Chủ đề: Oan Ấn Độ
-
03-10-2010, 09:07 PM #21
Junior Member
- Ngày tham gia
- Feb 2016
- Bài viết
- 0
Ấn độ mình có qua một lần, phải nói là sự phân hóa khoảng cách giàu nghèo ở đó cực kỳ kinh khủng. Một bên toàn xe hơi, nhà cao tầng, ăn uống trong khách sạn. Phía bên kia thì toàn người không có nhà cửa để ở, ăn ỉa, đái ngay mấy chỗ bụi cây hay khu ổ chuột ngoài đường. Nhiều lần họ lục thùng rác của mấy đứa nhà giàu để kiếm thức ăn.
Nói chung sự phân cách giàu nghèo khủng khiếp là ấn tượng lớn nhất của mình khi đến ấn.
Ấn tượng thứ 2 là trời nóng kinh khủng. Kô chịu nổi.
Nhưng tụi nó có một lợi thế rất lớn hơn VN là khả năng nói tiếng Anh, vì đây là một trong những ngôn ngữ chính của nó nên vì vậy nó tiếp thu rất nhanh các công nghệ mới, không cần phải chờ bản quyền sách về rồi dịch ra như phía VN.
Còn về nền văn hóa thì mọi người chắc quá rõ, nó rất mạnh về vấn đề này. Quá khứ nó có bà la môn, hindu, Phật, yoga, kinh veda... bây giờ thì nó có những người như krishnamuriti, osho....
-
03-10-2010, 09:11 PM #22
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cái này thì chịu rồi do ảnh hưởng của nền văn hóa ngay cả Hàn cũng bị ảnh hưởng của Tống nho đấy thôi. Sự phân biệt giai cấp thì cũng như văn hóa làng xã của VN không phải một sớm một chiều có thể xóa được, nó có mặt lợi và mặt hại mà. Còn việc tiếng Anh thì có thể nói là do công của đám thực dân (hay nói đúng hơn là nền văn hóa của Ấn dễ dung hòa)
-
03-10-2010, 10:52 PM #23
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Mr.Tèo
Đến nay, mỗi khi có việc làm ăn với chúng là lại phát cáu!
BTW: chủ topic nên nói rõ - ngoài vụ Phật giáo - VN ta chịu ảnh hưởng gì của nền văn minh Ấn Độ? Có chăng là văn hóa Bà La Môn ảnh hưởng đến dân Chăm, người Việt "Nam tiến" rồi hấp thụ lại?
-
03-10-2010, 10:58 PM #24
Junior Member
- Ngày tham gia
- May 2016
- Bài viết
- 0
có thể là về kiến trúc chăng? ở chỗ em có một cái chùa nó rặt kiến trúc chăm đấy này [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] sài gòn đàng hoàng đấy nhá
-
03-11-2010, 02:05 AM #25
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi vvvvvvv
Lúc đầu cũng tưởng chỉ là đồn nhảm, sau gặp một ông già Ấn xấu tính mới biết được là thật.
Gửi bởi SkeletonKing
-
03-11-2010, 03:02 AM #26
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
nhờ có Ấn Độ mà ta mới có Tây Du Ký để xem, bài hát Thiếu Nữ Thiên Trúc này hay cực, xem từ bé mà đến giờ vẫn thích:
http://www.youtube.com/watch?v=n3ayw...eature=related
ở đây có mấy em xinh tươi nhảy nghệ thuật phết, mình mà tập võ cạnh mấy em này thì có khi đấm gãy cây như Lỗ Trí Thâm chứ chẳng chơi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
http://www.youtube.com/watch?v=1paF0iowJBM
-
03-11-2010, 03:04 AM #27
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Bác Kiều cứ tà tà, bần tăng sẽ nói cái đó sau. Đang có hứng nói về tâm linh Ấn Độ. Nó chứa nhiều thứ minh triết sáng lạn mà không dễ nhận thấy. Có thể nói, ở các nơi khác, văn hóa đã làm ra tôn giáo tín ngưỡng, nhưng ở Ấn Độ thì tín ngưỡng đã làm ra văn hóa. Tôi cảm giác như không có một thứ gì của Ấn Độ mà không có dấu ấn của tín ngưỡng. Từng hòn sỏi, hạt cát, cây cỏ xứ Ấn cũng ẩn chứa những điều linh thiêng, đều mang những dấu ấn của những thánh nhân như Krishna, Phật Cồ Đàm, Mahavira v.v..., đều có thể đưa ta đến bến bờ của sự minh triết, giải thoát. Những thứ nhỏ nhoi nhất cũng có thể dạy cho ta những bài học lớn. Đối với nền văn hóa khác thì cát sỏi là thứ tầm thường không thể bằng vàng bạc, nhưng trong sự minh triết Ấn Độ, họ xem hạt cát và vàng ròng đều bình đẳng như nhau, đều là cái hóa thân kỳ diệu của đấng sáng tạo vĩ đại- thần Shiva.
Thần Shiva là đấng sáng tạo ra muôn loài, là bản thể tối hậu của vũ trụ này, nhưng chẳng phải là một ông Thượng Đế như các tôn giáo gốc Do Thái. Người Ấn đã quan sát thiên nhiên sinh động đa dạng của họ từ ngàn xưa, họ ngạc nhiên và khâm phục cái kỳ diệu của tạo hóa, cứ cho mọi vật sinh sôi nảy nở và chết đi không ngừng, họ đã khái quát sự sáng tạo kỳ diệu tự nhiên đó bằng một biểu tượng: thần Shiva. Nếu như người Trung Quốc có thể tự hào với thế giới với tư tưởng độc đáo về bản thể vũ trụ và con người, là Đạo và Âm Dương, thì Ấn Độ cũng đã có những tư tưởng đó từ sớm hơn rất nhiều. Nếu đối chiếu về ý nghĩa có thể thấy ngay Shiva giống như Đạo, Linga = dương, Yoni = âm. Linga là hình tượng cái dương vật, Yoni là hình tượng cái âm hộ giống cái. Linga và Yoni kết hợp là mẹ của muôn loài, như âm dương giao hòa sinh ra vạn vật.
Bạn hãy xem hình ảnh biểu tượng thần sáng tạo Shiva:
Linga và Yoni:
Nếu như các nhà Vật lý thế kỷ 20 vẫn còn băn khoăn nhiều vì những cái kỳ lạ của Vũ Trụ, của Tạo hóa mà họ đã và đang phát hiện, thì họ đã tìm thấy nơi triết lý của Ấn Độ về Shiva những tư tưởng kỳ diệu, tương đồng kỳ lạ với những thứ họ đã tìm ra bằng bao nhiêu công sức.
Shiva là thần sáng tạo, nhưng thần đã sáng tạo chẳng với mục đích gì, chẳng phải để tạo ra con người, tạo ra thiên chúa. Thần sáng tạo vì đó là việc tự nhiên của thần, thần chẳng bao giờ ngừng nghỉ. Thần chẳng ngồi nặn ra Adam từ đất sét rồi thổi hơi sống vào, thần chỉ nhảy múa, nhảy múa theo những vũ điệu kỳ lạ, mê hoặc, để làm cho thế giới này biến đổi, sáng tạo một cách phong phú và kỳ diệu. Những ngọn lửa bốc quanh thần là năng lượng, không có năng lượng thì không có vật chất, không có sự sống- không có gì cả. Thần dẫm lên xác quỷ Vô minh, đó là sự chiến thắng của cái sáng tạo không ngừng nghỉ với cái chết vĩnh hằng, hãy so sánh nó với sự cân bằng entropy toàn vũ trụ.
Người Ấn Độ rất trọng sự sinh sản. Niềm hạnh phúc lớn nhất của họ, có lẽ chẳng phải là Niết bàn, giác ngộ hay thiên đường, mà chỉ đơn giản là có con, càng nhiều con cháu. Họ đến ngồi lên Linga, cầu nguyện quanh Linga. Những người phụ nữ Ấn Độ đến nơi thờ Linga, chạm tay vào nó, đi quanh nó. Người ta còn lấy nước dội lên Linga rồi hứng thứ nước đó lại để uống, với hy vọng sẽ có nhiều con cái.
-
03-11-2010, 03:07 AM #28
Senior Member
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 224
Đối với một người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặt cảm tự ty và tự tôn. Họ biết rõ bán đáo bao la của mình là một cái nôi văn hóa, học thuật vĩ đại của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng ngày nay nước họ lại thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau của nhà quý tộc khánh kiệt. Cho nên khi một người nước ngoài đứng trước mặt họ, họ lúng túng không thể định nghĩa được ai hơn ai kém. Khi tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đại diện cho một công ty của Đức đến bán hàng cho họ, ông kể rằng họ rất lúng túng."Khi gặp chúng tôi, người đi bán thiết bị hiện đại, họ càng lúng túng. Vì trình độ kỹ thuật còn non nên họ phải đi mua, nhưng vì là khách hàng, họ thấy mình được chiều chuộng. Thế thì ai hơn ai thua, xem ra họ rất thắc mắc."
-
03-11-2010, 03:41 AM #29
Banned
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tôi cảm giác như không có một thứ gì của Ấn Độ mà không có dấu ấn của tín ngưỡng. Từng hòn sỏi, hạt cát, cây cỏ xứ Ấn cũng ẩn chứa những điều linh thiêng,
-
03-11-2010, 03:52 AM #30
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tài sản lớn nhất mà Ấn Độ cống hiến cho loài người có lẽ là đạo Phật. Xét về quy mô và ảnh hưởng thì đạo Phật là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay, mà thực ra số tín đồ của nó còn lớn hơn cả những số liệu thống kê. Tôi chẳng bàn về giáo lý hay tính ưu việt gì đó của nó, chỉ nói đến những giá trị văn hóa của nó tại Ấn Độ, cũng đã là khá nhiều.
Dù rằng quê hương của Phật Thích Ca là kinh thành Ca tì la vệ, nước Tịnh Phạn chẳng thuộc về Ấn Độ ngày nay, nhưng xứ sở Ấn Độ ngày xưa ấy rộng lớn hơn bây giờ rất nhiều, nó bao gồm cả Nepal trong đó. Và rằng từ khi Phật trở thành Phật đến lúc nhập tịch, ngài đã hoạt động không ngừng nghỉ tại Ấn Độ. Ngày nay, những địa danh thiêng liêng nhất của Phật giáo vẫn còn đó trên xứ Ấn. Những cái tên quen thuộc với người đọc sách, đọc truyện về Phật như khu rừng khổ hạnh, Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn nai (Lộc Uyển), tinh xá Trúc Lâm, tu viện Kỳ viên, rừng Sala song thọ, núi Linh Thứu, ngày nay đều là những thánh tích và bạn có thể đi thăm. Tôi chưa bao giờ được đến những nơi đó, nhưng những người đã đi hành hương trở về kể lại, thì khi họ đến những nơi ấy họ luôn cảm thấy trong lòng thanh tịnh và cảm khái kỳ lạ.
Ảnh: Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật Thích Ca giác ngộ và giải thoát)
Ảnh: Phật Thích Ca giác ngộ dưới gốc cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng
Ảnh: Lộc uyển (Sarnath), nơi Phật Thích Ca thuyết pháp về giải thoát lần đầu tiên.
Ảnh: Phật Thích Ca thuyết pháp cho năm nhà tu khổ hạnh tại Vườn Nai
[IMG]http://api.ning.com/files/WxZBtdE0sxkFbkH0BPyi6UYr3jiIotAPpoIbR*iA14Qa4CL-3PBTEsph2y*HNlOUsVHN-X-lNUoQA60RJoBnJOZrOlAxkqHJ/Venuvana2.jpg[/IMG]
Ảnh: Tu viện Trúc Lâm (venuvana), ngôi chùa Phật giáo đầu tiên.
Ảnh: Phật Thích Ca nhập diệt tại rừng Sala song thọ (Kushinara)
Những câu chuyện xoay quanh cuộc đời thánh nhân này thường rất thú vị và chứa nhiều đạo lý lẫn trí tuệ.
Bà mẹ này có đứa con nhỏ mới mất. Bà rất nghèo, không có niềm vui nào khác ngoài đứa con, đứa con nhỏ mất đi đã mang đi luôn tất cả những gì hạnh phúc của bà mẹ. Bà ôm đứa con đã lạnh ngắt trong lòng, đi từ nơi này đến nơi khác, gặp ai bà cũng van lạy: Xin ngài hãy cứu sống con tôi, nó là tất cả của tôi. Không có đứa trẻ, có lẽ bà cũng không thể sống được. Mọi người rất thương bà, khuyên giải đủ điều mà không làm sao khiến bà nguôi ngoai. Sau cùng có một người thấy bà tàn tạ quá, đã nói với bà: Hãy ôm con bà đến nơi Phật Thích Ca, ngài có thể cứu con bà sống lại.
Hi vọng bừng lên trong lòng người mẹ đau khổ, bà ôm con lặn lội đến tu viện Kỳ Viên, nơi Đức Phật đang giảng pháp. Bà đến quỳ dưới chân Phật, khóc than thảm thiết:
- Lạy Phật, xin người hãy cứu lấy đứa con bé bỏng của con, nó là tất cả của con.
Phật đỡ bà mẹ dậy, ôn tồn nói:
- Hãy nín khóc, hỡi người mẹ tốt bụng đáng thương. Bà hãy ôm đứa bé đi vào trong thành, đến nhà nào đó và xin cho ta 1 hạt cải. Nhưng hãy nhớ là, hạt cải đó của nhà nào chưa từng mất người thân.
Bà mẹ mừng quá, lạy tạ Phật rồi ôm con chạy vội vã vào thành. Chỉ cần xin được 1 hạt cải, con bà sẽ được sống lại. Nó là hạnh phúc của bà. Bà hối hả đi hết nhà này qua nhà khác, đến nhà nào bà cũng xin 1 hạt cải. Thấy bà mẹ mất con đáng thương, người ta cho bà cả vốc hạt cải. Nhưng bà hỏi, gia đình ngài chưa từng có người thân đã mất phải không, thì gia chủ nào cũng lắc đầu:
- Tháng trước mẹ tôi mất, chúng tôi vẫn còn rất đau buồn.
- Cha tôi vừa mất năm ngoái, thật là đau khổ cho tôi.
- Anh, chị, em, vợ, chồng, con...của tôi đã mất v.v...
Mãi vẫn chưa xin được hạt cải của nhà nào chưa mất người thân, nhưng bà mẹ vẫn không nản lòng, bà tiếp tục đi. Đến tận tối bà vẫn không xin được hạt cải nào như thế cả. Có người thương tình bảo bà cứ mang hạt cải về đi, nhưng Phật nhân hậu quá, giọng nói của Phật hiền từ quá, bà không thể nào đánh lừa Phật. Cuối cùng, bà đã mỏi mệt, bà ôm con quay về, nhưng lạ thay, bao nhiêu đau buồn của bà đã không còn nữa. Cả ngày nay bà đã chứng kiến nỗi buồn mất người thân của bao nhiêu gia đình, bà không phải là người duy nhất, không phải là người khổ nhất. Bà lại ôm con đến Phật, lạy tạ và nói:
- Lạy Phật, con đã hiểu ra. Con thấy lòng đã thanh thản hơn rất nhiều rồi, cả ngày nay con đã được mọi người chia sẻ nỗi buồn với con. Không ai là không phải chết, không ai là không mất người thân. Đứa con của con đã mang đến nhiều hạnh phúc cho con, giờ xin Phật giúp con an táng, để cho con của con sớm được siêu thoát.
Và Phật cùng các nhà sư đã an táng đứa trẻ.
Là dòng sản phẩm thuộc nhà KOR - thương hiệu mỹ phẩm uy tín tới từ Hàn Quốc, em kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Supreme Facial nhận được nhiều sự thương yêu của các chị em Hàn Quốc. Sản phẩm được biết...
Kem dưỡng ẩm, ngăn cản lão hóa Hàn Quốc KOR Supreme Facial