Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 42

Chủ đề: Đố tranh

  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    đây là bản đồ vẽ lãnh thổ nhà Tấn vào thời điểm khác với thời điểm của nhà Tấn trong bản đồ ở đầu 2pic

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    đế quốc Đại Hán và đế quốc La Mã

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    184
    Vương triều Đại Hán và Đế quốc La Mã

    thiên lang đáp đúng, hãy nhận 1 thank [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    nếu mod cho phép sẽ + điểm thưởng

    Thực ra bạn Long Quân và Tôn Ngộ Chữ nói nhà Tấn cũng có thể đúng, 265 là thời cực thịnh của La Mã và lãnh thổ nhà Tấn cũng tương tự Hán

  4. #14
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Roài, câu hỏi thứ 2 đê bác.
    .............................

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bác Longquan bảo bản đò của bác là nhà Tấn nhưng mình nhớ Vân Nam đến thời Nguyên mới nhập vào lãnh thổ TQ mà?

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hình đó đúng là nhà Tấn, cũng lấy trên wikipedia

    Đế Quốc La Mã và Vương triều Đại Hán ở 1 AD, là hai siêu cường thế giới cổ đại, đã định hình văn minh phương Đông và phương Tây. Ở nước ngoài người ta rất hay tranh luận và so sánh xem ai mạnh hơn (thậm chí là đụng độ quân sự [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG])

    Bức thứ 2:


  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chắc ảnh 2 là mô hình Vũ trụ , ảnh 2.5 D. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]..........

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    221 TCN, Tần thống nhất TQ và mở rộng quyền lực của mình xuống phía nam. Các châu và huyện đã được thiết lập tại đông bắc Vân Nam. Đường giao thông đang có tại Tứ Xuyên đã được mở rộng về phía nam tới gần Khúc Tĩnh ngày nay, ở miền đông Vân Nam - được gọi là "đường 5 thước".
    109 TCN, Hán Vũ đế phái Vương Thiên Vũ đến đất Điền tuyên truyền sức mạnh của quân Hán nhưng Điền vương ỷ có mấy vạn binh sĩ lại có những bộ tộc cùng họ ở phía đông bắc là Lao Thâm, Mạc My ủng hộ nên không chịu quy phục.
    109 TCN Vũ đế điều động quân Ba Thục tấn công tiêu diệt Lao Thâm, Mạc My xua quân tiến sát đất Điền. Điền vương xin đầu hàng, nhà Hán giao quyền cho tướng Quách Xương đặt quận Ích châu với 24 huyện trực thuộc. Nơi đặt trụ sở của quận này là huyện Điền Trì (ngày nay là Tấn Ninh). Về sau lại hàng phục được Côn Minh sáp nhập vùng này vào quận Ích châu. 1 huyện khác được gọi là "Vân Nam", có lẽ là lần sử dụng đầu tiên của tên gọi này. Để mở rộng quan hệ thương mại mới hình thành với Miến Điện và Ấn Độ, Hán Vũ Đế còn giao cho Đường Mông nhiệm vụ bảo trì và mở rộng "đường 5 thước", đổi tên nó thành "Tây nam Di đạo". Vào thời gian đó, kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp ở Vân Nam đã được cải thiện rõ rệt. Người dân địa phương sử dụng các công cụ và cày bừa bằng đồng thau cũng như chăn thả nhiều loại gia súc, như trâu, bò, ngựa, cừu, dê, lợn và chó.

    Các nhà nhân loại học đã xác định là những người này có quan hệ họ hàng gần với những người mà ngày nay gọi là người Thái. Họ sinh sống theo bộ tộc, đôi khi được những người Hán bị lưu đày đứng đầu.

    Trong thời kỳ Tam Quốc, lãnh thổ của Vân Nam ngày nay, Kiềm Tây và miền nam Tứ Xuyên được gọi chung là "Nam Trung". Sự tan rã của quyền lực trung ương tại TQ đã làm gia tăng tính tự trị của Vân Nam cũng như tăng thêm quyền lực cho các bộ tộc địa phương. Năm 225, Gia Cát Lượng đã dẫn quân đến Vân Nam để dẹp yên các bộ tộc này. 7 lần bắt và tha Mạnh Hoạch, một thủ lĩnh địa phương, đã được huyền thoại hóa trong văn hóa dân gian TQ

    Vào thế kỷ 4, miền bắc TQ chủ yếu bị những bộ tộc từ Trung Á tràn sang. Vào thập niên 320, thị tộc Thoán đã di cư tới Vân Nam. Thoán Sâm tự xưng làm vua và duy trì quyền lực tại Điền Trì (khi đó gọi là Côn Xuyên). Từ đó trở đi, thị tộc này đã cai quản Vân Nam trên 400 năm. Năm 738, Bì La Các (皮罗阁), thủ lĩnh bộ lạc Mông Xá, đã thành lập vương quốc Nam Chiếu tại Vân Nam với kinh đô tại thành Thái Hòa (nay là Đại Lý) lập ra năm 739. Ông được nhà Đường công nhận là "Vân Nam vương". Từ Đại Lý, 13 đời vua Nam Chiếu đã cai trị trên 2 thế kỷ và đóng 1 vai trò quan trọng trong mối quan hệ luôn biến đổi giữa TQ và Tây Tạng. Năm 902, quyền thần của Nam Chiếu là Trịnh Mãi chiếm đoạt quyền hành, đổi tên nước thành Đại Trường Hòa. Năm 929, Triệu Thiện Chính diệt Đại Trường Hòa, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm 930, tiết độ sứ Đông Xuyên là Dương Càn Hưng diệt Đại Thiên Hưng, đổi tên nước thành Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, thủ lĩnh bộ tộc người Bạch là Đoàn Tư Bình đã diệt Đại Nghĩa Ninh và thành lập Vương quốc Đại Lý, đóng đô tại Đại Lý. Vương quốc này khi đó bao gồm lãnh thổ ngày nay thuộc các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, tây nam Tứ Xuyên, bắc Miến Điện, bắc Lào và 1 số khu vực tại tây bắc VN.
    Năm 1253, vương quốc Đại Lý bị người Mông Cổ và quân đội của đại hãn Mông Kha tấn công. Năm 1276, Hốt Tất Liệt cho thành lập tỉnh Vân Nam

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    nhìn giống hình phối cảnh các đường dây thần kinh của một quả tim.
    cũng có thể là các đường nôron thần kinh ở trong não.

    tuy nhiên tui thì nghiêng về phía các dây thần kinh của quả tim hơn

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thực ra nếu là dây thần kinh thì nó không thể túa ra nhiều phía và đứt khúc như vậy.

    Còn nơ ron thì phân bố khá là cục bộ, trong 1 khu vực sẽ có phân bố tương tự nhau.

    Ảnh này rất khó, nhưng cũng rất dễ, chủ yếu là liên tưởng.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •