Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 35

Chủ đề: Oan Ấn Độ

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Oan Ấn Độ

    Bữa nay vừa đọc thấy cái này:

    Trích dẫn Gửi bởi lytuongtuongdong
    Nhưng cái thâm độc hơn là có những kẻ đang muốn bôi xóa truyền thống văn hóa Á đông của nước ta. Chúng ta tiếp nhận văn hóa Trung Hoa vì chúng ta có một phần rất lớn giống như người Trung Quốc. Sự thật không việc gì phải xấu hổ. Trái lại, cần tự hào vì chúng ta là nước duy nhất ở Đông Nam Á không chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (cái bọn ở bẩn, ăn bẩn, biểu hiện của loại chưa tiến hóa).
    Chẳng bàn về độ vô văn hóa, tinh thần nô lệ với Tàu của người viết mấy cái dòng đó, nếu ai muốn bàn gì với tác giả ấy thì cứ theo cái link của đoạn quote ấy. Nhưng có một vấn đề ở đây là, chúng ta chẳng mấy ai biết về Ấn Độ rõ ràng, dù có thể biết rất rõ Tàu, Nhật, Âu Mỹ. Bạn có thể thuộc làu Hugo, Goethe, Lỗ Tấn nhưng bạn chẳng biết mấy về Rabindranath Tagor. Một nền văn hóa độc đáo có sức ảnh hưởng lớn đến các nền văn hóa khác, mà theo đánh giá chủ quan của tôi, còn lớn hơn cả Trung Quốc, nhưng rất khó nhận thấy và đánh giá đúng. Ấn Độ có cái gì đó thâm trầm, huyền bí, nó lan tỏa rất lặng lẽ mà thấm sâu, đến nỗi người ta khó mà nhận ra rằng mình chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

    Với diện tích lớn, trải dài, Ấn Độ có đủ mọi thứ đa dạng của tự nhiên, từ những đỉnh tuyết vĩnh hằng của Hy Mã Lạp Sơn, đến những con sông thiêng, những vùng sa mạc, những khu rừng rậm nhiệt đới. Dân số chiếm đến 1/6 thế giới với đủ các chủng tộc, giai cấp, tôn giáo tín ngưỡng, đủ mọi hệ tư tưởng. Có thể nói Ấn Độ là cả thế giới này thu nhỏ lại, Ấn Độ chứa mọi hình ảnh của thế giới. Nhiều thứ Ấn Độ để lại cho thế giới có giá trị vĩnh hằng, như những kim tự tháp của Ai Cập, nhưng nó không dễ nhìn ra, dễ nhận thấy như những kim tự tháp. Những bậc thánh nhân, những người minh triết trên thế giới này đa số đến từ xứ Ấn hay hướng về xứ Ấn, những giá trị họ để lại hầu như chưa hề bị mất mát theo thời gian, mà ngày càng lan tỏa sâu rộng hơn. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến thế giới giống như làn nước từ từ ngấm hết vào đất, khác với văn hóa Trung Quốc chảy cuồn cuộn như dòng suối, nhưng khi chảy hết thì lòng suối lại khô queo.

    Trong cái thớt này tôi muốn cùng chia sẻ với mọi người những gì tôi biết về Ấn Độ, bởi tôi thấy nhiều người chúng ta không biết mấy về xứ sở huyền bí này. Bạn chỉ mơ hồ biết đến Ấn Độ như là quê hương của đạo Phật, như là một nước có nền quân sự tiềm tàng mạnh mẽ, như là lâu đài Taj Mahal tráng lệ, hay một vài câu chuyện trong Ngàn lẻ một đêm. Chứ bạn chưa biết rằng đất nước này còn nhiều, nhiều thứ kỳ diệu khác nữa...

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói về Ấn Độ ta chỉ biết tới mấy thứ, Ấn Độ là khởi nguồn của đạo Phật và đạo Hindu. Sự phân chia đẳng cấp còn ác liệt và ngớ ngẩn hơn cả Đông Á. Văn học nổi tiếng với Ramayana và Mahabharata. Ấn Độ là thuộc địa của Anh sau khi độc lập rồi bị tách ra thành hai nước Pakistan của người Hồi giáo và Ấn Độ. Sau đó đông Pakistan lại tách ra thành Bangladesh trong cuộc chiến tranh Pakistan-Ấn Độ.

    Xí quên, Ấn Độ nổi tiếng với thánh Gan-đi và phong trào đấu tranh bất bạo động và bất hợp tác

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    chà Ấn Độ ư về xã hội ấn độ thật sự bị tình trạng phân chia giai cấp rất nặng nề, người dân thì đói khổ đó là chuyện có thật.

    nhưng nếu xét văn hoá thì phải nhận ra là họ rất hay về văn hoá .
    về triết học tính minh triết của họ thể hiện qua tôn giáo đạo bà la môn hay Hindu với các thần thoại như Mahabrarata, Ramayana, sau đó là triết học Upanishads,
    Yoga là một món triết học và luyện tập của người Ấn Độ.
    Đạo Phật với cả ngàn quyển kinh đóng góp cho thế giới
    với tinh thần từ bi hỉ xả.

    về Kiến Trúc chắc ai cũng biết Ngôi đền Taj Mahal rất nổi tiếng với câu chuyện tình đầy hạnh phúc và đau khổ.
    kiến trúc chùa chiền của DNA đều xuất phát từ ấn độ .

    đến thế kỷ 20 Ấn độ nổi tiếng với GAndhi, nhà Neyhu, Tagor(nhà thơ), Chandra(nhà thiên văn học)

    những thằng bé ấy thì hơi khinh thường Ấn độ chứ Số 0 bàn cờ vua cũng là những đóng góp của người Ấn độ.
    Nhạc của người ấn rất vui nhộn họ cũng phát minh ra cây đàn Cithar là nguồn gốc của đàn Guitar sau này (người Arap học đàn Cithar của người ấn sửa đổi rồi truyền bá sang Tây ban Nha và người Tây Ban Nha học tập chế biến ra Guitar)....

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    -

    cái bọn ở bẩn, ăn bẩn, biểu hiện của loại chưa tiến hóa
    Nhận xét của ông này chắc căn cứ vào cách ăn bốc của người Ấn. Theo Tbg? đọc được, người Ấn có quan điểm khắc khe hơn những vùng khác về vệ sinh thực phẩm. Họ bốc thức ăn đặt trên một tàu lá là vì dùng một cái nĩa, một con dao, một cái đĩa đến 2 lần là không được sạch. Sư Huyền Trang tả cách ăn uống của người Ấn: "Tự họ họ sạch sẽ, chứ không ai bắt buột. Trước mỗi bữa họ rửa mặt, rửa tay, thức ăn thừa không khi nào dọn lại, đồ làm bếp không dùng tới hai lần, đồ nào bằng gỗ hay đất thì dùng một lần rồi liệng đi, còn những đồ bằng vàng, bạc, đồng hay sắt thì chùi cho thật bóng. Ăn xong, họ xỉa răng rồi lau tay lau mặt, xong đâu đấy mới tiếp xúc với những người khác."
    Mà cái việc xúc miệng đơn giản, đối với họ mới cầu kỳ làm sao. Sau bữa ăn phải xúc miệng bảy lần. Chà răng bằng một thứ vỏ cây (có lẽ là vỏ cau) vì dùng lông thú (sau này là bàn chải) thì không sạch sẽ và lịch sự.
    1 người Ấn có thể chê bai người Âu thế này: “Các ông gần đây mới có được ít ý niệm về vệ sinh, mới hiểu sự lợi ích của cái bàn chải và sự tắm mỗi ngày mà người Ấn đã biết hai cái đó từ lâu rồi. Mới hai chục năm trước nhà cửa ở London không có buồng tắm và cho bàn chải đánh răng là xa xỉ phẩm."
    Ông Wiliam Huber bảo “Về phương diện giữ gìn cơ thể thì khắp châu Á, có thể nói là khắp thế giới, không có dân tộc nào sạch sẽ như dân tộc Ấn. Họ nổi tiếng là tắm gội nhiều”. Không biết từ bao thế kỷ, Manou quy định những phép tắc nghiêm ngặc về sự tắm rửa “Sáng sớm, người Bà La Môn phải tắm, trang sức cho đẹp, chà răng, nhỏ thuốc vào mắt rồi cúng vái”.
    (Theo Lịch sử văn minh của Will Durant, bản dịch Lịch sử văn minh Ấn Độ của cụ Nguyễn Hiến Lê)

    - So sánh 2 nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa, Hoa thiên về nhập thế, Ấn thiên về xuất thế. Các trường phái triết học Ấn từ xưa đã bàn nhiều về vấn đề bản thể của thế giới, của con người. Bạn nào nói dân Việt không chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ là lầm lớn. Vì đó là nền văn hoá đã cung cấp ý niệm luân hồi, nhân quả, báo ứng. Quan điểm quyết định cách đối nhân xử thế của người Việt Nam nói riêng và người dân Đông + Nam Á nói chung.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thật ra tôi chưa từng đến Ấn Độ, những cái tôi viết sau đây đều chỉ là đọc lại, xem lại những thứ người ta đã từng đến Ấn Độ rồi viết lại, chụp lại, hoặc của một vài người Ấn Độ mà đến nay tên tuổi của họ đã quen thuộc trên thế giới. Nhưng những thứ tôi đã biết được ấy khiến tôi phải thốt lên: thật là kỳ diệu. Như nhà văn Mark Twain đến thăm Ấn Độ năm 1896, đã viết về xứ này như sau: "Mỗi khi bạn nghĩ là mình đã tìm hiểu hết những tính cách lạ lùng của nước này và muốn cho nó một danh hiệu nào đó... xứ sở của dịch hạch, xứ sở của nghèo đói, xứ sở của những ảo giác khủng khiếp, xứ sở của những ngọn núi cao ngất trời... vân vân, thì lại sớm hiện ra những tính cách mới và bạn thấy cần những danh hiệu mới". Cuối cùng Mark Twain thấy hay nhất là vứt bỏ mọi danh hiệu và đặt tên cho Ấn Độ là "xứ sở của sự kỳ diệu".

    Ấn Độ là một xứ đầy những mâu thuẫn.

    Đây là nơi mà ta phải ngắm Taj Mahal lúc nửa đêm, nhìn cái nghèo đói lúc ban ngày, nếm cái bụi bặm của những làng quê buồn tẻ, đi lạc trong màu sắc rực rỡ và tiếng ồn ào của các lễ hội, nhìn những đàn bò và khỉ sống chung với con người, xem những đám rước tôn giáo say mê quên mình. Đây là nơi thiên nhiên cho dấu ấn một cách sắc nét nhất với những con sông, những ngọn núi, sức nóng tàn khốc và những cơn bão kinh người.

    Ấn Độ là quốc gia thuộc về 15 nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới nhưng 70% dân chúng vẫn cày cấy với những dụng cụ thô sơ của cha ông để lại và sống bên bờ của sự thiếu ăn. Tại Ấn Độ, trong một nhà máy người ta có thể sản xuất bom nguyên tử và tên lửa liên lục địa nhưng bên ngoài nhà máy vẫn là nơi sửa xe bò theo cách của thời A Dục vương để lại. Những trí thức Ấn Độ có thể là những triết gia nhất nhì thế giới, là các nhà khoa học xuất sắc được các nước tranh nhau mời về nghiên cứu, họ vẫn sống bên cạnh 60% dân chúng mù chữ. Phú gia Ấn Độ rất nhiều và cũng rất giàu có, của cải của họ không ai biết hết được, dưới mái hiên cung điện của họ là những tu sĩ thiếu cả áo quần che thân ngồi đợi mặt trời mọc để hành trì phép du-già (yoga).

    Xứ sở này có sự phân hóa giàu nghèo rất lớn. Truyền thống phân biệt đẳng cấp cũng được truyền lại từ hàng ngàn năm nay. Xưa kia, xã hội Ấn Độ tồn tại bốn đẳng câp, từ cao xuống thấp là Bà La Môn (tăng lữ), Sát Đế lỵ (vua chúa quan lại), Phệ Xá (thương nhân, phú gia) và Thủ Đà La (nô lệ, thợ thủ công). Sự phân biệt đối xử giai cấp lớn đến mức, người Bà La Môn không được để cho người Thủ Đà La nhìn thấy hay chạm vào, nếu lỡ bị người giai cấp "hạ tiện" chạm vào thì người "hạ tiện" ấy sẽ bị phạt, còn vị Bà La Môn phải về đóng cửa, tắm rửa sạch sẽ và ở nhà 2 tuần để sám hối. Anh thợ cạo Ưu Ba Ly không dám cạo tóc cho Phật Thích Ca vì sợ mình chạm vào thân ngài, sẽ làm ô uế ngài. A Nan khát quá xin cô thôn nữ chút nước, cô thôn nữ không dám cho vì sợ bị phạt nếu chạm phải người tu sĩ. Đàn ông và đàn bà cũng bị phân biệt đối xử nặng nề. Người Ấn Độ tin rằng thiên đường, niết bàn chỉ có đàn ông mới đạt được, còn đàn bà thì xấu xa nhơ bẩn nên không thể nào với tới. Những người Jaina giáo còn cho rằng dù người phụ nữ có thông minh, đạo hạnh đến đâu thì cũng phải được đầu thai thành đàn ông đã rồi mới giác ngộ được. Phật Thích Ca là người đầu tiên tuyên bố mọi người đều bình đẳng, Ngài cố gắng xóa bỏ sự phân biệt đối xử với giai cấp, với phụ nữ, nhưng 2500 năm sau Ấn Độ vẫn không khác xưa về vấn đề giai cấp, trọng nam khinh nữ.

    Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp như vậy, người Ấn Độ rất khó thân thiện. Đối với thú vật, họ dễ gần gũi hơn đối với con người. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp ai đó, việc đầu tiên là họ định nghĩa xem ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Những người kỹ sư, thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, còn đối với người nước ngoài họ có thái độ e dè khó hiểu.

    Đối với một người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặt cảm tự ty và tự tôn. Họ biết rõ bán đáo bao la của mình là một cái nôi văn hóa, học thuật vĩ đại của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng ngày nay nước họ lại thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau của nhà quý tộc khánh kiệt. Cho nên khi một người nước ngoài đứng trước mặt họ, họ lúng túng không thể định nghĩa được ai hơn ai kém. Khi tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đại diện cho một công ty của Đức đến bán hàng cho họ, ông kể rằng họ rất lúng túng."Khi gặp chúng tôi, người đi bán thiết bị hiện đại, họ càng lúng túng. Vì trình độ kỹ thuật còn non nên họ phải đi mua, nhưng vì là khách hàng, họ thấy mình được chiều chuộng. Thế thì ai hơn ai thua, xem ra họ rất thắc mắc."

  6. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Nói về ăn uống và vệ sinh thì hình như Arab cũng giống như Ấn Độ thì phải.
    Mấy anh Ấn Độ ở đây ko dùng giấy vệ sinh mà khi đi đại tiện thì mang theo chai nước để rửa (Arab cũng thế). Lúc đầu cũng thắc mắc "Sao ăn cũng dùng tay mà vệ sinh cũng dùng tay để rửa thế?" thì câu trả lời nhận được là: "Ăn thì dùng tay phải, tay trái để vệ sinh khi đi toalet".

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ở Sing, ngoài đường ngày lễ của người Ấn ở khu Ấn rất khó thấy phụ nữ Ấn (gần như là ko có), trong khi nam giới đầy đường (nghĩa đen luôn).

    Người Ấn ko bẩn, nhưng có mùi rất khó chịu đối với dân tộc khác, chưa kể người Ấn đen dễ khiến người ta lầm tưởng người Ấn rất bẩn. Ngoài ra, họ còn dùng 1 loài giống như nước hoa rất hắc, gây cảm giác mùi khó chịu cho người khác.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ở Sing, ngoài đường ngày lễ của người Ấn ở khu Ấn rất khó thấy phụ nữ Ấn (gần như là ko có), trong khi nam giới đầy đường (nghĩa đen luôn).

    Người Ấn ko bẩn, nhưng có mùi rất khó chịu đối với dân tộc khác, chưa kể người Ấn đen dễ khiến người ta lầm tưởng người Ấn rất bẩn. Ngoài ra, họ còn dùng 1 loài giống như nước hoa rất hắc, gây cảm giác mùi khó chịu cho người khác.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có một thực tế là nếu chung đụng với Ấn Độ hoặc dân Pakistan , Bangladesh , Nepal ... rồi thì đều mất cảm tình trầm trọng [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Ấn Độ giỏi về nhiều mặt, nhưng cái kỳ diệu nhất, thu hút nhất đối với tôi là tín ngưỡng của họ. Số lượng tôn giáo, tín ngưỡng, số lượng các vị thần được họ thờ thì không tính được hết. Tôn giáo chính của họ là đạo Hin Đu hay Ấn Độ giáo, thực ra nó bao hàm rất nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng điều thú vị là, chúng không hề xung khắc với nhau. Ấn Độ là một xã hội của tôn giáo, khắp nơi đều mang những dấu ấn khác nhau của tôn giáo. Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nehru đã từng nói: "Ấn Độ là một nhà thương điên, một viện tâm thần của các tôn giáo", ông không hề nói đùa cũng không hề khinh miệt. Các truyền thống tôn giáo tồn tại song hành với nhau, trong đó Ấn Độ giáo chiếm vị trí then chốt. Ấn Độ giáo khác hẳn mọi tôn giáo lớn khác trên thế giới ở chỗ nó không có một giáo chủ hay một vị sáng lập, mà nó là một hệ thống triết lý đồ sộ hình thành qua nhiều nghìn năm. Trong nền tôn giáo này ta có thể tìm thấy những thánh nhân minh triết nhất của nhân loại cũng như những niềm tin non nớt nhất của con người. Nhưng điều then chốt chung của Ấn Độ giáo là họ tin nơi một thể tính siêu việt nằm ngoài mọi hình tướng, thể tính đó là nguồn gốc của mọi hiện tượng, là thể đích thực của mọi dạng thánh thần. Vì những lẽ đó mà tất cả các thánh thần không hề làm tín đồ Ấn Độ giáo lạc lối, không ai cạnh tranh chướng ngại với ai, tất cả đều qui về một mối. Nên Ấn Độ giáo dễ dàng tiếp nhận thêm các tín ngưỡng khác một cách hòa bình không có xung đột. Họ có đủ chỗ cho tất cả các vị thánh. Phật Thích Ca được họ coi như là hiện thân của thần Visnu, rồi khi đạo Hồi, đạo Christ du nhập vào nước họ thì họ cũng dễ dàng tiếp nhận, đồng hóa những Allah, Jesus thành những vị thần của tôn giáo mình.

    Có hai biểu tượng lớn chung của các tôn giáo Ấn Độ: Núi chúa Tu Di và sông thiêng Hằng Hà (Ganga). Núi chúa Tu Di chính là đỉnh Ngân Sơn của dãy Hi Mã Lạp Sơn, họ coi đó là trục của thế giới. Chẳng có gì lạ bởi dãy Hi Mã Lạp Sơn cũng được mọi người trên thế giới coi là nóc nhà chung. Chẳng riêng gì Ngân Sơn, Hi Mã Lạp Sơn còn có cả chục ngọn núi thiêng khác. Trên những đỉnh núi cao đầy tuyết và không có người qua lại, vẫn rải rác những nhà tu hành Phật giáo, Yoga ẩn cư thiền định, chứng ngộ minh triết và trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người tìm cầu giải thoát. Còn sông Hằng, bắt nguồn từ Hi Mã Lạp Sơn, được coi là con sông thiêng có thể rửa sạch mọi tội lỗi. Sư Huyền Trang viết trong Đại Đường Tây Vực ký: "gần nguồn, sông rộng khoảng ba lý; đến cửa sông bề rộng khoảng mười lý. Nước sông xanh đậm, màu nước luôn luôn thay đổi... Ai tắm sông này người đó sẽ được rửa sạch hết mọi tội lỗi, ai chết ở sông này sẽ được sinh về cõi trời." Đền thờ rất nhiều hai bên bờ sông. Từ sáng sớm, tín đồ Ấn Độ giáo tắm gội dưới sông rất nhiều dù trời lạnh. Những người lớn lấy nước dội lên đầu lũ trẻ, chúng run cầm cập và lầu bầu, trong khi đó nhiều người lớn xuống sông thản nhiên bơi lặn, nét mặt thành khẩn, miệng lâm râm cầu nguyện. Trên bờ có những tu sĩ ngồi kiết già im lặng thiền định. Đây đó lại có một đám tang, người ta chất củi để thiêu người chết, tro được rải xuống sông. Những cảnh tượng đó đã được ghi lại từ trước thời Phật Thích Ca, đến thế kỷ 21 này vẫn còn nguyên vẹn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •