Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 21

Chủ đề: Khoa Đẩu tự.!

  1. #11
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    2. Sự thay đổi hình dạng các chữ một cách tùy tiện:

    Do không có điều kiện làm bản khắc gỗ và máy in, việc viết bằng tay đã xày ra sự tự do tùy tiện đối với mỗi cá nhân ở những vùng khác nhau. Vì vậy cũng là chữ Việt cổ nhưng có chữ ta chưa đọc được vì đã biến dạng.

    Ví dụ:
    Chữ O Ở Tuần Giáo viết là

    Ở Quỳnh Nhai viết là

    Ở Phù Yên viết là

    Ở Sơn La viết là

    Chữ X Ở Lai Châu viết là

    Ở Phù Yên viết là

    3. Tình trạng phiên âm sai còn xảy ra không phải ít:

    Gây khó khăn cho giai đoạn đầu khi cần giải mã bộ ký tự này - đặc biệt ngay trong bộ chữ Thái Thổ Tự của Thượng thư Phạm Thận Duật là bộ chữ chúng ta sẽ dựa vào là chính để nghiên cứu. Ví dụ:

    + Ở trang 201 dòng Chữ (thi) Lại phiên âm là Bố

    + Ở trang 201 dòng Chữ (nhu) Lại phiên âm là Khổng

    + Ở trang 2 Chữ (Ác) Lại phiên âm là Á

    Hầu hết các trang sách giới thiệu 1500 từ “chữ Thái thổ tự” trong bộ tài liệu ta đều gặp phải các sai sót này.

    Còn tiếp

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cái này nhìn gần giống với chữ thổ ... nhưng nhiều phần về các nét dài không giống lắm ... mà nếu đã là chữ việt cổ nên đặt 1 tên mới thì hơn vì 2 từ khoa đẩu do bọn tàu đặt nên nghĩa hợi bị miệt thị ....

    với lại cái này muốn thật sự có sự chứng minh thật thì phải có 1 di chỉ hoặc 1 văn bản dài hoặc 1 cái gì đó có 2 loại ngôn ngữ cùng thời với nhau thì mới có thể chứng minh đuợc ...

    cái loại chứ này nếu chỉ để ghi âm mà theo suy luận ở trên thì không đúng lắm ... vì cách nói của nguoiwf việt các đây mấy trăm năm khác nhau nhiều so với bây giờ thì mấy ngàn năm truớc lại càng khác => nó sẽ có ít chữ cái hơn hoặc gì đó đại loại như vậy ... trời ngày xưa gọi là giời hoặc zời đều đuợc => chưa biết đâu mà lần ....

    mà đã đúc được đồng công nghệ đó cực cao không thể ghi nhớ 1 cái là đựoc mà phải tính toán số lượng cực chuẩn xác thì nó mới có chất lượng như vậy để đựoc mấy ngan năm chứ như bây giờ luyên kiểu hội làng là nấu để tượng trưng ko công nghê kị thuật bằng thời kì đồ đồng => phải có chữ viết nhưng chưa biết nó hoàn toàn ra sao ... nhưng chắc là phải chữ tượng thanh vì đã là tượng hình thì nó khắc rất nhiều hình còn tượng thanh nó khắc linh tinh 1 đống các loại hình giống nhau ...

    không biết nữa ... ko biết có 1 lúc nào đó chuyển sang học loại chữ này không nữa ... chắc chép gãy tay luôn mình viết chứ toàn díu vào nhau mà chép thế chắc chả ma nào đọc nổi ... [IMG]images/smilies/78.gif[/IMG]

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nguồn lyhocdongphuong.org.vn

    Đi tìm chữ Việt cổ - 2

    Đỗ Văn Xuyền

    Lựa chọn

    Cuộc khai quật của bà Colani - một học giả Pháp ở Viễn Đông Bác cổ năm 1923, với việc phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình đã làm chấn động dư luận quốc tế. Năm 1932, Hội nghị bàn về thời tiền sử ở Viễn Đông, họp tại Hà Nội đã khẳng định “Việt Nam là cái nôi văn minh của nhân loại”. Sau này, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nước ngoài như: Trương Quang Trực (Trung Quốc), Vavilov (Nga), Solheim (Mỹ)… bổ sung thêm, đại ý: “Nền văn minh của Việt Nam, trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ tới cả nghìn năm”.

    Như vậy, chúng ta đã trải qua một thời kỳ văn minh rực rỡ. Riêng về chữ viết chúng ta đã tìm thấy dấu tích các thầy cô thời trước Hán. Các học giả trong và ngoài nước đã xác nhận: “Trước khi chữ Hán xâm nhập, Việt Nam đã từng có chữ viết riêng”. Các nhà nghiên cứu Anh, Tiệp còn khẳng định: Đó là loại chữ tượng thanh (Ký tự ghi âm, có chữ cái ghép vần).

    Mặc dầu hàng nghìn năm bị đô hộ, bị bao cuộc chiến tranh tàn phá, trên vùng đất Lạc Việt cổ xưa vẫn còn lưu lại dấu vết của các loại “Ký tự” Tổ tiên đã để lại như: Hình vẽ trên các bãi đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng… Dấu vết chữ khoa đẩu trên vách đá Đài Loan (với dạng tượng hình như chữ Hán sơ khai). Và một số nơi trên lục địa Trung Hoa mà các tác phẩm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Lộc Đỉnh Ký (Kim Dung)… còn miêu tả lại.

    Nhưng tìm lại các ký tự buổi đầu này quả là một điều hết sức khó khăn. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào chữ viếg cuối cùng: Chữ Việt cổ tượng thanh.

    Đây là loại ký tự có số lượng hết sức phong phú và chắc chắn là hình thức cuối cùng của loại chữ này - từ hình vẽ sơ khai, qua loại chữ tượng hình đơn giản.
    Do số lượng hết sức phong phú và có nhiều sự khác biệt về hình dạng, ở nhiều vùng khác nhau, nên ta cần chọn lấy một bộ tiêu biểu nhất làm cơ sở để tập trung nghiên cứu.

    Bộ “chữ Thái thổ tự” của Thượng thư Phạm Thận Duật sưu tầm được trong thời gian làm Tri châu Điện Biên vào những năm 1855 – 1856 có thể có đủ những điều kiện ấy. Sở dĩ ta chọn bộ này để nghiên cứu vì 3 lý do.

    1. Đây là một bộ tư liệu phong phú nhất, tác giả đã bỏ vào nhiều công sức trong quá trình thu thập.

    Về hình dạng: Chữ cái của bộ ký tự này giống với hầu hết chữ cái ở các vùng khác.

    Nếu lấy năm 1855 làm mốc, ngược thời gian về trước, ta thấy thứ chữ này có trong Sách Sổ Sang của Filip Bỉnh viết năm 1800 ở Bồ Đào Nha, trong cấu trúc của các chữ Quốc ngữ buổi đầu từ những năm 1621. Ngược lên nữa, ta thấy chữ này xuất hiện trên rìu đồng Bắc Ninh, trên trống đồng Lũng Cú, trên các đĩa gốm của nền văn hóa Hòa Bình mà bà Colani đào được ở chân núi Lam Gan năm 1923…

    Xuôi thời gian về hiện tại, ta gặp loại chữ này trong Bài ca hỏa tự của Vương Duy Trinh (1903), trong các công trình sưu tầm chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh, Giáo sư Hà Văn Tấn trong sách Mường Thanh Hóa của Viện sỹ Trần Ngọc Thêm (1999) và trong hàng trăm cuốn sách của Sơn La sưu tầm được trong hàng chục năm gần đây.

    2. Lý do thứ hai ta chọn bộ chữ này là niềm tin vào cuộc đời tác giả. Phạm Thận Duật quê ở làng Yên Mô - huyện Yên Mô – Ninh Bình, có lòng yêu nước và tinh thần say mê, nghiên cứu. Với kiến thức uyên bác, chỉ trong hai năm ở Tây Bắc ông đã có nhiều công trình có giá trị. Về cuối đời, ông đã từ bỏ những chức vị cao của triều đình (Thượng thư bộ Hình, Tổng tài Quốc Tử Giám, Phó tổng quản Quốc sử quán) để theo vua Hàm Nghi chống Pháp. Bị đầy ra Côn Đảo, sau đó sang Tahiti. Trên đường lưu đầy, ông đã chết vì bị ốm đau và tra tấn. Xác ông bị vứt xuống eo biển Ma - Lắc - Ca. Đến hai năm sau, gia đình mới được tin.

    3. Đây là bộ tài liệu phong phú nhưng cũng đầy rẫy những sự vô lý: Các kiến thức đều sai: A, tác giả chú thích là B, B tác giả lại nói là C. Cho nên, mặc dầu đã tồn tại gần 2 thế kỷ, bộ tài liệu không được ai chú ý.

    Kiểu ngụy trang và khóa mã này, ta thường gặp khi Tổ tiên muốn dấu đi những di tích, những di sản cần bảo vệ (Kiểu như Miếu Thiên Cổ, miếu thờ đại tướng Thục Nương và nhiều di tích vùng Hà Đông, Sơn Tây cũ…)

    Phân tích

    Phân tích “chữ Thái thổ Tự”

    I. Tác giả ghi rõ: Đây là chữ Thái “thổ tự”, tức là chữ địa phương của riêng người Thái.
    Bộ chữ có từ 32 đến 36 chữ cái và 11 nét phụ bốn bên. “Tuy nhiên ít khác nhau, song nếu dùng 3 thể chữ cái ấy đảo lên, lộn xuống, ghép lại với nhau thành từ thì đều có thể thông với văn tự Trung Châu”.
    Điều này vô lí vì:
    Lúc này ở Trung Châu, về phương diện công khai chỉ có hai loại văn tự:

    1. Chữ Hán (hoặc chữ Nôm)
    2. Chữ Quốc ngữ sơ khai chưa được dùng phổ biến, chỉ hạn chế trong phạm vi Tôn giáo.
    Người Trung Châu không biết tiếng Thái và chữ Thái. Vì vậy không thể đem loại chữ “Thổ tự” để giao dịch được (1).

    (1) Nhưng chi tiết này lại làm xuất hiện một khả năng cần lưu ý: Có thể ở Trung Châu lúc ấy, có những người sử dụng được loại văn tự này (Ví dụ như Tổng dốc Vương Duy Trinh, Án sát Lê Huy Nghiệm và nhiều người khác).
    Và như vậy, cần “xem lại” ý kiến của Thượng thư Phạm Thận Duật. Đây có thể không phải là chữ Thái thổ tự mà chỉ có cái vỏ ngụy trang cho chữ Việt Cổ của tổ tiên mà chính Phạm Thận Duật cũng chưa kịp nhận ra.

    II. Bảng chữ cái:

    Như phần trên đã giới thiệu, tác giả giới thiệu ba bảng chữ cái sưu tầm được ở 3 địa phương khác nhau: Lai Châu, Sơn La, Phù Yên.

    Ví dụ: Ở Sơn La, Tuần Giáo, Thuận Châu…

    1. Có 17 thể chữ cái thêm vần bằng, có thể đây là những con chữ phụ âm (như các chữ b, l, m, c, kh… ở Quốc Ngữ) nhưng chỉ để ghép với các từ thuộc thanh bằng.
    2. Có 16 chữ cái theo vần trắc (có thể là những con chữ phụ âm chỉ để ghép với các từ thuộc thanh trắc).
    3. 11 nét phụ cho các từ vầng bằng (Nguyên văn chữ Hán là “mai” âm Thái là “mây” có nghĩa như dấu (accents). Tác giả gọi là các nét phụ bốn bên (tứ bàng phụ họa).

    Nhận xét

    Tất cả 3 chú thích này đều hoàn toàn sai. Bộ chữ này không có dấu. Vì vậy cũng không thể có chữ cái theo vần trắc.
    Trong số 44 chữ cái giới thiệu chì có 2 loại:
    1. Nguyên âm (voyelles): Đó là chữ mà tác giả nhầm là dấu (accents)
    Có 11 chữ:
    Mai công: Ô

    Mai cô: UÔ, UÂ

    Mai kê: E

    Mai Cư: Ư

    Mai Ca: A

    Mai cơ: IÊ

    Mai cơ: I

    Mai căng: Ă

    Mai câm: Â (thiếu trong tư liệu chính)

    Mai cầm: U

    Riêng Mai khuông (chưa thấy sử dụng)

    Để có thể đọc, viết được mọi loại ký tự này, còn cần bổ sung thêm một số nguyên âm.
    đọc là Ơ hoặc Â

    đọc là Ơ hoặc Ê

    đọc là ƯƠ

    Nguyên âm khóa đuôi, đọc là O hoặc U

    Nguyên âm khóa đuôi, đọc là I hoặc Y



    Còn tiếp

    Đỗ Văn Xuyền

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nguồn lyhocdongphuong.org.vn

    Đi tìm chữ Việt cổ - 3

    Đỗ Văn Xuyền

    Giải mã

    Thử phân tích các nguyên âm của bộ ký tự này

    A/ Cách sắp xếp vị trí

    Khác hẳn văn tự các nước khác, nguyên âm của bộ ký tự này, theo giới thiệu được xếp ở cả 4 phía của phụ âm (tứ bảng phụ họa). Nhưng, nếu kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu khác, ta thấy có tới 6 cách sắp xếp.









    Ghi chú: Trong bộ tài liệu của Thượng thư Phạm Văn Duật chỉ nêu có 4 trường hợp sắp xếp nguyên âm (mà ông nhầm là các dấu). Nghiên cứu các tài liệu khác ta thấy có tới 6 trường hợp. Đặc biệt trường hợp thứ 6: Chữ V (Mai Căng).
    - Nếu xếp phía trên sau phụ âm, có giá trị như chữ Ă
    - Nếu xếp trước phụ âm (thêm 1 chữ V phía trên) có giá trị như Ơ và Â.
    - Nếu xếp trước phụ âm có giá trị như chữ ƯƠ và phải thêm 1 âm vị nữa mới tạo nên từ như các trường hợp trên.

    B/ Một số đặc điểm của nguyên âm


    Còn tiếp

    Đỗ Văn Xuyền

  5. #15
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Nguồn lyhocdongphuong.org.vn

    Đi tìm chữ Việt cổ - 4

    Đỗ Văn Xuyền

    Thử phân tích các phụ âm của bộ ký tự này

    Khác hẳn văn tự một số nước, bộ ký tự này có một số lượng phụ âm tương đối nhiều: 33
    (Trong khi chữ quốc nhữ: 23; Chữ Pháp: 17; Chữ Anh: 24; Chữ Trung Quốc: 21; Chữ Ấn Độ: 35; Chữ Lào: 25…)
    Sở dĩ như vậy vì:

    1. Chữ Việt cổ không có dấu:

    Ở giai đoạn khởi nguồn, tiếng Việt chỉ có hao thanh: Thanh cao và thanh trầm. để phân biệt hai thanh này, trong cùng một chữ, người ta phải dùng hai loại phụ âm khác nhau.
    Ví dụ: Muốn viết chữ: HA
    Và chữ : HÀ

    Chữ HA: Dùng phụ âm (hô = H) và nguyên âm (Mai ca = A)
    Chữ HÀ: (thanh trầm) đáng lẽ cũng viết như trên và thêm dấu huyền (\). Nhưng vì không có dấu, nên phải thay bằng một phụ âm khác (hố = H)

    = HA

    = HÀ

    Điều này, được thể hiện rất rõ trong các tài liệu ta sưu tầm được ở nhiều nơi và đặc biệt ở Tây Bắc, trong mấy trăm năm qua.




  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    2. Phân biệt chữ cái đứng đầu từ và các chữ cái khóa đuôi:

    Bộ chữ cái này khi bắt đầu sáng tạo, chưa được khoa học.
    Ví dụ: Chữ TIẾT, chữ NHANH, chữ NAN…
    Ở Quốc ngữ, chỉ cần một chữ T, một chữ NH, một chữ N chung cho cả phụ âm mở đầu và khoá đuôi, nhưng với Việt cổ lại phải dùng 2 phụ âm khác nhau.



    Thể hiện trong các tài liệu đã sưu tầm được:

    Như vậy có tới 3 loại phụ âm: phụ âm đi với thanh cao, phụ âm thành trâm và phụ âm khóa đuôi như bảng phân tích sau đây:



    3. So với chữ Quốc ngữ, bộ chữ này đơn giản hơn trong cách phát âm:

    a) Không phân biệt: R, D, GI.
    Chỉ dùng chung một chữ (hô du), tương tự D.



    b) Không phân biệt S và X.
    Chỉ dùng chung một chữ (sô), tương tự X.



    c) Không có TR.
    Chì dùng chữ (tô), tương tự T.
    Hoặc chữ (chu), tương tự CH.



    d) Không phân biệt C, K, QU.
    Chì dùng chung một phụ âm C.



    đ) thiếu hẳn phụ âm P đứng trước.

    chỉ có P khóa đuôi.

    e) Một số phụ âm khóa đuôi dùng chung
    C và CH dùng chung



    N và M dùng chung


  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    NH và NG dùng chung



    Nguyên âm: O và U dùng chung



    I và Y dùng chung



    Thể hiện trong các tài liệu sưu tầm được:

    Còn tiếp

    Đỗ Văn Xuyền

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nguồn lyhocdongphuong.org.vn

    Đi tìm chữ Việt cổ - 5

    Đỗ Văn Xuyền

    Lần theo dấu vết để tìm ra bộ ký tự này

    Chúng ta đã có trong tay một bộ ký tự đặc biệt. Bộ ký tự này nằm rải rác trong một vùng rộng lớn ở Giao Chỉ, Cửu Chân và đặc biệt trong khu vực cư trú tương đối ổn định hàng vạn năm của người Lạc Việt.

    Bộ ký tự này còn lưu dấu trên nhiều chất liệu: Đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, trên lá cây, trên giấy.
    Những dấu vết đó tồn tại trong suốt mấy nghìn năm, phù hợp với những gì chúng ta đã biết về lịch sử dân tộc.
    Chúng ta đã chứng minh được: Bộ ký tự này khác hẳn với văn tự các nước xung quanh và cũng không phải là của riêng các dân tộc anh em.
    Nhưng liệu đây có phải là thứ chữ riêng của Tổ tiên chúng ta, thứ chữ từ thời đại Hùng Vương mà các nhà khoa học thế giới và trong nước đã từng nhắc tới trong suốt hàng nghìn năm qua?
    Điều này không thể suy luận, không thể ngụy biện mà phải căn cứ vào những luận cứ khoa học, căn cứ vào thự tiễn để chứng minh.
    Ta lần lượt xét từng đặc điểm.

    A. Bộ ký tự này không có dấu

    Ngôn ngữ Việt hiện tại có tới 6 thanh. Nhưng ở đây, ta đang nghiên cứu chữ Việt cổ, tức là thứ ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ của người… Việt cổ cách đây hàng nghìn năm trước.

    + Theo một công trình nghiên cứu của A.G Haudricourt (“Về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt” – 1954) thì:
    - Đầu công nguyên: Tiếng Việt không có thanh
    - Thế kỷ thứ 6: Có 3 thanh
    - Thế kỷ thứ 12: Có 6 thanh

    + Ở thị xã Tây Ninh hiện nay, có tộc người Tà Mun từ Tây Nguyên chuyển đến. Họ tự nhận là người Việt gốc. Già, trẻ, lớn, bé đều nói bằng thứ tiếng Việt không có dấu.
    + Người Thượng Hải (gốc Ngô Việt) cho tới giờ đây vẫn chỉ nói có hai thanh: Thanh cao và thanh trầm.
    + Trên Trường Sơn, vùng Quảng Bình có tộc người Chứt, thường gọi là Khả Lá Vàng. Qua công trình nghiên cứu của A. Fraisse năm 1949, những người này nhuộm răng đen, xăm trán. Họ ăn thịt gà nướng, canh cua đồng nấu măng. Phụ nữ đẻ biết “nằm bếp” như người Kinh. Họ tự xưng là người Alak (người Lạc) và nói bằng thứ ngôn ngữ không có dấu: A cho (chó), A ka (cá), kuan gôi (Con gái), Mơ (mẹ)…
    - A. de Rhodes lần đầu đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 nhận xét “Người Việt Nam, nhất là phụ nữ, nói cứ líu ríu như tiếng chim”.
    - Hiện nay, ở Hà Đông, Sơn Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh… có những làng cổ, người dân nói bằng giọng rất nhẹ, gần như không có dấu, đặc biệt là phụ nữ.

    Như vậy, phải chăng loại ký tự này dùng để ghi ngôn ngữ của người Việt cổ thời trước công nguyên, thời kỳ mà Haudricourt cho là tiếng Việt còn chưa có thanh (nên không cần có dấu).
    Bị loại bỏ, bị triệt hạ, thứ ký tự đó đã phải tồn tại một cách lén lút suốt mấy nghìn năm cho đến khi chúng ta tìm lại được. Vì vậy không có điều kiện cải tiến cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ nói chung. Chúng ta chỉ còn tìm thấy dấu vết thứ ngôn ngữ đó trong các công trình nghiên cứu, trong các tộc người Việt gốc bị “truy sát” từ những ngày đầu bị thống trị, phải trốn tránh, chui lủi từ đời này sang đời khác, trong rừng sâu, núi thẳm hàng nghìn năm qua, không có điều kiện giao dịch với những người Việt văn minh đã có sự phát triển mạnh về ngôn ngữ ở vùng đồng bằng, đô thị.

    Loại ký tự không có thanh này vẫn còn lưu lại dấu vết ngay trong ngôn ngữ của người Việt hiện đại.

    Ví dụ:
    a. Chữ bâu Là bám vào

    Nếu là thanh trầm, ta dùng phụ âm (bô)

    Bầu. Âm này thành cố định

    Nhưng nếu dùng phụ âm cao (bộ), người ta có thể thay đổi ngữ điệu, tùy từng vùng mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa

    Bâu Bậu Bấu

    b. Chữ Thâm chỉ màu sắc.

    Nếu là thanh trầm ta dùng phụ âm

    : Thầm: Âm này thành cố định

    Nhưng nếu dùng phụ âm cao tuỳ từng vùng có thể thay đổi ngữ điệu

    Thâm Thẫm Thậm

    B. Đối chiếu với các luận cứ khoa học:

    Căn cứ theo định nghĩa của “Đại từ điển Bách khoa” Liên Xô.

    Định nghĩa 1: “Chữ viết là những ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ, không thể tồn tại độc lập ngoài ngôn ngữ”.

    Chúng ta đang nghiên cứu CHỮ VIỆT CỔ, như vậy, chúng ta phải chứng minh được: Loại ký tự này có thể hoặc đúng hơn - bắt buộc - phải ghi được đầy đủ tiếng nói của người Việt nhưng là “Việt cổ”.
    Sử dụng 11 nguyên âm và 33 (đến phụ âm) với cách sắp xếp vị trí và theo những đặc điểm đã nêu ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể ghi được đầy đủ tiếng nói của người Việt, nhưng không phải tiếng nói hiện đại mà tiếng nói của người Việt cổ. Tiếng nói này hiện nay vẫn còn tồn tại một ít, đối với một số người già ít học ở một số vùng quê cổ.

    Ví dụ: “Một trăm ống Pê - ni - xi - lin”.

    Ở vùng ngoại ô Hà Nội, các cụ già nói: “Một chăm ống Bê xi lin”.
    Bởi vì, chữ Việt cổ trong bộ ký tự này thiếu hẳn chữ P, chữ TR, chỉ có chữ B, chữ T hoặc chữ CH.

    Tài liệu minh hoạ:

    Chúng ta thử chuyển một số tác phẩm văn thơ, nhạc Tiếng Việt từ chữ Quốc ngữ sang chữ Việt cổ.
    Việc chuyển đổi này thực hiện được thuận lợi và đạt yêu cầu 100%. Chỉ có điều, chúng ta vẫn phải dùng một ít chữ cáu Việt cổ thay cho những chữ cái mnới chỉ xuất hiện sau khi có chữ Quốc ngữ: S, TR, GI.

    II. Định nghĩa 2:

    “Một hệ thống chữ viết là hợp lý nếu nó thích ứng với đặc điểm của ngôn ngữ”.

    Có nghĩa là: Ngôn ngữ Việt có những đặc điểm gì thì chữ viết phải tuân theo những đặc điểm đó.
    Ví dụ 1: Người Việt (xưa và nay) hay nói lẫn giữa â và ơ: Nhơn nghĩa, nhân nghĩa, chân lý, chơn lý, quả gấc, quả gớc, vâng dạ, vơng dạ…
    Nếu thứ ký tự ta nghiên cứu đúng là chữ Việt cổ thì chỉ cần một nguyên âm cho cả 2 cách phát âm đó.
    (Xin xem phần B: Một số đặc điểm của nguyên âm).

    Thí dụ 2:
    Người Việt cho đến giờ đây vẫn phát âm không phân biệt giữa D và Gi, S và X: Dòng xông, dan dối, xản xuất…
    Nếu thứ ký tự ta nghiên cứu đúng là chữ Việt cổ thì bộ chữ cái không cần có sự phân biệt hai loại phụ âm đó.

    (Xem: Một số đặc điểm của phụ âm phần 3).
    Như vậy, so với định nghĩa chung, ta thấy bộ ký tự ta nghiên cưu có nhiều khả năng là Chữ Việt cổ vì đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn quy định.
    Nhưng, trên thế giới mỗi loại ký tự đầu có nguồn gốc phát sinh và nguồn gốc đó đã để lại dấu ấn sâu sắc ngay trong từng câu chữ. Các thứ chữ Phạn, Pali của một số dân tộc anh em vẫn mang dấu ấn chung của dòng SanKrit. Một số ký tự Châu Âu vẫn mang nguồn gốc La Tinh.



    C. Còn chữ Việt cổ?

    Loại ký tự này ra đời (theo nghiên cứu của thiền sư Lê Mạnh Thát) không chịu ảnh hưởng của bất kỳ loại văn tự nào. Vậy sự sáng tạo ra văn tự này có mang dấu ân của tổ tiên - những người đã làm ra nó?
    Chúng ta biết: Dân ta vốn hết sức tôn trọng đạo lý, trong hoàn cảnh nào vẫn chú ý đến tôn ti, trật tự. Chỉ cần nhìn vào cách sắp xếp vị trí các nguyên âm (loại chữ cái, quyết định cho ý nghĩa của từ) với từ nào cần sắp xếp nguyên âm ở trên, từ nào cần sắp xếp nguyên âm ở trước, từ nào nguyên âm phía sau, ta đã thấy được sự nghiêm khắc của các cụ.
    Sự “lộn xộn” này đã gây nên nhiều khó khăn khi ta bắt đầu học loại chữ này, nhưng nếu đã là người Việt, mang đạo lý Việt thì vấn đề cũng sẽ trở nên đơn giản. Tất nhiên, sau này, khi có điều kiện, lập tức con cháu sẽ cải tiến ngay. Dù sao, lối sắp xếp rắc rối này cũng đã để lại những dấu tích giúp chúng ta tìm ra nguồn gốc, tìm ra chủ nhân đích thực của loại ký tự đã hàng nghìn năm lưu lạc.
    (Xin xem: Thử phân tích các nguyên âm - mục A: Cách sắp xếp vị trí)

    D. Giải quyết một số “nghi án” trong lịch sử:

    Cũng do đã trải qua hàng nghìn năm lưu lạc nên bộ ký tự này đã để lại nhiều nghi án, đòi hỏi ta phải giải quyết:
    + Năm 246, nhà sư Khương Tăng Hội ở Giao Chỉ đã dịch cuốn Lục độ tập kinh sang chữ Hán và đem sang Giang đông hoằng pháp. Sau gần 18 thế kỷ, tới nay, thiền sư Lê Mạnh Thát căn cứ vào nội dung của cuốn sách đã phát hiện ra: Cuốn Lục độ tập kinh đã được nhà sư Khương tăng Hội chuyển từ một nguyên bản CHỮ VIỆT sang chữ Hán (chứ không phải từ chữ Phạn).
    + Năm 39, trước khi khởi nghĩa, Bà Trưng đã phát hịch kêu gọi đi khắp nới, các tướng tá của hai bà đều đọc hịch này trước khi kéo quân về Hát Môn tụ nghĩa. Hịch này không thể viết bằng chữ Hán vì tới gần 150 năm sau (năm 187) Sĩ Nhiếp mới đưa chữ Hán vào Việt Nam.
    + Trong cuốn Thuyết Uyển của Lưu Hướng (thế kỷ 1 trước CN) có ghi lại một bài hát: Bài Việt ca của một người Việt đã hát khi chèo đò đưa vua Sở qua sông vào thế kỷ 5 trước CN. Bài Việt ca còn được lưu giữ lại nhưng nhà nghiên cứu Quách Mạt Nhược nói: “Đây là của dân tộc Choang vì người Việt làm gì có chữ”.
    Với bộ ký tự có được, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển bài Việt ca, bài hịch của Hai Bà Trưng và cả cuốn Lục độ tập kinh cũng như một số cuốn kinh khác vào thời đó sang chữ Việt cổ một cách dễ dàng.

    E. Dùng chiếc chìa khóa đã giải mã chữ Việt cổ để tìm đọc một sô “cổ tư” hiện chưa đọc được.

    Như phần trên đã phân tích, bộ ký tự đã bị thất lạc quá lâu, đã một phần bị biến dạng và được một số dân tộc anh em cải tiến đi để sử dụng riêng.
    Dù vậy, tất cả các “loại chữ” đó vẫn giữ được hình dạng cơ bản và vẫn theo những quy tắc, cấu trúc ban đầu của chữ Việt cổ.
    Do đó, khi đã nắm vững chữ Việt cổ ta có thể dò đọc được những dấu tích loại chữ này, hiện mới sưu tầm được ở vùng Tây Bắc.
    Theo hai tiêu chuẩn chung đã được Quốc tế quy định về một ký tự. Thêm vào đó chúng ta còn giải quyết được 3 vấn đề riêng của chữ Việt do hoàn cảnh lịch sử để lại.
    Với kết quả nghiên cứu và thực hiện như trên, chúng ta tin rằng bộ chữ ta đang có, có thể là thứ chữ của tổ tiên mà các bậc tiền bối của chúng ta bỏ ra công sức bao nhiêu năm tìm kiếm.

    Nắm vững bộ giải mã chữ Việt cổ, lần tìm lại bước đường lưu lạc thăng trầm mấy chục thế kỷ của thứ di sản vô giá này, chúng ta sẽ phát hiện ra dấu tích chữ Việt cổ rất nhiều trong chữ Quốc ngữ. Chúng ta sẽ chứng minh được: chữ Quốc ngữ chỉ là bước phát triển đột biến của chữ Việt cổ. Chữ của thời đại Vua Hùng không hề mất mà vẫn tồn tại song song cùng dân tộc và sánh ngang hàng với các loại văn tự tiến bộ nhất của nhân loại.

    Việt Trì, ngày 19 tháng 5 năm 2008

    Đỗ Văn Xuyền

  9. #19
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    cái này nhìn gần giống với chữ thổ
    chữ thổ sử dụng nhiều ký tự latin
    chữ Thái, Lào, Cam có hệ tượng thanh loằng ngoằng khá giống chữ ả rập

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    loại chữ này còn đc gọi là Hỏa tự

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •