Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 40
  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ta sẽ làm điều có ích cho người thân của ta
    có ích cho đất nước của ta
    miễn là nó tốt với dân ta dù có phải độc ác đến đâu ta vẫn cứ vui
    vote cái thứ 2 sống vì trách nhiệm với gia đình với đất nước

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    503

    Nên sâu xa nhất của thực hành đạo đức, chẳng qua cũng chỉ là "cốt thỏa cái bụng ta là được rồi", như chú Tào Hữu nói.
    "Ta" ở đây là số đông chứ không phải cá nhân, đạo đức là để thỏa mãn lợi ích của số đông chứ không phải cá nhân. Nói như bác thì vất miẹ cái đạo đức đi cho rồi.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi MÃI MÃI
    "Ta" ở đây là số đông chứ không phải cá nhân, đạo đức là để thỏa mãn lợi ích của số đông chứ không phải cá nhân. Nói như bác thì vất miẹ cái đạo đức đi cho rồi.
    Chít, chú Till lại chỉ đọc một câu mà chả chịu đọc hết xem người ta nói gì rồi [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

    Có yêu bản thân mình thì mới yêu được bố mẹ, anh chị, ông bà.

    Rồi có yêu được bố mẹ, ông bà thì mới yêu được làng xóm.

    Có yêu được làng xóm thì mới yêu được đất nước.

    Không có chiều ngược lại đâu, nếu làm hại đến ông bà, bố mẹ, hàng xóm mà tự vỗ ngực rằng tôi yêu nước [IMG]images/smilies/108.gif[/IMG] nghe được chăng?


    Lòng yêu nước (Ilia Erenbua)

    Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đén cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng "cô nàng" gọi đùa người yêu. Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Leningrad bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mạc Tư Khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.
    Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thânn, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?".

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    Bác nói không hẳn đúng. Thực ra đạo đức của con người cũng xuất phát từ bản năng đó chứ, nó không tự sinh ra đâu. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, nó lớn hơn các thứ bản năng thèm khát tình dục, ăn ngon mặc đẹp v.v.. Vì bản năng sinh tồn mà con người liên kết lại thành bầy đàn, rồi trong bầy đàn mới xuất hiện những quy ước chung, dần dần thành những chuẩn mực chung. Đạo đức chính là chuẩn mực chung của cộng đồng. Cộng đồng A khác cộng đồng B thì sẽ có chuẩn mực đạo đức khác nhau.

    Nên sâu xa nhất của thực hành đạo đức, chẳng qua cũng chỉ là "cốt thỏa cái bụng ta là được rồi", như chú Tào Hữu nói.
    Đó mới chỉ là một khía cạnh của việc đánh giá đạo đức của cá nhân. "cốt thỏa cái bụng ta là được rồi" chỉ là thái độ của anh đối với bản thân. Nhưng cái bụng ta (nhu cầu) là vô cùng. Nếu anh chỉ "cốt thỏa cái bụng ta là được rồi" thì đến một lúc nào đó nhu cầu của anh sẽ vượt ra khỏi chuẩn mực hoặc vi phạm chuẩn mực chung của cộng đồng, của xã hội.
    Do đó, cần phải xem xét tiếp thái độ của anh với người khác. Nghĩa là thái độ với cộng đồng. Nhu cầu của anh và cách thỏa mãn nhu cầu của anh phải phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng. Nếu thái độ của anh với chuẩn mực cộng đồng không đúng, không phù hợp thì anh sẽ bị kỳ thị, thậm chí bị loại khỏi cộng đồng.
    Như vậy cũng chưa đủ. Nhu cầu của anh phù hợp với cộng đồng và thỏa cái bụng của anh nhưng trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, công việc của anh thì sao? Do đó còn phải xem thái độ của anh với nghề nghiệp nữa.
    3 thái độ đó hòa quyện vào nhau và là tiêu chí để đánh giá người đó tốt hay xấu, vì cộng đồng hay vì bản thân, có tư cách con người hay thiếu, không có tư cách con người.
    Muốn hài hòa thì anh phải rèn luyện đức tính của bản thân để anh sống có đạo đức và phù hợp với chuẩn mực chung.
    Bản năng sinh tồn thì loài nào cũng có nhưng đạo đức thì chỉ có con người mới có. Đạo đức không tự nhiên sinh ra mà do rèn luyện mà nên. Bản năng sinh tồn là mạnh nhất, loài nào cũng vậy nhưng đạo đức không do sinh tồn mà sinh ra. Đời sống xã hội con người được hình thành do lao động mà có. Nhờ lao động mà con người có tiếng nói. Có tiếng nói con người mới liên kết thành xã hội. Khi có xã hội thì mới có đạo đức.
    Thời mông muội (chưa tiến hóa hết) thì chủ yếu "cốt thỏa cái bụng ta là được rồi". Còn khi có xã hội thì làm gì phải xem trước, xem sau, xét cái lý suy cái tình mà hành động cho hợp lẽ phải. Trước là hợp với tự nhiên, sau là hợp với nhân tình. Âu đó là đạo đức vậy.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bản năng sinh tồn thì loài nào cũng có nhưng đạo đức thì chỉ có con người mới có. Đạo đức không tự nhiên sinh ra mà do rèn luyện mà nên. Bản năng sinh tồn là mạnh nhất, loài nào cũng vậy nhưng đạo đức không do sinh tồn mà sinh ra
    Hài quá, con người làm tốt cho nhau thì được khen là có đạo đức, chỉ có con người mới có, còn con hổ con lang giết mồi cho bầy đàn thì bị chưi là đồ nghiệt súc, man rợ, hả?

    Con người vốn yếu đuối nên phải sống chung thành bầy. Sống chung mà kèn cựa xung đột nhau thì tất cả cùng chết, thế nên mới sinh ra cái nhu cầu đạo đức mà thôi. Suy cho cùng thì đạo đức cũng từ cái bụng mà ra cả.

    Người nào biết thuận theo quy luật mà làm thì ắt là làm gì cũng có đạo đức. Còn kẻ quá câu nệ, lúc nào cũng chỉ lo âu xem chuyện mình làm có đạo đức hay ko thì ko sớm hay muộn cũng hỏng việc, mang tiếng.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Hài quá, con người làm tốt cho nhau thì được khen là có đạo đức, chỉ có con người mới có, còn con hổ con lang giết mồi cho bầy đàn thì bị chưi là đồ nghiệt súc, man rợ, hả?
    Cực hữu đã từng nghe con hổ con lang có đạo đức chưa? Cũng như thế, có nghe ai nói con chó, con mèo và những con khác (loại trừ con người) có đạo đức chưa?

    Sao mình gặp nhiều "thiên tài" nhỉ?

    Nguyễn Du nói cấm có sai. "Thiên tài liền với thiên tai một vần". (xin lỗi cụ Nguyễn Du)[IMG]images/smilies/59.gif[/IMG][IMG]images/smilies/59.gif[/IMG][IMG]images/smilies/59.gif[/IMG][IMG]images/smilies/59.gif[/IMG]

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Chít, chú Till lại chỉ đọc một câu mà chả chịu đọc hết xem người ta nói gì rồi

    Có yêu bản thân mình thì mới yêu được bố mẹ, anh chị, ông bà.

    Rồi có yêu được bố mẹ, ông bà thì mới yêu được làng xóm.

    Có yêu được làng xóm thì mới yêu được đất nước.

    Không có chiều ngược lại đâu, nếu làm hại đến ông bà, bố mẹ, hàng xóm mà tự vỗ ngực rằng tôi yêu nước nghe được chăng?
    Mục đích cuối cùng của đạo đức là "cá nhân không được xâm hại đến lợi ích của cộng đồng".


    Hài quá, con người làm tốt cho nhau thì được khen là có đạo đức, chỉ có con người mới có, còn con hổ con lang giết mồi cho bầy đàn thì bị chưi là đồ nghiệt súc, man rợ, hả?

    Con người vốn yếu đuối nên phải sống chung thành bầy. Sống chung mà kèn cựa xung đột nhau thì tất cả cùng chết, thế nên mới sinh ra cái nhu cầu đạo đức mà thôi. Suy cho cùng thì đạo đức cũng từ cái bụng mà ra cả.

    Người nào biết thuận theo quy luật mà làm thì ắt là làm gì cũng có đạo đức. Còn kẻ quá câu nệ, lúc nào cũng chỉ lo âu xem chuyện mình làm có đạo đức hay ko thì ko sớm hay muộn cũng hỏng việc, mang tiếng.
    Suy cho cùng đạo đức cũng chỉ là những quan niệm trừu tượng do bộ óc con người nghĩ ra, quy kết cho cái cộng đồng mình đang sống để bảo đảm trật tự và lợi ích chung, cũng như pháp luật vậy. Hệ quy chiếu của con người khác với con vật, con người có thể thịt con heo làm thức ăn là chuyện bình thường, nhưng con hổ ăn con heo lại là điều ác. Khác nhau chỉ ở cách nghĩ thôi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

    Đạo đức với người này có thể là tội ác với người khác. Ví dụ như mấy anh Pháp sang VN khai sáng [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], với Pháp đó là đạo đức, còn với dân VN thì đó là xâm lược. Cũng như thế với trường hợp của mấy chú rận chủ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. Ngày xưa chiếm hữu nô lệ là bình thường, còn bây giờ là vô đạo đức. Nói chung, đạo đức phụ thuộc vào con người, con người thích sao thì đạo đức nó ra thế. Suy ra câu nói của bạn cực hữu cũng có phần đúng.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Cực hữu đã từng nghe con hổ con lang có đạo đức chưa? Cũng như thế, có nghe ai nói con chó, con mèo và những con khác (loại trừ con người) có đạo đức chưa?
    Thế mơi buồn cười cho cái sự nhập nhằng, bất nhất và tiêu chuẩn kép của con người.
    Con người luôn nghĩ rằng mình là đặc biệt, là con cưng của tạo hóa, đứng trên vạn vật. Thực ra suy cho cùng, con người với con kiến cũng chẳng khác gì nhau, tại sao lại có thể cho rằng 1 sinh mạng người thì hơn 1 sinh mạng kiến nhỉ?
    Nam mô bút đa.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Miễn bình luận, không muốn nói.

  10. #30
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bản vương chưa bao giờ nghĩ đến việc phục vụ người khác, làm cái gì cũng phải sướng mình cái đã, lợi cho mình cái đã, thoả mãn cho mình cái đã. Có điều do phẩm hạnh của bản vương quá cao cả, cho nên nhiều lúc phong bì đến tận tay mà bản vương vẫn phẩy tay không nhận, bản vương chỉ thích công việc tiến hành theo chất lượng mà bản vương hài lòng, không thích vì chiều lòng thiểu số ai đó mà hạ thấp phẩm giá của bản vương. [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •