Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 40 của 40
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đạo đức chính là gông cùm của loài người [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

  2. #32
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi MÃI MÃI
    Đạo đức chính là gông cùm của loài người [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Chú Till trở thành triết nhân từ bao giờ thế? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #33
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    Chú Till trở thành triết nhân từ bao giờ thế? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Nói cho vui vậy thôi, chứ em nghĩ đạo đức là yếu tố phân biệt con người và con vật, là sự thể hiện những hành động hướng đến yếu tố ý chí chế ngự bản năng tự nhiên của con người nhằm phục tùng cộng đồng trong quá trình phát triển hình thái xã hội từ nguyên thủy đến hiện đại. "Xã hội con người" khác "quần thể động vật" là ở chỗ ấy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG].

    Lấy ví dụ: trong 1 bầy sói, mọi con sói trong đàn phải phục tùng con sói đầu đàn, nếu đứng trên hệ quy chiếu của con sói, thì đây là "đạo đức của loài sói", nhưng con người chỉ xem đó là "bản năng sinh tồn của loài sói", là "đạo đức bậc thấp", vì lũ sói làm vậy chỉ để phục vụ bản năng kiếm mồi và sinh tồn, quan trọng "quần thể sói" không thể phát triển thành "xã hội sói" vì chúng không có trí khôn như con người.

    Còn trong 1 bầy người, do con người có trí khôn, nên từ xã hội nguyên thủy ăn chung ở chung hưởng chung, vì quyền lợi và vì sinh tồn con người tự đề ra luật lệ, trừu tượng hơn tí là "đạo đức" để quy định cấp bậc, ngôi thứ trong bầy, và các thành viên trong bầy phải tuân theo để đảm bảo sự sống của bầy. Cùng với sự dư thừa vật chất trong quá trình phát triển, con người sinh ra tính "chiếm hữu", "ích kỷ"; và để bảo đảm quyền lợi của cộng đồng trước sự xuất hiện của 2 thứ trên, con người lại sáng tạo ra hệ thống luật lệ và đạo đức mới [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]. Cứ thế, từ bầy đàn con người tiến lên "xã hội", theo đó là sự phát triển của hình thái đạo đức, luật tương ứng với trí khôn của con người trong thời điểm xã hội đó tồn tại.

    Xã hội càng phức tạp thì "đạo đức" càng phức tạp và mang tính nhân văn hơn. Loài người bây giờ không sống theo bản nănh nhiều nên đạo đức cũng không cần phải "làm sao cho thỏa cái bụng ta" nữa, mà nó chuyển sang hình thức "thỏa mãn những ý chí trừu tượng về sự công bằng và tình thương", hai thứ đối lập với ham muốn "chiếm hữu và ích kỷ" lúc trước [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]. Suy ra đạo đức là sự thể hiện sự văn minh của xã hội con người, nó khác với bản năng của con vật [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] mà ở đó không có sự văn minh mà chỉ là bản năng sinh tồn. Đạo đức vị kết quả hay vị trách nhiệm chẳng qua chỉ là 1, vì trong khi thực hành đạo đức ta đã thực hành cả hai thình thức đạo đức này cùng lúc.

  4. #34
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    Chú Till trở thành triết nhân từ bao giờ thế? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Ôi mẹ ơi triết nhân [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Bơm đểu vê lờ .

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    711
    Trích dẫn Gửi bởi ViTi3uNhan
    Ôi mẹ ơi triết nhân [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG][IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Bơm đểu vê lờ .
    Bác lại còn kích vào chi nữa [IMG]images/smilies/29.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi MÃI MÃI
    Đạo đức chính là gông cùm của loài người [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Mình dốt không hiểu được tầm tư tưởng vĩ đại này rồi [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG].
    Mà sao cái bài bên dưới lại có ý khác với câu trên? [IMG]images/smilies/29.gif[/IMG]

  7. #37
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đao đức dùng để chửi người ta ghét và để tự khen bản thân khi không có gan làm 1 điều gì đó :x

    cuôc sống vậy mới thoải mái chớ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  8. #38
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Đạo đức là cái gông trói buộc bản năng của con người lại, nhốt nó chung thân trong ngục tối tâm hồn, thỉnh thoảng nó bứt gông chạy ra ngoài chơi làm loạn, ý tớ là thế [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

  9. #39
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Ta biết gì? không hiểu rõ câu hỏi của Bánh Mì Gừng lắm. Thực ra là cách hiểu của Tbg? có vẻ khác với nhiều người.

    - Về tiêu chuẩn tốt xấu chằng hạn. Khuynh hướng đầu định nghĩa về tốt xấu mang tính duy vật hơn: tốt vì đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho đa số. Vì sao biết nó là lợi ích? Kết quả quá trình tư duy từ cảm giác bản thân và kinh nghiệm người khác truyền lại. Nhận định tốt xấu theo khuynh hướng 2 có gì đó chủ quan, duy ý chí. Mình cho nó tốt thì nó là tốt, cóc cần biết người khác nghĩ gì. Có khi hắn chỉ làm vì bản thân hắn thôi, không vì ai nữa, hắn vẫn coi hắn đang làm tốt. (Như Dương Tử, nếu nhổ một cọng lông mà lợi cho thiên hạ ông ta cũng không nhổ).

    - Những người theo 2 khuynh hướng mà Bánh Mình Gừng đưa ra còn khác nhau ở chỗ: nhóm thứ nhất phải dựa vào kết quả, còn nhóm thứ 2 chỉ cần dùng ý định để đánh giá đạo đức của hành động. Người loại 1, việc xong rồi mới dám đánh giá mình làm đúng hay sai. Còn người thuộc loại thứ 2 luôn vững tin vào tính chính nghĩa của hành động vì đức tin. Vì sự vững tin đó, Theo Tbg?, người thuộc loại thứ 2 mới là loại người quyết tâm nghiến nát bất cứ thứ gì cản trở hành động vì điều họ tin tưởng. Bất kể niềm tin đó đặt vào những thứ mình giờ chưa thấy, hay không có phúc để thấy, hoặc là không thể có thực để thấy. Loại người này giống “người phi thường” theo quan niệm của Raxkonikov trong “Tội ác và sự trừng phạt” : những con người có quyền tự cho phép lương tâm mình vượt qua một số trở lực nào đấy, như là dẫm lên một xác người hay băng qua một con sông máu để thực hiện ý tưởng của mình (đôi khi ý tưởng đó có một tác dụng cứu vớt nhân loại). Hitle thuộc loại này. Niềm tin của ông là quyền thống trị của chủng tộc Arian thượng đẳng. Cho đến lúc chết, khi đã lệnh trấn nước kha khá phụ nữ, trẻ em Đức dưới đường ngầm để kéo dài cơn hấp hối của đệ tam đế chế, Hitle vẫn tin mình làm đúng.

    Về chiến lược, Tbg? thuộc loại 2; về chiến thuật, loại 1

  10. #40
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đọc xong bài của Tbg thì bần tăng chợt lẫn lộn hết giữa loại 2 và loại 1 [IMG]images/smilies/40.gif[/IMG] Mà có vẻ thực tế không thể tách rời loại 1 với loại 2, đọc bài của TBG thấy loại 2 chính là loại 1 mà loại 1 cũng chính là loại 2.

    Ta bị tẩu hỏa nhập ma rồi chăng? [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •