Chủ đề: Những nghịch lý dân chủ
-
10-20-2009, 09:11 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Những nghịch lý dân chủ
Những nghịch lý của dân chủNgười ta hình dung Dân Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử, như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương nhiên (...) Chúng ta thử suy nghĩ xem bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác nữa không ?
Nguyễn Hoài Vân
đăng ngày 15/10/2009
Không gì nguy hiểm cho người trí thức bằng tự giam mình trong những định kiến của một giai đoạn lịch sử. Vì đó chính là giết chết vai trò trí thức trong bản thân mình, bóp nghẹt mọi suy tư vượt trên những khuôn khổ thời thượng. Trên bình diện xã hội, thái độ ấy đưa đến khóa cửa chối từ những luồng gió mới, kềm hãm bánh xe lịch sử, ngăn cấm sự tiến hóa của xã hội một cách hài hòa trên con đường trí tuệ . Để rồi, sẽ chỉ còn những con đường đột biến, đầy khủng hoảng và tang thương …
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn trong đó người ta hình dung Dân Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (1), như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương nhiên. Như thể xã hội mang tính nhị nguyên. Hễ ra khỏi độc tài thì là dân chủ. Không còn gì khác ! Thực tế là xã hội con người không nhị nguyên. Mọi tương lai đều khả hữu. Marx (2), Popper (3), và ngay cả Sartre (4) trên những quan điểm khác nhau, đều đã nhìn ra điều ấy. Chúng ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ năm 1989, lúc người ta tuyên dương sự chiến thắng vĩnh cửu của chính thể dân chủ đại diện và kinh tế thị trường (1). Từ thời điểm ấy, những xã hội thoát khỏi thế giới lưỡng cực đã dấn bước lên nhiều con đường khác nhau, trong đó dân chủ không phải bao giờ cũng là mối quan tâm chính yếu.
Thật ra, điều quan trọng nhất của suy nghĩ chính trị hiện nay không ngoài việc hướng đến giải đáp cho ba vấn nạn quan trọng nhất của thời đại chúng ta : nguy cơ khánh tận tài nguyên, nguy cơ chìm trong ô nhiễm, và hố sâu chênh lệch giàu nghèo (2). Nếu thật sự dân chủ nghị trường là điểm đến của mọi suy tư, thì nó có khả năng giải quyết những nguy cơ sống còn ấy hay không ? Lý thuyết dân chủ cần những thay đổi, những cập nhật nào ? Và bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác không ?
Trong bài này chúng ta sẽ tự hạn chế trong việc duyệt qua một số nghịch lý của dân chủ. Không phải để bài bác, nhưng từ sự nhận thức các mâu thuẫn, chắc chắn bạn đọc sẽ có được những cái nhìn mới. Rất có thể những quan niệm mới này sẽ vẫn ở trong phạm vi dân chủ, nhưng ở một trình độ khác hơn. Dù sao, cần giữ cho cánh cửa suy tư luôn rộng mở …
(còn tiếp)View more random threads:
- Nhân dịp WC2010 - Nên chăng có thể thao!
- Tại ai ? Nên chửi ai ?
- Sự lạc hậu của Tân Thế giới
- Việt Nam mình đến bao giờ mới trở thành rồng ?
- Cách may bao tay cho trẻ sơ sinh siêu dễ cho mẹ
- [Loạt Video] Bí ẩn không xa lạ - Những thành tựu cổ đại
- Mẹo vệ sinh, bảo quản đệm cao su để được bền lâu nhất
- Biểu đồ "Histomap" về toàn bộ lịch sử của thế giới
- Cái con này mà là CỤ Rùa à?
- Những dòng sản phẩm Kem Trị Thâm Nách
-
10-20-2009, 09:14 PM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
HAI MÂU THUẪN NỀN TẢNG GIỮA BẦU CỬ VÀ DÂN CHỦ
Nếu dân chủ là « người dân làm chủ », thì bầu cử chính là tước đoạt quyền làm chủ của người dân. Bầu cử mâu thuẫn với dân chủ. Trong phòng phiếu, khi để cho lá phiếu rơi khỏi tay, thì người dân mặc nhiên từ bỏ quyền làm chủ đất nước của mình, để đặt nó vào tay một người mà có khi mình chỉ được biết sơ sài qua vài màn trình diễn hay vài thông tin phiến diện được gạn lọc bởi những cơ sở truyền thông. Kết quả là quyền hành được chuyển nhượng cho một nhóm chính trị gia chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội. Bầu cử, trong sự vận hành tốt đẹp nhất của nó, chỉ đưa đến một chính thể « thượng chủ » (oligarchie), với quyền hành luân chuyển trong tay một giới thượng lưu. Có lẽ vì thế mà Sartre đã cho rằng bầu cử là cạm bẫy dành cho bọn đần độn : « élection, piège à cons ! » (5) …
Mâu thuẫn nền tảng thứ hai giữa bầu cử và dân chủ đến từ một ngộ nhận phổ quát. Người ta nghĩ rằng khi mỗi cử tri phát biểu qua lá phiếu của mình thì đó là quyết định của « nhân dân », của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ. Điều này hoàn toàn là một ngộ nhận, vì lá phiếu chỉ phản ảnh sự chọn lựa của một cá nhân, và tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một tập hợp cá nhân. Một tập hợp cá nhân không phải là một dân tộc, không đồng nghĩa với « nhân dân », với xã hội. Xã hội, nhân dân, dân tộc, mang cá thể riêng biệt, khác hẳn với những cá nhân cộng lại. Chỉ cần nghĩ rằng : sự kín đáo của phòng phiếu chính là nơi mỗi cá nhân được dịp phản bội tập thể của mình …
MÂU THUẪN GIỮA DÂN CHỦ VÀ TIẾN BỘ
Như thế, mô hình dân chủ nghị trường, đặt căn bản trên bầu cử, tức trên bài toán cộng của những chọn lựa cá nhân, rốt cuộc chỉ đưa đến một chế độ « thượng chủ », với quyền hành nằm trong tay một giai cấp thượng lưu luôn cố bám lấy quyền lợi của mình bằng cách duy trì xã hội trong nguyên trạng của nó. Chữ « State » hay « Etat », thường được dịch là « Quốc Gia », thật ra có nghĩa gốc là « nguyên trạng ». Giai cấp nắm quyền tự cho mình cái bổn phận phải duy trì « Quốc Gia », tức « nguyên trạng », nói cách khác, là kềm giữ xã hội trong một trạng thái nhất định, được gọi là « ổn định ». Điều này đương nhiên là mâu thuẫn với nhu cầu tiến hóa của xã hội. Vì thế, những tiến bộ quan trọng của xã hội thường phải vận dụng đến những hình thức dân chủ khác với dân chủ nghị trường, tức những cao trào quần chúng đấu tranh quy mô.
Cần biết là những người dân mong muốn xã hội tiến hóa một cách tha thiết nhất chính là tầng lớp nghèo khổ. Quyền bầu phiếu không là gì cả khi bụng đói, khi rách rưới, khi nhà cửa dột nát hay không có nhà cửa … Xã hội tư sản không dành cho những người này một định chế hữu hiệu nào để bảo vệ quyền lợi của họ. Thật vậy, không có nghiệp đoàn người thất nghiệp. Thống kê cũng cho biết những người thực sự nghèo khổ, với công ăn việc làm bấp bênh, thường không tham gia công đoàn (và ít tham gia bầu cử). Các nghiệp đoàn đều là nghiệp đoàn của những người có công việc. Những người thực sự nghèo khổ chỉ có một phương tiện duy nhất để ngoi lên, đó là : đấu tranh tập thể ! Dân chủ đối với họ, cũng như những tầng lớp thiếu thốn nói chung, buộc phải thông qua việc tổ chức thành công cao trào tập thể đấu tranh. Đó là những lóe sáng của dân chủ thực sự, trong những xã hội « thượng chủ » bị gò ép trong tay một giai cấp chính trị gia chuyên nghiệp.
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ DÂN CHỦ HÌNH THỨC
Người ta thường nói đến tự do ngôn luận như một trong những thành tố quan trọng nhất của xã hội dân chủ. Thật ra, điều quan trọng là : quyền quyết định nằm trong tay ai ? Chứ không phải quyền nói năng, phát biểu ! Churchill từng nói (đùa) rằng : “chúng ta sống trong một xã hội dân chủ, nên quý vị có toàn quyền phát biểu trước khi phục tùng quyết định của tôi ». Khi quyền hành được tầng lớp ưu thắng nắm chắc trong tay, thì tự do ngôn luận không còn một giá trị quyết định nào. Người ta có thể có tự do, đồng thời vẫn bị lệ thuộc.
Trên một bình diện quy mô hơn, trong các xã hội Tây Phương, ngôn luận được tập trung trong tay các nhà kỹ nghệ. Tại Pháp, một tổ hợp xây cất, cùng với hai tổ hợp sản xuất vũ khí thân cận với chính quyền, hiện nắm giữ những phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng nhất, bao gồm những đài truyền hình đại chúng, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng, nhà xuất bản sách v.v… Patrick Le Lay Giám đốc đài truyền hình TF1, được nhiều người xem nhất tại Pháp, thuộc tổ hợp Bouyghes, gốc là một công ty xây cất, từng tuyên bố : « điều mà chúng ta bán cho Coca Cola – hay bất cứ thương hiệu nào khác - là thời gian trí não của khán giả, để họ sẵn sàng đón nhận các thông điệp quảng cáo » (6). Truyền thông trở nên lệ thuộc vào thế lực tiền bạc và gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trị. Khán giả các phương tiện truyền thông đại chúng, tức đại đa số dân chúng, bị điều kiện hóa để không còn biết tự mình suy nghĩ. Họ trở thành một bầy cừu với những thái độ và phản ứng đồng loạt được « quy trình » sẵn (7). Ý kiến cá nhân, vốn là cột trụ quan trọng nhất của dân chủ, từng được các triết gia như Aristote đề cao từ thời cổ Hy Lạp, bị đặt trước nguy cơ tàn lụi, bởi sự tập trung phương tiện ngôn luận dưới sự cai trị của thị trường.
VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
Nhân quyền vốn vẫn được coi như sự biện minh của dân chủ. Người ta hình dung nhân quyền như một cái gì đương nhiên, không cần bàn cãi. Thật ra khái niệm nhân quyền rất mong manh. Nó lệ thuộc vào sự hiện hữu của ba yếu tố : một bản chất con người cách biệt với thiên nhiên một cách rõ rệt, một giá trị hiển nhiên của con người vượt hẳn mọi giá trị khác, và sự cảm thông rộng rãi giữa mọi con người với nhau. Các yếu tố này sẽ được phân tích trong một bài viết sắp phổ biến. Tạm thời, chúng ta có thể nhận xét là trong xã hội tân tiến hiện tại, cả ba yếu tố kể trên đều rất lung lay, chao đảo.
- Bản chất con người cách biệt với thiên nhiên ? Không gì mơ hồ hơn, khi những chứng minh về liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trên tiến trình tiến hóa càng ngày càng rõ nét, trên mặt vật lý cũng như tâm lý. Thậm chí văn hóa của con người cũng phải tuân theo những quy luật cấu trúc khách quan (8). Quan niệm chỗ đứng của con người như một chủ thể độc lập, tự do, vượt trên các thành tố khác của thiên nhiên, hiện phải bị xét lại.
- Giá trị hiển nhiên của con người ? Sau những tội ác mà con người đã làm cho đồng loại của mình suốt thế kỷ 20, từ chế độ Gulag, Auschwitz, đến Srebenisca, qua sự tiêu diệt một phần ba của chính dân tộc mình tại Campuchia rồi cuộc thảm sát ở Rwanda, người ta có quyền có đôi chút nghi ngờ về « giá trị » nhân bản ấy.
- Sự cảm thông rộng rãi giữa con người với nhau ? Với phản ứng co cụm của từng cộng đồng trong phạm vi văn hóa của riêng mình, để bài bác, thậm chí tấn công bằng bạo lực các cộng đồng khác, chiều hướng thông cảm giữa người với người cũng đang trên đà sút giảm … Thật ra, đã bao giờ người ta coi những con người thuộc văn hóa hay tôn giáo khác như mang cùng bản chất với mình hay chưa ? Chỉ cần nghĩ đến việc đa số tôn giáo thường hứa hẹn cho đa số đồng loại của mình một sự đày đọa muôn đời trong địa ngục …
Kết quả của sự khó khăn trong ý thức Nhân Quyền, là tại nhiều nơi người ta buộc phải áp đặt nó, có khi bằng bom đạn, có khi bằng áp lực kinh tế hay chính trị, khiến Nhân Quyền rất dễ bị coi như một phương tiện thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
-
10-20-2009, 10:29 PM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nếu dân chủ là « người dân làm chủ », thì bầu cử chính là tước đoạt quyền làm chủ của người dân. Bầu cử mâu thuẫn với dân chủ. Trong phòng phiếu, khi để cho lá phiếu rơi khỏi tay, thì người dân mặc nhiên từ bỏ quyền làm chủ đất nước của mình, để đặt nó vào tay một người mà có khi mình chỉ được biết sơ sài qua vài màn trình diễn hay vài thông tin phiến diện được gạn lọc bởi những cơ sở truyền thông. Kết quả là quyền hành được chuyển nhượng cho một nhóm chính trị gia chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội. Bầu cử, trong sự vận hành tốt đẹp nhất của nó, chỉ đưa đến một chính thể « thượng chủ » (oligarchie), với quyền hành luân chuyển trong tay một giới thượng lưu. Có lẽ vì thế mà Sartre đã cho rằng bầu cử là cạm bẫy dành cho bọn đần độn : « élection, piège à cons ! » (5) …
Mâu thuẫn nền tảng thứ hai giữa bầu cử và dân chủ đến từ một ngộ nhận phổ quát. Người ta nghĩ rằng khi mỗi cử tri phát biểu qua lá phiếu của mình thì đó là quyết định của « nhân dân », của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ. Điều này hoàn toàn là một ngộ nhận, vì lá phiếu chỉ phản ảnh sự chọn lựa của một cá nhân, và tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một tập hợp cá nhân. Một tập hợp cá nhân không phải là một dân tộc, không đồng nghĩa với « nhân dân », với xã hội. Xã hội, nhân dân, dân tộc, mang cá thể riêng biệt, khác hẳn với những cá nhân cộng lại. Chỉ cần nghĩ rằng : sự kín đáo của phòng phiếu chính là nơi mỗi cá nhân được dịp phản bội tập thể của mình …
1) do điều kiện hiện tại chưa cho phép tất cả người dân cùng trực tiếp quyết định một vấn đề gì. Ngay cả trong cái gọi là "dân chủ trực tiếp" của Athens cổ đại thì thực tế, cũng chỉ có khoảng vài % dân chúng được cái quyền trực tiếp tham gia, sau khi đã trừ đi phụ nữ, nô lệ và những người ở quá xa trung tâm Athens!!!
2) do chính trị, ở mức độ của thế kỷ này, đã thành một chuyên môn và cần có những chuyên gia, chúng ta gọi là "những người hành nghề chính trị", thế nên phần đông dân chúng còn lại có thể giao hẳn toàn bộ công việc chính trị cho những con người đó mà tập trung vào công việc chuyên môn của riêng mình. Tức là ở mức độ chuyên môn hóa cao nhất: ông nông dân đi cày cũng quan trọng ngang với ông nghị sĩ đi họp, đối với xã hội.
đang bị deadline dí quá nên viết bậy vài dòng góp vui [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG] phắn đây [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]
-
10-20-2009, 11:32 PM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
"dân chủ trực tiếp" của Athens
-
10-21-2009, 07:05 PM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Trư Bát Nhao2
không có sách thì lên wiki đọc cũng được: http://en.wikipedia.org/wiki/Athenian_democracy
-
10-22-2009, 07:40 PM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Có ai định nghĩa dân chủ là như thế nào ko ?
-
10-23-2009, 04:02 AM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Có ai định nghĩa dân chủ là như thế nào ko ?
Nói về hình thức, thì dân chủ là sự thừa nhận quyền lực thuộc về nhân dân, hay nhân dân là chủ thể của quyền lực, thừa nhận tự do, bình đẳng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Xem xét trong xã hội có giai cấp, thì dân chủ được nhìn nhận với tư cách là một hình thức tổ chức chính trị của nhà nước, dân chủ ra đời cùng với sự xuất hiện nhà nước [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Từ thời cổ đại, đã có những hình thức nhà nước dân chủ đầu tiên, như nền dân chủ chủ nô Athen, nền dân chủ cộng hòa La Mã. Tuy thế, nhận thức về dân chủ thời kì này chưa khoa hoc.
Quan điểm khoa học về dân chủ lần đầu tiên được đưa ra bởi "bọn kinh điển" của chủ nghĩa Mác-Lê nin, khi chỉ ra rằng dân chủ là người dân làm chủ, nhưng ai mới được làm người dân, tức người được hưởng các quyền tự do dân chủ, thì lại do chế độ kinh tế chính trị xã hội quyết định. Cụ thể, "bọn kinh điển" chỉ ra các thiết chế dân chủ và quyền công dân thực chất chỉ được dành cho bọn thống trị, những kẻ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Khi phân tích xã hội TBCN, "bọn kinh điển" đã khẳng định, chỉ có giai cấp tư sản mới thực sự có quyền dân chủ, còn quyền dân chủ của người vô sản chỉ là hình thức. Nhà nước và pháp luật tư sản về mặt hình thức thừa nhận quyền tự do dân chủ của mọi người dân, nhưng những điều kiện thực tế để đảm bảo những quyền tự do dân chủ đó với mọi người dân thì quá ít. Quyền quyết định, tổ chức thực hiện các công việc của quốc gia thực tế không do người dân quyết định, mà do thiểu số thống trị đưa ra và bằng nhiều phương thức khác nhau, tự quyết định luôn dưới những cái vỏ dân chủ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Mặt khác, những quyền tự do dân chủ, cả về hình thức lẫn thực tế, cũng là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân. Khi xem xét lịch sử nền dân chủ Athens, hay Roma, ta dễ dàng nhận ra có nhiều điều khoản dân chủ là kết quả của cuộc đấu tranh dai dẳng hàng trăm năm của nô lệ, bình dân chống sự thống trị áp bức của chủ nô. Còn như nền dân chủ tư sản ngày nay, thì điển hình như là những cuộc đấu tranh của công nhân đòi giảm giờ làm, tăng lương, của phụ nữ, người da màu, với các quyền con người, và đặc biệt là sự ra đời LX và các nước XHCN [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
Cuối cùng, "bọn kinh điển" chỉ ra sau nền dân chủ tư sản, sẽ là một nền dân chủ mới tiến bộ hơn, nền dân chủ XHCN [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
-
12-01-2009, 09:58 PM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Các nghịch lý dân chủ trên chính là những câu hỏi hóc búa mà các nhà rân chủ thường không muốn nghĩ đến [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
-
12-02-2009, 01:40 AM #9
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cho em hỏi một câu với: Em thường nghe mọi người nói về nền dân chủ tập trung đang thịnh hành ở Vn ta. Vậy thì dân chủ tập trung có khác gì với các định nghĩa dân chủ thông thường không ạ?
-
12-02-2009, 01:57 AM #10
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nguyên tắc tập trung "dân" chủ là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các đảng cộng sản
"dân chủ": theo điều lệ chính thức, tất cả các cơ quan lãnh đạo và các bí thư các cấp được bầu bởi các đảng viên, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại hội toàn thể đảng viên hay đại hội đại biểu đảng viên, các nghị quyết của đảng chỉ có thể thông qua bởi cơ quan được bầu
"tập trung": quyết định của tổ chức đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức đảng cấp dưới và cuối cùng là bắt buộc mỗi đảng viên phải chấp hành
Mỗi vấn đề của đảng sẽ được thảo luận cho đến khi ra quyết định. Sau khi có quyết định, vấn đề đó phải được thực hiện mà không có sự tranh cãi, chống đối; đảng viên dù có ý kiến khác khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ không được theo ý mình
Trong cuộc sống thực, ý nghĩa tập trung thể hiện rất mạnh mẽ. Theo quy định chính thức, tổ chức được xây dựng từ dưới lên nghĩa là các đại biểu cấp dưới sẽ quyết định trong việc bầu chọn lãnh đạo cấp trên nhưng thực tế lại khác xa điều đó: chủ yếu từ trên xuống, các lãnh đạo cấp trên sẽ là người quyết định ai sẽ là người được bầu chọn
Việc thực hiện nguyên tắc này đã làm cho chủ nghĩa xã hội mà các đảng cộng sản theo đuổi biến thành chủ nghĩa toàn trị, làm cho xã hội do các đảng cộng sản nắm quyền trở thành một "xã hội đóng" đối lập với xã hội mở (xã hội cho phép người dân bày tỏ sự bất đồng chính kiến)
Là dòng sản phẩm thuộc nhà KOR - thương hiệu mỹ phẩm uy tín tới từ Hàn Quốc, em kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Supreme Facial nhận được nhiều sự thương yêu của các chị em Hàn Quốc. Sản phẩm được biết...
Kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Hàn Quốc KOR Supreme Facial