Chủ đề: Chúa Giêsu biết nói Tiếng Việt!
-
12-26-2009, 09:31 PM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
ông Tèo chửi kinh quá
có cần báng bổ thế ko, dù mình ko theo đạo nhưng cứ bình thường thì tốt hơn
-
12-26-2009, 11:15 PM #12
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
anh Tèo cực đoan thái quá rùi đấy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
-
12-26-2009, 11:26 PM #13
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi black_cat1
Riêng vụ giao dịch thì thời Macedon, đã có con đường giao thương từ VN qua Ấn đến tận Địa Trung Hải rồi [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]. Mò lên tận Ấn Độ, hay Hy Lạp thì họ tiếng Khựa làm gì, bọn Khựa có làm chủ mấy chỗ đó đâu [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG].
-
12-26-2009, 11:29 PM #14
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Chỉ là hơi cường điệu một chút, chứ có ý gì đâu [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG].
Mà không biết ai nghĩ ra cái trò này, mắc cười vãi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
-
12-27-2009, 12:04 AM #15
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đã tặng Tèo một thẹo 10p vì Quá khích, dùng từ ngữ tục tĩu
-
12-27-2009, 12:26 AM #16
Silver member
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 0
Mình đọc bài này thấy đúng là cường điệu,buồn cười,chứng minh gượng ép không đâu.Nên pots lên cho cả nhà xem.Đọc bài này thì không chỉ là "mọi con đường đều dẫn về La Mã" mà còn phải là "mọi thứ đều có thể chứng minh"
tiếp...http://www.lyhocdongphuong.org.vn/Ne...-Viet/70/1582/
Tôi xin chứng minh có sự liên hệ giữa tiếng Việt và tiếng Naga-Maya Đông Á của James Churchward. Ở đây chỉ xin so sánh tiếng Việt với vài ba từ Naga-Maya Đông Á trong nhóm tự vựng của James Churchward.
-Ngôn ngữ Naga-Maya Đông Á có từ naga là rắn nước (nag- là nác, nước), một thứ rồng nước. Theo truyền thuyết chúng ta là dòng dõi Lạc Long Quân. Lạc Long là Rồng Nác, Rồng Nước là Naga, như thế dân Lạc Việt có gốc rồng nước liên hệ với Naga-Maya Đông Á châu của J. Churchward. Lạc Long Việt và Naga-Maya Đông Á cùng một dòng Naga-Rồng Rắn Nước, dòng nước, Mặt trời nước, dòng vũ trụ nòng (âm). Tiếng cổ Việt là tiếng Naga-Maya Đông Á hay liên hệ vời tiếng này.
-Từ Naga-Maya Đông Á châu keh có nghĩa là con hươu, người đầu tiên trên mặt đất (Keh ruột thịt với Pháp ngữ cerf là con hươu; với gốc Hy lạp ker-, sừng như keratitis, sưng màng sừng ở mắt). Keh chính là Việt ngữ kẻ (người như kẻ nào đó? vùng, đất cao, núi nổng. Kẻ nguyên thủy chỉ người tộc Hươu, người ở vùng đất cao, tộc núi như Kẻ Sặt, Kẻ Mau, Kẻ Trọng), ruột thịt với Hán Việt Kì là cây, sừng, vùng đất, con hươu nọc. Vua đầu tiên của chúng ta là Kì Dương Vương có Kì là Kẻ ruột thịt với Naga-Maya kek, con hươu, người đầu tiên. Kì Dương Vương là người đầu tiên của tộc Việt và của cả loài người đã lập ra nước đầu tiên của tộc Việt là Xích Quỉ cũng có tên mẹ đẻ là con hươu đực Lộc Tục (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Từ Naga-Maya Đông Á châu Mu là Me ruột thịt với Việt ngữ Mụ, Mẹ, Mệ, Mợ...
-Từ Maya Đông Á Menen (người) chính là Việt ngữ Man, Mán, Mường, Môn (người),
Như thế chỉ qua vài ba từ, ta thấy ngôn ngữ, truyền thuyết, cổ sử của Việt Nam liên hệ khắng khít ruột thịt với Naga-Maya ngữ.
-
12-27-2009, 12:28 AM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
tiếp......
Vậy Chúa nói tiếng Naga-Maya Đông Á thì Chúa cũng có thể nói tiếng Việt.
Như trên ta đã biết tiếng Naga-Maya Đông Á và tiếng Maya Trung Mỹ là hai ngôn ngữ chị em. Vậy tiếng Naga-Maya Đông Á liên hệ với Việt ngữ thì Việt ngữ cũng phải liên hệ với tiếng Maya Trung Mỹ. Tôi xin chứng minh. Có ít nhâ hai tác giả Việt Nam cho rằng có sự liên hệ giữa Việt Nam và Maya Trung Mỹ:
-Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam” cho rằng Maya ngữ Trung Mỹ châu là tiếng Mã Lai đợt II. Có nhiều tác giả trong đó có Bình Nguyên Lộc đã chứng minh rằng có sự liên hệ giữa Việt ngữ và tiếng Mã Lai nằm trong nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Vậy thì tiếng Việt liên hệ với tiếng Maya Trung Mỹ.
-Triết gia Kim Định trong Việt Lý Tố Nguyên cho rằng Maya liên hệ với Bộc Việt. Bộc là Bọc là túi, nang. Bộc Việt là Nòng Việt, dòng âm, ngoại, dòng Vũ trụ, Hư Không âm.
-Tôi cũng nhận thấy giữa Maya và Việt Nam có một sự liên hệ mật thiết về văn hóa, cổ sử và ngôn ngữ. Họ là tộc thờ mặt trời thuộc dòng Nòng (tức Bọc, Bộc), dòng Vũ trụ Hư Không âm, dòng nước, dòng Mẹ Mặt trời. Hãy lấy một vài ví dụ để soi sáng.
-Từ Maya
Trước hết hãy tìm hiểu xem Maya nghĩa là gì? Theo các nhà nghiên cứu Maya Tây phương ngày nay, Maya có nghĩa là 'not many': “The name Mayapán, given to Maya New Empire which endured from A.D. 987 to 1697 means the 'Standard of the Not Many', from Maya (not many) and pán (standard). It was sometimes called Ichpa meanning 'within the closure', an exactly parallel idea on the Nahuaque as Lord of the Ring" (Irene Nicholson, Mexican and Central American Mythology, tr.123) (Tên Mayapán, đặt cho Tân Đế Quốc Maya kéo dài từ 987 đến 1697 sau công nguyên có nghĩa là "Tiêu chuẩn Không nhiều", do Maya là 'Không nhiều' và pán 'tiêu chuẩn'. Đôi khi cũng được gọi là Ichpa có nghĩa là "trong vòng kín", chính là ý nghĩa song song với Nahuaque, "Chúa Vòng"). Câu cắt nghĩa này thật là tối nghĩa và gần như là ngớ ngẩn. Đây là cách giải nghĩa đã đi lệch ra ngoài. Bây giờ ta thử dùng Việt ngữ và chữ nòng nọc để tìm nghĩa đích thực của tên tộc Maya xem sao. Đối chiếu với Việt ngữ ta thấy Maya (không nhiều) quả thật có nghĩa là Mấy (mấy cũng có nghĩa là không nhiều như sức mấy, mấy hơi, mấy kẻ... Mấy liên hệ với mỡ, mậu, mụ, mô có nghĩa là không có gì, xem dưới). Do đó Maya chính là Mấy, Không. Pán chính là Việt ngữ bản, buôn, mường chỉ người, chỗ ở, đất nước. Bản về sau cũng có nghĩa là căn bản, đơn vị gốc dùng làm tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu Maya hiện nay đã hiểu theo nghĩa standard là tiêu chuẩn này. Mayapán là Bản Mấy, Bản Không, Mường Mấy, Mường Không. Không có nghĩa là hư không, là Khôn, Nòng. Vì thế mà từ Mayapán có nghĩa đi đôi với Ichpa có nghĩa là "within the closure", là "quây kín", "Ring", "Vòng". "Lord of the Ring" là "Chúa Vòng". Ở đây ta phải hiểu theo chữ nòng nọc, theo vũ trụ giáo. Theo v=n, víu = níu, Vòng = Nòng. Vòng là Nòng, là Khôn tức ngành âm. Rõ như ban ngày là Maya là Mấy, Không mang ý nghĩa Vòng, Nòng, Khôn, Hư Không. Maya là một tộc thuộc ngành Nòng, Khôn âm, Nước trong vũ trụ taẹo sinh. Vì thế hình hai vòng tròn đồng tâm mang ý nghĩa hai nòng O là hai âm, thái âm, nước là biểu tượng chính của Maya như thấy ở các hình rắn cuộn tròn (rắn mang một ý nghĩa biểu tượng cho nước) và thấy rất nhiều ở các kiến trúc.
Kiến trúc hình hai vòng tròn đồng tâm và con Rắn-Lông Chim Kuckucan cuộn tròn thành hình hai vòng tròn đồng tâm ở sân chơi “bóng người” (Chichén Itzá, Cancun, Mexico, 2006).
Điều này cũng thấy rất rõ là nét nổi bật nhất của Maya là mặt trời của Maya là mặt trời âm và có cả mặt trời cõi âm và có biểu tượng là con báo (báo thuộc họ mèo biểu tượng cho dòng âm, nữ).
Theo duy dương Maya là một thứ Lạc Việt, theo duy âm là một thứ Âu Việt thuộc ngành nòng ở Mỹ châu (nên nhớ Thổ Dân Mỹ châu xuất phát từ vùng duyên hải Nam Á, xem dưới).
- Trong Maya ngữ, Maya ngữ có Ma- có nghĩa là Mẹ, chính là Việt ngữ Má, Mạ, Me, Mẹ, Mợ, Mụ. Nếu Ma đứng đầu từ tức là tiền tố thì Ma- có khi mang nghĩa phủ định (negation) có nghĩa là không, không có, chớ có (James Churchward, Land of Mu). Điểm này cũng giống như trong Việt ngữ có các cổ ngữ mựa, mỡ có nghĩa phủ định như thấy trong thơ Lê Thánh Tôn, thế kỷ 15:
Mỡ ểu áo vàng chẳng có việc.
Mỡ ểu có nghĩa là chớ có kêu ca (giải thích của Bùi Đức Tịnh, Văn Phạm Việt Nam, Xuân Thu, tr.237), mỡ là không; tiếng Huế mô (mô có = không có), Quảng Đông ngữ mụ, mậu (không), ểu biến âm với e (sợ), eo (sèo), mỡ ểu là chớ có e sợ, chớ có eo sèo.
.Maya có vật tổ là Kucucan là Rắn Lông Chim có Kucu- là chim cúc-cu (tú hú, biểu tượng cho gió), -can là chăn, trăn, rắn. Kucucan là Rắn-Chim, Rắn-Lông Chim, Rắn Gió (Thần Gió) tức là Rắn bay được tức là một loại naga, long, thuồng luồng, rồng. Hiển nhiên qua vật tổ này ta thấy rất rõ Maya Trung Mỹ cũng thuộc dòng âm Naga. Họ là Naga-Maya ổ Trung Mỹ. James Churchward đã chứng minh đúng.
.Maya ngữ ou (ếch) biến âm với oa, ếch.
.Ở trên ta đã biết Maya có nghĩa là Không, Vòng Kín, Chúa Vòng thuộc dòng Khôn âm nên họ có con số zero có hình con sò có hai răng mang hình ảnh Nữ Oa là “con ốc có hai ngà” (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên). Theo truyền thuyết Nữ Oa có đuôi rắn là dòng nước, Nòng Khôn âmlà người đăn bà đầu tiên của nhân loại. Maya Trung Mỹ thuộc dòng Nòng, Không, Khôn âm đã lấy hình ảnh con ốc có hai ngà của Nữ Oa làm con số không zero. Như thế họ ruột thịt với Nữ Oa (điều này cũng cho thấy Nữ Oa không phải là của Trung Hoa, xem Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
. . . . . .
Cuối cùng một bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy nhất là nghiên cứu di truyền học dựa trên DNA. Sự khảo cứu dựa trên DNA của Tiến sĩ J.Y. Chu chứng minh rằng con người Homo sapiens sapiens phát xuất từ đông châu Phi tới vùng Lưỡng Hà rồi đến Đông Nam Á. Ở đây, họ chia ra làm hai nhánh. Một nhánh đi lên phía Bắc tức Trung Hoa rồi vượt qua eo biển Bering qua Mỹ châu. Nhánh thứ hai đi xuống Nam Đảo ở Thái Bình Dương.
Khảo cứu này cung cấp một bằng chứng kiên cố là thổ dân Mỹ châu nói chung và Maya Trung Mỹ nói riêng phát gốc từ Đông Nam Á. Hiển nhiên Maya Trung Mỹ liên hệ với cổ Việt.
Như thế câu nói cuối cùng của chúa Jesus theo James Churward là tiếng Naga-Maya Đông Á châu và ta đã thấy rõ có liên hệ với tiếng cổ Việt. Theo James Churward tiếng Naga-Maya Đông Á châu và tiếng Maya Trung Mỹ là hai dòng “thuộc địa” của Đất Mẹ Mu mặc dù xa cách ngàn trùng nhưng tương thuận với nhau về mọi điểm (4). Như thế Việt ngữ ruột thịt với Maya ngữ Trung Mỹ. Mặt khác, theo Jaurequi câu nói cuối cùng của Chúa Jesus là tiếng Maya Trung Mỹ và ta đã thấy Maya là một thứ Bộc Việt, một thứ Việt dòng âm và sự khảo cứu của tôi cũng đã cho thấy câu nói của Chúa là tiếng Việt. Như thế thì rõ ràng như “con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua” là câu nói cuối cùng của Chúa Jesus là tiếng cổ Việt.
Nhìn tổng quát, tóm tắt lại, ta có thể làm một cái tam đọan luận đơn giản là:
-theo J. Churchward, Chúa Jesus nói tiếng cổ Đông Á (trong đó có tiếng Việ t hay tiếng Việt liên hệ với). Mặt khác tiếng cổ Đông Á liên hệ với tiếng Nam Đảo và tiếng Maya Trung Mỹ châu.
-theo Jaurequi, Chúa nói tiếng Maya Trung Mỹ châu và tiếng này liên hệ với tiếng Nam Đảo và tiếng Việt (Bình Nguyên Lộc).
Như thế chúa nói tiếng Việt là chuyện tất nhiên.
-
12-27-2009, 12:44 AM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đề nghị bạn bôi đậm cái đoạn "post lên với tính chất thư giãn" nhé, tớ đọc cười tý té ghế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
-
12-27-2009, 01:16 AM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Túm lại các thứ tiếng thế giới đều giống nhau ở từ mama và papa nên mọi thứ tiếng đều có nguồn gốc lẫn nhau [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].
-
12-27-2009, 02:45 AM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chú Chữ phải gọi cậu này bằng tổ sư rồi! Ngộ chữ nặng kinh. [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Dẫn giải lòng vòng, hóa ra chữ Quốc ngữ của ta có từ thời thượng cổ.
Đau cổ vai gáy khám ở đâu – Đây là câu hỏi nhiều người bệnh vô cùng quan tâm vì tình trạng đau cổ vai gáy là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tham khảo danh sách các địa...
Giới thiệu địa chỉ Khám chữa đau vai gáy uy tín ở TPHCM