Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Võ sáo - Môn võ cổ truyền độc đáo của vùng Yên Thế

    “Thiết địch thần phong” bài võ sáo độc đáo vùng Yên Thế
    Thứ ba, 28 Tháng 4 2009 16:55 |


    Yên Thế “miền đất thiêng” từng một thời vang bóng bởi những trang hiệp sĩ hảo hán muôn phương tụ hội về đây theo ngọn cờ khởi nghĩa của thủ lĩnh áo nâu Hoàng Hoa Thám đánh Pháp để dành lại giang sơn đất Việt. Với truyền thống thượng võ từ ngàn đời, ngày nay trên quê hương rừng thiêng Yên Thế còn lưu lại cho nước nhà nhiều bài võ cổ truyền có giá trị của nhiều môn phái võ lâm khác nhau.




    Những bài danh quyền, danh kiếm sưu tầm được là những di sản văn hoá vô giá mà cha ông truyền lại, khẳng định thêm truyền thống thượng võ của con người Yên Thế. Đặc biệt, cách đây hơn một năm (mùa hè năm 2007), nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Trần Văn Lạng (Bảo tàng Bắc Giang) trong một chuyến công tác tại xã Tân Hiệp đã phát hiện một cuốn sách cổ ghi chép nhiều nội dung, trong đó bài Văn tế võ lâm của một gia đình dân tộc Nùng.

    Cuốn sách là thông điệp để lại cho đời sau nhiều thông tin quý giá về văn hoá dân gian dân tộc Nùng miền núi rừng Yên Thế ở khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ 19. Hơn nữa, bài văn tế võ lâm là nguồn tư liệu chứng minh về truyền thống thượng võ miền Yên Thế có nguồn gốc từ lâu đời. “Thiết địch thần phong” (Cây sáo có sự cuốn hút và sức mạnh như cơn giáo thần) hay còn gọi là “Ngọc tiêu diệu khúc” (tức là cây sáo có sức mạnh như cơn gió thần hay khúc sáo ngọc kỳ diệu) là bài võ sáo độc đáo được nhóm sưu tầm võ thuật cổ truyền Yên Thế phát hiện năm 1993 tại bản Phe, xã Tân Hiệp do lão võ sư Triệu Uý truyền lại. Cụ Triệu Uý được truyền lại từ một lão tướng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và cụ thường xuyên luyện tập bài võ này. Nét độc đáo của bài võ này là sự kết hợp giữa âm thanh bay bổng, sâu lắng, thanh thoát của cây sáo trúc với sự hỗ trợ của chưởng, quyền, cước… tạo nên các thế võ, bài võ cực kỳ điệu nghệ.Nguyên gốc bài võ sáo này được thể hiện bằng cây sáo Nùng với chất liệu kim loại rắn chắc và khoẻ khoắn.





    Nhưng ngày nay, người ta dùng sáo trúc ngang dài để biểu diễn. Mặc dù không giữ được đầy đủ như đặc tính ban đầu nhưng nó vẫn giữ được âm thanh vẻ hoang vu của núi mà vẫn tiến kịp sự cảm nhận về mặt thẩm mỹ của thời đại. Kết cấu bài võ sáo gồm ba đoạn và biểu diễn trong thời gian từ 7 đến 9 phút. Đoạn một tập trung vào tả cảnh: võ sĩ đồng thời là nghệ sĩ, bằng sự khéo léo của từng động tác tay, chân… các giác quan tinh nhạy cùng cây sáo dài loang kín đáo quanh mình mà thể hiện được cảnh núi rừng dưới đêm trăng mênh mang. Ánh sáng trải rộng giữa miền rừng núi hoang sơ và toát lên được sự dũng mãnh, uyển chuyển, lãng mạn đầy khát vọng của những trang quân tử vùng sơn cước. Đoạn hai có 60 thức, được bắt đầu bằng đường “Tiên nhân chi lộ”, “Tam hoàn sáo nguyệt” và kết thúc bằng “Thượng bộ hiệp địch”… cách thức kết hợp cùng hai bài sáo Lý hoài nam và Người ở đừng về. Những đường loang sáo kết hợp với động tác của chưởng, quyền, cước… chính là sự thể hiện tài nghệ tuyệt vời về kiếm pháp.Bài “Thiết địch thần phong” thể hiện nhiều phong cách biểu cảm khác nhau.
    Nó dũng mãnh phi thường như “Hoàng phong nhập động” (Gió vàng nhập động); hay uyển chuyển lãng tử như “Mãng xà truy mãnh hổ” (Mãng xà đuổi hổ dữ); thể hiện sự khát vọng như “thuỷ tề du nguyệt” (Thuỷ tề đi dạo chơi dưới trăng); chuyển thể nhanh gọn, sắc bén như “Tinh băng thiên vị” (Sao băng đổi ngôi) và lãng mạn kênh kiệu như đường “Bạch hạc hoàn dương” (Hạc trắng gọi mặt trời)…

    Đoạn ba, là những đường tả cảnh ngược lại với đoạn thứ nhất. Đây là đoạn khó nhất đòi hỏi sự tài nghệ của người võ sĩ- nghệ sĩ… Từ thực đến mơ, từ mơ đến thực và kết thúc có hậu là điểm mấu chốt mà người nghệ sĩ muốn thể hiện. Hàng chục năm về trước bài võ sáo này vắng bóng trên các sàn diễn võ thuật. Gần đây, sau một số lần biểu diễn của võ sĩ Trịnh Như Quân ở một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang thì bài võ này đã được truyền đến một số trung tâm và các lò võ khác với tên gọi “Bóng trăng Phồn Xương”. Nhưng hầu hết mọi người đều không đủ tài nghệ để biểu diễn hoàn chỉnh. Trên quê hương Bắc Giang hiện nay, ngoài cụ Triệu Uý chỉ có duy nhất võ sĩ Trịnh Như Quân (người được cụ Triệu Uý trao truyền) biểu diễn hoàn thiện bài võ sáo độc đáo này. Bởi cái khó ở đây là sự cần thiết của một võ sĩ có tâm hồn và tài năng của người nghệ sĩ thổi sáo: Giỏi võ thuật, am tường kiếm pháp và đôi tai thẩm thấu từng nốt nhạc trầm bổng, lung linh, xa vời vợi của cây sáo trúc.

    Núi rừng Yên Thế đêm trăng sáng, bên sườn núi một bóng ảnh loang loáng, tiếng sáo vút cao ngân vang thoát tục, chính là sự thành công của màn tả cảnh. Ngoài yếu tố lãng mạn, bài võ sáo thể hiện phong độ khoẻ mạnh, bởi công lực phi thường của người võ sĩ- nghệ sĩ. Bài võ sáo đưa ta về với phong cảnh huyền ảo của vùng rừng thiêng Yên Thế với những nét độc đáo của miền quê giàu tinh thần thượng võ, nơi một thời lừng vang với những chiến công lẫy lừng của người thủ lĩnh áo nâu ngang tàng, khí khái tận tâm vì đại nghĩa. Nó gắn liền và có đặc điểm vừa công phá và thổi nhạc như những nhân vật tài tử trong văn học cổ “thi đàn nửa gánh” gánh vác nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của giang sơn.

    Tiếng sáo trúc cất lên, hoà tan vào thinh không êm ắng, những thế võ uyển chuyển mềm mại khoẻ khoắn như vờn như khuyên, kiêu hãnh mà lãng mạn. Các đường loang của cây sáo trúc nhất nhất đều theo nguyên tắc động tác thế tấn võ thuật đã mang đến cho ta một niềm tự hào về một di sản văn hoá độc đáo của quê hương Bắc Giang nói chung và Yên Thế nói riêng. Mấy năm gần đây, võ sĩ Trịnh Như Quân đã mang bài võ đi du diễn tại nhiều địa phương trong nước và đều nhận được sự tán thưởng của khán giả. Cây sáo trúc độ nào nay đã được anh nghiên cứu, sáng tạo trả lại nguyên gốc bằng chất liệu thép tốt và nặng tới gần chục cân mà vẫn giữ được thang âm chuẩn và sự diệu kỳ của âm thanh cây sáo trúc./.
    Nguyễn Văn Phong

    Nguồn: http://svhttdl.bacgiang.gov.vn/index...ao-vung-yen-th

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thêm một tài liệu nữa bổ xung thêm vào kho tàng võ cổ truyền - niềm tự hào của dân tôc Việt chúng ta [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chú Hàn Quốc nào mà chế ra được thứ gì cỡ thế này thì dân Hàn nó phải gọi là được dịp nổ toàn thế giới . Tụi này nó thích nổ lắm . Có mỗi cái võ vung chân đá (taekwondo) mà nó đã làm rầm trời lên rồi , chỗ nào cũng cho người ra biểu diễn đá đá như cào cào .

    Có cái cục bột xào với tương ớt chua như giấm và ngọt như chè , thế mà nó còn lập cả Viện nghiên cứu tìm cách quảng bá cái món tók-bốc-ghi đó thành cỡ như ... sushi của Nhật để nổi tiếng trên toàn thế giới .

    Phải nói Hàn Quốc là một dân tộc rất thích nổ và rất hiếu thắng , chữ sân si to tổ chảng .

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Sisarut cho hỏi với: Ngày trước họ dùng sáo làm bằng gì để luyện võ vậy? Vì nếu dùng trúc để luyện hoặc đánh thì sẽ rất dễ vỡ sáo (trúc giòn hơn tre).

    Nguyên gốc bài võ sáo này được thể hiện bằng cây sáo Nùng với chất liệu kim loại rắn chắc và khoẻ khoắn.
    Đọc thấy cái này nhưng thân của sáo rỗng, khi đập dễ bị móp nên mới ko hiểu họ làm bằng gì.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Sisarut cho hỏi với: Ngày trước họ dùng sáo làm bằng gì để luyện võ vậy? Vì nếu dùng trúc để luyện hoặc đánh thì sẽ rất dễ vỡ sáo (trúc giòn hơn tre).

    Nguyên gốc bài võ sáo này được thể hiện bằng cây sáo Nùng với chất liệu kim loại rắn chắc và khoẻ khoắn.
    Đọc thấy cái này nhưng thân của sáo rỗng, khi đập dễ bị móp nên mới ko hiểu họ làm bằng gì.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    240
    Nguyên gốc của bài võ sáo thì sáo làm bằng kim loại, khi dùng sáo đập vào 1 kẻ mang áo giáp sắt thì đương nhiên là sáo sẽ móp, nhưng dùng sáo đánh với các võ sĩ khác thì vẫn được, sáo do rỗng nên sẽ nhẹ và ra đòn nhanh hơn, mình nghĩ đập vào cơ thể đối phương thì chưa tới mức móp sáo, vì cơ thể đối phương làm sao cứng hơn kim loại. Trừ khi anh ta luyện nội công đến mức thâm hậu

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trước đây mấy năm đọc thấy bài viết về võ sáo trên báo an ninh thế giới, khoái môn này lắm. Nhưng nghe bảo học khá khó vì vừa học cả đánh võ, vừa học cả thổi sáo

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @Mr.Tèo : Công nhận như Tèo nói là dân Hàn có nổ. Nhưng mà có điều này cũng phải nói là quảng bá văn hóa quốc gia đến toàn thế giới là một việc nên làm (Và cái gì đã thuộc về quảng bá hay quảng cáo thì đôi khi có nổ một chút). Vovinam của ta vốn chẳng thua kém ai, đó là sự chắc lọc võ thuật cổ VN suốt 4000 năm đáng giặc giữ nước, nhưng mãi sau này ta mới có thể quảng bá một cách rộng rãi và có quy củ.
    Có một câu chuyện này tớ muốn kể, hồi ở bên Nhật sếp của tớ rất khoái sang VN, cứ mỗi lần gặp ổng là ổng lại huyên thuyên đủ thứ chuyện về VN, nào là phở nào là bánh xèo, nhắc đến là hắn cứ luôn miệng Oishi (Ngon) mãi ! Lúc tớ về VN, đi chung với hắn, việc đầu tiêng hắn làm lúc lên máy bay Viet Nam airline là kêu 1 lon 333 [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], và việc đầu tiên hắn làm lúc xuống sân bay Tân Sơn Nhất là gọi taxi thẳng tiến ra ... Phở 24 [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] . Tự nhiên mình cảm thấy tự hào, tự hào về những điều mà cuộc sống thường nhật ở VN mình thấy rất bình thường. Đó là cảm giác rất đặc biệt, sự tự hào dân tộc đôi khi bắt nguồn từ những cái rất nhỏ.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    nếu làm bằng kim loại thì tiếng sáo nghe không hay, còn làm bằng trúc thì dễ gãy.
    Có anh nào biết dc thêm thông tin không, em thì rất thích loại này có điều lại xa quá, khổ
    P/S: ai biết thổi sáo dạy em với [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •