Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 18 của 18
  1. #11
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Hồi còn 16-18 hay 20 gì đó Xương cũng mong ước to tát phết.

    Giờ thấy mọi thứ lý tưởng đó đều là vô nghĩa hết. Xương giờ chỉ làm một người đơn giản, bình thản nhìn thế giới vận động và biến đổi mà không can thiệp gì cả, không ao ước gì cả. Chỉ đơn giản là đi làm, đói thì ăn, mệt thì nghỉ, thứ 7 hẹn hò với người yêu, đêm về xem đá bóng. Thấy rằng không ai sướng hơn ta nữa, Bill Gate cũng chỉ đến như vậy, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Obama cũng còn ghen tị với cái sướng bình dị của ta chán.

    Có đọc được 1 đoạn của Osho viết thế này:

    Những nhà chính trị luôn luôn phải hứa hẹn. Họ luôn luôn phải lừa dối mọi người. Họ nói sẽ mang hạnh phúc đến cho người ta, nhưng thực ra họ tìm mọi cách để duy trì người ta trong sự khổ sở. Bởi lẽ, họ thừa hiểu rằng, khi người ta sung sướng, người ta thỏa mãn thì người ta không cần đến lời hứa của nhà chính trị nữa, mà nhà chính trị thì chỉ có một bài thôi, ấy là hứa hẹn. Phải để cho người ta còn khổ thì người ta mới mong chờ tương lai, hy vọng vào tương lai, có như vậy thì nhà chính trị mới có đất mà hứa hẹn. Tôi đã gặp đủ mọi thể loại nhà chính trị, từ Đông sang Tây, từ cái xứ Ấn Độ nghèo nàn sùng tín đến nước Mỹ cuồng nhiệt, đến cái xứ sở ảm đạm của chủ nghĩa cộng sản, ở đâu họ cũng hứa hẹn, và ở đâu thì họ cũng không bao giờ thực hiện lời hứa của họ, họ phải duy trì cho những người khác phải khổ, để người ta còn cần đến họ.

    Một người tôn giáo thực sự thì rất thỏa mãn, họ không cần lời hứa của ai. Các nhà chính trị sợ loại người này, bởi một người tôn giáo thực sự thì hài lòng với cuộc sống và sáng suốt, anh ta tạ ơn Chúa khi nhận được cái gì đó, và cũng tạ ơn Chúa khi anh ta mất đi một cái gì, anh ta không hề đòi hỏi. Vậy nên anh ta không cần đến nhà chính trị: "Ô, anh hứa hẹn gì thế? Chúa đã cho tôi cuộc sống này, thế chưa đủ tốt hay sao?". Vậy nên chính trị không bao giờ chấp nhận tôn giáo. Những trường hợp của Kyto hay Hồi giáo như chúng ta đã biết, thực ra cũng là chính trị đội lốt tôn giáo. Ta hãy nhớ rằng nhà chính trị bao giờ cũng sợ người tôn giáo thực sự. Cộng sản rất sợ tôn giáo, tư bản cũng sợ tôn giáo, họ cố gắng mọi cách để khống chế được tôn giáo. Bởi lý do rất đơn giản mà không thể khác được là: nhà chính trị thì phải hứa hẹn, phải lừa dối, phải làm cho người ta không hạnh phúc. Còn người tôn giáo thực sự thì luôn hạnh phúc.....




    Càng ngẫm càng thấy lời hứa hẹn của mọi nhà chính trị đều là lừa dối, từ Liên Xô đến Mỹ, từ Tư sản đến Cộng sản. Xương hay cười khẩy khi thấy bác Dũng, bác Obama hùng hồn trên truyền hình. Bác nào càng nói hay bao nhiêu thì Xương càng nghi ngờ bấy nhiêu. Lời nói đẹp thì không đáng tin, lời đáng tin thì không đẹp. Vậy nên Xương chỉ âm thầm làm một người quan sát thôi, mọi sự đúng sai, thiện ác, hơn thua, đen trắng đều chỉ là tương đối, mình giữ một thái độ bình thản trước thời cuộc luôn xoay vần biến động, như những bậc thánh nhân ngày xưa vậy.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    phải đấy bác Xương. Chính trị gia thì hay bịp, đối với em, em cần 3 thứ: Danh dự, sức khỏe và người yêu (or người thân cũng dc). Hình như hồi trẻ ai cũng có ước mong làm chính trị gia thì phải? Rồi lớn già đầu đi lại đổi suy nghĩ, ỡm. Em thì đang ở cái tuổi ăn +chơi +học, nên chưa thấu được cái suy nghĩ đó của mọi người...

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hề, tuổi trẻ sức sống dồi dào nên thường rất khó ngồi yên lặng, cái sức sống ấy nó cứ thúc đẩy mình hoạt động không biết mệt mỏi. Vậy nên tuổi trẻ mới hay mơ ước nhiều, và cảm thấy cái gì mình cũng có thể làm được, và đã thích cái gì là sẽ làm rất nhiệt tình, vô tư. Điều đó cũng rất đẹp. Vậy nên cứ mơ ước đi, thích cái gì thì hãy cố gắng làm hết đi, kẻo chỉ vài năm sau đó lại như Xương này, bình thản chả muốn làm gì nữa, vứt bỏ hết mọi ước mơ để làm một người bình thường. Có điều Xương không hề thấy như thế là nhàm chán, thiếu lý tưởng, thiếu ước mơ, mà ngược lại khi vứt bỏ các lý tưởng, các ước mơ ấy đi rồi thì Xương lại trở nên hồn nhiên như hồi bé. Các bác chả tưởng tượng ra được đâu, Xương thấy con cào cào thì vui như đứa trẻ, nói ra lời rằng: A con cào cào! Mày lại đây với tao! Hay nhiều khi Xương cũng thốt lên rằng: Ồ cái cây này đẹp quá v.v... Xương thấy các bác đã đánh mất điều đó đi rất nhiều rồi, các bác cứ mải chạy đua, tìm kiếm, lo toan suy nghĩ, mà không biết rằng cuộc sống quanh ta có nhiều thứ rất đẹp, rất thú vị, chúng rất đơn giản đến mức các bác không ngờ vì hình như các bác nghĩ rằng chỉ có những cái cao siêu gì đó mới đẹp đẽ, thú vị. Ví dụ như các bác cứ mải mê tìm kiếm một thứ âm nhạc nào thật hay, thật độc đáo, mà lại quên mất rằng tiếng chim hót cũng rất hay.

    Xương thấy sức khỏe là thứ quan trọng nhất, dù mình ít tiền hơn người ta một tí, vợ mình xấu hơn người ta một tí, mình không làm to bằng người ta, nhưng mình khỏe mạnh, ấy là một cái hạnh phúc rất lớn rồi đó các bác ạ. Xương cũng hay đau ốm, cứ khi nào khỏe mạnh là lại thấy cuộc sống của mình lâng lâng rất dễ chịu, đầu óc cũng lành mạnh vui vẻ, còn khi ốm thì ngoài đau thân xác ra, đầu óc còn thêm đủ thứ nghĩ ngợi vẩn vơ phiền não. Vậy nên Xương cũng muốn nói đôi câu với các bạn trẻ hơn Xương một tí: Ước mơ cũng tốt, lý tưởng cũng tốt, nhưng đừng quá mải mê chạy theo ước mơ và lý tưởng mà làm giảm sức khỏe của mình, vì sức khỏe mới là thứ quý nhất đối với hạnh phúc của mình. Các bạn trẻ có sức sống tràn trề nên thường không để ý đến sức khỏe, cứ lạm dụng sức mình vô tội vạ dù là cho lý tưởng, đó là điều không tốt đâu. Chỉ chục năm sau thôi, khi các lý tưởng ấy đã phai mờ dần rồi, sức sống mãnh liệt ấy cũng giảm bớt rồi, thì ngẫm lại mới thấy sức khỏe là quan trọng hơn cả. Cái quý giá nhất ấy, rất tiếc là nhiều thanh niên đã phung phí quá đáng.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    HÌ! Em cũng có cái thú giống bác Xương, luôn để ý những thứ nhỏ bé bình dị, thực sự thì trên đời này, 1 sự sống nhỏ bé cũng rất kì diệu, ngày nào mình còn đang hít thở, đang còn nhìn nhận mọi thứ thì đó đã là 1 phép lạ rồi.
    Tuổi trẻ là nhiệt tình, là đầy sức sống, quả thực nhiều lúc thấy nó như dòng thác vậy, luôn tuôn tràn một cách hào phóng...
    Bay nhảy, ước mơ, nói chung giờ chắc em cũng còn nhiều, nhưng quả thực để sống và chấp nhận rằng mình sẽ thành 1 ai đó nhỏ bé trong cái xã hội này thì dường như mình chưa đủ chín để sẵn sàng đón nhận cái thực tế đó...
    Nói túm lại là nói ít làm nhiều, luôn hướng về tương lai mà sải bước![IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Lý tưởng...

    chắc là gom được 1 hội những người nghĩ như mình nghĩ.

    Cái này chắc giống như ước muốn hơn là lý tưởng.


    Có đọc được 1 đoạn của Osho viết thế này:

    Những nhà chính trị luôn luôn phải hứa hẹn. Họ luôn luôn phải lừa dối mọi người. Họ nói sẽ mang hạnh phúc đến cho người ta, nhưng thực ra họ tìm mọi cách để duy trì người ta trong sự khổ sở. Bởi lẽ, họ thừa hiểu rằng, khi người ta sung sướng, người ta thỏa mãn thì người ta không cần đến lời hứa của nhà chính trị nữa, mà nhà chính trị thì chỉ có một bài thôi, ấy là hứa hẹn. Phải để cho người ta còn khổ thì người ta mới mong chờ tương lai, hy vọng vào tương lai, có như vậy thì nhà chính trị mới có đất mà hứa hẹn. Tôi đã gặp đủ mọi thể loại nhà chính trị, từ Đông sang Tây, từ cái xứ Ấn Độ nghèo nàn sùng tín đến nước Mỹ cuồng nhiệt, đến cái xứ sở ảm đạm của chủ nghĩa cộng sản, ở đâu họ cũng hứa hẹn, và ở đâu thì họ cũng không bao giờ thực hiện lời hứa của họ, họ phải duy trì cho những người khác phải khổ, để người ta còn cần đến họ.

    Một người tôn giáo thực sự thì rất thỏa mãn, họ không cần lời hứa của ai. Các nhà chính trị sợ loại người này, bởi một người tôn giáo thực sự thì hài lòng với cuộc sống và sáng suốt, anh ta tạ ơn Chúa khi nhận được cái gì đó, và cũng tạ ơn Chúa khi anh ta mất đi một cái gì, anh ta không hề đòi hỏi. Vậy nên anh ta không cần đến nhà chính trị: "Ô, anh hứa hẹn gì thế? Chúa đã cho tôi cuộc sống này, thế chưa đủ tốt hay sao?". Vậy nên chính trị không bao giờ chấp nhận tôn giáo. Những trường hợp của Kyto hay Hồi giáo như chúng ta đã biết, thực ra cũng là chính trị đội lốt tôn giáo. Ta hãy nhớ rằng nhà chính trị bao giờ cũng sợ người tôn giáo thực sự. Cộng sản rất sợ tôn giáo, tư bản cũng sợ tôn giáo, họ cố gắng mọi cách để khống chế được tôn giáo. Bởi lý do rất đơn giản mà không thể khác được là: nhà chính trị thì phải hứa hẹn, phải lừa dối, phải làm cho người ta không hạnh phúc. Còn người tôn giáo thực sự thì luôn hạnh phúc.....
    hừ, quảng bá cho tôn giáo. Đời đúng là những tấm giấy đen xếp lên nhau, tấm sau chỉ cái đen của tấm trước để chứng tỏ mình trắng như Omomatic. Hỏi ông Osho vậy tóm gọn là con người ko ao ước phàn nàn cái gì là con người than thản nhất, ngay cả khi 108 gân cốt họ dập như tương chứ gì? THứ hạnh phúc ấy có đẹp hơn cái trò hứa hẹn tào lao kia băm lăm % đâu? Rốt cuộc đến lượt ông lại hứa hẹn vì sự "hạnh phúc nhờ tôn giáo" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Chát .

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Lý tưởng sống của tớ hả

    Ngày xưa mơ ước làm lãnh đạo (tất nhiên rồi)

    Giờ thì mơ ước đi làm cố gắng mở cty, phấn đấu trở thành cty sản xuất và chế tạo máy bay đầu tiên ở VN để sau này mua vũ khí đỡ khổ. Nếu được thì sẽ đầu tư cả về mảng tên lửa và tàu thủy nữa

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @black: Ôi lạy thánh mớ bái. Ông mơ cao xa quá.... [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  8. #18
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Thế mới gọi là ước mơ và lý tưởng chứ [IMG]images/smilies/68.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •