Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 77
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Vì sao Liên Xô tan rã nhanh chóng?

    Quá trình tan rã của Liên Xô chỉ diễn ra trong mấy tuần và ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Vì sao Liên Xô lại tan rã nhanh chóng như vậy.

    Nếu chỉ vì kinh tế khó khăn thì khó thuyết phục vì Mỹ cũng trải qua thời kì đại khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn nhiều như không có dấu hiệu tan rã.

    Nếu đổ lỗi cho phương Tây thì cũng khó thuyết phục vì phương Tây sao có thể ảnh hưởng tới tất cả các nước thuộc Liên Xô ?

    Nguyên nhân khả dĩ nhất mình nghĩ đến là Liên Xô từ khi thành lập đã không dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước mà bằng sự ép buộc.

    Vì thế khi có cơ hội để giành độc lập, các nước này lần lượt xin ra khỏi Liên Xô.



    Các bác thấy thế nào ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tsiolkovsky
    Nguyên nhân khả dĩ nhất mình nghĩ đến là Liên Xô từ khi thành lập đã không dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước mà bằng sự ép buộc.


    Жители Латвии просят присоединения страны к СССР. 1940 год

    Митинг с требованием присоединения к СССР [IMG]images/smilies/108.gif[/IMG][IMG]images/smilies/49.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Liên Xô ra đời từ nước Nga Sa Hoàng, không chỉ cách mạng, nó còn kế thừa nhiều thứ của Đế quốc này, trong số đó có cả các nước và dân tộc phụ thuộc. Lúc này thì các nước đó không có lựa chọn nào khác là gia nhập vào Liên Xô, vì vốn dĩ họ không đủ sức đứng một mình, cũng không dám đối đầu với Nga. Đến khi chế độ trung ương của ĐCS sụp đổ thì Liên Xô trở nên vô chủ, các nước phụ thuộc và dân tộc thiểu số trong Liên Xô không còn lý do để gắn bó với Nga nữa, bản thân Nga cũng không muốn "bao" cho các nước này, vậy là Liên Xô tan rã cực nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Liên Xô tan rã là do thiếu dân chủ trong một thời gian quá dài dẫn đến người dân không còn tư duy độc lập nữa. Đến khi lão Chốp cải cách dân chủ thì dân chúng đã trở thành một đám mất phương hướng, dễ bị kích động bởi truyền thông. Liên Xô tan rã là vì mất dân chủ, cũng là vì dân chủ kiểu vô tổ chức.

    Nước Mỹ nó có khủng hoảng kinh tế nhưng nền chính trị của nó hoàn thiện hơn nhiều. Ở đó mỗi người dân ý thức cao quyền làm chủ của mình và luật pháp chặt chẽ hơn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nguoilytuong90
    dân chủ kiểu vô tổ chức
    thế nào là dân chủ kiểu vô tổ chức? [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thế tại sao Tây Tạng lại gia nhập liên bang TQ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói chung chế độ Liên bang vốn dĩ đã tiềm ẩn nguy cơ ly khai rồi. Lincoln không mạnh tay thì chắc giờ Mỹ vẫn là 2 miền. Mexico lơ ngơ là mất cả Texas đấy thôi.

    Liên minh châu Âu là bản chất nhà nước siêu quốc gia (tiếng Anh-supranational, tiếng Đức-Staatenverbund), đang tiến tới Liên bang hóa, nhưng chưa kịp làm lễ mừng thì em Hy Lạp lại sắp dứt áo ra đi. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

    Nói chung là tranh chấp về lợi ích cả (kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc), hợp thì nhập không hợp thì tách nhau ra. Dĩ nhiên có thể giật dây từ bên ngoài, mấy món này có từ thời cổ đại rồi chứ chả phải mới mẻ gì.

    Hy Lạp trước thời La Mã cũng lập hàng tá liên minh, thằng này dụ thằng kia bỏ phe địch sang phe mình, đánh lẫn nhau loạn xạ đấy thôi.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Muitenbac777
    Nói chung chế độ Liên bang vốn dĩ đã tiềm ẩn nguy cơ ly khai rồi. Lincoln không mạnh tay thì chắc giờ Mỹ vẫn là 2 miền. Mexico lơ ngơ là mất cả Texas đấy thôi.

    Liên minh châu Âu là bản chất nhà nước siêu quốc gia (tiếng Anh-supranational, tiếng Đức-Staatenverbund), đang tiến tới Liên bang hóa, nhưng chưa kịp làm lễ mừng thì em Hy Lạp lại sắp dứt áo ra đi. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

    Nói chung là tranh chấp về lợi ích cả (kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc), hợp thì nhập không hợp thì tách nhau ra. Dĩ nhiên có thể giật dây từ bên ngoài, mấy món này có từ thời cổ đại rồi chứ chả phải mới mẻ gì.

    Hy Lạp trước thời La Mã cũng lập hàng tá liên minh, thằng này dụ thằng kia bỏ phe địch sang phe mình, đánh lẫn nhau loạn xạ đấy thôi.
    Thể chế Liên bang thực thụ với chính quyền trung ương mạnh và thâu tóm hết những quyền lực chủ chốt, như Mỹ chẳng hạn, thì không có chuyện dễ dàng ly khai đâu. Một bang của Mỹ muốn ly khai thì về lý thuyết phải có sự chấp thuận của chính quyền trung ương và của tất cả các bang khác, đây là điều gần như không bao giờ xảy ra. Thể chế liên bang của Mỹ phủ nhận việc một bang có thể ly khai dựa vào trưng cầu dân ý của người dân tiểu bang đó vốn là điều đang xảy ra với một số thể chế khác như liên hiệp hay vương quốc, mà bọn Scotland hay Catalonia đang đòi thực hiện để tách khỏi liên hiệp Anh hay Tây Ban Nha. Và trường hợp đất nước phân làm hai phe do khác biệt về quan điểm kinh tế, chính trị như Mỹ thời nội chiến thì dù có là đế chế, vương quốc hay dân chủ, liên bang thì cũng xảy ra thôi. Cái đó là cách mỗi dân tộc dàn xếp những tranh chấp và mâu thuẫn nội bộ của riêng mình, không liên quan lắm đến thể chế của dân tộc đó. Những nhà nước quân chủ chuyên chế thì chuyện chia rẽ nội bộ đánh lộn lẫn nhau cũng không hiếm.

    Và thực tế là mô hình liên bang không những là mô hình ít tiềm ẩn nguy cơ ly khai, mà còn là mô hình thuận lợi nhất cho việc sáp nhập lãnh thổ. Cả về danh nghĩa lẫn trong thực tế. Một vùng đất nếu gia nhập một quốc gia không phải theo mô hình liên bang, thì sẽ chỉ là một tỉnh của quốc gia đó thôi, quyền lợi khi sáp nhập ra sao sẽ tùy thuộc vào luật pháp của quốc gia đó, thường là khá thấp. Còn khi gia nhập một quốc gia theo mô hình liên bang thực thụ, thì vùng đất đó được giữ lại những quyền hạn khá lớn. Vì khác với các thể chế khác, bản chất mô hình liên bang là thể chế nhằm liên kết các vùng lãnh thổ có những khác biệt nhất định về văn hóa, chủng tộc, vv...vv nên có tính co giãn về quyền lợi tương đối cao để tăng sự hấp dẫn. Tỉ như Việt Nam hiện nay mà muốn hợp làm một với Lào và Campuchia thì chắc chắn phải theo mô hình liên bang, trong đó Lào và Campuchia sẽ có tiếng nói có trọng lượng lớn ở quốc hội liên bang, Việt Nam sẽ chỉ chiếm ưu thế nhờ vào lãnh thổ và dân số trội hơn đóng vai trò là một bang lớn hơn và có ưu thế hơn mà thôi.

    Liên minh châu Âu hiện nay và liên bang Hy Lạp thời cổ đại thực chất là thể chế hợp bang, là thể chế đã tồn tại giữa các bang ở Mỹ trong chiến tranh giành độc lập. Nó thừa nhận sự liên kết giữa các bang bằng một quốc hội hợp bang hay một ủy ban chung, nhưng nó cũng thừa nhận quyền hạn riêng của các tiểu bang mà thường là lớn hơn rất nhiều so với quyền hạn của quốc hội hợp bang. Mối liên kết chung này vì thế rất lỏng lẻo, vì quyền hạn thực tế của quốc hội hợp bang là rất hạn chế. Nó khác cơ bản với thể chế liên bang có chính quyền trung ương mạnh nắm mọi quyền hành mà Mỹ đang thực hiện. Mỹ trong quá khứ phải cần đến sự uy hiếp của Anh với nền độc lập thì các tiểu bang mới chấp nhận hợp lại làm một, từ bỏ quyền lợi để chuyển giao cho chính quyền liên bang, thì EU cũng phải cần một sự uy hiếp tương tự thì mới bỏ được cái trò hợp bang lỏng lẻo hiện nay.

    Còn mô hình liên bang của Liên Xô thì khác về cơ bản với liên bang của Mỹ. Liên bang của Mỹ là các tiểu bang chấp nhận hợp làm một do yêu cầu về chính trị, an ninh, kinh tế và nhất là quốc phòng, còn liên bang của Liên Xô là sự thể chế hóa về hình thức đế chế Nga thời Sa Hoàng để lại. Vì thể chế của Liên Xô về danh nghĩa là không chấp nhận việc xâm lược và đặt làm thuộc địa các vùng đất khác vốn được coi là đặc điểm thời phong kiến, nên buộc phải sử dụng mô hình liên bang trong đó các vùng lãnh thổ phụ thuộc và dân tộc thiểu số được coi là các bang. Các bang này vì thế ít có sự ràng buộc lẫn nhau như các bang của Mỹ, nên khi chính quyền trung ương Liên Xô sụp đổ thì họ trở thành các nước cộng hòa tự trị.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thể chế liên bang của Mỹ phủ nhận việc một bang có thể ly khai dựa vào trưng cầu dân ý của người dân tiểu bang đó vốn là điều đang xảy ra với một số thể chế khác như liên hiệp hay vương quốc, mà bọn Scotland hay Catalonia đang đòi thực hiện để tách khỏi liên hiệp Anh hay Tây Ban Nha
    hiến pháp Anh thì cho phép ly khai nhưng hiến pháp TBN thì không
    Trong thể chế liên bang thì quân đội do trung ương nắm nên các bang không dám ly khai. Các nước EU vẫn có quân đội riêng nên chưa thể coi là 1 liên bang được. Đơn cử như chú Hy Lạp vỡ nợ sẵn sàng chơi bài cùn là ra khỏi EU

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ngay cả như ở Châu Á có mỗi 3 thằng không mà cũng đánh nhau loạn xì ngầu . Trung Quốc muốn ảnh hưởng lớn lên VN = đánh nhau . VN muốn ảnh hường lên Lào , Cam cũng đánh nhau . Thằng này xem thằng kia là phản động , phản cách mạng . Liên Xô tập hợp hơn chục quốc gia , dân tộc khác nhau , rất khó để tập hợp lại được . Thằng Cam , Lào bây giờ cũng muốn " li khai " khỏi VN lắm rồi

    Như thằng Mỹ thì khác , chúng nó đều là dân Anglo Saxon , nói tiếng anh hết cả . Ngay cả như bọn úc NZ , canada ... bây giờ vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của vương quốc anh , vì toàn là người Anh.

    Việt Nam như bắc Việt với cả Nam Việt , toàn là dân VN thì li khai cái kiểu gì được .

    Chủ nghĩa dân tộc quốc gia vẫn là nhất , ăn đứt CNCS hay dân chủ bất cứ khi nào.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •