Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 21

Chủ đề: Khoa Đẩu tự.!

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Khoa Đẩu tự.!

    Em tìm được trên mạng tài liệu này. Mong mọi nguời xem xem. Em rất thích chữ Khoa Đẩu.
    p/s: hôm nay Quốc Khánh, Quốc khánh nuớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, post bài này xem như mình tự trân trọng một cái gì đó rất thuộc về Việt nam. Việt nam muôn năm!
    http://vn.myblog.yahoo.com/quainhanbang/article?mid=25

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em tìm bài viết như thế này từ lâu lắm rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]



    Nhưng liệu có thể đưa thêm một số dẫn chứng khảo cổ để khẳng định đây là chữ viết của tôt tiên không nhỉ.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái em băn khăn, là vấn đề này:
    1. Khoa đẩu tự này nó có khóa đuôi. Mà em thì không rõ cách dùng khóa đuôi là sao nữa, nên mong ai có từng đọc qua thấu hiểu thì chỉ rõ cho em.
    2. Là các phụ âm có khóa đuôi trùng với khóa đuôi của nguyên âm, như thế thì phân biệt thế nào? ví dụ như phụ âm "gi" viết giống khóa đuôi của nguyên âm "i,y"

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Liệu từ đây có thể chứng minh là chữ Quốc ngữ hiện nay dựa trên chữ Khoa Đẩu không nhỉ ?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Khoa Đẩu là tiếng tượng âm chứ không phải tượng hình à? Hơi lạ à nghen.
    Nhìn giống tiếng khơme quá...

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy HDV nghĩ nó tượng hình à?
    ở nhà mỗ đang tự học cách viết này, nay thì tàm tạm, gọi là viết tên mình thì được chứ không hẳn là viết trôi chảy.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tình cờ đi lang thang qua diễn đàn này, đọc được topic này. Mình cũng có may mắn được biết một số thông tin về bộ chữ khoa đẩu của cha ông. Mình xin mạn phép copy về đây cho mọi người cùng đọc.

    Nguồn lyhocdongphuong.org.vn

    Đi tìm chữ Việt cổ (Bản dự thảo lần thứ nhất để xin ý kiến)


    Tác giả Đỗ Văn Xuyền
    (Khánh Hoài)
    Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
    Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Việt Trì
    Phó ban chỉ đạo đề án “Nghiên cứu thấm định và phục hồi các di tích của cố đô Văn Lang”
    Chủ nhiệm đề tài Chữ Việt cổ (trong nhóm nghiên cứu thời tiền sử thuộc trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam).

    Trước khi vào cuộc kiếm tìm

    Từ một ngôi miếu nhỏ

    Trên một quả đồi nhỏ ven đường, thôn Hương Lan – Nơi trung tâm của cố đô Văn Lang xưa – Có một tòa cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây táu, gốc to đến bốn, năm người ôm không xuể, ước tính tuổi đời đã đến ngót nghìn năm. Mỗi độ hè về, trên mái ngói rêu phong và quanh những gốc cây lại phủ đầy những cánh hoa vàng, hoa bạc làm tăng thêm vẻ u tịch và cổ kính.
    Người ta gọi đây là miếu Hai Cô. Ngôi miếu rộng chừng ngót chục mét vuông với bức tường thấp nứt nẻ và hai mái nhỏ lô xô những viên ngói vỡ tưởng chừng có thể sụp đổ và tan biến trước bão tố trong thời gian bất kể lúc nào, nếu không có hai cây cổ thụ vươn dài những cánh tay lực sỹ che chở.

    Vào một mùa hè năm 1978, ban lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp Động Lực quyết định cho chặt hai cây táu trước miếu về làm củi nung gạch. Được tin này các cụ già thôn Hương Lan đã kéo nhau ra miếu. Nhìn đám xã viên vác rìu, búa… chuẩn bị vào cuộc, cụ Nguyễn Hữu Bồng đã chạy đến, ôm chặt gốc cây hét lớn:
    “Không được phá nơi thờ thầy, cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể”.

    Đến lúc này, người ta mới biết đây không phải là miếu Hai Cô như người dân đã bao đời lầm tưởng, mà là miếu thờ thầy giáo Vũ Thê Lang – quê ở Mộ Trạch - Hải Dương (cùng vợ là cô Nguyễn Thị Thục quê ở Đông Ngàn – Kinh Bắc) đã lên đây dạy học từ thời Vua Hùng thứ 18. Thầy Cô đã chết vào cùng một giờ, ngày 2 tháng 2 năm Quý Dậu (288 trước Công nguyên) và được song táng trong lòng miếu. Ngôi mộ đã được nhân dân Hương Lan âm thầm bảo vệ suốt gần 23 thế kỷ. (1)

    (1) Theo Ngọc Phả do Nguyễn Bính phụng soạn.

    Trên bàn thờ còn tượng thầy cô và đặc biệt có hai cô gái với thị nữ theo hầu. Đó chính là Tiên Dung và Ngọc Hoa, hai cô học trò yêu của thầy họ Vũ mà người ta dùng hình ảnh để ngụy trang cho ngôi miếu cổ. Bức hoành phi nhỏ “Thiên Cổ Miếu” và đôi câu đối bằng gỗ mộc, dài chừng một mét đã nói lên tầm cỡ của di tích này:

    “Hùng lĩnh trung chi thắng tích,
    Nam thiên chính khí linh từ”

    (Tạm dịch: “Thắng tích: Dấu xưa Hùng Lĩnh
    Đền thiêng: Nguồn sáng trời Nam)

    …Đến cả một hệ thống đền, miếu thờ thầy cô giáo thời trước Hán

    Mở rộng phạm vi tìm kiếm, ta thấy ngoài miếu Thiên cổ thôn Hương Lan, còn rất nhiều nơi thờ thầy cô giáo ở khắp vùng miền núi, trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh.

    Điều đáng tiếc là sau bao năm bị chiến tranh tàn phá và do nhận thức nông cạn một thời, nhiều di tích lịch sử đã không còn nữa. Rất may mắn là năm 1938, người Pháp đã có một cuộc tổng kiểm kê di tích các làng xã. Tài liệu hiện giờ còn lưu giữ ở kho AE Viện Hán Nôm, cộng với một số công trình của một số tác giả: “Thần linh đất Việt”, “Các nữ thần Việt Nam”, “Các nữ tướng của Hai Bà Trưng” cộng với các di tích còn sót lại… Ta đã có thề dựng lại tấm bản đồ vùng Giao Chỉ, Cửu Chân cũ với rất nhiều dấu tích của một nền giáo dục thời trước Hán, mở đầu từ thời Hùng Vương thứ sáu và kết thúc là thời Hai Bà Trưng với thầy Đỗ Năm Tế, cô Tạ Cẩn Nương, thầy Lê Đạo, sư bà chùa Phúc Khánh… Có tấm bản đồ ghi chú và qua danh sách các thầy cô giáo học sinh kèm theo ta cũng có thể hình dung được sự học hành của tổ tiên ta thời ấy.



    Như vậy phải chăng ngay từ thời đại Hùng Vương dân tộc ta đã từng có chữ viết riêng?

    Đất nước ta nhỏ bé, lại phải trải qua hàng nghìn năm bị thống trị với chính sách đồng hóa nghiệt ngã của kẻ thù, bao nhiêu di sản quí báu của tổ tiên đã không còn nữa. Giờ đây nhiều nhà khoa học đang dành hết công sức vào các công cuộc kiếm tìm.
    Riêng về chữ viết, trong suốt mấy nghìn năm đã có bao nhiêu người từng nhắc tới. Từ Hứa Thận, Trịnh Tiểu… đời Tống cho đến Vũ Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Vương Duy Trinh, Lê Huy Nghiệm… Và gần đây là Bùi Văn Nguyên, Lê Trọng Khánh, Hà Văn Tấn, Trần Ngọc Thêm… Và một số lượng không nhỏ các nhà nghiên cứu Việt Kiều.
    Những dấu tích về ký tự của tổ tiên cũng ngày càng phát lộ nhiều hơn:

    - Từ những nét khắc đơn sơ trên các bãi đá cổ ở Xín Mần (Hà Giang) Pá Màng (Sơn La), trên các đồ đồng Đông Sơn đến các hình vẽ tinh xảo đã mang tính khoa học, trên hàng trăm tảng đá ở Sa Pa mà chúng ta chưa giải mã được.
    - Tiến lên một bước, ta còn tìm thấy dấu tích chữ khoa đẩu trên vách đá Đài Loan - một loại chữ tượng hình mà nhìn qua ta cũng đoán biết đây là tiền thân của chữ Hán. Các nhà khảo cổ Trung Quốc còn phát hiện nhiều di vật có khắc chữ, cách đây tới sáu, bảy nghìn năm, vào thời điểm mà các vùng phát hiện còn là khu vực cư trú của người Bách Việt. Ấn tượng về loại chữ khoa đẩu mạnh đến mức còn lưu dấu lại trong các tác phẩm văn học như Thủy Hử của Thi Nại Am, Lộc Đĩnh Ký của Kim Dung…

    Thời điểm ghi lại sự xuất hiện của loại ký tự này đã cách xa tới bốn, năm nghìn năm trước… Ta biết rằng ký tự của một dân tộc bao giờ cũng phát triển từ đơn sơ lên hoàn chỉnh. Sự phát triển này mang tính kế thừa. Vì vậy, muốn nghiên cứu về chữ viết của tổ tiên, ta phải bắt đầu từ loại chữ viết xuất hiện gần ta nhất (song song với ngôn ngữ của giai đoạn đó). Thời điểm này ít nhất cũng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên khi đất nước ta bắt đầu chìm vào đêm dài tăm tối của trên 1000 năm Bắc thuộc.



    Với phương pháp nghiên cứu khoa học, có điều kiện tiếp xúc nhiều tài liệu và với cái nhìn khách quan, một số nhà khoa học thế giới đã giúp ta những tài liệu mới về vấn đề này.

    Giáo sư Noel Barnard ở Đại học Quốc gia Úc đã khẳng định:
    “Rõ ràng là thời trước Hán (thời của dòng Bách Việt) ở Trung Quốc đã tồn tại một hình thức chữ viết và ngôn ngữ văn học khá chuẩn xác”.

    Trong cuốn “Lịch sử chữ viết thế giới” xuất bản trước năm 1945, nhà khoa học Tiệp Khắc Cesmir Loukotca viết:
    “Phía nam đế quốc Trung Hoa có nhà nước An Nam, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã bị người Hán thống trị. Viên Thái thú Sĩ Nhiếp đã du nhập chữ Hán vào. Trước đó, người An Nam đã đọc bằng thứ chữ ghi âm riêng. Chữ đó không còn lại đến ngày nay”.

    - Trước đó, năm 1887, Terrien de Couperie đã viết trong tạp chí Hoàng gia Anh:

    “… Sĩ Nhiếp đã bắt người Việt học thứ chữ Hán tượng hình và cấm dùng thứ chữ tượng thanh của mình”.

    Vào giai đoạn này, nhiều cuốn kinh Phật được dịch sang chữ Hán (như Tạp thí dụ kinh, Cựu tạp thí dụ kinh… và Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội - dịch năm 246). Tới nay, căn cứ vào nội dung và hình thức ngữ pháp của sách, Thiền sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã có một phát hiện quan trọng:
    Cuốn Lục độ tập kinh không phải dịch từ chữ Phạn mà là chép nguyên văn một cuốn sách bằng chữ Việt.
    Thiền sư khẳng định:
    Ngay từ trước khi chữ Phạn từ Ấn Độ được truyền sang Đông Nam Á theo con đường Phật giáo thì ở Việt Nam đã có một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh.

    Không phải chỉ có loại chữ ghi âm, tiến bộ vượt bậc so với loại chữ Hán tượng hình. Trong khi, đến thế kỷ thứ 3, nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre ghi chép thì từ năm 43, Mã Viện đã báo cáo với vua Hán: Dân Giao chỉ đã làm được giấy mật hương, loại giấy thả xuống nước không nát. Sử sách còn ghi:
    “Năm 284 lái buôn La Mã mua từ Giao Chỉ 30.000 tờ giấy mật hương biếu vua Tấn”.
    Điều đó chứng tỏ kỹ nghệ làm giấy đã phát triển rất cao.

    Giáo sư Jean Pierre Drege, Giám đốc viện Viễn Đông bác cổ ở Pháp, căn cứ vào sách “Nam phương thảo mộc trạng” của Kê Hàm năm 304 và sách “Thập di ký” của Vương Gia, thời gian sau đó đã đi đến kết luận:
    “Ngay từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, người Việt đã làm ra giấy và sau đó truyền vào Trung Hoa”.

    Tất cả để chứng minh rằng: Ngay từ khi lập quốc, tổ tiên ta đã có chữ viết, từ những hình vẽ đơn sơ đến loại chữ khoa đẩu như hình con nòng nọc và tới khi bị kẻ thù triệt hạ thì cứ văn tự ấy đã đạt đến mức độ cao về mặt khoa học:
    Thứ ký tự ghi âm có chữ cái ghép vần… có thể đứng ngang hàng với những loại chữ tiến bộ nhất của nhân loại.

    Thứ tài sản vô giá ấy của tổ tiên liệu có còn không?
    Làm sao để chúng ta tìm lại được và tìm ở những nơi nào?

    Đất nước ta nhỏ bé, ở bên cạnh một đế quốc to lớn, bị thống trị tới hàng nghìn năm mà vẫn giành lại được độc lập dân tộc, vẫn tồn tại với cả một nền văn hóa độc đáo. Trải qua bao thử thách khốc liệt, dân tộc ta vẫn giữ vững ý chí quyết chiến quyết thắng với lòng yêu nước mênh mông và tình yêu thương nhân loại cao cả. Bao nhiêu di tích, bao nhiêu di sản quý giá từ thời đại đồ đá, đồ đồng… Vẫn được dân ta bí mật cất dấu bảo vệ thì Chữ Việt cổ nhất định vẫn còn.

    Chỉ có điều chúng ta không hy vọng tìm thấy ở các vùng biên giới phía Bắc, đồng bằng và đô thị. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, lệnh triệt hạ chữ viết cổ của Sĩ Nhiếp khi bắt dân ta học chữ Hán, một chỉ dụ của Minh Thành Tổ gửi Trương Phụ năm 1875, chắc những nơi đó không còn sót lại được gì.

    Chỉ còn vùng Tây Bắc.
    Một số nhà khoa học thế giới và trong nước đã khẳng định:

    Vùng triền núi ven sông Đà là nơi cư trú của người Lạc Việt từ hàng vạn năm trước, sau đó là người Mường và người Thái. Do địa hình cao và địa thế hiểm trở, dân ở đây không phải chịu những cuộc thiên di do Đại hồng thủy và kẻ thù cũng không dễ dàng vượt qua sông Đà đầy ghềnh thác mà vào cái vùng rừng núi đầy hiểm trở này.

    Chúng ta hướng việc tìm tòi về phía đó, chỉ có điều, phải dùng một phương pháp nghiên cứu khác (để không bị rơi vào những cái bẫy kiến thức người ta đã đặt sẵn – làm bao nhiêu người lệch hướng). Chúng ta tin tổ tiên còn lưu giữ lại nhiều. Chí có về với dân và dùng phương pháp nghiên cứu hiện đại nhất, ta mới hy vọng tìm ra sự thật.

    Như vậy, ta có thể xác định:

    - Đối tượng tìm của ta là Chữ Việt cổ, loại chữ ghi âm đã có chữ cái ghép vần.
    - Địa điểm tìm, chủ yếu là vùng Tây bắc.
    - Phương pháp của ta là: dựa vào dân tìm tư liệu trong dân. Thu thập, lựa chọn để tìm ra những bộ chữ có nhiều khả năng nhất. Tìm cách giải mã và sau đó dùng phương pháp hiện đại nhất để kiểm nghiệm.

    Còn tiếp

    Đỗ Văn Xuyền

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đi tìm chữ Việt cổ - 1



    Đỗ Văn Xuyền

    Trên đường tìm kiếm

    Dấu tích chữ Việt cổ dạng tượng thanh - Loại ký tự đã có chữ cái ghép vần – Tìm thấy ở vùng Giao Chỉ cửu chân

    Đây là loại chữ, ta tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, trong khoảng thời gian hàng nghìn năm và trên nhiều chất liệu: Đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và cả trên mặt giấy.

    1. Trên trống đồng:

    + Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi về trống đồng Đan Nê (Yên Định, Thanh Hóa):
    + “… Trên mặt có 9 vành hoa văn. Bốn bên tang trống có dây dọc và chữ VẠN, văn như chữ khoa đẩu, lâu ngày mòn mất không thể đọc được. Tương truyền Hùng Vương đúc trống này…”
    + Trong cuốn “Trống đồng vùng Đất Tổ”, Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn giới thiệu 75 chiếc trống đồng đã tìm thấy ở Phú Thọ (tới năm 2000), trong đó có trống Lai Đồng và Ngọc Lập, trên mặt có khắc chữ nhưng đã bị cạo sứt hết.
    + Đặc biệt, tháng 3/1970, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phát hiện một trống đồng để trong nhà dân ở Lũng Cú (Hà Giang), trên tang trống có hai hàng 8 chữ cái:

    (u) (đ) (ng)

    + Năm 1889, tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Pari có trưng bày một trống đồng do Phó sứ Moulíe lấy được tại nhà một quan lang ở Hòa Bình gần sông Đà.

    Trên tang trống có khắc hình những người đang cầm đọc văn bản. Hình ảnh này nhắc ta nhớ lại báo cáo của Mã Viện gửi lên Hán Quang Đế năm 43:

    “Giao Chỉ đã biết làm giấy mật hương, loại giấy trắng thả xuống nước không nát.
    … Luật Việt khác luật Hán trên 10 điều…”

    2. Trên đồ gốm:

    Năm 1923, bà Colani đào được ở chân núi Lam Gan Hòa Bình nhiều hiện vật đồ đá cách đây khoảng 8000 năm, đã gây chấn động dư luận quốc tế. Trong số đó có hai chiếc đĩa gốm có khắc chữ, qua hình dạng có người đoán là chữ Sỹ (士)
    Và chữ Thượng (上) của Trung Quốc. Nay ta đã giải mã được. Đó là chữ SÔ tương tự chữ X và chữ Ố tương tự chữ O của quốc ngữ. Ta có thể gặp hai chữ này trong rất nhiều tại liệu Việt cổ đã tìm được.

    3. Trên chiếc rìu đá do Đỗ Quý Bào tìm thấy ở đồi Giàm Việt Trì. (n)

    4. Trên tảng đá ở Hầu Thào 1 ở Sa Pa (sau khi cạo sạch lớp rêu phủ)

    (S,X) (r) (c)

    5. Trên rìu đồng Bắc Ninh

    (ă) (t) (ng)

    6. Trong hiện vật đồng (tấm che ngực) của Viện bảo tàng Lịch sử

    (n) (u) (ng)

    7. Trong bài ca Hỏa tự của Vương Duy Trinh (1903)

    (n) (cu = qu) (m)

    Còn tiếp

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    8. Trong trang sách Mường Thanh Hóa do viện sỹ Trần Ngọc Thêm giới thiệu trong "Cơ sở Văn hóa Việt Nam” 1999.

    (h) (n) (cu = qu)
    9. Trong một số vùng ở Tây Bắc (theo giáo sư Lê Trọng Khánh):

    - Vùng Mường La: (B) (t)

    - Vùng Mường Lay: (c) (ph)

    - Vùng Mộc Châu: (h)

    - Vùng Phong Thổ: (i, y) (l)

    10. Trong bộ chữ Thái thổ tư do Thượng thư Phạm Thận Duật sưu tầm trên Tây Bắc năm 1855 – 1856

    - Ở Lai Châu, Luân Châu, Quỳnh Nhai:

    (O) (m) (uô, uâ)

    - Ở Tuần Giáo, Thuận Châu:

    (B) (D)

    - Ở Châu Phù Yên:

    (ch) (a)


    Còn tiếp

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    11. Ở rất nhiều văn bản tìm thấy hiện để ở Bảo tàng và Thư viện Sơn La:

    (O) (th) (Ô)

    12. Đặc biệt, ta còn tìm được nguyên vẹn CẤU TRÚC CỦA CHỮ VIỆT CỔ đã khoác VỎ LA TINH trong các tác phẩm đầu tiên của chữ Quốc ngữ.

    - Trong “Thư báo cáo” của Gaspa Loui viết từ Ma Cao (1621): Ontrum, Nouoeman
    - Trong hồi ký của Cirs – tô – phô – rô Bori (1631): Quanghia, Chiuua, Omgne
    - Trong sách giảng 8 ngày của A. de Rhodes: Tỏ tưầng, ∫óũ, ∫aũ le.
    - Trong từ điển Việt Bồ La của A. de Rhodes (1651): Con ruầi, tổ aõ, Sáp aõ, Saũ le
    - Trong từ điển của Pisneau de behaine (1772) và từ điển của Taberd (1830): Duiên, Khuia
    - Trong từ điển của Aubaret (1861): Huình, huinh, Koặp
    ...

    13. Trong “Sách sổ sang” của linh mục filip Bỉnh viết ở thủ đô Lisbon - Bồ Đào Nha (từ 1790 – 1820), do viết tay nên ngoài những chữ quốc ngữ có cấu trúc của chữ Việt cổ khoác vỏ La Tinh, ta còn gặp nguyên dạng chữ Việt cổ trong suốt hớn 600 trang sách.

    - Khaóc laóc, Vỏng, Cụ Cuiền, Phu xưấng phụ tùi.

    Tra ∫a Excomunha

    Riêng trang 147 có 22 dòng thì có tới 12 từ có cấu trúc Việt cổ vỏ La Tinh và 11 từ còn lưu lại nguyên dạng chữ Việt cổ (11 từ này, mỗi từ có 3 chữ cái thì hai chữ nguyên dạng chữ Việt cổ: A (a = o) đọc là Ô và (ng) đọc là ngộ.

    Có thể nói: Trong khắp vùng Giao Chỉ, Cửu Chân cũ, suốt mấy nghìn năm, nhân dân ta đã tìm mọi cách lưu giữ lại nguyên vẹn những chữ Việt cổ trong lần cải tiến cuối cùng của chữ Khoa đẩu: Từ những ký hiệu, những chữ tượng hình… chuyển sang chữ tượng thanh: Loại có chữ cái ghép vần.

    Loại chữ này tìm thấy ở một vùng không gian rộng lớn cách nhau hàng nghìn cây số, với khoảng thời gian chênh nhau hàng nghìn năm nhưng có một đặc điểm chung về hình dạng chữ cái, về cấu trúc của các từ cơ bản là thống nhất. Điều đó chứng tỏ, chúng có chung một nguồn gốc và sẽ rất thuận lợi cho chúng ta khi so sánh, tìm hiểu, nhưng cũng gây cho ta không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu vì một số lý do:

    1. Sự thay đổi con chữ đối với các dân tộc anh em:

    Do tính chất khoa học và tiện lợi, một số dân tộc anh em đã sử dụng loại ký tự này để ghi ngôn ngữ của dân tộc mình. Nhưng do sự khác nhau đôi chút về ngôn ngữ, bộ ký tự Việt cổ còn thiếu một số chữ cái. Trong quá trình sử dụng họ đã có sự bổ sung, cải tiến cho phù hợp với dân tộc mình.

    Ví dụ: Bộ ký tự này thiếu chữ P đứng đầu từ, trong khi người Thái lại cần rất nhiều phụ âm P (Pí noọng, Pa ử…). Họ đã dùng chứ P khóa đuôi của Việt cổ thay cho chữ P đứng đầu còn thiếu:

    Ví dụ:
    Chữ PHÁP (PH - A - P)

    Chữ PAP (… - A - P)

    Không viết được vì Việt cổ không có P đứng đầu từ.
    Người Thái đã viết:

    Ví dụ: Tam Tan
    Để khỏi nhầm lẫn, người Thái đã cải tiến chữ thành 2 chữ

    (là N khóa đuôi) (là M khóa đuôi)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •