Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bàn về chữ “Chấp”

    Có 1 từ tuy nó bình thường, quen thuộc, nhưng khi mình nghĩ sâu về nó thì thấy lạ. Đó là về chữ “Chấp”

    Hồi còn bé mình hay đấu cờ Tướng với người lớn, họ thường nói: “Bác chấp cháu 2 xe” . Chấp ở đây nghĩa là bác đấy đã tự bỏ đi 2 con xe, tức là tự nhận phần thiệt về mình.

    Hoặc trong võ thuật, khi có học trò ngựa non háu đá muốn đấu với thầy mình (mình đã chứng kiến), thì thầy nói: “Thầy chấp em 1 tay”, tức là thầy không được dùng đến tay đó, nghĩa là thầy đã tự nhận phần thiệt về mình. (Có bạn khác thầy còn chấp cả 2 tay)

    Vậy từ “Chấp” ở đây thường xảy ra khi 1 người giỏi thi thố, phân tranh với người yếu thế hơn mình nên đã tự nhận phần thiệt về mình, tự làm mình yếu đi để người yếu kia có cơ hội thắng. Thường thì những người yếu đó được chấp nhưng vẫn thua

    Nhưng mình đọc được 1 câu:
    “Quân tử chấp kẻ tiểu nhân thì quân tử không bằng kẻ tiểu nhân.”

    Nếu chữ Chấp có nghĩa là tự nhận phần thiệt về mình, nếu chiếu theo câu trên thì người quân tử đã nhận thiệt về mình thì sao lại không bằng kẻ tiểu nhân nhỉ?

    Thực ra mình hiểu câu đó là:
    “Quân tử mà quyết ăn thua đủ với kẻ tiểu nhân thì không bằng tiểu nhân”
    (Nghĩa là không nhường nhịn)

    Hay có 1 câu tương tự là: “Loại người như thế thì chấp làm gì?”

    Nhưng chẳng lẽ 1 từ Chấp lại chứa 2 nghĩa đối lập là “Nhường nhịn, chịu thiệt” và “Không chịu thiệt” sao?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tui thấy chữ chấp ở câu 2 " Quân tử...." nó nằm trong chữ chấp nhất có nghĩa là không so đo, tính toán, hơn thua với kẻ tiểu nhân. Nên nghĩa nó không chỉ là chấp như trong câu 1.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Từ có nhiều nghĩa là chuyện thường, có gì mà phong ba bão táp.
    Từ chấp ở trên có 2 nghĩa:
    1) Tự bỏ đi 1 phần thế mạnh để cho đối thủ có cơ thắng.
    2) So đo, để bụng

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    67
    đơn giản là cùng là chữ chấp nhưng cách viết khác nhau => ý nghĩa khác nhau . cái này có bác sẽ lội đại ca đắc lộ thì chết chết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cũng giống A đánh thắng B với A đánh bại B thôi mà
    trong vụ này thắng = bại

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mới tra từ điển thì "Chấp"(1): nhận cho người ta có lợi thế hơn mình. Tức là khi so tài thì phải ngang cơ, không dùng cái quá mạnh quá rõ ràng của mình để áp đảo người khác. Chơi như vậy mới hấp dẫn, sòng phẳng, người yếu hơn bây giờ mới có cơ hội thắng.
    Cái này chỉ là nghĩa của từ thôi, không có dính dáng gì đến ngữ pháp cả.

    Còn "đánh thắng" với "đánh bại" thì khác nhau đó. "Đánh bại" là rút gọn của "đánh CHO kẻ khác bại (thua)", nó thể hiện tính chủ động tiến công địch hơn; trong khi "đánh thắng" là "đánh thắng ĐƯỢC kẻ khác, có ý nghĩa chống chả và phản công nhiều hơn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •