-
10-14-2009, 03:28 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
kinh tế thị trừong định huớng xã hội chủ nghĩa
Ai cung biết Việt nam đang là nền kinh tế thị trừong định huớng xã hội chủ nghĩa ! và Việt nam phát triển khá là nhanh !
vậy tôi muốn hỏi đâu là lí do chính của sự phát triển ấy !
kinh tế thị trừong hay là định huớng xã hội chủ nghĩa !View more random threads:
- Cảm tưởng của đồng nhơn chúng tôi về cái tin buồn lương khải siêu tiên sinh tạ thế
- Trong 12 con giáp, bên TQ là con thỏ nhưng bên VN lại là còn mèo?
- nguồn gốc của người triều tiên ????
- Tại sao đồ sắt thay thế hoàn toàn cho đồ đồng khá muộn ?
- Bàn về Trung Quốc
- Nhược điểm của người Do Thái
- Rửa mặt bằng phèn chua có chức năng gì? Có thật sự tiêu diệt mụn cằm?
- Phản biện hay "tát nước theo mưa"?
- Jeane de Arc, anh thư hay cô gái nông dân?
- Triều Habsburg sao có thể tồn tại vô cùng lâu dài kể cả khi đã suy yếu ?
-
10-14-2009, 03:37 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
11/ VN đang đi lên với tốc độ cao, thay đổi thể chế làm gì?
Có 2 nhầm lẫn trong lập luận này của các bác HVB:
Thứ nhất, sự phát triển của VN kể từ những năm đổi mới 1986 trở lại đây là vì lý do gì?
Thật đáng tiếc là sự phát triển của Vn kể từ 1986 lại không phải là kết quả của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà ngược lại là kết quả của sự thay đổi thể chế đi xa con đường XHCN. Có thể nói, VN đạt được tốc độ phát triển nhanh là bởi vì Đảng CSVN giảm bớt độc quyền, cởi trói cho xã hội, chấp nhận cho người dân tự do và dân chủ hơn!
Đó không phải là nhìn nhận riêng đối với VN. Ông Hồ Thư Lập, chủ bút báo Tài Chính của TQ, có kết luật 1 câu ngắn gọn về sự phát triển thần kỳ của TQ thế này:
<div class="bbcode_container">
<div class="bbcode_quote">
<div class="quote_container">
<div class="bbcode_quote_container">
Cách làm này đã đem lại phát triển nhất thời, nhưng càng ngày càng có những dấu hiệu chậm lại và mất bền vững. Đó là nhầm lẫn thứ 2 của các bác HVB:
Thứ 2, phát triển tốc độ cao có tốt không?
Chúng ta vẫn thường tự hào về tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta đứng thứ 2 khu vực, chỉ sau có TQ. Rất tiếc, tốc độ tăng GDP chỉ phán ánh 1 phần câu chuyện, và nó không phải là cái đích chính để 1 quốc gia hướng tới. Cao là một yếu tố, nhưng quan trọng hơn phải là tính bền vững.
Phát triển bền vững là phát triển sao cho đáp ứng được nhu cầu đời sống của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại tới đời sống của xã hội tương lai. Chúng ta "có lẽ" đã đáp ứng được vế đầu (mặc dù điều này rất đáng nghi vấn, đời sống nông thôn vẫn còn nhiều cực khổ) - nhưng dường như không có tầm nhìn ở vế sau.
Cách phát triển hiện tại của Đảng ta giống như 1 ông nông dân chơi sang bán ruộng bán vườn để ăn chơi. Vì có tiền bán ruộng vườn, GDP của ông ta tăng vọt với tốc độ khủng khiếp, ông mua xe hơi mua điện thoại Vertu về làm cả làng cả xã choáng "Thằng cha này nghèo vượt khó mau quá!"
Số tiền thu được 1 cách dễ dàng nhanh chóng thì cả nhà cũng chi tiêu phóng tay. Ông bố đút túi 1 chút để chơi gái, thằng con cũng thủ 1 ít để đánh bạc, cả nhà yên tâm vì số tiền chắc chắn đủ dùng tới cuối đời mình.
"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước", câu nói của các cụ ta quả không sai. Đến đời cháu ông nông dân kia, tiền bạc đã tiêu sạch, ruộng vườn không còn, họ đành phải lầm lũi đi kéo cầy thuê để trả nợ. Những thế hệ kế tiếp của người Việt cũng vậy. Họ sẽ làm gì ra tiền, làm gì để phát triển đất nước khi dầu mỏ và than đá đã được Đảng ta bán sạch để duy trì tốc độ phát triển hiện tại; khi các dòng sông con suối và cánh đồng đều ô nhiễm nặng? Chúng ta chẳng để lại di sản gì cho thế hệ tương, ngoại trừ những đống rác và những khoản nợ nước ngoài.
___________________________
Kết luận ở đây là gì? Phát triển chỉ đến khi người dân tự do hơn, luật pháp được tôn trọng hơn.
Dân chủ sẽ giúp phát triển được bền vững và hiệu quả. Trong câu chuyện nói trên, nếu ông nông dân được giám sát về chi tiêu, đảm bảo đầu tư hợp lý, thì có thể ông ta đã mang lại nhiều tiền hơn cho con cháu của mình. Thế hệ kế tiếp sẽ có tài sản thừa kế thay vì những gánh nặng khổng lồ. Chúng ta có thể tiến chậm hơn, nhưng cũng sẽ chắc chắn hơn!
Đó là lý do tại sao VN cần phải tiếp tục cải cách chính trị theo hướng dân chủ, mặc dù đã và đang có GDP nhất nhì khu vực!
</div>
</div>
</div>.............................................. .... .
-
10-14-2009, 08:41 AM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Chỉ đồng ý phần trên của ông Bát nháo thôi.
Phần dưới này thì bỏ: (Cứ nghe đến freedom và liberty là dị ứng rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG])
Kết luận ở đây là gì? Phát triển chỉ đến khi người dân tự do hơn, luật pháp được tôn trọng hơn.
Dân chủ sẽ giúp phát triển được bền vững và hiệu quả. Trong câu chuyện nói trên, nếu ông nông dân được giám sát về chi tiêu, đảm bảo đầu tư hợp lý, thì có thể ông ta đã mang lại nhiều tiền hơn cho con cháu của mình...
-
10-14-2009, 09:42 AM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
vậy tôi muốn hỏi đâu là lí do chính của sự phát triển ấy !
kinh tế thị trừong hay là định huớng xã hội chủ nghĩa !
Nền kinh tế Việt Nam đang rập khuôn mô hình "cũ rích" của Indo, Philipin, Brazil... Dựa vào xuất khẩu tài nguyên để phát triển. Và nếu chúng ta vẫn tiếp tục bám vào chính sách này thì tương lai đất nước có thể nhìn thấy trước được.
Trả lời cho câu hỏi "lí do chính của sự phát triển ấy", mình có thiển ý như sau:
-Ta xuất khẩu dầu thô và nhập lại xăng, dầu thành phẩm.
-Ta xuất khẩu lúa gạo và nhập phân bón ngoại.
-Ta phải nhập khẩu từ túi ni lông cho tới linh kiện xe máy.
Vân vân và vân vân.
--> Dẫn đến là từ khi mở cửa đến nay, năm nào ta cũng nhập siêu.
Vậy thì rõ ràng VN ta phát triển không phải là nhờ chính sách kinh tế, tập trung xuất nguyên liệu thô.
Có lẽ VN phát triển được là nhờ đầu tư nước ngoài, ODA các loại...
thiển ý, thiển ý
-
10-15-2009, 01:50 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Theo ngu ý của em thì Vn phát triển nhanh là nhờ cái cụm từ "kinh tế thị truờng".
-
10-15-2009, 02:15 AM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Nếu muôn bàn về "kinh tế thị trường định hướng XHCN" thì phải so sánh TQ và Ấn Độ để thấy được hướng phát triển của 2 nước này.
Còn nếu tin Dân Chủ sẽ giúp phát triển được bền vững và hiệu quả thì thế giới này chẳng thằng nào Dân Chủ cả vì chẳng thằng nào phát triển bền vững.
Ngược lại, khái niệm "thuế Dân Chủ" (nói nôm na là khoảng tiền bị mất để duy trì thể chế dân chủ nếu so với thể chế quyền lực tập trung) càng làm chúng ta nghi ngờ điều trên. Thậm chí ngược lại, dựa trên những vấn đề Việt Nam ta đang gặp nhiều khi phải nghi ngờ là liệu VN kô phát triển được nhanh như TQ và như Hàn (hồi trước) có phải là do chính phủ ta quá dân chủ =/
-
10-15-2009, 03:51 AM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
có lẽ các bạn đã không hiểu đúng ý của tôi trong truờng hợp nyaf rồi !
định huớng xã hội chủ nghĩa mà tôi nói đến là cái thực chất đằng sau cụm từ đó . đó là nhà nuớc tập trung quản lý vĩ mô định hướng nền kinh tế ! chứ còn bỏa định huớng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là tiến lên CNXH thì có lẽ chỉ là lý thuyết thôi !
-
10-15-2009, 04:01 AM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Long Quân
Trong bài báo "Thành công mặc dù không có dân chủ" của Herald Sun tớ đăng cách đây 2 năm cũng đã có nhắc tới về sức mạnh của nhà nước tập trung quản lý kinh tê vĩ mô TQ. Và nếu so với những thực trạng mà những nước trong cùng hòan cảnh ngày nay (Ấn Độ, Brazil) thì những ý kiến đó không phải không có lí.
Thậm chí thích sâu hơn thì cứ kiếm loạt bài " Báo cáo đặc biệt về..." của tờ The Economist phần TQ và Ấn Độ sẽ có nhắc về từng khiá cạnh (kinh tế, xã hội, môi trường)
PS: còn nếu muốn ngắn gọn để trả lời bài của cậu thì là: "kinh tế thị trường" để phát triển, "định hướng XHCN" để phát triển nhanh hơn. Dĩ nhiên điều này có thể ngược lại với thời kì thế giới thứ 2 vẫn còn tồn tại.
-
10-15-2009, 04:47 AM #9
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
em ko đồng ý với bác vnguyen, bác dựa vào đâu mà nói định hướng XHCN là ko tồn tại?
Thiển ý của em bác thử nghe xem: Ta XHH chứ ko phải tư hữu hóa, đa số các ngành quan trọng thì nhà nước vẫn nắm đa số vốn ko như Nga thời trước bán là bán đứt mà chẳng được bao nhiêu. Thế nên trước Obama ra chính sách bảo hộ các tập đoàn lớn ở Mỹ thì TT Hugo Chavet đã gọi Obama là "đồng chí" vì vốn dĩ 1 thị trường tư bản tự do nhà nước ko can thiệp vào hoạt động sản xuất hay kinh doanh.
bác hiểu XHCN là phải như Liên Xô trước cái nhìn đó từ XH ngày nay khiến bác coi XHCN là ko tưởng, và cho rằng chính quyền chỉ cốt nắm quyền lực còn CNXH là thứ viển vông. Mà em cũng ko cho rằng cuộc sống ở LX thời trước là khổ, chẳng qua VN trải qua thời bao cấp khi mà LX bắt đầu khủng hoảng nên cũng tưởng LX từ trước đến lúc đấy cũng giống thế.
ta bán tài nguyên để mua về công nghệ chế biến (Dung quất là bằng chứng) chứ chẳng lẽ sợ bán tài nguyên thế là cứ để đấy để ngắm.
Sản xuất tất nhiên phải nhập khẩu, chúng ta ko phải TQ ko có khả năng sản xuất từ A đến Z kiểu công trường mà phải chọn cái nào có giá trị thặng dư cao để làm, nhiều người thấy VN đến nam châm vĩnh cửu VN cũng phải nhập khẩu cho rằng VN kém nhưng ko phải VN sản xuất được các thiết bị điện có giá trị thặng dư cao hơn nhiều lần cái nam châm đó, dệt may và trồng bông cũng là 1 ví dụ.
Em cho rằng kinh tế thị trường là điều kiện cần còn định hướng XHCN là điều kiện đủ để VN tiếp tục tiến nhanh
-
10-15-2009, 04:49 AM #10
Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 1
Sau sự sụp đổ của LX, thì kinh tế thị trường liền trở thành mô hình kinh tế tốt nhất cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện tại.
Nhưng sự thất bại của chủ nghĩa tự do (cả cũ và mới) cũng dẫn tới nhiều quốc gia lại phải nhận thức lại nền kinh tế tập trung và nên kinh tế thị trường nó có ưu, khuyết gì, và kết quả cho ra đời nền kinh tế hỗn hợp, vừa có sự điều tiết của nhà nước (mặt tập trung), vừa chấp nhận tính năng động, tự phát của thị trường (mặt thị trường).
Nền kinh tế thị trường từ lâu đã là nền kinh tế thị trường không còn nguyên nghĩa của nó nữa, có thể nhận định nó đã là một mô hình kinh tế quá độ. Trong đấy, việc có hay không sự điều tiết của nhà nước, hoặc nói cách khác là thả lỏng hay xiết chặt thị trường cũng chả còn là vấn đề chủ yếu nữa, mà chủ yếu là mức độ can thiệp của nhà nước như thế nào, phục vụ cho mục đích gì. Động đến vấn đề này, thì cụm đuôi "định hướng XHCN" mới thấy có ý nghĩa.
Như thế, định hướng XHCN là phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội, vì phát triển bền vững, không phải là chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Có đuôi định hướng XHCN để cho thấy rằng, KT thị trường không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện. Vì xét đến cùng, thị trường chỉ là một hiện tượng kinh tế lịch sử, nó chỉ tồn tại trong một giai đoạn của lịch sử, không phải là vĩnh viễn [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Là dòng sản phẩm thuộc nhà KOR - thương hiệu mỹ phẩm uy tín tới từ Hàn Quốc, em kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Supreme Facial nhận được nhiều sự thương yêu của các chị em Hàn Quốc. Sản phẩm được biết...
Kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Hàn Quốc KOR Supreme Facial