacre and depicting a well-planned, deliberate killing operation. They say it was coordinated by the military security and intelligence branch of the Bosnia Serb army and militarized police forces paid by Serbia." [8]

    B.-Tín đồ Gia-tô của Giáo Hội La Mã, NẾU còn trung thành với Tòa Thánh Vatican, còn có cái bản chất vong ngọai [lúc nào cũng hướng về cõi xa xăm (hướng ngọai) để cầu mong được ban ân sủng, mà không bao giờ hướng vào nội tâm đê suy nghĩ sửa mình cho lòng ngay thẳng (chính tâm) và tự lực cánh sinh, tự túc, tự tồn], vong bản phản quốc, sẵn sàng "rước voi về giầy mả tổ". Lịch sử cho thấy rõ sự thât này:

    1.- Tiền bán thế kỷ 17, tín đồ Gia-tô Nhật Bản tiếp tay cho quân lính Bồ Đào Nha khi chúng tấn công xâm lăng lãnh thổ Nhật Bản với hy vọng biến nước Nhật thành một vương quốc Kitô thuộc Bồ Đào Nha. Trời cao có mắt, nhân dân Nhật đã cương quyết chống trả và đánh bật quân xâm lăng Bồ Đào Nha ra khỏi lãnh thổ và thẳng tay trừng trị bọn Gia-tô Nhật gian này.. Một số trong nhóm Nhật gian phản quốc này phải bỏ nưỡc Nhật ra đi, trong đó có một số đến tá túc ở Hội An.[Sẽ được trinh bày đầy đủ trong phần nói về "Phong trào nhân dân thế giới chống đối Giáo Hội La Mã"]

    2.- Ngay sau khi Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ đạp đổ chế độ đạo phiệt Gia-tô của Vua Louis XVI, thì chính ông vua Gia-tô này viết thư yêu cầu nước Áo đem quân vào Pháp để phục hồi vương quyền. Đồng thời bọn tu sĩ Gia-tô xúi giục giáo dân ở các vùng Bretagne, Normandie và Vendée nổi lên đánh phá Cách Mạng mưu đồ phục hồi vương quyền cho nhà vua. Trong khi đó, Giáo Hội vận động với các nước Áo, Phổ, Nga và Anh thành lập Liên Minh Thánh (Holy Alliance) kéo quân vào Pháp để phục hồi chế độ đạo phiệt của Louis XVI với mục đích duy trì quyền lợi của Giáo Hội tại Pháp. Cũng trong thời gian này, một số nhiều tu sĩ Gia-tô chạy sang Anh, sang Áo và sang Phổ khẩn khoản xin viện quân về phục hồi giáo quyền. Hậu quả là cuộc Cách Mạng Pháp 1789 gặp phải muôn ngàn khó khăn và nhân dân Pháp bắt buộc phải dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Gia-tô. [Tất cả sẽ được trình bày đầy đủ trong phần nói về "Phong trào nhân dân thế giới chống đối Giáo Hội La Mã"]

    3.- Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi liệt cường xâu xé Trung Hoa, tín đồ Gia-tô người Trung Hoa nghe lời xúi giục của các nhà truyền giáo người Âu Châu tiếp tay với người ngọai quốc chống lại đất nước Trung Hoa. Hành động phản quốc này của họ khiến cho các tổ chức ái quốc người Trung Hoa, trong đó có tổ chức Quyền Phỉ (Boxer Rebellion), buộc lòng phải tấn công vào các cơ sở truyền giáo của Giáo Hội La Mã để trừng trị bọn Hán gian Gia-tô và bọn gián điệp giả danh các nhà truyền giáo mưu đồ đánh phá Trung Hoa. [Sẽ được trinh bày đầy đủ trong phần nói về "Phong trào nhân dân thế giới chống đối Giáo Hội La Mã"]

    4.- Trong những năm 1999-2001, tín đồ Gia-tô Indonesia trong đảo East Timor đã dựa vào thế lực ngọai quốc tách rời hòn đảo này ra khỏi nước Indonesia để thành lập nước East Timor. Qua hành động phản quốc này của tín đồ Gia-tô Indonesia khiến chúng ta nhớ lại trong thời kháng chiến 1945-1954, tín đồ Gia-tô người Việt Nam đã biến hai vùng Phát Diệm và Bùi Chu thành hai giáo khu tự trị với dã tâm sẽ tách rời hai giáo khu này ra khỏi nước Việt Nam để thành lập hai tiểu quốc Kitô La Mã và đặt dưới quyền trực thuộc của Tòa Thánh Vatican, theo đúng sách lược cổ truyền mà sau này chúng đem áp dụng ở Indonesia như trên.

    5.- Hơn bất kỳ dân tộc nào khác, dân tộc Việt Nam có kinh nghiệm đau thương nhiều nhất và lâu dài nhất về những hành động vong bản phản quốc, phản dân tộc của tín đồ Gia-tô người Việt. Thiết tưởng, ngọai trừ những tín đồ Gia-tô thuộc loại "bế ngửa" (đạo gốc), một học sinh Việt Nam mới học xong bậc tiểu học cũng biết rõ sự thực trên đây. Sự thật này đã được trình bày rõ ràng trong tập sách Bàn Tay Tội Ác Của Giáo Hội La Mã Ở Việt Nam. Vì vậy, người viết xin miễn bàn thêm việc này ở đây.

    Chính vì tín đồ Gia-tô còn trung thành với Giáo Hội La Mã (tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican như ông Ngô Đình Diệm) có cái bản chất vong bản phản quê hương và phản dân tộc như trên, cho nên khi tín đồ Gia-tô John F. Kennedy ra ứng cử Tổng Thống vào năm 1960, nhân dân Hoa Kỳ đặt vấn đề về lòng trung thành của ông đối với đất nước Hoa Kỳ. Cũng vì thế mà ông đã phải long trọng thanh minh và cam kết với nhân dân Hoa Kỳ rằng:

    "Vì tôi là một tín đồ Gia-tô, và chưa có tín đồ Gia-tô nào đắc cử Tổng Thống... Do đó, điều cần thiết cho tôi để khẳng định một lần nữa là - không phải tôi đặt đức tin vào BẢN CHẤT GIÁO HỘI... mà là đặt đức tin vào BẢN CHẤT NƯỚC MỸ.

    Tôi tin vào nước Mỹ nơi mà Giáo Hội và nhà nước phân biệt một cách tuyệt đối, nơi mà không có giáo sĩ Gia-tô điều khiển Tổng Thống [nếu ông ta là một tín đồ Gia-tô] phải hành động như thế nào và nơi mà không một vị mục sư Tin Lành nào được phép ra lệnh cho họ đạo đi bỏ phiếu cho ai.. Tôi không phải là ứng cử viên Tổng Thống của khối tín đồ Gia-tô. Tôi là ứng cử viên TổngThống của đảng Dân Chủ, người mà ngẫu nhiên cũng là một tín đồ Gia-tô. Tôi không biện hộ cho Giáo Hội trước công luận và Giáo Hội cũng không phải là phát ngôn viên của tôi... Nhưng bất cứ vào thời điểm nào đến..., khi mà chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ lương tâm hay vi phạm quyền lợi quốc gia, thì tôi sẽ từ chức và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc khác có lương tâm cũng sẽ hành xử như thế..."

    .(".. because I am a Catholic, and no Catholic has ever been elected President... So it is apparently necessary for me to state once again - not what kind of church I believe in... but what kind of America I believe in. I believe in an America where the separation of church and state is absolute - where no Catholic prelate would tell the President [should he be a Catholic] how to act and no Protestant minister would tell his parishioners for whom to vote... I am not the Catholic candidate for President. I am the Democratic Party's candidate for President, who happens also to be a Catholic. I do not speak for MY CHURCH on public matters - and the church does not speak for me... But if the time should ever come... when my office would require me to either violate my conscience or violate the national interest then I would resign the office, and I hope any other conscientious public servant would do likewise...")[9]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    NHẬN XÉT VỀ 5 SỰ KIỆN TRÊN ĐÂY


    Trông người lại nghĩ đến ta. Chúng ta suy nghĩ về những điều nêu lên trên đây rồi hồi tưởng xem trong suốt thời kỳ từ tháng 7/1955 cho đến ngày 30/4/1075 dưới ách thống trị của hai chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu, miền Nam Việt Nam ở vào những trường hợp nào trong những điều nêu ra ở trên?

    Về sự kiện 1, miền Nam Việt Nam không phải là cựu thù của Hoa Kỳ. Vì thế Hoa Kỳ chi viện cho miền Nam khá hào hiệp và trao việc quân lý cai trị nhân dân miền Nam cho anh em ông Ngô Đình Diệm bao thầu cùng với Giáo Hội La Mã ở hậu trường sân khấu chính trị qua sự tiếp tay của giới tu sĩ và tín đồ Gia-tô

    Về sự kiện 2: Về Phần A l(ãnh thổ chia đôi), miền Nam Việt Nam giống y hệt như Tây Đức và Nam Hàn. Phần B (Quân đội Hoa Kỳ trú đóng) thì Miền Nam Việt Nam gần như thế,

    Về sự kiện 3. và sự kiện 4, miền Nam Việt Nam hoàn toàn trái ngược với Tây Đức, Nam Hàn và tất cả các nước tiếp nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Nói cho rõ hơn, Miền Nam Việt Nam nằm trọn trong bàn tay của Giáo Hội La Mã, chương trình giáo dục bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ. Tất cả những gì nói đên những việc làm bất chính, bạo ngược và dã man của Giáo Hội, tất cả những tài liệu nói về đời sống bê bối thối tha các Giáo Hoàng và giai cấpsĩ Gia-tô và tất cả các học thuyết khoa học và chính trị không phù hợp với quan điểm của Tòa Thánh Vatican đều bị lọai bỏ. Quyền lực của Giáo Hội hầu như bao trùm lên tất cả mọi sinh họat của người dân, từ chính tri, kinh tế, quân sự, văn hóa, tôn giáo, giáo dục và xà hội. Không một pham vi họat động nào là không có bàn tay của Giáo Hội.

    Về sự kiện 5: Đây là sự thật về bản chất của những tín đồ Gia-tô của Giáo Hội. Độc giả có thể kiểm chứng bằng cách tìm đọc các tài liệu mà người viết đã trích dẫn. Một cách khác nữa để kiểm chứng là quan sát cung cách hành xử cùng những lời lẽ trong cung cách hành văn, và lý luận của họ trên các diễn đàn ngôn luận (báo chí, truyền thanh, truyền hình và internet), trong hội đồng "chuột" "chống Cộng miệng" tại các địa phương ở Bắc Mỹ.

    Tóm lại, miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975 nằm dưới ách thống trị độc tài của hai chế độ đạo phiệt Gia-tô giống y như các nước Âu Châu trong thời Trung Cổ. Dứới hai chế độ đạo phiệt Gia-tô này, nhân dân miền Nam mới khốn khổ trong bao nhiêu năm trường, và ngày nay, tàn dư của hai chế độ khốn nạn này vẫn còn tác oai tác quái ở trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Bọn người này đã và đang diễn những vở hài kịch Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm, Phục Hồi Niềm Tin, Phục Hồi Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa Foundation với dã tâm rước cái "tôn giáo ác ôn" (văn hào Voltaire gọi như vậy) trở lại thống trị dân ta bằng một chế độ đạo phiệt Gia-tô khốn nạn như thời kỳ 1954-1975

    Tập sách này sẽ trình bầy những vấn đề đã được nêu lên trên đây với những tài liệu dẫn chứng có ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.. Phần IV (Phong Trào Nhân Dân Thế Giới Chống Đối Giáo Hội La Mã) vốn là phần chót của bộ sách Lịch Sử Và Tội Ác Của Giáo Hội La Mã đã được lược thảo từ trước và đáng lẽ sẽ được phát hành sau cùng. Nhưng vì một biến cố bất ngờ như đã nói ở trên mới xẩy ra trong cộng đồng người Việt hải ngọai vào ngày 20/7/2003 vừa qua ở Westminster, California. Vào ngày này, một số người khoa bảng và cựu viên chức cao cấp ở miền Nam (trong thời 1954-1975) thành lập một tổ chức gọi là Việt Nam Cộng Hòa Foundation rồi gửi Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ can thiệp buộc chính quyền Việt Nam hiện nay "phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris 1973". Vì thế mà phần này được đến với quý vụ sớm hơn như đã dự trù

    Người viết thiết nghĩ rằng chỉ có những người bất bình thường mới có thể làm như vậy. Họ là những người vẫn còn triền miên trong cơn "mộng du", mơ ước sống lại cái thuở huy hoàng vàng son của ngày nào.

    Khì hành động như trên, rất có thể họ nghĩ rằng, nếu thành công, bản thân của họ sẽ lại được "ăn trên ngồi trước", sẽ phủ phê phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của muôn dân. Không biết khi làm như vậy, tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation có còn lương tâm và lý trí để nhận thức được rằng họ đang làm một hành động phản quốc với hai tội ác: Thứ nhất là mưu đồ rước voi về giầy mả tổ tức là hủy họai nền độc lập của dân tộc và thứ hai là mưu đồ phá hoại nền thống nhất của đất nước. Tổ tiên ta đã mất bao nhiêu công lao, mồ hôi, nước mắt và xương máu từ khi tiếng súng xâm lăng khai hỏa của liên quân giặc Pháp -Vatican khai hỏa tấn chiếm nước ta vào năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975 mời giành lại được chủ quyền độc lập cho dân tộc và thống nhất cho đất nước. Nếu giấc mơ quái đản này của những người này trở thành sự thật, thì hậu thế và lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa họ.

    Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ.

    Xương dù chôn nát, mắt mo hãy còn. (Ca dao)


    link

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    MIỀN NAM VIỆT NAM SAU NGÀY 30/4/1975


    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam ở trong tình trạng đổ nát điêu tàn của thời hậu chiến với những khó khăn sau 30 năm khỏi lửa triền miên. Miền Nam bây giờ không còn là tiền đồn chống Cộng của Hoa kỳ thì tất nhiên là không có sự hiện diện của cả nửa triệu quân nhân và hàng trăm ngàn nhân viên dân sự vãi tiền mua sắm, du hí, và cũng không có tiền Mỹ viện trợ đổ vào tài trợ tất cả mọi khoản tiền chi phí cho bộ máy chính quyền như trước... Tất cả 4, 5 triệu người trước ngày 30/4/1875 sống đời vương giả nhờ vào sự hiện diện của người Mỹ và tiền Mỹ viện trợ thì bây giờ trở thành thất nghiệp. Ngòai những khó khăn trên đây, Việt Nam ngày nay lại còn gặp phải những họat động phá họai theo sách lược "không được ăn thì đạp đổ" và "quậy cho nát" của Giáo Hội La Mã và bọn cuồng nô vô tổ quốc "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa". (Trong thời kỳ từ tháng 4 năm 1970 cho đến tháng 4 năm 1975, khi còn phụ trách dạy môn sử tại các lớp 12 ở trường Kiều Mẫu Thủ Đức, Sàigòn, hầu như trong giờ dạy nào, người viết cũng nêu lên vấn đề trên đây với học sinh. Trong số những học sinh này, có khá nhiều người hiện nay cũng có mặt ở hải ngọai.)

    Đối với tín đồ Gia-tô cũng như đối với các ông đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng và sĩ quan quân đội của hai chế độ đạo phiệt Gia-tô khốn nạn này dĩ nhiên là không cảm thấy nó khốn nạn và ghê tởm chút nào cả. Nhưng đối với hàng bảy, tám trăm ngàn người lính thấp cổ bé miệng và đại khối nhân dân bị trị lép vế thê cô thì hai cái chế độ đạo phiệt gia tô này quả thật là một cơn ác mộng hãi hùng vô cùng khủng khiếp với những trại giam Chín Hầm (ở Huế), P 42 (Sở Thú Sàigòn), Võ Tánh, Cây Mai, Cây Điệp, Phú Lợi, Côn Lôn, và tại các tỉnh, các quận, v.v... với con số hơn 300 ngàn nạn nhân bị sát hại và trên nửa triệu người bị biệt giam trong các trại giam trên đây. Ây thế mà các ông còn tính chuyện phục hồi nó nữa hay sao?

    Đem miền Nam Việt Nam của những năm hậu chiến sau ngày 30/4/1975 mà so sánh với nước Hoa Kỳ hay các nước Canada hoặc các nước giầu có khác như Anh, Đức, Pháp Hòa Lan, Thụy Sĩ và Nhật Bản bằng cái nhìn của những người đã được sống ở Hoa Kỳ, một nước có đời sống vật chất sung túc nhất và đầy đủ tiện nghi nhất với những phương tiện hiện đại nhất ở trên thế giới là một sự bất công và thiếu vô tư. Muốn cho công bằng thì phải đem Viêt Nam so sánh với:

    1.- Các nước Âu Châu như Pháp, Đức, Anh, Hòa Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi, Hy Lạp Thổ Nhĩ Kỳ, Nhât Bản, và Trung Hoa trong những năm 1945-1948. Mãi đến năm 1950, các quốc gia này mới phục hồi được nền kinh tế và đời sống bình thường sau khi đã tiếp nhận viện trơ Mỹ theo Kế Họach Marshall kể từ năm giữa năm 1947. [18] .

    2.- Phi Luật Tân và các quốc gia tại Châu Mỹ La Tinh. Các quốc gia này không bị tác hại bởi Đệ Nhị Thế Chiến (ngay cả Phi Luật Tân, những trận đánh giữa quân độ Hoa Kỳ và quân đội Nhật không tàn phá đất nước như các nước Âu Châu, Trung Hoa và Nhật Bản, Trái lại, các quốc gia này lại được Giáo Hội La Mã chiếu cố từ thế kỷ 16. Ngay sau đó, Giáo Hội cấu kết với hai đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thi hành các thánh lệnh được Giáo Hội ban hành trong thế kỷ 15 [19] ban cấp đặc quyên cho Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (và sau này là Pháp) đem quân đội cùng với vũ khi tối tân đến tấn chiếm đất đai, cướp đọat tài nguyên, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái và cưỡng bách những người còn sống sót phải theo đại Gia-tô để làm nô lệ cho Giáo Hội cả về tâm hồn lẫn thế xác. Kể từ đó, các dân tộc các nước này được thấm nhuần Hồng Ân Thiên Chúa của Giáo Hội mang đến tính ra có cả trên dưới 400 năm rồi.

    Quý vị thử đem so sánh Việt Nam ngày nay với các quốc gia trên đây trong hiện tại cũng như trong quá khứ về trình độ văn minh và tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày về kinh tế, văn hóa, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, thì sẽ thấy rõ sự thật và như thế mới vô tư và công bằng.

    Có nhiều người trong đó phần lớn là những tín đồ Gia-tô còn trung thành với Giáo Hội La Mã cho rằng vì chính quyền Việt Nam hiện nay tàn ác quá khiến cho người dân khổ quá nên mới bỏ nước ra đi. Người viết xin miễn tranh luận về vấn đề này và chỉ nêu lên một vài sự kiện để cho chúng ta có cái nhìn vô tư và khách quan. Dưới đây là những sự kiện này:

    Thứ nhất, hiện nay và có lẽ từ cả hơn nữa thế kỷ nay, có rất nhiều người dân thuộc các quốc gia Châu Mỹ được Giáo Hội La Mã đem Hông Ân Thiên Chúa đến ban cho từ thế kỷ thứ 17 mà vẫn không chịu ở lại quê hương của họ, vẫn tìm cách lén lút nhập cư bất hợp pháp vào đến Hoa Kỳ để mưu sinh? (Nếu quý vị không tin, xin cứ việc dõi các bản tin được loan truyền qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh, báo chí, và các màng lưới.). Vậy xin hỏi qúy vị TẠI SAO những người dân theo đạo Gia-tô ở các nước trên đây phải lìa bỏ quê hương, bỏ lại cả vợ con và những người thân thương ở lại quê nhà, ra đi trong may rủi thập tử nhất sinh với hy vọng được vào Hoa Kỳ sinh sống?

    Thứ hai, không phải chỉ ở Châu Mỹ La Tinh mới xẩy ra tình trạng này, mà ngay cả những nước Pháp, Nam Hàn, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Ấn Độ và nhiều nước ở trong vùng Trung Đông và Châu Phi, nếu có cơ hội, cũng có rất nhiều người dứt khoát lìa bỏ quê cha đất tổ để được đến mưu sinh ở Hoa Kỳ. Những con số người nhập cư vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây do ký giả Genaro C. Armas ghi trong bài báo "Immigrants still pouring into U.S." đăng trong tờ The News Tribune, ấn bản phát hành ngày Thứ Sáu 7 tháng 11 năm 2003 nói lên sự thật này. Dưới đây là đọan văn ghi lại những con số đó:

    By the numbers.- The foreign population in the United States, the region of the World from which they arrived and the number who arrived between March 2000 and March 2003 according to an analysis of Census Bureau estimates by the Center for Immigration Studies. Totals might not exactly add up due to rounding.

    Region............................Total........... ....................2000-2003

    Mexico..........................9,966,000......... ..................1,530,000

    Canada........................... 657,000...............................47,000

    Central America..............2,379,000.................... ..........348,000

    Carbbean.......................3,381,000.......... ...................308,000

    South America................2,120,000.................. ...........379,000

    Europe..........................4,500,000......... ....................440,000

    East Asia.......................5,868,000.............. ...............690,000

    South Asia.....................1,596,000................ .............332,000

    Middle East....................1,060,000................. ............153,000

    Sub-Saharan

    Africa.............................635,000........ ......................133,000

    Oceania........................1,215,000.......... ....................174,000

    Total..........................33,471,000......... ...................2,534,000 [20]

    Thứ ba, cái tâm lý kinh tởm và muốn lánh xa các chế độ chính trị bạo ngược đã có từ ngàn xưa. Sự kiện này được sách Cổ Học Tinh Hoa kể lại như sau:

    "Hà chính mãnh ư hổ: Đức Khổng Tử khi sang nước Tê, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, thấy một người đàn bà khóc thê thảm. Ngài nói rằng: "Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang." Rồi sai thầy Tử Cống đến hỏi.

    Người đàn bà thưa rằng: "Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết vì hổ, chồng tôi đã chết vì hổ, bây giờ con tôi lại cũng chết vì hổ nữa. Thảm lắm ông ạ!"

    Thầy Tử Cống bảo: "Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác?" Người đàn bà nói, "Tuy vậy, nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc tàn bạo như các nơi khác. Thầy Tử Cống đem câu chuyện thưa lại với Đức Khổng Tử, Đức Khổng Tử nói, "Các ngươi nhớ đấy: Chính sách hà khắc khốc hại hơn hổ. " [21]


    Cũng vì cái tâm lý này mà trong những năm 1954-1975, NẾU Hoa Kỳ mở rộng con tim và bàn tay cho người Việt Nam vào Hoa Kỳ định cư lập nghiệp và có những khoản tiền trợ cấp như họ đã cấp cho những người Việt đến Hoa Kỳ tỵ nạn từ tháng 4 năm 1975 thì chắc chắn là có rất nhiều người trong giai cấp bị trị ở miền Nam Việt Nam ào ào kéo nhau đi nếu họ biết rõ những tin tức này. Vì không có khả năng và can đảm khử diệt các chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu, cho nên họ sẵn sàng ra đi để thoát khỏi cái chính sách kỳ thi tôn giáo, tệ nạn lãnh chúa áo đen, tệ nạn tham nhũng và tệ nạn cường hào ác bá địa phương [nhân dân tự vệ, nhân viên an ninh của khóm, của phường, của xã, của quân, của tỉnh, của những đạo quân thập tự, của các ông lãnh chúa áo đen trong các xóm đạo hay trong các trại định cư] và các binh đòan hung thần trong 13 tổ chức công an, mật vụ, an ninh quân đội của chế độ [22]. Ra đi như vậy cũng là để "tránh được cảnh quấy nhiễu của cảnh sát." [23]

    Tuy nhiên, chắc chắn là những thành phần nằm trong giai cấp thống trị của các chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Gia-tô Nguyễn Văn Thiệu không hề nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi đến Hoa Kỳ lập nghiệp vì ở miền Nam những năm đó là cái thời vàng son mà họ đang được hưởng những ưu đãi về chính trị và kinh tế. Lúc đó, họ đang ở thế ăn trên ngồi trước, hét ra lửa mửa ra khói, tha hồ tung tác hà hiếp những người lép vế thế cô.

    Biến cố tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation gửi Thỉnh Nguyện Thư cho ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã làm cho người viết suy tư và thấy tập sách này nên được ưu tiên cho phát hành trước các phần khác để giúp cho quý vị hiểu rõ những vấn đề đã được nêu lên trên đây với hy vọng quý vị sẽ hiểu rõ mức độ ghê tởm, căm phẫn và thù ghét của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội La Mã mà còn có nhiều người Việt Nam không hế được biết.

    [Có nhiều dân tộc chiến đấu chống lại Giáo Hội La Mã để bảo toàn chủ quyền quốc gia. Đó là trường hợp các nước Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Hoa Kỳ.,v.v.. Có những dân tộc chiến đấu chống lại Giáo Hội để thống nhất đất nước. Đây là trường hợp nước Ý. Có những dân tộc chiến đâu chống lại Giáo Hội để vừa bảo toàn chủ quyền quốc gia, vừa để thống nhất đất nước. Đó là trường hợp nước Việt Nam của chúng ta.

    Ý chí đánh đưổi quân cướp xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và khát vọng đoàn kết toàn dân để thống nhất đất nước là ý chí và khát vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới nếu chẳng may đất nước rơi vào thảm họa này.]


    Tập sách này, gồm có:

    Phần Dẫn Nhập có thể coi như lá thư tâm tình của người viết gửi đến quý vị trong tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation và độc giả.

    Phần I: Bài học về những chuyện trả thù của các thế lực chinh trị cũ khi phục hồi được quyền lực, và một vài tội ác mẹ của Giáo Hội La Mã

    Phần II: Vatican với những sách lược trị dân, biệt đãi cán bộ, cấu kết với cường quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Gia-tô hầu mở rộng ảnh hưởng và duy trì quyền lực.

    Phàn III: Những việc làm phản quốc, phản dân tộc của chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm để phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội La Mã.

    Phần IV: Phong trào nhân dân thế giới chống đối Giáo Hội La Mã và nỗ lực xây dựng dân chủ trong lịch sử nhân lọai.

    Bốn đề mục trên đây sẽ được chia làm nhiều tiết mục với những tiêu đề thích hợp với nội dung của mỗi tiết mục và sẽ được trình bày theo phương pháp biên khảo.

    "Thánh nhân còn có khi lầm". Thế nên, dù cho có cố gắng bao nhiêu đi nữa, chắc chắn tập sách này cũng vẫn còn nhiêu thiếu sót. Ước mong được đón nhận những lời chỉ giáo của các bậc cao minh.

    Đa tạ,

    Nguyễn Mạnh Quang


    CHÚ THÍCH

    [1] [Nguyễn Mạnh Quang. Đệ Nhị Thế Chiến & Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: TPS, 1994) trang 157-158]

    [2] "Mayer, Arno J. The Furies Violence and Terror in the French and Russion Revolution Princeton (New Jersey: Princeton University Press, 2000), pp. 128-130

    [3] Trần Chung Ngọc. Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), trang 203.

    [4] J.T.C. Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1983) page 35

    [5] Trân Tam Tỉnh. Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 14-15

    [6] và [7] Nguyễn Mạnh Quang. Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, TXB, 1999) trang 287-341

    [8] Marlise Simons "Serbs carefully planned 1995 massacre of Mislims, officers testify." The News Tribune [Tacoma. Washington] Sunday, Octber 12, 2003: A4]

    [9] Chu Văn Trình & Thái Vân & Trần Quang Anh. Việt Nam Với Cuộc Dậy Lọan Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II (Mt Dora, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1994), trang 64-65.

    [10] Robert S. McNamara, In Retrospect The Tragedy And the Lessons Of Vietnam (New York: Times Book Random House. 1995), page 83:

    Qua bản văn dưới đây, chúng ta thấy ông Ngô Đình Diệm đã tựh tgú cáii vai trò làm tay sai cho Hoa Kỳ, nhưng lại mưu đồ phản trắc, đi qua trớn trong việc Kitô Hóa miền Nam băng bạo lực cho nên hối bất cập.. Bản văn này cho chúng ta thấy rõ lời ông Ngô Đình Diệm năn nỉ nhờ ông Cabot Lodge nói với Tổng Thống Kennedy rằng sẽ ngoan ngoãn làm tất cả những gì Hoa Kỳ muốn làm. Thế nhưng, "nhất sự bất tín, vận sự bất khả tín." Đã quá trễ ! Hứa bao nhiêu đi nữa thì Hoa Kỳ cũng không còn tin được con người có truyền thống mưư mô, xảo quyệt, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và lật lọng như anh em ông Ngô Đình Diệm. Dưới đây đọan văn này: do ông McNamara kể lại:

    "Lodge was scheduled to leave Saigon for consultations in Washington on November 1 (1963). Just before getting on the plane, he joined Admiral Felt in a courtesy call on Diem. Earlier Diem had sent a note saying he wished Lodge to stay fefteen minutes after Felt left. Lodge did so. Later, he cabled Washington: "When I got up to go, he said: Please tell President Kennedy that I am a good and a frank ally, that I would rather be frank and settle questions now than talk about them after we lost everything....Tell President Kennedy that I take all his suggestions very seriously and wish to carry them out but it is a question of timing." Lodge added this comment: "I felt that this is another step in the dialogue which... Diem had begun at our meeting in Dalat on Sunday [October 27]. If U.S. wants to make a package deal, I would think we were in a position to do it... In effect he said: Tell us what you want and we'll do it. Hope to discuss this in Washington [emphasis added',' (pp. 82-83). Bản tiếng Việt nơi trang 109


    [11] Robert S. McNamara, Sđd., trang 44

    [12] Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu cho tác giả biết.

    [13] Trần Tam Tỉnh. Sđd., trang 126-127

    [14] Nguyễn Trân, Công Và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992), trang 330-334

    [15] Đỗ Mậu.Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), trang 412]

    [16] Đỗ Mậu, Sđd., trang 403-444 và Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Một Trời Tâm Sự (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987), trang 45-53,

    [17] Trần Tâm Tỉnh. Sđd., trang 130.

    [18] Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: Tacoma Public Schools, 1994), trang 185-193.

    [19]Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 14-15 và Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, Texas : Văn Hóa, 2002), trang 389-39

    [20] Genaro C. Armas. ""Immigrants still pouring into U.S." The News Tribune [Tacoma, WA], Nov. 7, 2003: A9

    [21] Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân. Cổ Học Tinh Hoa - Quyển Thứ Nhất (Glendale, CA: Tinh Hoa Miền Nam, 1980?), trang 165-166]

    [22] Joseph Buttinger . Vietnam: A Dragon Embattled Volume II (New York: Frederick A, Praeger, 1967, p. 956...

    [23] Trần Tam Tỉnh. Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 130.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đọc bài này làm lẫn lộn quá, cuối cùng chúng ta đánh nhau 20(1954-1975) năm để giành lại độc lập thống nhất từ tay ai?, chiến đấu với ai, ai là kẻ thù chính.... [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG] nói thế thì văn bảng của Đảng.... [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
    đọc bài này chả có tí giá trị nào
    nhất là đoạn cuối, người ta rời bỏ quê hương chỉ vì cuộc sống, người ta không những đến Mỹ mà còn đến các nước Châu Âu khác, có cuộc sống tốt hơn, nếu ở đó có công ăn việc làm kiếm được nhiều tiền thì có thể gửi về lại giúp vợ con có thể đổi đời từ chính ở quê hương, vậy mà tác giả ko nói đến điều này cũng không đến những khả năng khác mà lại đặt sự thù hận tôn giáo lên hàng đầu.

    Cũng vì cái tâm lý này mà trong những năm 1954-1975, NẾU Hoa Kỳ mở rộng con tim và bàn tay cho người Việt Nam vào Hoa Kỳ định cư lập nghiệp và có những khoản tiền trợ cấp như họ đã cấp cho những người Việt đến Hoa Kỳ tỵ nạn từ tháng 4 năm 1975 thì chắc chắn là có rất nhiều người trong giai cấp bị trị ở miền Nam Việt Nam ào ào kéo nhau đi nếu họ biết rõ những tin tức này.
    còn đoạn này thì miễn bàn về kiến thức của tác giả...
    hết
    tóm lại một câu bó tay chấm cơm

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •