Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 36
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo

    "Đất nước đang cần những người dám đương đầu với thử thách, dám nói rằng tôi dám làm việc đó. Phải có tranh cử hẳn hoi. Phải có nhiều người để lựa chọn và các ứng viên phải nói rõ chương trình hành động của mình" - ông Mai Liêm Trực đề xuất.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Các ông vừa đề cập đến tiêu chí lựa chọn những người lãnh đạo đất nước phải mạnh, sạch và có tầm nhìn. Theo các ông, có thể đưa những tiêu chí đó ra trưng cầu ý kiến toàn dân không?

    GS Dương Phú Hiệp: Nên đưa ra cho toàn dân biết rằng, người đứng đầu đất nước phải có những tiêu chí như thế này. Nếu làm được như thế thì có lẽ là uy tín của VN cao lắm. Nhưng tôi e rằng khó .

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng tại sao khó làm được như thế?

    GS Dương Phú Hiệp: Vấn đề cốt lõi là cơ chế dân chủ. Nêu ra thì hay nhưng thực hiện được thì khó lắm. Ai làm và làm thế nào? Không rõ.

    Chẳng hạn, Đại hội IX nêu ra quy chế dân chủ trong nghiên cứu và sáng tạo khoa học. 9 năm rồi, chưa thấy thực hiện được gì cả.

    Tuyển lựa lãnh đạo: Phải có tranh cử thực sự

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Khó như thế thì liệu bằng cách nào chúng ta có thể lựa chọn được lãnh đạo có đủ các tố chất mà các ông đã nói ở trên?

    GS Dương Phú Hiệp: Đặt ra những tiêu chuẩn và có cách sửa đổi những cách làm cũ, có cách làm dân chủ thì nhất định sẽ chọn được những con người như thế.

    TS Mai Liêm Trực: Tôi cũng tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ tìm được miễn là có quy trình và có quyết tâm để làm điều đó.

    Điều kiện tiên quyết là phải có một quy trình chọn lựa thực tiễn, dân chủ, công khai minh bạch.


    Anh phải trình bày cương lĩnh của anh như thế nào. Không thể nói do Đảng phân công nên tôi làm, không thì thôi. Tôi nhận làm vì tôi có đam mê, có ý chí để nhận lãnh việc này, tôi có năng lực làm việc này, tôi chịu trách nhiệm trước dân tộc này.

    Thế hệ chúng tôi trước đây nhiều khi còn thụ động, quen tư duy kiểu Đảng giao cái gì mình làm cái nấy, thành ra nảy sinh tâm lý ỷ lại trong suốt quá trình công tác của mình. Bản thân tôi tự kiểm điểm lại mình cũng thấy nhiều lần được phân việc trong tâm trạng như vậy. Đang làm Bưu chính viễn thông, tự nhiên tôi được mời làm Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá trong vòng một tuần. Tôi cũng nhảy vào coi như một sự phân công thế thôi, chứ mình đâu có biết gì về chuyên môn. Dân bóng đá gọi là nhảy dù.


    Đất nước đang cần những người dám chấp nhận, dám nói rằng tôi dám làm việc đó, phải có tranh cử hẳn hoi, có nhiều người để lựa chọn và phải nói rõ cương lĩnh của mình. Cái đó phải từ dưới lên trên. Kể cả quy trình bầu cử, quy trình tuyển chọn làm sao tạo nên một cái để mọi người thừa nhận.

    Tôi tin là đội ngũ cán bộ trong quá trình được chọn lựa mạch lạc sẽ tìm thấy rất nhiều người tâm huyết. Kể cả những người càng trẻ càng tốt đảm nhận công việc đó và nên có một quy trình tuyển chọn công khai minh bạch, có ứng cử, có đề cử, có giải trình, có đề án, có chứng minh, có đối thoại.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy bao giờ chúng ta có thể làm được điều này?

    GS Dương Phú Hiệp: Tất nhiên là mong mỏi, nguyện vọng của ta muốn như thế. Chứ còn từ cơ chế hiện nay, chuyển sang đó, đòi hỏi thời gian dài.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Tại sao lại mất thời gian dài? Tại sao không làm được ngay? Lúc này Đảng đang một mình lãnh đạo đất nước. Đảng đã có bề dày lịch sử 80 năm, chúng ta nắm chính quyền, có hơn 3 triệu Đảng viên, và đang được nhân dân tin cậy đi theo Đảng. Thế tại sao không dám đưa vấn đề này ra công khai, tại sao vẫn né tránh vấn đề này?

    GS Dương Phú Hiệp: Đại hội VI đã dám nói đến những câu rất mạnh là sai lầm về đường lối tổ chức cán bộ. Từ đó đến nay chúng ta cũng đã sửa chữa mặt này mặt khác, có tiến bộ nhiều. Chúng ta cũng đã thực hiện nhiều chương trình thí điểm, đưa đi thực tế nhiều.

    Tuy nhiên, chúng ta chưa thoát ra khỏi cách làm cũ. Nguyên do là nhận thức về cái mới còn ít quá. Hai là thói quen, truyền thống ít thay đổi. Không dám mạnh dạn trong tổ chức nhân sự. Ngoài ra, vai trò quan trọng là phải có người đứng đầu dám khởi xướng và chịu trách nhiệm.

    Nếu như một cá nhân đưa ra cương lĩnh, trình bày công khai, thì người đó có cố gắng rất cao, lúc kỉ luật cũng rất nặng, vì rõ ràng rồi. Còn kiểu dân chủ của ta là lãnh đạo tập thể, trách nhiệm tập thể, nhập nhằng giữa cá nhân và tập thể. Muốn kỷ luật ai rất khó.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    các bác dân chủ chỉ được nói miệng

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    theo chính kiến của tôi thì Việt Nam thật sự dân chủ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Khi ông Cù Huy Hà Vũ ra ứng cử, tại sao ông ấy không được chấp nhận? Lý lịch của ông ấy xấu ư? Chắc không phải rồi vì ông ấy là con ruột của đại công thần Cù Huy Cận. Năng lực của ông ấy kém cỏi ư? Chắc không phải vậy vì ông ấy là tiến sĩ "xịn" chứ không phải tiến sĩ giấy. Sức khỏe của ông ấy không đảm bảo ư? Không phải ông ấy còn trẻ và khỏe mạnh đó sao? Hay đạo đức của ông ấy kém? Chắc không phải rồi vì ông ta chẳng có tiền án tiền sự gì (trừ việc dám kiện bác Dũng về vụ bô xít). Vậy tại sao ông ấy không được chấp nhận làm người ứng cử? Chẳng phải pháp luật Việt Nam đã quy định rằng mọi công dân trên 18 tuổi đều được tự do ra ứng cử hay sao?

    Bác nào pro giải thích cho bần tăng những điều khúc mắc ấy với, để nếu một ngày bần tăng chợt không hứng thú nữa với chuyện tu hành ngày ngày cơm cà nước lã , mà muốn ra ứng cử để được cống hiến cho đất nước, thì bần tăng còn biết cách để được chấp nhận.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hỏi Mặt Trận(do đảng qvinh lãnh đạo) ấy [IMG]images/smilies/37.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    "Nếu ai cũng sợ bị "chụp mũ", nếu chỉ có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói quen dám tranh luận với cấp trên, không dám suy nghĩ bằng cái đầu của mình vì còn sợ "mất đầu" thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận ở nước ta còn kéo dài" - ý kiến của GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.

    Từng giữ cương vị Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, ông nghĩ sao về những đòi hỏi mới của công tác nghiên cứu lý luận ngày hôm nay?

    Tôi nhớ lúc Hội đồng Lý luận Trung ương khi thảo luận dự thảo Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về công tác tư tưởng và công tác lý luận, tôi có bảo là hai cái này không nên nhập làm một.

    Công tác tư tưởng hay tuyên huấn là phải tuyên truyền đúng như nghị quyết đã nói, không được nói trái, còn công tác lý luận thì có chức năng khác. Nó cho phép nói khác, nói trái chiều thì mới mong đi tìm cái mới, đi tìm chân lý được.

    Chúng ta cần tạo ra bầu không khí dân chủ trong nghiên cứu khoa học, cho phép các nhà khoa học có quyền nói và viết những suy nghĩ của mình. Nếu không cho người ta nói trái với ý của mình thì chẳng bao giờ có tiến bộ trong lý luận, khoa học được cả.

    Ở nước ta, do chưa có truyền thống dân chủ, chưa có thói quen tranh luận, nhất là tranh luận với cấp trên, thì việc mở rộng bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học là một trong những điều kiện để khắc phục tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận.

    Nếu quan liêu hóa công tác nghiên cứu lý luận, nếu ai cũng sợ bị "chụp mũ", nếu chỉ có độc thoại, không có đối thoại, nếu chỉ có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói quen dám tranh luận với cấp trên, chỉ thụ động "gọi dạ, bảo vâng", không dám suy nghĩ bằng cái đầu của mình vì còn sợ "mất đầu" thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận còn kéo dài.


    Trong một thời kỳ dài đã từng tồn tại lối tư duy lạ lùng: chỉ nói đến những mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản, còn trong chủ nghĩa xã hội thì hình như không có mâu thuẫn. Tư duy mới là tư duy dám nói đến những mâu thuẫn hiện thực trong chủ nghĩa xã hội và tìm cách giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn đó, không e ngại, che giấu mâu thuẫn.

    Tuy nhiên, tôi thấy rằng trong những năm qua, chúng ta không những chậm phát hiện mâu thuẫn mà còn chậm giải quyết mâu thuẫn. Đổi mới tư duy chính là phải khắc phục tình trạng đó

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tôn Ngộ Chữ
    hỏi Mặt Trận(do đảng qvinh lãnh đạo) ấy [IMG]images/smilies/37.gif[/IMG]
    Ai là người dũng cảm dám đứng ra hỏi Mặt Trận hộ bần tăng về việc của ông CÙ Huy Hà Vũ với.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Khi ông Cù Huy Hà Vũ ra ứng cử, tại sao ông ấy không được chấp nhận? Lý lịch của ông ấy xấu ư? Chắc không phải rồi vì ông ấy là con ruột của đại công thần Cù Huy Cận. Năng lực của ông ấy kém cỏi ư? Chắc không phải vậy vì ông ấy là tiến sĩ "xịn" chứ không phải tiến sĩ giấy. Sức khỏe của ông ấy không đảm bảo ư? Không phải ông ấy còn trẻ và khỏe mạnh đó sao? Hay đạo đức của ông ấy kém? Chắc không phải rồi vì ông ta chẳng có tiền án tiền sự gì (trừ việc dám kiện bác Dũng về vụ bô xít). Vậy tại sao ông ấy không được chấp nhận làm người ứng cử? Chẳng phải pháp luật Việt Nam đã quy định rằng mọi công dân trên 18 tuổi đều được tự do ra ứng cử hay sao?
    Thật là khôi hài khi cậu hỏi câu hỏi này ! Kính thưa với cậu là Việt Nam có đến cả ngàn tiến sĩ nhưng số ghế dành cho Bộ trưởng chính phủ thì phải có giới hạn, nói như vậy để thấy rằng việc ông Vũ không trúng cử không có gì là câu hỏi lớn ! Việt Nam có 2 bộ phận là lập pháp (quốc hội) và hành pháp (các bộ chuyên môn) và đại biểu quốc hội do dân bầu, còn việc chỉ định ghế bộ trưởng là do thủ tướng chỉ định. Chuyện này hết sức bình thường trên thế giới, vì cơ quan chính phủ không phải là nơi để tự ứng cử ! Việc ông Vũ tự ra ứng cử chức bộ trưởng thì thủ tướng có tiếp nhận đơn, nhưng quyết định bổ nhiệm hay không thì lại là chuyện khác !
    Ông ta tự ra ứng cử Đại biểu quốc hội và ... rớt ! Đừng có nói với tôi là có sự sắp đặt nhé ! Cậu có thấy bao nhiêu quốc gia mà dân đi bầu bộ trưởng chưa ?? Họ bầu tổng thống hoặc thủ tướng thôi, rồi những người đứng đầu này chỉ định nhân sự cho chính phủ nhé ! Ông ta trích điều 53 của hiếp pháp mà nói rằng công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội... Điều đó đúng nhưng chưa đủ ! Cậu cho rằng 1 ông tiến sĩ mà không được làm bộ trưởng là oan uổng thì thật là thiển cận ! Xin nhăc lại với cậu là VN có cả ngàn tiến sĩ và trong đó chắc chắn có cả khối ông hơn ông Vũ này nhiều, vậy thì việc ông ta bị loại có gì là oan uổng ??

  9. #9
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Bác Xì ke chưa nghe về đạo đức của nhà trí thức Vũ à?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Hề, bác Tùng bình tĩnh, ông ấy ra ứng cử mà rớt thì chả có gì để nói. Đáng nói là ông ấy đã không được thực hiện quyền ứng cử cơ mà. Đó mới là thắc mắc của bần tăng: Tại sao ông ấy không được chấp nhận cho ra ứng cử [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Thế này nhé, luật của lớp là ai cũng có thể đứng lên tự ứng cử cho địa vị lớp trưởng. Lẽ ra tôi cũng có quyền đứng lên tự ứng cử mình, còn lớp không bầu cho tôi khiến tôi rớt thì lại là chuyện khác, không có gì thắc mắc. Đằng này khi tôi đủ hết tiêu chuẩn để tự ứng cử, tôi đã công khai đứng ra tự ứng cử, thế mà danh sách các ứng cử viên lại không có tên tôi. Tôi thắc mắc mà chẳng biết tại sao lại như vậy. Bác Tùng thông thái thử giải thích hộ tôi xem.

    Xem ra chú Chữ còn nắm rõ chuyện này hơn bác Tùng.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •