Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Một vài câu hỏi về những thứ người Pháp đem đến VN cuối thế kỷ 19

    Pháp xâm lược VN cuối thế kỷ 19, và chúng cũng đem đến những thứ mới lạ của nền văn minh phương Tây đến với người Việt. Có vài thứ ta không hiểu lắm, ai biết làm ơn trả lời:

    1. Chuyện nước sạch: Để có nước sạch dùng, quân Pháp đã cho xây mấy tháp nước, vẫn còn dấu tích ở Hà Nội và Sài Gòn, ví như cái bốt Hàng Đậu. Xây ở thế kỷ 19 nên ta đoán là chưa có điện, nên chắc cũng chẳng có máy bơm điện (còn máy bơm tay thì có thể có? ta cũng không biết). Câu hỏi là mấy cái tháp nước này dùng để cung cấp nước cho 1 khu vực không hề nhỏ, mà ta thấy cũng xây không cao lắm, trong điều kiện không có máy bơm mà áp suất nước chỉ từ ở trên đó mà cũng có thể đẩy đi xa thế sao? Và chúng dùng cách gì để cấp nước cho bể nước phía trên cùng?

    2. Xe đạp: Tại sao xe đạp cổ lại có bánh đằng trước rất to?

    3. Ta đọc 1 bài báo về 1 lão toàn quyền Đông DƯơng Paul Doumer (sau này là Tổng thống Pháp), lão này sang VN khảo sát để xây đường sắt thì đi bằng ngựa chạy dọc từ HN đến Hà Tĩnh khoảng năm 1900. Cơ mà ta xem Hẹn gặp lại Sài Gòn thì thấy bọn Pháp phi ô tô vào Ngọ Môn Huế[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], ta không hiểu sao bọn này lại dùng ngựa, trong khi không dùng ô tô hoặc xe đạp? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Và lão này được kể là chạy độc cùng 1 thằng phụ tá mà không bị quân khởi nghĩa nào chặn giết nhỉ [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    2. Xe đạp nào của lão bánh trước to? mấy chiếc đầu tiên sản xuất đều bánh bằng nhau cả, vài loại đặc biệt có bánh trước to bánh sau to tùy người thiết kế.
    3. Oto đầu tiên Pháp nhập về 1907, nên 1900 thì không có oto đc. Tranh ảnh lúc xây đường sắt cũng thấy quan thầy dùng ngựa. Vì thời gian đầu đường xá xây dựng chưa nhiều, dùng ngựa vẫn tốt hơn oto.
    Còn tự hỏi tại sao không giết chết nó đi thì cũng giống như hỏi sao mấy ngàn quân nhà Nguyễn không xông ra đánh chục thằng Pháp ở đồn Chí Hòa đi, cố thủ làm gì.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cho vài thông tin về vụ cung cấp nước cho đô thị khi đó

    http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-...oi-587164.html

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Doumer, cũng như Raffles của Singapore, sau này sẽ được xây tượng ở An Nam, ngay trung tâm thủ đô.
    Dân Việt, theo hồi ký "đèn cù" của Trần Đĩnh, rất hèn mọn. Bạn dạy nó ai là ông Thánh thì nó sẽ gọi đấy là ông Thánh, nó không có ý kiến riêng gì cả.
    Trích dẫn Gửi bởi Đèn Cù
    Thấy 2 ông Tây là Các Mác và Lê nin treo trên tường, tưởng là Thánh, họ nói "con lạy các ông Tây ạ!"
    Và bởi gì chẳng có suy nghĩ của riêng chúng cho nên Doumer và người phụ tá không bị chặn đánh gì hết. Thời ấy thì họ là Thánh, là "các cụ" của An Nam ta.
    Trích dẫn Gửi bởi taitrumday


    Toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902) Paul Doumer.

    Paul Doumer xuất thân từ một gia đình lao động, bố làm công nhân xe lửa. 12 tuổi, Paul đã phải đi kiếm sống, làm thợ khắc, sau đó vào học trường dạy nghề. Chàng thanh niên Paul là người có nghị lực, năm 20 tuổi đỗ bằng cử nhân Toán học. Năm sau lấy tiếp bằng cử nhân luật, trở thành chuyên gia tài chính.
    Ông “trị vì” 5 xứ Đông Dương những năm bản lề hai thế kỷ 19 và 20 (1897-1902). Năm 1931, ông được bầu làm Tổng thống thứ 14 nước Cộng hòa Pháp.
    P.Doumer cho xây dựng một số công trình giao thông vận tải và công nghiệp, khuyến khích nhập giống cây cao su miền Nam nước ta, lập nên những đồn điền lớn, ủng hộ bác sĩ Yersin - người khám phá cao nguyên Langbian - lập thành phố Đà Lạt, tổ chức xây cầu Long Biên (cầu Doumer)...

    Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương, nhận định về người Việt Nam:
    "Điều không thể chối cãi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Miên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm." (Paul Doumer, L'Indo-Chine française, 2e édition, Paris, Vuibert et Nony, Éditeurs, 1905, t. 40-43).
    Doumer, Vua An Nam/ Đông Dương, nói như trên vì ông ta muốn xâm lược Trung Hoa. Pháp triệu ông ta về sớm để không gây hấn với Tàu nữa.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Xe đạp: nhớ hồi trước coi trên chương trình khoa học thì

    Chiếc xe đạp đầu tiên được chế ra có 2 bánh bằng nhau như bây giờ, nhưng chỉ dùng thả dốc hoặc lấy đà mà đi, do chưa phát minh ra xích xe

    Kế đến chiếc xe đạp tiến hóa thành dạng bánh to có chân đạp chuyền động trực tiếp, bánh to ko lo cán đá lắm, bánh nhỏ thì cán cái là dừng xe, với lại cần tăng chu vi bánh xe lên với ban đầu để đạp ít mà đi được nhiều [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] , chứ bánh nhỏ thì thà đi bộ cho rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]




Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •