Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 31

Chủ đề: Hồ Quý Ly

  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thời Trần mạt, Trần Nghệ Tông đó đã cực kỳ thối nát lắm rồi, đến nỗi quân Chiêm Thành tiến vào quậy phá kinh đô Thăng Long như chỗ không người mà, thối nát không thua gì các thời Lê Long Đĩnh, Lý Chiêu Hoàng, và Lê mạt, Lê Cung Hoàng sau này. Nếu một người có tài khác lên thay thế và lãnh đạo đất nước thì sẽ được lòng dân hơn.

    Thời nhà Trần soán ngôi nhà Lý, một khi đã có soán ngôi thì đương nhiên là đụng chạm vào lợi ích của rất nhiều người, cho nên đương nhiên sẽ bị chống. Tuy nhiên ở đây xét trên bình diện đại bộ phận nhân dân thì nhà Trần vẫn được lòng dân, lo cho dân tốt hơn các vua cuối cùng của nhà Lý đã thối nát. Tệ nạn sư sãi, sư hổ mang ăn trên ngồi trốc thời đó là tràn lan do chính sách quá ưu đãi của triều Lý đối với đạo Phật. Giới nho sĩ và dân gian thời đó châm biếm Phật giáo là vì vậy, sau này Trần Thủ Độ phải dẹp bớt một số chùa.

    Sự tồn tại của các triều đại soán ngôi so với sự không thể tồn tại của nhà Hồ đã cho thấy là nhà Hồ không được lòng dân và lãnh đạo kém. Kết quả đã nói lên điều đó. Và trên thực tế đã đưa ra rất nhiều chính sách sai lầm làm mất lòng dân trong thời đó. Ví dụ như tiền giấy, nó có thể thích hợp cho ngày nay, nhưng không có nghĩa là nó thích hợp với thời ấy, dân trí của thời ấy, chính sách luôn phải gắn liền với thực tế. Hồ Quý Ly rất kém chính trị, thua xa những vị lãnh đạo cướp ngôi khác biết lấy lòng dân, thu phục nhân tâm.

    Nhà Tiền Lê, nhà Trần vừa cướp ngôi là bị xâm lược nhưng vẫn giữ vững được giang sơn và triều đại. Nhà Lý cướp ngôi thì không bị gì nhưng sau này cũng bị xâm lược, nhưng vẫn giữ vững. Nhà Mạc cướp ngôi tuy không bị xâm lược nhưng bị nội chiến, nhưng vẫn giữ vững được triều đại và ổn định Thăng Long trong 1 thời gian dài, truyền được nhiều đời. Chỉ đến khi Mạc Mậu Hợp lên lãnh đạo kém, bất tài, nên mới thua.

    Nhà Hồ lên chống quân Minh thì nhân dân bất phục, nhiều người còn chỉ đường cho Trương Phụ. Những nhân tài kiệt xuất ko phải họ Trần như Nguyễn Trãi, Lê Lợi cũng ko hợp tác. Nguyễn Trãi sau này cũng trách Hồ Quý Ly và nhà Hồ bất tài vô dụng để quân Minh đô hộ nước Nam.

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thời Trần mạt, Trần Nghệ Tông đó đã cực kỳ thối nát lắm rồi, đến nỗi quân Chiêm Thành tiến vào quậy phá kinh đô Thăng Long như chỗ không người mà, thối nát không thua gì các thời Lê Long Đĩnh, Lý Chiêu Hoàng, và Lê mạt, Lê Cung Hoàng sau này. Nếu một người có tài khác lên thay thế và lãnh đạo đất nước thì sẽ được lòng dân hơn.

    Thời nhà Trần soán ngôi nhà Lý, một khi đã có soán ngôi thì đương nhiên là đụng chạm vào lợi ích của rất nhiều người, cho nên đương nhiên sẽ bị chống. Tuy nhiên ở đây xét trên bình diện đại bộ phận nhân dân thì nhà Trần vẫn được lòng dân, lo cho dân tốt hơn các vua cuối cùng của nhà Lý đã thối nát. Tệ nạn sư sãi, sư hổ mang ăn trên ngồi trốc thời đó là tràn lan do chính sách quá ưu đãi của triều Lý đối với đạo Phật. Giới nho sĩ và dân gian thời đó châm biếm Phật giáo là vì vậy, sau này Trần Thủ Độ phải dẹp bớt một số chùa.
    khi nhà Trần lên năm 1225, dân chúng chẳng hề phục gì nhà Trần mà chỉ ghê sợ họ Trần và khóc thương Lý Huệ Tông thôi, cậu đừng có nói chuyện viễn tưởng. Ngay vụ Trần Liễu hãm hiếp cung nhân là diễn ra sau khi nhà Trần lên ngôi đấy. Tôi nghiên cứu cái thời đó, vẽ bản đồ, lập danh sách phe phái, tên người, tôi biết. HQL chỉ tàn bạo với tôn thất, hạn chế sư sãi và khinh bỉ Nho sỉ, nhà Trần thì ko đụng chạm đến nhà chùa nhưng chăm chú vào hủy diệt nhà Lý, sẵn sàng trút giận lên dân chúng chẳng vì lý do gì. Tôi nói chỉ cần MC trà vào vao thời điểm 7 năm sau khi lập quốc thì nhà Trần cũng tiêu tùng.

    CHuyện 1 triều đại, chính phủ mới lên mà được lòng dân ngay là chuyện viển tưởng, bởi nó luôn phải lên bằng sự tàn bạo của nó, dù ít hay nhiều. Với nhà Tiền Lê, XH cơ cấu còn chưa chặt, thoán đạt dễ, dân chúng ít để ý, chứ từ thời Lý - Trần, XH đã cơ cấu chặt, thay triều đổi đại đồng nghĩa với thây chất thành gò, lòng dân gì nổi mà lòng dân. Trừ khi có tài của vạn thắng vương, còn không phải cần ít nhất 20 năm để ổn định, nếu sớm hơn mức đó coi như chết chắc.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi yevon
    khi nhà Trần lên năm 1225, dân chúng chẳng hề phục gì nhà Trần mà chỉ ghê sợ họ Trần và khóc thương Lý Huệ Tông thôi, cậu đừng có nói chuyện viễn tưởng. Ngay vụ Trần Liễu hãm hiếp cung nhân là diễn ra sau khi nhà Trần lên ngôi đấy. Tôi nghiên cứu cái thời đó, vẽ bản đồ, lập danh sách phe phái, tên người, tôi biết. HQL chỉ tàn bạo với tôn thất, hạn chế sư sãi và khinh bỉ Nho sỉ, nhà Trần thì ko đụng chạm đến nhà chùa nhưng chăm chú vào hủy diệt nhà Lý, sẵn sàng trút giận lên dân chúng chẳng vì lý do gì. Tôi nói chỉ cần MC trà vào vao thời điểm 7 năm sau khi lập quốc thì nhà Trần cũng tiêu tùng.

    CHuyện 1 triều đại, chính phủ mới lên mà được lòng dân ngay là chuyện viển tưởng, bởi nó luôn phải lên bằng sự tàn bạo của nó, dù ít hay nhiều. Với nhà Tiền Lê, XH cơ cấu còn chưa chặt, thoán đạt dễ, dân chúng ít để ý, chứ từ thời Lý - Trần, XH đã cơ cấu chặt, thay triều đổi đại đồng nghĩa với thây chất thành gò, lòng dân gì nổi mà lòng dân. Trừ khi có tài của vạn thắng vương, còn không phải cần ít nhất 20 năm để ổn định, nếu sớm hơn mức đó coi như chết chắc.
    HIc bác Yevon có thể cho em biết thêm về chuyện Nhà Trần đàn áp nhà Lý với ( trước đây em vốn nghĩ thời nhà Trần là một trong những thời đại huy hoàng nhất nước ta ) vả lại nếu nhà trần tàn ác như vậy thì sao đoàn kết được dân tộc chống giặc ngoại xâm xây dựng nên hào khí đông A ngút trời như vậy ??? ( điều mà ko nhiều vương chiều làm được??? )

  4. #24
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tôi là nguời Việt Nam
    HIc bác Yevon có thể cho em biết thêm về chuyện Nhà Trần đàn áp nhà Lý với ( trước đây em vốn nghĩ thời nhà Trần là một trong những thời đại huy hoàng nhất nước ta ) vả lại nếu nhà trần tàn ác như vậy thì sao đoàn kết được dân tộc chống giặc ngoại xâm xây dựng nên hào khí đông A ngút trời như vậy ??? ( điều mà ko nhiều vương chiều làm được??? )
    Đầu tiên Trần Thủ Độ buộc Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng khi đang tại vị và còn minh mẫn,buộc Lý Huệ Tông đi tu.Sau này (khi Trần Cảnh đã lên ngôi)bắt họ Lý đổi sang họ Nguyễn,giết trăm mấy người tôn thất họ Lý.Tương truyền Lý Huệ Tông đi dạo trong kinh thành dân chúng chạy lạy khóc thương,Trần Thủ Độ biết được sợ dân chúng còn nhớ đến vua cũ nên ngầm gợi ý cho Lý Huệ Tông tự tử(đối với bên ngoài thì lúc này LHT đã bị điên).

    Cho nên nói về việc thanh trừ tôn thất triều đại cũ thì cả nhà Trần và HQL đều có cả,nên đừng nói rằng HQL ác ,còn nhà Trần thì nhân từ.Có khác ở đây là nhà Trần đã đã dựng lên một cuộc soán ngôi êm thấm,danh chính ngôn thuận,còn HQL thì người ta cho là ngang nhiên cướp ngôi (của cháu) mà thôi.

    Còn tạo dựng được cục diện ổn định sau này trước hết cũng phải nói là nhà Trần(lá cờ đầu là TTĐ) biết cách lảnh đạo đất nước nhưng lý do quan trọng là họ không có mối họa ngoại xâm và khoảng thời gian gần 30 năm để ổn định đất nước điều mà HQL không có được.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói về tàn ác thì Hồ Quý Ly phải gọi Trần thái sư bằng cụ. [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Về nhân cách, đạo đức lãnh đạo thì theo mình thấy Hồ Quý Ly không có vấn đề gì cả. Việc Hồ soán ngôi nhà Trần trong lúc tình hình chính trị xã hội, kinh tế của đất nước đang vô cùng bê bối và thối nát, bế tắc, quân Chiêm Thành mà cũng ra vào tới tận thủ đô Thăng Long như đi chợ, là đúng.

    Vấn đề ở đây là tài năng, nói ông ta "bất tài", "vô dụng" cũng hơi quá, nhưng rõ ràng là ông ta không có đủ tài của một người lãnh đạo. Trước đó ông cầm quân đánh Chiêm Thành hình như là toàn thua, đến khi có 1 tướng khác (Trần Khát Chân?) cài nội gián biết được thuyền của Chế Bồng Nga rồi cho tập trung bắn súng hỏa mai, súng thần công, tên lửa vào thì mới diệt được tên này và đẩy lui được quân Chiêm.

    Sau khi lên làm vua, ông ta quá chú trọng vào các mục tiêu cải cách duy ý chí của mình mà không màng đến ý dân. Quá chú trọng vào quân sự, thành cao hào sâu, mà không biết "khoan thứ sức dân" như Trần Hưng Đạo đã dạy. Ông ta có nhiều chính sách xa rời thực tế và không phù hợp với thực tế, cũng như nguyện vọng của dân, lợi ích của dân.

    Việc xóa bỏ quốc hiệu Đại Việt vốn đã ăn sâu vào lòng dân từ lâu thành "Đại Ngu" cũng thể hiện "tài trí" dở hơi của ông ta. Đây là một việc nhỏ mà tác hại lớn. Có nhiều người dân không biết đọc chữ Hán, nhưng nghe phát âm "Đại ngu" lên thì ai nghe mà không bực, đưa đến bất mãn, chống đối, nhiều người còn nghĩ "Đại ngu" là sỉ nhục dân tộc.

    Một hành động hoàn toàn vô bổ, không có ích gì cả, không phục vụ cho mục tiêu gì cả, chiến lược gì cả. Nhất là khi ông ta vừa soán ngôi, lòng dân bất phục, tình hình chưa ổn định và còn nhiều rối ren, áp lực chiến tranh từ phương Bắc ngày một nóng, vậy mà còn có thời gian đi đổi tên nước. Rõ ràng là dở hơi và phần nào cho thấy "trình độ" của ông vua này.

    Việc này làm mình nhớ tới vụ sau khi được Mỹ đưa lên làm "tổng thống", tình hình Sài Gòn đang rối tung thì Ngô Đình Diệm mải mê lo đổi tên các địa danh nào không có Hán Việt, "nghe thô kệch ko thích hợp cho 1 nước văn hiến" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Như Bến Tre bị đổi thành "Trúc Giang"... "cho nó đẹp". [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Đến nỗi "cố vấn" Mỹ và em là Ngô Đình Nhu cũng phải lắc đầu ngao ngán.

    Nhà Trần sau khi soán ngôi nhà Lý thì đương nhiên là không được lòng dân ngay, nhưng họ đỡ mất lòng dân hơn nhà Hồ, mặc dù Trần Thủ Độ ác hơn rất nhiều. Một phần là vì về mặt nào đó họ tạm cho là có "danh chính ngôn thuận" với chiêu bài Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Tuy nhiên vai trò quyết định chính là tài năng lãnh đạo của các lãnh đạo nhà Trần, bắt đầu từ Trần Thủ Độ và sau này là Trần Cảnh, Trần Quốc Tuấn, và nhiều nhân tài khác của triều Trần. Trong khi Hồ Quý Ly và các nhà lãnh đạo triều Hồ còn rất kém so với nhà Trần.

    Như vậy vai trò quyết định ở đây là tài lãnh đạo, lãnh đạo giỏi hay không, quy luật lịch sử luôn là như vậy, có được lãnh đạo giỏi, lãnh đạo tốt, thì sẽ có lòng dân, một người lãnh đạo giỏi thì sẽ có cách đấu tranh để được lòng dân, "giành giật lấy lòng người".

    Hồ Quý Ly đương nhiên không phải là hôn quân, ông ta cũng có tâm, có chí khí, không sợ Tàu, sẵn sàng quyết chiến với quân xâm lược v.v. Và ông ta cũng không phải hoàn toàn là bất tài vô dụng. Ông ta thật ra chỉ là một vị vua bình thường, nếu ông ta ở vào 1 hoàn cảnh kế thừa ngôi vị của 1 vua khác trong 1 hoàn cảnh ổn định, danh chính ngôn thuận, đất nước thái bình thì có lẽ ông ta cũng là một vị vua tương đối được, ít nhất là không để mất triều đại. Nhưng ông ta lại lên vũ đài chính trị trong một hoàn cảnh không phù hợp với thực tài của ông ta, một hoàn cảnh khó khăn, thù trong giặc ngoài, không có dân ủng hộ, nội bộ cũng lủng củng (đến nỗi phải bắt chước các vua Trần lên làm Thái Thượng Hoàng để đập tan thắc mắc giữa Hồ Hán Thương và Hồ Nguyên Trừng ai làm vua), sau đó là có chiến tranh. Và ông ta không đủ tài để "anh hùng tạo nên thời thế".

    Xưa nay có 2 xu hướng cực đoan khi nhìn về Hồ Quý Ly. 1 là tư tưởng phong kiến cũ, trung quân, bảo hoàng, "quân - sư - phụ", đả kích Hồ Quý Ly chỉ vì ông ta soán đoạt. Trong khi hành động soán ngôi của ông ta là một hành động đúng đắn vì tình hình triều chính thời đó đã quá hủ bại, tình hình chung của đất nước rất đen tối, và trong triều chỉ còn mình ông ta là có thể làm gì đó để hi vọng thay đổi.

    2 là tư tưởng đề cao ông này thái quá, ca ngợi lên thành một "nhà cải cách", một người "có tầm nhìn vượt thời đại". (Một nhà lãnh đạo có thể có tầm nhìn viễn kiến vượt thời gian, nhưng khi người đó làm một chính sách "vượt thời gian" thì đó là một chính sách xa rời thực tiễn). Trong khi thực tài của ông ta qua các chính sách duy ý chí, mạo hiểm, liều lĩnh trong khi tình hình đang dầu sôi lửa bỏng cần một sự ổn định.

    Ông ta vừa mới lên mà đã làm ào ào, thay đổi ầm ầm. Thử tưởng tượng, bạn trong một công ty và vừa được thăng lên làm giám đốc mới, bạn sẽ ầm ầm thay đổi, cải cách cho mọi người ngứa mắt hay là bạn "chậm mà chắc", ổn định tình hình, thăm dò dư luận, từ từ tìm sự đồng thuận, một thời gian sau, sau khi ổn định đâu đó rồi mới thay đổi?

    Trong khi Trần Cảnh luôn nói về "cứu dân", "dân là gốc", "dân là con đỏ của triều đình" v.v. Trần Hưng Đạo nói về "tông miếu - xã tắc thì sao, nếu muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước", "cả nước là thành, toàn dân thủ thành", "phải khoan thứ sức dân ...", v.v. thì Hồ Quý Ly lại luôn nói về "Làm thế nào để có 100 vạn quân chống giặc Bắc". Và lo xây thật nhiều thành. Tức là ông ta không quan tâm nhiều đến lòng dân, dư luận, mà chỉ quan tâm chú trọng nhiều đến "quân số", "thành cao hào sâu", "xây thành tạo thuyền cho nhiều" v.v. Cho thấy một tư duy lãnh đạo và tầm nhìn rất kém cỏi.


    Tôi nói chỉ cần MC trà vào vao thời điểm 7 năm sau khi lập quốc thì nhà Trần cũng tiêu tùng.
    Có thể, nhưng chưa chắc. Vì cái khác nhau rất quan trọng giữa 2 nhà mà mình đã nêu ở trên, đó là các nhân tài lãnh đạo. Thời nào cũng vậy thôi, có lãnh đạo giỏi hơn thì thường sẽ thắng. Đó là quy luật tự nhiên và logic trong lịch sử. Nhà Trần có rất nhiều người giỏi lãnh đạo. Còn nhà Hồ thì không có ai. Hồ Nguyên Trừng chỉ giỏi về chế tạo vũ khí chứ tài chính trị thì chưa biết thế nào, còn tài cầm quân thì cũng thường, đánh đâu thua đó.

    Nếu quân Mông Cổ kéo sang sớm hơn (trong thời gian 7 năm sau khi soán ngôi) thì mình tin rằng nhà Trần vẫn có thể huy động sức toàn dân để chống xâm lược, vì nhà Trần lãnh đạo giỏi và khôn khéo. Hơn nữa dân có thể không ưa triều đại mới, nhưng triều Trần chỉ ác với tôn thất nhà Lý trong triều đình chứ bên ngoài dân gian cũng chẳng có ảnh hưởng gì nhiều, thậm chí còn tốt hơn nhà Lý cũ, trong khi đó lũ giặc ngoại xâm từ đâu tràn vào cướp bóc, giết hiếp, thì người dân sẽ phải thay đổi quan điểm và gần như bắt buộc phải dựa vào kháng chiến, theo kháng chiến để tự cứu lấy mình, gia đình mình, nhà cửa mình, và làng ruộng của mình.

    Khi quân Minh kéo qua, chúng cũng rất tàn ác, giết hại dân chúng. Nhưng nhà Hồ trước đó đã bị dân oán hơn, trước đó họ bắt dân đi xây gấp rút hết thành này đến thành khác, gần như là lao động khổ sai. Cưỡng ép thực hiện nhiều chính sách trái lòng dân. Sau này dù họ có thù nhà Minh đến thế nào thì nhà Hồ cũng vẫn không đủ lòng dân để kháng chiến lâu dài.

    Nếu nhà Hồ có 30 năm chưa bị xâm lược thì cũng chưa chắc họ ổn định được xã hội. Có khi sẽ có những lực lượng phù Trần nổi dậy ở bên ngoài. Có thể sẽ có đảo chính ở bên trong. Vấn đề cơ bản là lòng dân oán ghét, mà nhà Hồ lại không đủ tài và không có nhân tài để từ từ xoa dịu sự căm phẫn của dân, từ từ chiếm lại lòng dân.


    Ví dụ như tiền giấy, nó có thể thích hợp cho ngày nay, nhưng không có nghĩa là nó thích hợp với thời ấy, dân trí của thời ấy, chính sách luôn phải gắn liền với thực tế.
    Mình cũng không tin vào cái "tầm nhìn thời đại" gì cả và tin vào chính sách là fải gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhưng vụ tiền giấy đó thật ra cũng chả phải "tầm nhìn thiên lý nhãn" gì cả mà chẳng qua là Hồ Quý Ly muốm thu gom kim loại để đúc vũ khí chống giặc. Hành động này tuy xuất phát từ nhu cầu cần thiết trên thực tế, nhưng lại hành xử không khôn ngoan, nóng vội, gần như là ko coi dân ra gì, ko tỏ ra tôn trọng dân, làm dân chúng chống quyết liệt và thậm chí xem là việc cướp tiền của họ, "cướp giữa ban ngày". Với dân trí thời đó thì họ xem đó là một việc đem tiền bạc mồ hôi dành dụm của họ để đổi lấy những tờ giấy. Cho thấy 1 lần nữa tính cách của Hồ Quý Ly, ông ta chỉ chú trọng vào quân đội (số lượng), thành quách, và vũ khí, chứ không thấy dân đâu cả. Tư duy đó đã thể hiện qua các lời nói và chính sách của triều Hồ.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0

    Nhà Hồ lên chống quân Minh thì nhân dân bất phục, nhiều người còn chỉ đường cho Trương Phụ. Những nhân tài kiệt xuất ko phải họ Trần như Nguyễn Trãi, Lê Lợi cũng ko hợp tác. Nguyễn Trãi sau này cũng trách Hồ Quý Ly và nhà Hồ bất tài vô dụng để quân Minh đô hộ nước Nam.
    Nguyễn Trãi, L6e Lợi là người rập khuôn theo Nho giáo. Dĩ nhiên khi gặp 1 ông vua "Việt hoá" như HQL họ bất mãn không chịu hợp tác là điều tất nhiên.

    HIc bác Yevon có thể cho em biết thêm về chuyện Nhà Trần đàn áp nhà Lý với ( trước đây em vốn nghĩ thời nhà Trần là một trong những thời đại huy hoàng nhất nước ta ) vả lại nếu nhà trần tàn ác như vậy thì sao đoàn kết được dân tộc chống giặc ngoại xâm xây dựng nên hào khí đông A ngút trời như vậy ??? ( điều mà ko nhiều vương chiều làm được??? )
    Anh đừng nghĩ ngây thơ quá, không phải vì triều Trần tạo nên hào khí Đông A có nghĩa là triều Trần hiền nhân quân tử. Lê Lợi giết Trần Nguyễn Hãn, Lê Thánh Tông giết Lý Lăng, đều là vì cái tham vọng của mình mà thôi. Làm chính trị không ai là người hiền cả, người hiền không ai làm chính trị cả.

    Có thể, nhưng chưa chắc. Vì cái khác nhau rất quan trọng giữa 2 nhà mà mình đã nêu ở trên, đó là các nhân tài lãnh đạo. Thời nào cũng vậy thôi, có lãnh đạo giỏi hơn thì thường sẽ thắng. Đó là quy luật tự nhiên và logic trong lịch sử. Nhà Trần có rất nhiều người giỏi lãnh đạo. Còn nhà Hồ thì không có ai. Hồ Nguyên Trừng chỉ giỏi về chế tạo vũ khí chứ tài chính trị thì chưa biết thế nào, còn tài cầm quân thì cũng thường, đánh đâu thua đó.
    Chắc chắn nếu MC tràn sang sau 7 năm nhà Trần lên ngôi nhà Trần sẽ sụp đổ. Lúc ấy Hưng Đạo mới 2 tuổi, Quang Khải, Khánh Dư thì chẳng biết ở đâu [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Nguyễn Nộ, Đoàn Thượng thì bị tiêu diệt hồi 1229, 1230, Thủ Độ thì giết tôn thất nhà Lý, Trần Liễu thì hãm hiếp cung nữ, thêm chuyện hoán vợ đổi chồng gây nên nội chiến ở cung đình, đất nc rối ren thật sự đến khoảng 1240 - 1250 mới bình ổn lại dc.

    Về nhân cách, đạo đức lãnh đạo thì theo mình thấy Hồ Quý Ly không có vấn đề gì cả. Việc Hồ soán ngôi nhà Trần trong lúc tình hình chính trị xã hội, kinh tế của đất nước đang vô cùng bê bối và thối nát, bế tắc, quân Chiêm Thành mà cũng ra vào tới tận thủ đô Thăng Long như đi chợ, là đúng.
    HQL cướp ngôi quá gấp. Lúc ấy triều Trần chưa bị dân oán ghét như Lý Cao Tông, Lý Anh Tông thời Lý, cũng không bằng Tương Dực, Uy Mục thời Lê.

  7. #27
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bàn về các nguyên nhân khách quan, chủ quan và yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa một chút.

    Nhìn chung thì họ Hồ thất bại vì nguyên nhân khách quan thì ít, mà nguyên nhân chủ quan thì nhiều.

    Thiên thời lúc đầu khá thuận lợi cho Hồ Quý Ly để làm một cuộc thay đổi, vì trong thời Trần mạt tình hình triều chính và xã hội đã quá bệ rạc, bi đát, hầu như không còn có thể cứu vãn.

    Xã hội Đại Việt thời đó đang lâm vào những cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, và khủng hoảng quân sự, khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Sản xuất trong các điền trang trở nên trì trệ, đời sống các nông nô, nô tì bị bần cùng hoá. Mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, nông dân khởi nghĩa liên tục, như cuộc khởi nghĩa quật khởi của Ngô Bệ ở núi Yên Phụ (Hải Dương ngày nay).

    Triều Trần Dụ Tông ngày một sa đọa. Nhiều đại thần tham nhũng, rượu chè cờ bạc, tham ăn, háo sắc, Nhà vua là một hôn quân và cũng ăn chơi xa xỉ trụy lạc. Bắt dân chúng xây cung điện để vua tôi ăn chơi trác táng. Chu Văn An đã từng dâng sớ Thất Trảm, xin chém 7 gian thần, nhưng bị bác bỏ, ông đành phải từ quan về quê dạy học. Dương Nhật Lễ nối ngôi Trần Dụ Tông, gây chính biến, muốn đổi họ lập nên nhà Dương, bị các triều thần lật đổ, cung đình khủng hoảng sâu sắc.

    Bên ngoài, vương quốc Chiêm nhiều lần gây xung đột, chiến tranh với Đại Việt, đem quân vào cướp phá Thăng Long như chốn không người. Duệ Tông đi đánh Chăm, tử trận tại thành Đồ Bàn. Nhà Minh ở bên Tàu lại gây sức ép, hạch sách, đòi cống nạp, mượn đường, đe doạ xâm lược, càng làm cuộc khủng hoảng thêm sâu sắc, đe dọa sự tồn tại của quốc gia và vương triều.

    Lê Quý Ly (tên cũ) lúc bấy giờ nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng bình chương sự. Mặt khác, ông còn có nhiều họ hàng và tay chân thân tín nắm giữ các chức vụ và vị trí trọng yếu trong triều. Quyền lực nghiêng nước. Thay vì tận dụng yếu tố thiên thời ấy để lên lãnh đạo đất nước trên thực chất, nhưng vẫn có thể khuông phò ấu quân, vẫn để nhà Trần trên cao về danh nghĩa, thì Lê Quý Ly lại soán ngôi quá hấp tấp, vội vã, trong khi thời cơ thật sự chưa tới.

    Tình hình lúc đó vốn đã chín muồi cho một cuộc thay đổi người lãnh đạo, nhưng chưa đủ chín muồi để soán ngôi chính thức. Lòng dân vẫn còn lưu luyến triều cũ, một phần là nhờ chiến công lừng lẫy chống quân Nguyên xâm lược. Sai lầm về chiến lược chính trị này của Lê Quý Ly cho thấy sự kém tài, kém chính trị của ông ta. Vừa không thể tận dụng lợi thế thiên thời này mà còn biến nó thành có hại cho mình.

    Thiên thời bất lợi cho Hồ Quý Ly là việc quân Minh tiến sang xâm lược trong một thời gian rất ngắn, nhà Hồ chỉ 7 năm chuẩn bị. Nhưng lịch sử cho thấy Hồ Quý Ly trước đó cũng không có nỗ lực nào hòa hoãn với nhà Minh và thậm chí Chiêm Thành ở phía Nam, để cứu vãn hòa bình và câu giờ để củng cố thực lực. Chúng ta có thể xem tài lãnh đạo của Bác Hồ trong thời gian tiền kháng chiến chống Pháp, dù biết việc Pháp xâm lược là tất yếu, nhưng Bác Hồ vẫn tìm mọi cách đấu tranh hòa bình và câu giờ cho đến phút cuối cùng.

    Đó là một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến sự thất bại thấy trước của nhà Hồ. Đối với Chiêm Thành, một "đồng minh" của triều Minh TQ, nhà Hồ cũng mắc sai lầm tương tự. Trước đây khi gặp giặc mạnh, nhà Trần chủ trương liên minh với Chiêm chứ không gây hấn. Lê Hoàn cực kỳ tài giỏi về quân sự nhưng cũng chỉ dám phát binh đánh Chiêm sau khi đã đánh tan quân Tống. Còn nhà Hồ thì ngược lại, vừa mới cướp ngôi thì đã liên tiếp đánh Chiêm, tuy có thêm Chiêm Động và Cổ Lũy nhưng quốc lực hao mòn, lòng dân chán ngán vì khủng hoảng trong nước lại còn chiến tranh liên miên. Và nước Chiêm sau đó đã trở thành cừu thù không thể hòa hoãn được nữa.

    Trước nguy cơ can thiệp xâm lược của nhà Minh với chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nhà Hồ không có những điều chỉnh hợp lý hợp tình để quy tụ lòng người và có biện pháp ngoại giao mềm dẻo, khéo léo, quyền biến hơn để đấu tranh duy trì hòa bình. Trái lại họ đã quá cứng ngắt, dùng biện pháp cứng, không cần nói chuyện gì cả để đối phó với kẻ địch mạnh hơn nhiều trong khi bản thân mình chưa đủ thực lực và "chân đứng" trong nước. Và khả năng về quân sự của Hồ Quý Ly không tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường "đánh là thua" (thậm chí bị tướng dưới quyền chê là bất tài).

    Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược, can thiệp của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ muốn dùng lực đối lực, cương chọi cương, để chống lại kẻ địch hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Ông than là: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc". Trong khi Hồ Nguyên Trừng còn phải nhận là "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo". Cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly là sự yếu kém của mình, kém tài lãnh đạo của mình, hoàn toàn không biết người, biết ta, "clueless", và những cái đó đưa đến mất lòng dân và vô tình thúc đẩy, củng cố, kích động lòng tham, ý chí, và quyết tâm xâm lăng Đại Ngu của tập đoàn phong kiến cường thịnh phía Bắc.

    Những cải cách của Hồ Quý Ly cũng thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân, nhất là với tầng lớp sĩ phu hủ nho trung thành với nhà Trần. Những chính sách cải cách của ông xa rời thực tế, không phù hợp với thực tiễn, và không được lòng dân, gây ra nhiều sự chống đối trong dân gian và các giai cấp, tầng lớp nhân dân nói chung. Suốt cuộc đời chính trị của Quý Ly, chúng ta thường thấy nhiều về tính cách chủ quan nóng vội, duy ý chí, độc đoán, hấp tấp, thiếu kiên trì, không biết người biết ta này của ông. Nhà Hồ không được lòng dân nên phải dời đô sang Tây Đô (Thanh Hóa) chứ không thể ở lại Thăng Long được.

    Nhà Hồ chẳng những tự cô lập mình trong đối nội mà trong đối ngoại cũng tự cô lập nốt. Trong không được lòng dân, ngoài chẳng những không có đồng minh mà chỉ còn toàn kẻ thù, thù trong giặc ngoài, trong khi giặc ngoài lại mạnh hơn gấp bội, thì nhà Hồ thất bại là điều dễ hiểu. Thất bại của Hồ Quý Ly là bài học sâu sắc mà sau này Lê Lợi đã rút ra kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm tương tự qua việc tạm lập hậu duệ nhà Trần là Trần Cảo là để làm "vua" trên danh nghĩa, trong khi vẫn lãnh đạo cuộc kháng chiến cứu nước trên thực tế, thực chất.

    Một vài điểm tôi nghĩ là tích cực, sáng suốt của Hồ Quý Ly:

    1. Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, Hồ Quý Ly lên làm vua gần 1 năm đang lên làm Thái Thượng Hoàng để nhường ngôi cho Hồ Hán Thương. Dẹp tan mọi nghi vấn hoặc chia rẽ có khả năng xảy ra về việc ai làm thái tử, ai sẽ lên ngôi. Cách làm "lên làm Thái thượng hoàng sớm" này là một sáng tạo của nhà Trần, bắt nguồn từ bài học loạn thái tử thời Lý. Họ muốn lên làm Thái thượng hoàng và nhường ngôi ngay, vừa cho vua tập sự, vừa làm vừa học, vừa dập tắt mọi sự cạnh tranh trong các nhân tuyển hoàng tử. Một cách làm rất hay.

    2. Chọn Hồ Hán Thương thay vì Hồ Nguyên Trừng. Việc này tôi không dám chắc, nhưng với nhận định chủ quan cá nhân, tôi thấy Hồ Nguyên Trừng có tài của một bầy tôi hơn. (cầm quân đánh trận, chế tạo võ khí)

    3. Nhà Hồ hoàn toàn có lợi thế "địa lợi" và rất biết tận dụng lợi thế này. Hồ Quý Ly chú trọng phòng thủ dọc sông Cái, sông Thao, sông Đà, cho dựng rào gỗ dọc sông. Tại các cửa biển cũng cho đóng cọc gỗ để phòng bị tấn công. Nhà Hồ tập trung đắp thành Đa Bang ở vị trí địa thế hiểm yếu, đây đúng là điểm xung yếu nhất khi có chiến sự. Hệ thống rào gỗ và thành liền nhau hơn 900 dặm rất kiên cố. Hồ Hán Thương còn rất cẩn thận, chu đáo sai đóng cọc giữ cửa sông Bạch Hạc để ngăn địch tiến đến theo đường Tuyên Quang. Tất cả các núi, sông và cửa biển hiểm yếu đều được phòng ngự chặt chẽ. Tuy nhiên tư duy chiến tranh "phòng ngự cứng" này đã phản lại chiến tranh nhân dân, chiến tranh linh hoạt, linh động, chiến tranh du kích, nhưng đó là do nhà Hồ không có lòng dân, phải chịu. Nhà Hồ cũng lệnh cho dân các lộ phía Bắc thực thi kế "vườn không nhà trống", bắt chước nhà Trần trong kháng chiến chống Nguyên Mông, ông bắt dân nhổ bỏ hết lúa để khi quân Minh kéo sang sẽ bị tuyệt lương, không thể dùng chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng xâm lược nuôi xâm lược. Tuy nhiên vấn đề vẫn lại là lòng dân, vì không có được sự ủng hộ của nhân dân, dân không tự nguyện làm, do đó kế sách vườn không nhà trống của Hồ Quý Ly cũng không hiệu quả lắm, trái lại còn bị phản tác dụng, càng làm dân chúng chống đối dữ hơn khi họ bị mất nhà, mất ruộng vườn, mất tài sản, mất ruộng lúa.

    Trong 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nhà Hồ có lợi thế về địa lợi và cũng biết tận dụng lợi thế đó. Còn yếu tố thiên thời thì họ vừa có, vừa không, lúc đầu có, nhưng sau đó Hồ Quý Ly do những chính sách sai lầm, nóng nẩy, đã đánh mất hết thiên thời và từ lợi thế đã biến thành bất lợi cho ông ta và nhà Hồ. Còn yếu tố nhân hòa thì nhà Hồ không có, tuy nhiên đó là do nguyên nhân chủ quan hơn là khách quan. Do ông ta tự cô lập mình, cô lập triều đại của mình, và có những chính sách không phù hợp với thực tế và lòng dân, không biết vỗ về an ủi bá tánh, không biết lấy lòng và thuyết phục quần chúng, xa lánh dân, không lấy dân làm gốc, làm nền tảng, và không màng đến dị nghị của dư luận, kiểu chuyện ta thì ta cứ làm, không quan tâm đến ai. Đôi khi đọc lại sử thời kỳ này chúng ta có cảm tưởng như từ lúc còn làm quan ông đã có những hoài bão, mơ mộng, có những ý tưởng cải cách, cách mạng ấp ủ sẵn trong đầu, đến khi lên ngôi thì ông ta cứ cải cách hùng hục theo những ấp ủ từ trước và không dựa vào thực tiễn, mặc kệ thực tế, mặc kệ bối cảnh đã khác.

    Thiên thời, địa lợi, nhân hòa gì thì cũng phụ thuộc nhiều vào tài của nhà lãnh đạo. Tự bản thân nó không làm nên chiến trắng. Bởi vậy mới có câu "anh hùng tạo nên thời thế". Trong thời nào thì yếu tố con người, trong đó yếu tố lãnh đạo và lòng dân là cực kỳ quan trọng, và tài lãnh đạo đóng vai trò quyết định sự thành bại của một thể chế chính trị.

    Thiên thời mà không biết tận dụng, bỏ lỡ, hoặc tận dụng không triệt để, thực hành sai, chính sách sai, thì cũng như không.

    Địa lợi mà không biết tận dụng, không biết phòng thủ, phản công v.v. thì cũng như không. Địa lợi mà không có "nhân hòa", không có dân, không được dân che chở, đùm bọc, chỉ điểm, nuôi giấu ủng hộ, cung cấp lương thực v.v. thì cũng như không. Chiến tranh du kích (một phần của chiến tranh nhân dân) sẽ không thực hành được khi không có lòng dân và sự tự nguyện ủng hộ của nhân dân.

    Nhân hòa là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tài đức của người lãnh đạo. Lãnh đạo tốt, tài, biết cách tạo đồng thuận, tạo dư luận tốt, có những chính sách phù hợp với mong muốn và lợi ích của quần chúng, thì trước sau gì cũng sẽ được dân ủng hộ.

    Tóm lại, Hồ Quý Ly là một con người hành động, ít nhiều có năng lực, có sự quyết đoán. Dám đề ra những chính sách cải cách mạo hiểm và lật đổ triều đại thối nát thời Trần Mạt, ông có lòng, có tâm, muốn giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt thời đó, mong muốn tìm ra một lối thoát cho quốc gia. Những cải cách đó có điểm tích cực, mang tính dân tộc, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

    Tuy nhiên, Hồ Quý Ly cũng là một người độc đoán, làm mất lòng dân, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí. Mặt khác, nhiều cải cách quá vội, nóng nảy mạo hiểm bộc lộ những hạn chế, và không triệt để. Chính sách sai, thực hành cũng sai. Kết quả là Hồ Quý Ly đã bị chống đối từ nhiều phía, dân chúng không ủng hộ. Nội gián nhà Minh thăm dò được điều đó, nắm vững tình hình, biết có nhiều khả năng thành công nên nhà Minh đã tiến hành xâm lược, nhà Hồ mau chóng sụp đổ.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi YEUNUOCVIET
    Thay vì tận dụng yếu tố thiên thời ấy để lên lãnh đạo đất nước trên thực chất, nhưng vẫn có thể khuông phò ấu quân, vẫn để nhà Trần trên cao về danh nghĩa, thì Lê Quý Ly lại soán ngôi quá hấp tấp, vội vã, trong khi thời cơ thật sự chưa tới.

    Tình hình lúc đó vốn đã chín muồi cho một cuộc thay đổi người lãnh đạo, nhưng chưa đủ chín muồi để soán ngôi chính thức.
    Nhiều người nghĩ rằng việc soán ngôi "quá sớm" là một biểu hiện của sự kém tài của Hồ Quý Ly và cho rằng vì cướp ngôi trắng trợn nên ông ta đã thất bại và triều đại nhà Hồ phải bị diệt vong. Còn tôi thì không nghĩ vậy.

    Nhà Hồ thất bại là do họ bất tài về những vấn đề khác, trong đó quan trọng nhất là vấn đề chính sách, các chính sách lớn của Hồ Quý Ly hấp tấp, sai lầm, bị dân chống đối, và bản thân Hồ Quý Ly cũng là một nhà lãnh đạo kém tài, độc đoán, và thiếu sự kiên nhẫn, nhẫn nại cần thiết của một minh quân.

    Nói tóm lại, nhà Hồ thất bại là do kém tài chung chung, chứ việc soán ngôi không phải là nguyên nhân chính.

    Xưa nay khi nhận thức lịch sử phong kiến, nhiều sử gia phong kiến cố ý quan trọng hóa việc soán ngôi và lên án gắt gao cốt để áp đặt cái suy nghĩ "trung với vua" vào đầu của thần dân, tránh cho triều đình của mình bị soán ngôi, vì vậy họ đã cực lực lên án tất cả các hành động cướp ngôi, thoán đoạt.

    Các nhà sử gia ngày nay, khi đọc những sách sử được viết từ thời phong kiến, lại cho rằng sử viết vậy thì người xưa chắc cũng quan trọng việc soán ngôi lắm.

    Nhưng thật ra hiện tượng soán ngôi không ảnh hưởng nhiều đến dân chúng bên ngoài, không ảnh hưởng bao nhiêu tới lợi ích của dân chúng và lòng dân ở ngoài triều đình, khi hệ thống thời đó là "phép vua thua lệ làng".

    Dân ta xưa nay vốn thực tế, chế độ nào cũng được, ai lên cầm quyền cũng kệ, miễn sao ta đây được yển ổn học hành làm ăn. Hồ Quý Ly hay ai lên cũng được miễn sao ta vẫn còn trâu, ruộng để cày, còn mạ để cấy, còn nhà để ở.

    Việc HQL soán ngôi có thể ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp sĩ phu, nho sĩ vốn mạng nặng tư tưởng trung quân, "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung", và nhữn quan lại địa phương vốn nhận ân huệ và bổng lộc của cựu triều. Và lớp này có thể kích động dân chúng phần nào, tuy nhiên họ không thể đủ sức kích động, kêu gọi dân chúng, nhất là dân nghèo đi chống lại tân triều nhà Hồ khi sự việc thay đổi trong triều đình không ảnh hưởng nhiều đến thực tế đời sống của họ. Ai lên thì cũng "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Có thể họ cũng sẽ chửi Hồ Quý Ly vài câu "mẹ kiếp cái thằng làm phản soán ngôi" cho vui chứ chẳng ai rảnh rỗi mà đi hoạt động chống Hồ Quý Ly.

    Dân chúng, nhất là dân nghèo và nông dân; tầng lớp đông nhất nước chỉ phản kháng lại triều đình khi mà có cái gì đó ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và thực tế tới cuộc sống của họ, sự nghiệp của họ, chuyện làm ăn của họ v.v. Mà thực tế rõ ràng nhất là sưu cao thuế nặng, bắt lính, lùa dân xa rời nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, mồ mả cha ông của họ để đi xây cung điện, xây thành quách lâu đài, các công trình phòng ngự v.v.

    Như vậy, theo tôi, sự việc "soán ngôi" trên thực tế nó không ảnh hưởng nhiều đến dân gian, nhất là dân chúng bên ngoài triều đình và không gắn liền lợi ích với vua tôi trong triều cũ. Với điều kiện là triều mới không có làm gì ảnh hưởng xấu quá lớn tới họ, không có những chính sách làm hại, làm phiền tới họ. Sự quan trọng thái quá của soán ngôi, có lẽ, chỉ là 1 sản phẩm của các sử gia phong kiến vì mục đích chính trị, bảo vệ nội bộ của các triều đại phong kiến đó.


    Cách làm "lên làm Thái thượng hoàng sớm" này là một sáng tạo của nhà Trần, bắt nguồn từ bài học loạn thái tử thời Lý. Họ muốn lên làm Thái thượng hoàng và nhường ngôi ngay, vừa cho vua tập sự, vừa làm vừa học, vừa dập tắt mọi sự cạnh tranh trong các nhân tuyển hoàng tử. Một cách làm rất hay.
    Nghĩ tới việc đến thời nhà Thanh mà bên TQ vẫn không làm cách này, để cho các thái tử chém giết lẫn nhau, minh tranh ám đấu, ám hại nhau, xem nhau nhu kẻ thù để giành giựt ngôi báu thì mới thấy về mặt chính trị, đôi khi ông bà ta có những thủ thuật chính trị đi trước TQ mấy trăm năm. Không phải "tự sướng" nhưng vẫn phải công nhận khách quan rằng các cụ thời xưa rất giỏi chính trị. Nhờ vậy mà nước ta mới tồn tại cho đến ngày nay.


    3. Nhà Hồ hoàn toàn có lợi thế "địa lợi" và rất biết tận dụng lợi thế này.
    Cái này chưa chắc, theo tôi thấy thì nhà Hồ thiên về phòng ngự thụ động, phòng thủ cứng đơ, không biết phản công và tấn công lại, thiếu hụt nghiêm trọng sự linh hoạt cần thiết. Tư duy chiến tranh theo kiểu "tĩnh" thay vì "động". Tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành công của Việt Nam đều nhờ vào chiến tranh linh hoạt, chủ động linh hoạt chứ không sơ cứng phòng thủ một chỗ như nhà Hồ. Thay vì "tránh đá chờ thời cơ" thì quân Hồ đã "lấy trứng chọi đá". Thay vì "tránh hổ chắc xấu mặt nào" thì quân Hồ đã "vuốt râu hùm". Phòng ngự thụ động thì trước sau gì cũng thua vì ta chỉ có thủ, mà giặc thì cứ tấn công hoài và trước sau khi cũng thắng.

    Muốn tận dụng ưu thế địa lợi thì phải chủ động linh hoạt, đánh xong rồi chạy (đánh tiêu hao), thoạt ẩn thoạt hiện, lấy nhỏ quấy phá lớn. Như trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp.

    Còn nhà Hồ chỉ cứng ngắt phòng thủ thụ động, cho dù họ biết xây thành, đắp lũy, cắm chông, bố trí phòng thủ ở những vị trí hiểm yếu thì cũng chỉ là phòng ngự thụ động, chờ người ta tới đánh mình tới chết, không tận dụng đúng đắn lợi thế địa lợi của sông núi nước ta.

    Việc đó có thể do lòng dân không ủng hộ, dân chúng không hỗ trợ, khi đánh du kích thì dân chúng sẽ đi báo với giặc v.v. Nhưng cũng có thể đó chính là tư duy quân sự của nhà Hồ. Điều đó đã thể hiện qua việc Hồ Quý Ly thường than rằng "không có 100 vạn quân để chống lại giặc Bắc". Đó là tư duy chiến tranh vô cùng sai lầm của triều Hồ. Tôn Tử Binh Pháp đã khuyên "Binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa" (quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở nhiều) và các nguyên tắc về chiến tranh quần chúng mà các lãnh đạo quân sự nhà Trần đã dạy.

    Các nguyên tắc quân sự và cách đánh của nhà Hồ về cơ bản là rất trái ngược với cách đánh truyền thống của VN: Đó là lấy nhỏ quấy lớn, đánh tiêu hao, quấy rối kẻ thù, đẩy giặc vào thế yếu, rồi đàm phán với chúng trên thế mạnh và địch thế kém. Vừa mở đường vừa bắt buộc chúng tự lui quân trong danh dự. Rồi sau đó có thể sẽ phục binh chặn đánh bằng 1 trận "quyết chiến chiến lược" (như Bạch Đằng lần thứ 3) để đánh dứt điểm ý chí xâm lược của giặc, hoặc cho giặc rút về an toàn (như Lê Lợi, Nguyễn Trãi thả Vương Thông về nước, Lý Thường Kiệt cho Quách Quỳ, Triệu Tiết rút về, CSVN cho quân viễn chinh Hoa Kỳ rút về, để yên cho quân Tàu rút về năm 1979), tùy theo hoàn cảnh. Còn nếu giặc ngoan cố cố thủ, bám đất không chịu đi thì sẽ có một trận "quyết chiến chiến lược" khác để đuổi chúng đi (như trận Chi Lăng, Bạch Đằng lần 2, Ngọc Hồi và Đống Đa, Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không v.v.) Không bao giờ thụ động đứng yên một chỗ chờ chết, phòng ngự chết như nhà Hồ. Không bao giờ có kiểu xây dựng lên một thành kiên cố trong cố sống cố chết bám vào đó như nhà Hồ, thậm chí nếu cần, quân - vua - tôi VN vẫn có thể bỏ luôn cả thủ đô (nhà Trần rời Thăng Long trong kháng chiến chống Mông, Việt Nam DCCH rời Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp).

  9. #29
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Minh sử

    Liệt truyện đệ nhị bách cửu

    Ngoại quốc nhị


    An Nam

    Thành Tổ đã kế thừa đại thống, sai sứ báo cho nước này biết việc Đế lên ngôi. Năm Vĩnh Lạc thứ nhất, Hồ Thương tạm thay coi việc nước An Nam, sai sứ cầm biểu thư đến cống, nói rằng: "Thời Cao Hoàng Đế, vua An Nam là Nhật Khuể hấp tấp, không may chết sớm, sau đó tuyệt tự, thần là cháu ngoại của họ Trần, được dân chúng suy tôn, trông coi việc nước, đến nay được bốn năm. Mong chờ ân điển của thiên triều ban cho chức tước, thần dẫu chết cũng không dám hai lòng". Đưa việc này xuống bộ Lễ thương nghị, quần thần bộ Lễ nghi ngờ lời này, xin sai quan đến xem xét. Bèn lệnh quan Hành nhân là bọn Dương Bột đem sắc chỉ đến dụ phụ lão, bồi thần của nước này, tất cả người kế tự họ Trần không có. Hồ Thương kẻ việc thật việc giả, đều đem sự việc đầy đủ báo tin. Đưa thư cho sứ của Hồ Thương sai gửi về cho Đế, lại lệnh quan Hành nhân Lữ Nhượng, Khâu Trí ban tặng gấm mịn, lụa thêu, lưới lụa. Rồi Hồ Thương sai bọn Dương Bột trở về, dâng biểu mà bồi thần, phụ lão của nước này viết, giống với biểu mà Hồ Thương dâng lên lừa Đế, xin được phong tước. Đế bèn lệnh quan Lễ bộ Lang trung Hạ Chỉ Thiện phong làm An Nam Quốc Vương. Hồ Thương sai sứ đến tạ ân, nhưng tự nhiên xưng Đế ở nước mình vậy.

    Các trại Lộc Châu, Tây Bình Châu, Vĩnh Bình thuộc châu Tư Minh bị xâm chiếm, Đế dụ lệnh bắt trả lại, không nghe. Chiêm Thành tố cáo An Nam xâm lược, hạ lệnh phải hòa hiếu. Hồ Thường âm thầm nói là phụng mệnh, nhưng vẫn xâm lược như cũ, lại trao ấn chương bắt Chiêm Thành phụ thuộc, lại cướp đoạt vật ban tặng cho Chiêm Thành của thiên triều. Đế ghét Hồ Thương, liền sai sứ đến trách mắng, bồi thần cũ của nước này là Bùi Bá Kì đến cửa khuyết cáo nạn, nói: "Tổ phụ của thần đều chấp chính làm quan Đại phu, chết vì việc nước. Mẹ thần là thân tộc của họ Trần. Cho nên thần từ nhỏ đã hầu hạ Quốc vương, chức quan hàng ngũ phẩm, sau theo Vũ Tiết Hầu là Trần Khát Chân làm tì tướng. Cuối năm Hồng Vũ, thay Khát Chân chống cướp ở Đông Hải. Nhưng tặc thần là cha con Lê Quý Li giết vua soán vị, giết hại người trung lương, giết người trong tộc đến hơn mấy trăm người, anh em vợ con thần cũng bị hại, sai người tìm bắt thần, muốn giết thần. Thần bỏ quân chạy trốn, ẩn nấp ở hang núi, mong đến triều đình, phơi bày gan mật, chuyển truyền mấy năm, mới thấy được mặt trời. Trộm nghĩ Quý Li là con của Kinh lược sứ Lê Quốc Mao ngày trước, nay thờ họ Trần, lạm được vinh hiển, cùng con hắn là Thương, cũng được trọng dụng. Một sớm soán đoạt, đổi họ thay tên, tiếm hiệu cải nguyên, không kính lệnh triều đình. Kẻ trung thần lương sĩ đều đau đầu nhức tim, muốn khởi binh điếu phạt, chuộng nghĩa nối lại nước đã mất, diệt trừ hung gian, lập lại dòng dõi họ Trần. Thần dẫu chết mà không mục. Dám bắt chước cái trung của Thân Bao Tư, kêu than dưới cửa khuyết, mong Hoàng Đế coi xét". Đế đọc xong tấu cảm kích, lệnh cho sở ti cung ấp cho cơm áo. Gặp lúc người nước Lão Qua hộ tống Trần Thiên Bình đến, nói: "Thần là Thiên Bình, cháu của vua trước là Nhật Huyên, con của Oánh, em của Nhật Khuể vậy. Giặc Lê giết hết họ Trần, thần vượt ra châu ngoài mới thoát được. Bọn phụ tá của thần truyền hịch đến người trung nghĩa, suy tôn thần làm chủ để đánh giặc, vừa nghị bàn chiêu mộ quân sĩ thì quân giặc đến đánh, chạy trốn đến phương tây, ẩn nấp nơi hang đá, vạn chết một sống, đến được nước Lão Qua. Kính gửi Hoàng Đế Bệ hạ nối đại thống, thần có ý quy phụ, bồ bặc vạn dặm, khóc kẻ với triều đình nhà Minh. Dòng dõi họ Trần chỉ còn một mình thần, thần cùng giặc kia không cùng đội trời. Cúi xin thánh từ rủ lòng thương, nhanh phát đại binh, dùng chương thiên đánh dẹp". Đế thêm cảm kích, lệnh sở ti cấp quán sở cho hắn.

    ......

    http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98...2/%E5%8D%B7321

  10. #30
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Minh sử

    Liệt truyện đệ nhị bách cửu

    Ngoại quốc nhị


    An Nam

    Vừa lúc An Nam sai sứ mừng chính đán, Đế dẫn Thiên Bình ra cho sứ An Nam biết, đều hốt hoảng quỳ bái, có kẻ khóc. Bá Kì dùng đại nghĩa trách sứ giả, sợ hãi chẳng đáp được. Đế dụ thị thần nói: "Cha con phản nghịch, quỷ thần chẳng dung tha, mà thần dân trong nước cùng che giấu lừa gạt. Cả nước đều là tội nhân, trẫm sao có thể dung tha". Năm Vĩnh Lạc thứ ba, lệnh Ngự sử là Lí Kì, Hành nhân là Vương Xu đem thư đến mắng Hồ Thương, lệnh phải đem sự thật việc soán vị tấu lên. Châu Ninh Vĩnh, Vân Nam lại tố cáo Hồ Thương xâm chiếm bảy trải, cướp đàn bà của bảy trại này. Hồ Thương sai quần thần là Nguyễn Cảnh Chân theo Lí Kì vào triều đình tạ tội, đại khái nói là chưa từng tiếm hiệu cả nguyên, xin đón Trần Thiên Bình trở về, nhận làm chủ, và trả lại các đất Lộc Châu, Ninh Viễn. Đế không biết được lời giảo trá này, đồng ý theo lời. Lệnh Hành nhân là Nhiếp Thông cầm chiếu thư đến dụ, nói: "Nếu đón Trần Thiên Bình trở về, thờ vua phải theo lễ nghi, phải lập hắn làm bậc Thượng Công, phong cho quận lớn". Hồ Thương lại sai Nguyễn Cảnh Chân theo bọn Nhiếp Thông trở về báo, đón Trần Thiên Bình. Nhiếp Thông nói là có thể tin lời Hồ Thương. Đế mới để cho Thiên Bình về nước, lệnh cho bọn Quảng Tây Tả, Hữu Tướng quân là Hoàng Trung, Lữ Nghị đem năm nghìn quân hộ tống Trần Thiên Bình.

    Năm Vĩnh Lạc thứ tư, Thiên Bình cáo từ, Đế thưởng thêm hậu, sắc phong làm Thuận Hóa Quận Công, ăn lộc châu huyện sở thuộc. Tháng ba, bọn Hoàng Trung hộ tống Trần Thiên Bình vào cửa Kê Lăng, sắp đến Cần Trạm. Hồ Thương phục binh đón giết Thiên Bình, bọn Hoàng Trung thua chạy về. Đế cả giận, chiếu lệnh bọn Thành Quốc Công là Chu Năng bàn mưu, quyết ý đánh nước này. Tháng bảy, lệnh cho Chu Năng đeo ấn Chinh Di Tướng quân, sung quan Tổng binh, Tứ Bình Hầu là Mộc Thạnh đeo ấn Chinh Di Phó Tướng quân, làm Tả Phó Tướng quân, Tân Thành Hầu là Trương Phụ làm Hữu Phó Tướng quân, Phong Thành Hầu là Lí Bân, Vân Dương Bá là Trần Húc làm Tả, Phó Tham tướng, đốc binh đánh phương nam. Chu Năng đến Long Châu thì bệnh chết, Trương Phụ lĩnh quân của hắn. Vào ải Pha Lũy của An Nam, truyền hịch kể hai mươi tội lớn của cha con Hồ Nhất Nguyên, dụ người trong nước theo Trương Phụ lập dòng dõi họ Trần. Quân đến Cần Trạm, bèn làm cầu nổi ở sông Xương Giang để vượt. Quân tiên phong đến huyện Gia Lâm phía bắc sông Phú Lương, rồi Trương Phụ từ Cần Trạm mở đường khác mà đến huyện Tân Phúc thuộc phủ Bắc Giang, gửi thư cho quân của bọn Mộc Thạnh, Lí Bân cũng từ Vân Nam đến huyện Bạch Hạc, bèn sai Phiêu kị Tướng quân Chu Vinh đến hội với bọn Mộc Thạnh, Lí Bân. Bấy giờ bọn Trương Phụ chia đường tiến binh, chỗ mà bọn này đến đều đánh thắng. Giặc liền men theo sông lập rào gỗ, đắp thành đất ở ải Đa Bang, rào thành liên tiếp hơn chín trăm dặm, phát hơn hai trăm vạn dân ở phía bắc sông giữ ải. Dưới các cửa sông cửa biển đều có cọc gỗ, chỗ mà bọn Hồ Thương ở là Đông Đô đều chuẩn bị phòng thủ nghiêm ngặt, quân thủy lục kêu lên là bảy trăm vạn, muốn chống lâu dài với quan quân. Bọn Trương Phụ bèn dời doanh trại đến cửa sông chợ Cá Chiêu thuộc châu Tam Đái, làm chiến hạm. Đế nghĩ giặc hoãn binh để đợi chướng lệ phát tác, lệnh bọn Trương Phụ phải đến mùa xuân năm sau diệt giặc. Tháng mười hai, Mộc Thạnh đến bờ bắc sông Thao, đối lũy thành Đa Bang. Trương Phụ sai Trần Húc đánh châu Thao Giang, làm cầu nổi cho quân vượt sông, đều đến hết dưới thành, đánh phá thành. Giặc cậy vào chỉ có thành này, đã phá thành, gan mật rụng rời. Đại quân men theo phía nam sông Phú Lương đi xuống, rồi đánh chiếm Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, đại quân vào chiếm thành, vào Tây Đô. Giặc đốt cung thất, lên thuyền vào biển. Quận huyện theo nhau nạp tiền lương khoản đãi, kẻ chống cự đều đánh phá chúng. Sĩ dân dâng thư kể tội ác của họ Lê, mỗi ngày có đến mấy trăm người.

    ......

    http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98...2/%E5%8D%B7321

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •