Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 58
  1. #41
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hì hì, tại thấy người ta hay biểu diễ electron bằng 1 cái hình tròn tròn nho nhỏ, nên tưởng nó có hình đó thật. Mà nếu như chưa ai biết hình dạng electron nó ra sao thì sao lại dám vẽ nó tròn tròn thế kia nhỉ, lỡ đâu nó... vuông thì sao

  2. #42
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Có mà chụp cái củ khoai , vì electron vừa là hạt vừa là sóng mà cũng chẳng là hạt hay sóng, nó thể hiện mình qua xác suất "có mặt" lớn tại một vị trí nào đó quanh nguyên tử gọi là orbitan. Hạt nhân cũng như vậy ^^! Ta chỉ có thể tính toán để hình dung về kích thước, hình dạng của e hay p, n mà thôi, chụp hình thì không thể.

    Ai học Vật lý lớp 12 mà vẫn còn nhớ đến mẫu nguyên tử Bohr thì có khi nào tự hỏi: Nếu electron là hạt thì tại sao nó có thể nhảy sang một quỹ đạo khác (K, L, M, N...) ngay lập tức? Học lượng tử trên ĐH thì càng không thể nói electron là hạt được.
    Vấn đề là ở chỗ, ko chỉ electron mà cả nguyên tử, cho đến những đại phân tử hữu cơ chứa tới 60 nguyên tử carbon cũng thể hiện tính trạng vừa sóng vừa hạt. Theo cơ học lượng tử, xác suất phân bố của những hạt vi mô như vậy trải ra khắp nơi trong vũ trụ. Bởi vậy thật ko hiểu nổi người ta chụp ảnh nguyên tử thế nào?

  3. #43
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vấn đề là ở chỗ, ko chỉ electron mà cả nguyên tử, cho đến những đại phân tử hữu cơ chứa tới 60 nguyên tử carbon cũng thể hiện tính trạng vừa sóng vừa hạt
    Lưỡng tính sóng hạt là bản chất của thế giới vi mô. Tất nhiên chẳng ai có thể tưởng tượng một thứ vừa sóng vừa hạt nó như thế nào? vậy phải hiểu lưỡng tính sóng hạt ra sao ? cách hiểu đơn giản nhất là có lúc ta quan sát nó là hạt, có lúc quan sát nó lại là sóng. Ví dụ electron chẳng hạn
    -Ta quan sát nó là hạt khi ta thực hiện bắn phá, ghi nhận được đường đi của nó.
    -Ta quan sát nó là sóng khi ta thực hiện những thí nghiệm về giao thoa, thí nghiệm kinh điển nhất là khe young, chắc ai cũng biết. Người ta thực hiện bắn electron qua khe rồi đi qua khe tách đôi, cũng nhận được những vạch giống như sóng ánh sáng.

    Như vậy ta chỉ nhìn đuợc cái mà "ta muốn thấy", một thí nghiệm quan sát được cả 2 tính chất này cùng một lúc là không thể thực hiện được.

    "Xác suất" ở đây nên được hiểu là gì? Như mình đã nói ở các bài trước không thể xác định đồng thời vị trí và vận tốc của hạt vi mô một cách chính xác.

    Trong thế giới vĩ mô, nếu bạn biết cái xe tải đang ở Hà Nội, đi về phía Hải Phòng với vận tốc 40km/h chẳng hạn sẽ luôn xác định được vị trí của nó trên đường, xác xuất xác định chính xác cả vị trí và vận tốc của chiếc xe tải vào bất kì thời gian nào là 100%

    trong trong thế giới vi mô bạn phải chấp nhận nếu xác định đúng vị trí thì sai số vận tốc, nếu đúng vận tốc thì sai số vị trí, nên chỉ dự đoán được gần đúng vị trí của nó vào một thời điểm, tức là chỉ chỉ ra được "vùng" mà electron xuất hiện, chúng ta vẫn gọi là orbitan.

    Nếu hiểu như thế thì việc "bắt gặp"
    được các hạt vi mô và bắt gặp được khi chúng là "hạt" thì chẳng có gì ngạc nhiên cả.

    Về việc chụp hình nguyên tử, bạn thử tìm hiểu xem nguyên tắc hoạt động của kính hiển vi điện tử, chắc bạn sẽ tìm thấy câu trả lời.

  4. #44
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Như vậy ta chỉ nhìn đuợc cái mà "ta muốn thấy", một thí nghiệm quan sát được cả 2 tính chất này cùng một lúc là không thể thực hiện được.
    Đây là quan điểm Copenhagen đã lỗi thời. Quan điểm khoa học mới chấp nhận rằng tính chất của thế giới vi mô là 1 thứ hoàn toàn mới, khác với thế giới vĩ mô, và ko phải sóng cũng chẳng là hạt, chúng ta bắt buộc phải thừa nhận nó là thật, và tập làm quen với nó.


    Nếu hiểu như thế thì việc "bắt gặp"
    được các hạt vi mô và bắt gặp được khi chúng là "hạt" thì chẳng có gì ngạc nhiên cả.
    Cái chính là chụp được ảnh có nghĩa ta đã quan sát được vị trí của hạt, điều này là vi phạm nguyên lý bất định, nói rằng ta ko thể biết được điều đó.

  5. #45
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Như đã nói ở trên bất định nghĩa là không xác đinh được vị trí và vận tốc cùng lúc, xác định được vị trí thì sai số vận tốc, vì thế nhìn thấy nguyên tử chả có vi phạm nguyên lý bất định gì cả...

    Đồng ý thế giới vi mô khác hoàn toàn thế giới vĩ mô, nhưng để miêu tả nó dễ hiểu nhất lưỡng tính sóng hạt luôn là cách giải thích đơn giản nhất.

  6. #46
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hỏi hơi ngoài lề 1 chút! Khi hai hố đen nhập vào nhau làm một, giải thích kiểu phổ thông có thể cho là như 2 giọt nước kết hợp! Mình muốn biết cụ thể hơn quá trình đấy, vì bao quanh tâm mỗi hố đen là vùng "chân trời sự kiện" có độ cong không_thời gian vô hạn! Mình muốn hỏi về 2 lực hút vô hạn ngược chiều nhau! Đừng trích wiki hay vatlyvietnam vì mình đọc cả rồi!

    Thanks!

    Bigbang có phải là 1 dạng hố đen nguyên thủy?

  7. #47
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Như đã nói ở trên bất định nghĩa là không xác đinh được vị trí và vận tốc cùng lúc, xác định được vị trí thì sai số vận tốc, vì thế nhìn thấy nguyên tử chả có vi phạm nguyên lý bất định gì cả...
    Theo nguyên lý bất định thì ko bao giờ có thể xác định được vị trí chính xác. Ko bao giờ hết.


    Hỏi hơi ngoài lề 1 chút! Khi hai hố đen nhập vào nhau làm một, giải thích kiểu phổ thông có thể cho là như 2 giọt nước kết hợp! Mình muốn biết cụ thể hơn quá trình đấy, vì bao quanh tâm mỗi hố đen là vùng "chân trời sự kiện" có độ cong không_thời gian vô hạn! Mình muốn hỏi về 2 lực hút vô hạn ngược chiều nhau! Đừng trích wiki hay vatlyvietnam vì mình đọc cả rồi!
    Thì cứ nhập vào thôi, có gì đâu?

    Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì Big Bang là 1 hố trắng.

  8. #48
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Muitenbac777
    Hỏi hơi ngoài lề 1 chút! Khi hai hố đen nhập vào nhau làm một, giải thích kiểu phổ thông có thể cho là như 2 giọt nước kết hợp! Mình muốn biết cụ thể hơn quá trình đấy, vì bao quanh tâm mỗi hố đen là vùng "chân trời sự kiện" có độ cong không_thời gian vô hạn! Mình muốn hỏi về 2 lực hút vô hạn ngược chiều nhau! Đừng trích wiki hay vatlyvietnam vì mình đọc cả rồi!

    Thanks!

    Bigbang có phải là 1 dạng hố đen nguyên thủy?
    Video biểu diễn quá trình 2 hố đen sát nhập vào nhau.

    <thead>


    YouTube Video - Lichsuvn.info


    </thead>



    <object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/http://www.youtube.com/watch?v=GAwO1okR074">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/http://www.youtube.com/watch?v=GAwO1okR074">
    <param name="wmode" value="transparent">
    <em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
    </object>




    Muốn biết cụ thể hơn thì vào đây nhé:
    http://www.thethinkingblog.com/2007/...les-merge.html

  9. #49
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Theo nguyên lý bất định thì ko bao giờ có thể xác định được vị trí chính xác. Ko bao giờ hết.
    Không biết bạn cực hữu đã bao giờ ngó qua cái nguyên lý bất định của heisenberg chưa mà mạnh mồm vậy. Nếu bạn chưa coi qua thì mình xin đưa ra đây:

    Trước hết là wikipedia
    -Tiếng Việt:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3...%91%E1%BB%8Bnh

    Nguyên lý bất định là một nguyên lýngyen nhan quan trọng của cơ học lượng tử, do Werner Heisenberg đưa ra, phát biểu rằng người ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác.
    -Tiếng anh:http://en.wikipedia.org/wiki/Uncertainty_principle

    In quantum mechanics, the Heisenberg uncertainty principle states that certain pairs of physical properties, like position and momentum, cannot both be known to arbitrary precision. That is, the more precisely one property is known, the less precisely the other can be known
    Các nguồn khác
    -http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/Hbase/uncer.html

    The position and momentum of a particle cannot be simultaneously measured with arbitrarily high precision.
    -http://scienceworld.wolfram.com/phys...Principle.html

    A quantum mechanical principle due to Werner Heisenberg (1927) that, in its most common form, states that it is not possible to simultaneously determine the position and momentum of a particle. Moreover, the better position is known, the less well the momentum is known (and vice versa).
    Xong, mình đã đưa nguồn của mình đến lượt bạn đưa ra nguồn ở đâu mà dám nói không bao giờ xác định được vậy?

  10. #50
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    7
    Theo ngu ý của mình, hố đen hút tất cả vật chất, kể cả ánh sáng, ta chỉ có thể nhận biết nó dựa theo sự biến mất của các sóng thăm dò từ các phương tiện quan sát thôi. Vậy các hình ảnh về lỗ đen có đáng tin không? Cách các nhà khoa học quan sát nó như thế nào?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •