Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    So sánh giữa Fujiwara và họ Trịnh

    Có 1 điều mà em nhận thấy là sự giống nhau của 2 dòng họ này. Fujiwara cũng nắm quyền nhiếp chính, cũng thâu tóm toàn bộ quyền lực và hầu như các Thiên hoàng thời Nara và Heian đều có mẹ thuộc dòng họ Fujiwara.
    1 điều nữa là ng đầu tiên dc cải họ Fujiwara hình như cũng do có huân công và từ đó dòng họ này trở thành 1 dòng họ thế lực ở Nhật, giống như Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng đều là tướng tài và cũng 1 phần nhờ huân co6ngma2 dần thâu tóm quyền lực
    mong nghe ý kiến mọi người
    P/S: có 1 điều em thắc mắc là sau thời Heian thì xh Nhật thay đổi ra sau. Tại sao qua thời Mạc phủ thì dòng họ Minamoto lại nắm quyền.

    (topic còn có tác dụng nhờ vào tranh luận của mọi người mà em biết thêm về lịch sử Nhật Bản ^^)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    mấy vấn đề trên thì cậu có thể vào wiki mà tim hiểu cũng được khối thông tin

    Tại sao qua thời Mạc phủ thì dòng họ Minamoto lại nắm quyền.
    mạc phủ được thành lập đầu tiên bởi Minamoto no Yoritomo, nên cậu nói câu trên thì hơi bị ngược

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Fujiwara là người đầu tiên nắm quyền nhiếp chính trong lịch sử Nhật Bản.
    Còn Mạc Phủ của Minamoto Yoritomo sáng lập ra lại mang tính chất hoàn toàn khác hẳn, tuy đóng ở Kamakura nhưng nó mới là trung tâm chính trị của đất nước, các vấn đề trọng yếu của đất nước đều được giải quyết ở đây, sau này Mạc Phủ đều có những thay đổi về cầu trúc tùy theo từng thời kỳ nhưng vẫn giữ nguyên vẹn những điểm chính giống như phủ chúa Trịnh tuy rằng Mạc Phủ để cho Thiên Hoàng và triều đình 1 số quyền hành nhất định, đặc biệt là về mảng văn hóa nghệ thuật.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Fujiwara ko phải là dòng họ đầu tiên lấn quyền nhà vua, trước họ là dòng tộc Soga.
    Nhà Soga là quý tộc rất lớn thời ấy, quyền họ to hơn cả vua. Con cháu dòng họ này từ đời này qua đời khác luôn nắm chức Đại thái tể (O-omi).
    Căn bản các dòng tộc nhiếp chính ở Nhật Bản đều giống họ Trịnh: họ lấy tiếng phò vua để đánh dẹp những kẻ chống đối và thao túng quyền lực. Để hợp pháp hóa địa vị của mình, các dòng tộc này thường ngụy tạo gia phả để cho có liên hệ với các hoàng đế thời cổ.
    1 số người như Oda Nobunaga ko nhiếp chính mà lại đứng đằng sau giật dây Mạc phủ, hay như Toyotomi Hideyoshi ko xưng Shogun mà chỉ dám làm Shessho Kampaku bởi 2 ông này thuộc dòng dõi thấp kém.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Cách mà họ Fujiwara nắm quyền hoàn toàn khác với cách mà họ Trịnh nắm quyền.

    Họ Fujiwara, cũng giống như họ Hojo, tất cả đều nắm quyền dựa vào quan hệ hôn nhân - huyết thống. Rất nhiều thiên hoàng mang 1 nửa (hoặc hơn 1 nửa) dòng máu của nhà Fujiwara. Triều đình cũng toàn quan viên họ Fujiwara. Nói 1 cách nôm na thì Fujiwara nắm quyền nhờ vào mối quan hệ "ngoại thích".

    Trong khi đó, họ Trịnh nắm quyền là nhờ vào quân công, nhờ vào quân đội và sức mạnh quân sự riêng của mình. Điều này giống với nhà Taira và nhà Minamoto sau này ở Nhật. Đặc biệt là nhà Minamoto, dòng họ đầu tiên đã đặt ra chế độ Bakufu (Mạc Phủ) bằng sức mạnh quân sự của mình (sau cuộc nội chiến với nhà Taira) chứ không phải nhờ vào "ngoại thích".

    Sự chuyển dịch từ "ngoại thích" sang quân sự đánh dấu sự chuyển dịch của hệ thống quyền lực ở Nhật từ quân chủ tập quyền sang quân chủ phong kiến. Trước đó quyền lực nằm trong tay Nhật hoàng ở trung ương. Nhưng sau thời Heian, quyền lực của các lãnh chúa địa phương bắt đầu mạnh lên, tự có quân đội, thái ấp riêng, trong đó mạnh nhất là 2 nhà Taira và Minamoto. Cuối cùng nhà Minamoto đánh bại nhà Taira (mặc dù ban đầu bị nhà Taira tiêu diệt gần hết, nhưng nhờ vùng Kanto trù phú mà họ quật khởi, lật ngược thế cờ) và trở thành Bakufu đầu tiên của nước Nhật, đánh dấu sự trỗi dậy của thế lực các chư hầu cát cứ, kéo dài cho đến tận sau khi Thời Sengoku (chiến quốc) kết thúc, khi nhà Toyotomi và sau đó là nhà Tokugawa lên làm Bakufu và triệt tiêu sức mạnh của các lãnh chúa địa phương.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    oda nobunaga ko rõ , nhưng Toyotomi Hideyoshi thì muốn làm shogun lắm nhưng dòng dõi thấp kém mới ko được chứ không phải, ông ta năm lần bảy lượt xin làm con nuôi của tường quân để sau này tướng quân chết thì làm shogun

  7. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    28
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Sự chuyển dịch từ "ngoại thích" sang quân sự đánh dấu sự chuyển dịch của hệ thống quyền lực ở Nhật từ quân chủ tập quyền sang quân chủ phong kiến. Trước đó quyền lực nằm trong tay Nhật hoàng ở trung ương. Nhưng sau thời Heian, quyền lực của các lãnh chúa địa phương bắt đầu mạnh lên, tự có quân đội, thái ấp riêng, trong đó mạnh nhất là 2 nhà Taira và Minamoto. Cuối cùng nhà Minamoto đánh bại nhà Taira (mặc dù ban đầu bị nhà Taira tiêu diệt gần hết, nhưng nhờ vùng Kanto trù phú mà họ quật khởi, lật ngược thế cờ) và trở thành Bakufu đầu tiên của nước Nhật, đánh dấu sự trỗi dậy của thế lực các chư hầu cát cứ, kéo dài cho đến tận sau khi Thời Sengoku (chiến quốc) kết thúc, khi nhà Toyotomi và sau đó là nhà Tokugawa lên làm Bakufu và triệt tiêu sức mạnh của các lãnh chúa địa phương.
    Em chưa hiểu tại sao " Sự chuyển dịch từ "ngoại thích" sang quân sự đánh dấu sự chuyển dịch của hệ thống quyền lực ở Nhật từ quân chủ tập quyền sang quân chủ phong kiến. Trước đó quyền lực nằm trong tay Nhật hoàng ở trung ương. Nhưng sau thời Heian, quyền lực của các lãnh chúa địa phương bắt đầu mạnh lên, tự có quân đội, thái ấp riêng " . Chả lẽ việc thành lập Mạc Phủ lại có tác dụng làm cho các lãnh chúa địa phương mạnh lên hơn là quân chủ tập quyền quyền lực tập trung trong tay Nhật Hoàng sao ?
    Về căn bản thì Mạc Phủ có tính chất khá giống với phủ chúa Trịnh, nhưng thời chúa Trịnh thể chế chính vẫn là tập quyền và không có chuyện có cơ hội cho địa phương mạnh hơn, biết là giữa Nhật và Việt có điều kiện khác nhau nhưng bác có thể nói rõ hơn được không? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hị hị, bạn đã hiểu sai vấn đề. wiwi nói "đánh dấu" chứ không phải là "tạo nên". Có thể xem việc "chuyển dịch quyền lực chính trị" nêu trên là "biểu hiện bề ngoài" của việc chuyển dịch nền kinh tế xã hội Nhật Bản từ Heian sang Kamakura - hay có thể cho là từ quan hệ sản xuất "hậu chiếm nô" sang quan hệ sản xuất phong kiến, tùy quan điểm.

    Cái này xét lại thì cực kỳ giống với nền kinh tế chính trị của nhà Đường, có lẽ lý do cũng bởi vì nền chính trị Heian chịu ảnh hưởng cực lớn - nếu không muốn nói là sao chép - của nhà Đường - Trung Quốc. Ban đầu chính sách của nhà Đường và triều đình Heian là chia đất cho nông dân để làm nông và nộp tô thuế cho triều đình. Tuy nhiên đất đều là đất công nên không khuyến khích được việc khai hoang thêm đất mới. Triều đình mới cho phép việc sở hữu ruộng đất, đối với đất khai hoang. Tức là ai khai khẩn được đất mới thì sẽ được ưu tiên cắt đất phong hẳn cho 1 thời gian dài - ban đầu là tập ấm 3 đời, về sau là gần như tập ấm vĩnh viễn.

    Nông nghiệp nhờ đó phát triển (nên nhớ, nông nghiệp của các nước phương Đông mô phỏng Trung Quốc đều đầu tư theo chiều ngang - lấy việc mở rộng diện tích canh tác để tăng năng suất là chính - thay vì đầu tư theo chiều sâu) cũng từ đó đẻ ra một bộ phận địa chủ có thế lực mở rộng được nhiều đất đai. Một bộ phận quý tộc nhờ vào đất phong có sẵn cũng mở rộng thêm đất đai. Ngoài ra còn phải kể đến thế lực của các chùa chiền, do cũng được triều đình tặng đất nên cũng trở thành một dạng địa chủ (y hệt chùa chiền thời Thịnh Đường!). Bọn họ trở thành tầng lớp quý tộc địa chủ của quan hệ sản xuất phong kiến mới. Tầng lớp địa chủ này có điểm mạnh quan trọng nữa là bọn họ được miễn thuế trên đất phong. Nông dân tự do thì vừa cày ruộng nhà nước vừa phải nộp tô thuế, cuối cùng chịu không nổi phải bỏ ruộng đất, hoặc đem nộp đất nhà nước cho quý tộc địa chủ để cày thuê cho địa chủ như 1 dạng nông nô. Vì địa chủ không phải nộp tô thuế cho nhà nước nên thế lực càng lúc càng mạnh, nông dân cày cho họ phải chịu quy định riêng của họ, thành ra dần dần đất ruộng riêng của họ trở thành thái ấp phong kiến, bọn họ trở thành các lãnh chúa phong kiến (ở Nhật gọi là Daimyo). Triều đình thì thất thu tô thuế nên càng ngày càng yếu, thế lực quân sự lại không bằng các lãnh chúa mà thật ra bản thân triều đình cũng chỉ là một lãnh chúa cỡ bự thôi. Chuyện này so ra thì y chang như nhà Đường thời loạn An Lộc Sơn và thời Mạt Đường!!! Còn nhìn rộng hơn thì đây là tình trạng chung của toàn bộ các quốc gia chuyển mình tiến lên phong kiến, ở cả Âu lẫn Á, bất quá là nguyên nhân trực tiếp có khác, nhưng về bản chất vẫn là do lực lượng sản xuất phát triển mà ra (đọc thêm Marx! [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG])

    Các lãnh chúa này càng ngày càng mạnh, tự chiêu mộ võ sĩ, kết quả là tầng lớp mới ra đời, tầng lớp Samurai - những người kết hợp quan điểm Nho gia và Thiền, trở thành những chiến binh quan trọng cho các lãnh chúa. Trong các lãnh chúa thì có nhà Taira và Minamoto là mạnh nhất. Nhà Taira có nhiều dây nhợ trong triều đình nên chiếm ưu thế, tiêu diệt nhà Minamoto. Hậu duệ nhà Minamoto tản mát khắp nơi. Tuy nhiên nhờ có nhiều chư hầu, đồng minh, lại còn thái ấp riêng nên chỉ chục năm sau, họ Minamoto hợp binh lại, đánh bại họ Taira trong cuộc nội chiến được gọi là Gempei (Gempei kassen). Từ đây đánh dấu sự thống trị của thế lực lãnh chúa phong kiến, khống chế quốc gia bằng sức mạnh quân sự, nhà vua chỉ là hình thức, chứ không còn đơn giản là bọn "ngoại thích - hoạn quan" đứng sau lưng giật dây hoàng đế như bọn Thập Thường Thị thời Đông Hán nữa [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Cái này xét lại thì cực kỳ giống với nền kinh tế chính trị của nhà Đường, có lẽ lý do cũng bởi vì nền chính trị Heian chịu ảnh hưởng cực lớn - nếu không muốn nói là sao chép - của nhà Đường - Trung Quốc. Ban đầu chính sách của nhà Đường và triều đình Heian là chia đất cho nông dân để làm nông và nộp tô thuế cho triều đình. Tuy nhiên đất đều là đất công nên không khuyến khích được việc khai hoang thêm đất mới. Triều đình mới cho phép việc sở hữu ruộng đất, đối với đất khai hoang. Tức là ai khai khẩn được đất mới thì sẽ được ưu tiên cắt đất phong hẳn cho 1 thời gian dài - ban đầu là tập ấm 3 đời, về sau là gần như tập ấm vĩnh viễn.

    Nông nghiệp nhờ đó phát triển (nên nhớ, nông nghiệp của các nước phương Đông mô phỏng Trung Quốc đều đầu tư theo chiều ngang - lấy việc mở rộng diện tích canh tác để tăng năng suất là chính - thay vì đầu tư theo chiều sâu) cũng từ đó đẻ ra một bộ phận địa chủ có thế lực mở rộng được nhiều đất đai. Một bộ phận quý tộc nhờ vào đất phong có sẵn cũng mở rộng thêm đất đai. Ngoài ra còn phải kể đến thế lực của các chùa chiền, do cũng được triều đình tặng đất nên cũng trở thành một dạng địa chủ (y hệt chùa chiền thời Thịnh Đường!). Bọn họ trở thành tầng lớp quý tộc địa chủ của quan hệ sản xuất phong kiến mới. Tầng lớp địa chủ này có điểm mạnh quan trọng nữa là bọn họ được miễn thuế trên đất phong. Nông dân tự do thì vừa cày ruộng nhà nước vừa phải nộp tô thuế, cuối cùng chịu không nổi phải bỏ ruộng đất, hoặc đem nộp đất nhà nước cho quý tộc địa chủ để cày thuê cho địa chủ như 1 dạng nông nô. Vì địa chủ không phải nộp tô thuế cho nhà nước nên thế lực càng lúc càng mạnh, nông dân cày cho họ phải chịu quy định riêng của họ, thành ra dần dần đất ruộng riêng của họ trở thành thái ấp phong kiến, bọn họ trở thành các lãnh chúa phong kiến (ở Nhật gọi là Daimyo). Triều đình thì thất thu tô thuế nên càng ngày càng yếu, thế lực quân sự lại không bằng các lãnh chúa mà thật ra bản thân triều đình cũng chỉ là một lãnh chúa cỡ bự thôi. Chuyện này so ra thì y chang như nhà Đường thời loạn An Lộc Sơn và thời Mạt Đường!!! Còn nhìn rộng hơn thì đây là tình trạng chung của toàn bộ các quốc gia chuyển mình tiến lên phong kiến, ở cả Âu lẫn Á, bất quá là nguyên nhân trực tiếp có khác, nhưng về bản chất vẫn là do lực lượng sản xuất phát triển mà ra (đọc thêm Marx! [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG])
    Theo em thì nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự tăng sức mạnh và quyền lực ở địa phương là do thể chế tập quyền Nhật không còn đủ mạnh để kiểm soát địa phương, sự phát triển kỹ thuật canh tác dẫn đến tăng năng suất và diện tích nông nghiệp chỉ là thứ yếu.
    Sự học hỏi và sau này là sao chép chính sách nông nghiệp thời Đường của Nhật Bản bắt đầu từ thời Heian, nghĩa là từ trước cuộc nội chiến Gempei khá lâu nhưng trong suốt thời gian đó vẫn chưa có những dấu hiệu cho thấy sự lớn mạnh của lãnh chúa địa phương, lực lượng của nhà Taira chủ yếu vẫn do những mối quan hệ trong triều, còn Minamoto thì chủ yếu là lực lượng đồng minh, theo em nhớ thì nhà Minamoto khi đó không có thái ấp riêng, Yoritomo bị giam lỏng ở Kamakura, Yo****sune thì phiêu bạt sang miền Mutsu, chỉ có Yoshinaka là có lực lượng riêng. Sức mạnh quân sự của Daimyo khi đó chưa thể hiện rõ.
    Sau khi Yoritomo lập Mạc Phủ Kamakura cho đến khi nhà Hojo nắm quyền, 1 thời gian khá dài, thế lực lãnh chúa địa phương vẫn chưa thực sự rõ nét, đến giai đoạn cuối trước khi nhà Hojo bị lật đổ thì mới bắt đầu nhen nhúm sự mâu thuẫn giữa các chư hầu.
    Vậy, tính từ khi Heian bắt đầu học tập hình mẫu chính trị, trong đó có nông nghiệp cho đến khi các lãnh chúa địa phương bắt đầu thể hiện vai trò và quyền lực của mình là 1 khoảng thời gian dài, nó thực sự xảy ra mạnh mẽ khi sức mạnh và sự quản lý của thể chế tập quyền ở đây là Mạc Phủ sa sút, vai trò của nông nghiệp đóng 1 vai trò quan trọng nhưng theo em nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là về chính trị. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ko phải vậy, quyền lực của giới địa chủ nhà quê tỉnh lẻ đã hình thành rất lâu chứ ko phải đến Mạc phủ Kamakura mới có.
    Sau cải cách Taika thì triều đình đạt được 1 số quyền lực nhất định nhưng ko đủ để khắc phục điều kiện khách quan là nước Nhật quá chia cắt. về địa hình họ có đến 80% là rừng núi, đi lại rất khó khăn. Như đồng bằng Kanto trù phú đông đúc nhưng cũng bị cô lập với các vùng chung quanh bằng núi đồi. Bởi vậy, quản lý của nhà nước đến các tỉnh vùng sâu vùng xa là rất lỏng lẻo. 1 vị quan mới bổ nhiệm đi hàng tháng trời mới đến nhiệm sở (đọc Manyosu) thì thử hỏi 1 nhiệm kỳ ông ta cai quản được bao lâu? Thế thì buộc nhà nước phải cho các quan nhiệm kỳ dài, dẫn đến việc họ hình thành vây cánh ở địa phương.
    Đi lại khó khăn, quản lý lỏng lẻo khiến ở các địa phương hỗn loạn. Văn bản cổ ghi chép rằng thế kỷ 8-9 ở đường quốc lộ Tokkaido mà đầy giặc cướp, trên biển lắm hải tặc. Ở miền Tây Nam lại phải lo phòng thủ chống quân Đường, phía Bắc thì chiến tranh với các rợ Emishi, Ainu liên miên. Trước tình hình ấy, cường hào địa phương phải tự thành lập các đạo gia binh lấy từ tá điền của mình để tự vệ. Các đạo gia binh này có kỷ luật cao, thiện chiến nên thường xuyên được triều đình thuê đánh dẹp quân rợ hay giặc cướp. Đến thế kỷ 10 thì triều đình đã phụ thuộc vào quân địa phương đến mức quân đội chính phủ cũng giải tán. Trong số các đạo binh được Thiên hoàng nhờ cậy thì có 3 đạo hùng mạnh nhất, đó là Taira, Minamoto và Fujiwara.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •