Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Sự phát triển thời Nakada? (Ai cập cổ)

    Em đang thắc mắc một vấn đề trong lịch sử Cổ đại Ai cập, cụ thể như sau:
    Thời kỳ Badanian (Văn hóa đồ đá mới) khoảng từ 4500 đến 3250 trước CN.
    Thời kỳ Nakada I (Anamtian): 3250-3050 trc CN.
    Nakada II (Genzean) 3050-2850 trc CN.
    Nakada III từ 2850 đến 2781 trc CN.
    Triều đại đầu tiên : 2781-2669 trc CN.
    Vấn đề đặt ra:Những khoản thời gian ngắn đặt ra khi đem những niên đại đó khớp lấy những phát triển mà em cho là vượt bậc của nền sản xuất và của văn minh (từ Nakada I đến Nakada II)
    Những cách thức chôn cất mới.
    Những loại hình và trang trí mới của đồ gốm.
    Sự xuất hiện lần đầu tiên của các con dấu triện hình trụ.
    Những loại vũ khí mới.
    Sử dụng gạch làm bằng đất bùn.
    Nhập khẩu đá da trời (lapis lazuli) và đá Obsidian.
    Và từ Nakada II lên Nakada III lại vượt trội hơn:
    Dùng chữ tượng hình
    Các nghi lễ sử dụng những mâm lớn được chạm trổ công phu.
    Đồ gốm được chạm trổ tinh xảo
    Kiến trúc sử dụng gạch
    Bỗng dưng ít sử dụng đá trong kiến trúc.
    Vậy những thay đổi đó do đâu mà ra? Tại sao chỉ trong một khoảng thời gian chưa đầy 500 năm lại phát triển vượt bậc vậy? Nhất là chữ viết, hình thức chôn cất, những vũ khí mới và dùng gạch? Có khi nào có sự du nhập từ nước ngoài vào đây không? Mong mọi người cùng thảo luận

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rất có thể, bởi Ai Cập đã có lịch sử thông thương quan hệ với nước ngoài từ rất lâu.
    Như gach bằng đất bùn và con triện hình như là xuất hiên đầu tiên ở Tiểu Á, sau mới truyền vào Ai Cập.
    Còn chữ viết thì chắc tiến hóa lên từ mỹ thuật cổ đại. Thay vì chỉ đơn thuần vẽ con bò con dê để giải trí, người ta bắt đầu vẽ để kiểm kê. Nhận thấy được tiện ích của phương pháp này thì chữ viết nhanh chóng được phát triển và sử dụng.
    Hình như đại gia súc cũng xuất phát từ Tiểu Á. Đất đai đồng bằng sông Nile rất trù phú. Khi xuất hiện kỹ thuật sản xuất mới, ltức dùng sức kéo gia súc thì ko có gì ngạc nhiên là năng suất của đất đai này tăng cao gấp bội. Vì sự phát triển vượt bậc của sản phẩm, sự cần thiết của chữ viết để kiểm kê cũng phát triển theo.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tiểu á tới Ai cập =....
    Với lại Nakada truớc cả thời Kim tự tháp, 3,4 ngàn năm truớc CN nữa. Con nguời giao lưu xa thế cơ à?
    p/s: hú hồn, topic mình sống rồi, cứ tuởng là nó đã die với..1 lần xem [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Xa chứ!
    Cả dân tộc Israel còn chạy hết sang Ai Cập tị nạn thời cổ đại, thế thì biết là đường đi cũng thuận tiện.
    Nghe nói khi xưa người Ai Cập đã dong thuyền ra tận Đại Tây Dương, người Phoenician tư Tiểu Á còn đi đến cả nước Anh.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nghe nói khi xưa người Ai Cập đã dong thuyền ra tận Đại Tây Dương, người Phoenician tư Tiểu Á còn đi đến cả nước Anh.
    Ọc.... Lên tập Anh [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Thế chắc họ đi bằng đường biển nhỉ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đúng vậy.
    Sử gia La Mã Pliny the Elder có ghi lại chuyến hải trình của đô đốc Himilco người Phoenici. Ông xuất phát từ quê nhà, Palestin ngày nay, dong buồm đến miền Nam nước Anh và Ireland vào đâu đó trong khoảng thế kỷ 6 trước CN.
    Nhưng Himilco có lẽ ko phải là người Phoenici đầu tiên đến nước Anh. Trong bài thơ "Bờ biển" của ông, ông có nhắc tới những người đi trước ông, và 1 xứ sở gọi là "Adalusia" giàu có thiếc và chì. Theo như lời ông, thì rõ ràng đây ko phải là 1 chuyến thám hiểm vô định đến 1 nơi chưa ai biết, mà chẳng qua chỉ là 1 chuyến đi đến nơi đối tác giao thương.
    Nếu như lời của Pliny là đúng thì người Trung Đông đã dong thuyền đi tới tận Đại Tây Dương từ 8-9 trăm năm trước công nguyên. Như vậy thì chắc hẳn họ phải hiện diện ở Ai Cập cả hàng ngàn năm trước Jesus, xét rằng con đường từ Palestin, Iran đến Ai Cập còn ngắn và thuận tiện hơn gấp bội đường đến đảo Anh.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •