Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 36
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    "Em tự hào là mình khá thông minh nên sức học cũng khá, môn nào cũng đạt điểm số không hề tệ. Nhưng đôi khi em tự hỏi không biết mình học để làm gì? Môn này học rồi ra trường có dùng đến không? Học rồi lấy được bằng ĐH cũng chưa chắc có việc, khi mà ở đâu cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Đi xin việc thì ở đâu cũng bảo phải đào tạo lại, vậy học ĐH để làm gì?..."
    vấn đề người này đặt yêu cầu cũng đúng. Đáng ra phải giải thích cho chúng mỗi môn học sẽ có vai trò gì cho bản thân họ trong tương lai. Khi họ hiểu thì họ sẽ có động cơ hơn.

    như thể dục để khỏe khắn, thoải mái ( bên Úc môn này ko lấy điểm.)
    Văn thì để biết cách viết đúng chính tả/ việc học các phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ là để hiểu phạm vi ứng dụng của từng loại phong cách ngôn ngữ và các biện pháp cơ bản để có thể viết ra những loại văn bản phù hợp với mục đích của mình trong từng trường hợp, thuyết phục người nghe ( làm ăn buôn bán tới cả luật sư thì cái này rất cần). Đọc văn thì với tôi đó là tổng kết cách kinh nghiệm sống của tác giả qua tác phẩm, khỏi phải ra đường ăn đập mới đúc kết được ( tiếc là khối đứa học lắm vào mà chẳng rút được gì nên ra đời ổ gà ngay đó vẫn sụp bẫy.).

    Toán để tính, vật lý có thể ứng dụng vào việc sửa chữa các đồ dùng, điện nước trong nhà, hóa cũng gần như thế,...

    kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm là 3 thứ đi kèm nhau, anh nào bảo chỉ cần kinh nghiệm thì suốt đời khó qua kiếp công nhân.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Các anh ơi em đang mất phương hướng đây, sắp ra trường rồi mà sao tâm tính vẫn như thằng sv năm nhất í [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]. Nhiều lúc nghĩ học chỉ để lấy... cái bằng là xong, rồi để ông già "thu xếp", chán lắm mà chẳng biết làm sao để lớn hơn hết.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tất nhiên, ai đi học mà chẳng muốn có cái bằng. Bằng cấp coi như là phần thưởng cho cái sự học. cách khuyên của sang thì cũng giống của nhiều người, không giúp sinh viên trở nên hiểu, chịu học và ham học hơn.

    Đồng ý với yevon về việc giải thích môn học, phát triển thêm ý tưởng đó đi.

    "Bệnh" của chú 2mãi là bệnh chung rồi, nó làm cho các bạn trẻ ỷ lại nhiều hơn là cố gắng học.


    Còn về học hành nên cắt hết mấy môn cơ bản nhai lại cấp III là đẹp nhất tiết kiệm ít nhât 1 học kì đấy
    Theo bạn thì cắt bỏ những môn nào? Tại sao?

  4. #14
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    10
    Mình có mấy đứa bạn học trường bình thường, trừ các môn thi đại học ra thì làng nhàng, học sinh trung bình thôi đi đâu nói ra thì bị xem thường lắm đến lúc thi đại học đứa nào cũng điểm cao mọi người xung quanh mới há hốc mồm ra [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

    Nhớ lại bản thân hồi xưa tụt xuống học sinh tiên tiến thôi đã bị mặt nặng mày nhẹ kinh lắm rồi. Cuối cùng cũng có để làm cái khỉ gì đâu...

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhiều chú cứ nghĩ học xong DH, có việc làm là xong, khỏi học nữa [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Nhưng thực chất, học DH nó cung cấp cho ta cái cơ bản này: khả năng tự học, và hơn nữa là tự giáo dục bản thân [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Học xong DH mà kiến thức vứt đấy không tiếp tục trau dồi, thì có học như không, vì cái gì không được tiếp tục kế thừa thì nó đã chết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

    Còn về chuyện xin việc, thật sự mà nói, cái mà nhà tuyển dụng cần chính là năng lực thật sự, đấy là nội dung, còn bằng cấp là hình thức. Tuy nhiên, ngay từ đầu, không thể biết ngay được năng lực của người đến xin việc ra sao, nên nhà tuyển dụng trình phình phường vẫn phải nhìn vào cái bằng trước [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Chú nào có khả năng chứng minh được năng lực của mình ngay (chủ yếu thông qua thi tuyển, thử việc) thì khỏi cần bằng cấp người ta cũng nhận [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

    Còn nếu chú nào nói cơ sở cần người đã có một số năm kinh nghiệm, thì cái này chịu nếu như hồi học DH không chịu khó chạy ra kiếm việc làm thêm [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Chiến thuật của một số pro đi trước là trong những năm nhất năm hai đã ráo riết đi kiếm một công việc, bằng mọi cách kể cả bơm tiền, thân quen, hoặc bét nhất cũng kiếm lấy một việc nho nhỏ không chính thức, để rèn bản thân có thói quen làm việc có kế hoạch, và không chây lì ăn bám [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Năm năm sau, khi tốt nghiệp, thì nếu thân quen ở doanh nghiệp nhà nước ta đã có 4-5 năm kinh nghiệm, tiếp tục làm ở đấy cũng ok [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Nếu như làm việc phụ vặt thì trong quá trình hoạt động chăm chỉ ở đấy, có cơ hội quen biết và thể hiện trước một vài vip, hoặc chí ít cũng có bạn có bè cùng chinh chiến, lúc ra trường có nền tảng xã hội, không sợ không kiếm ra miếng ăn [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Nếu học tập trong trường tốt, tốt nghiệp xin làm trợ giảng, ở lại trường ăn bám vài năm [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

    Nói chung lại nếu thật sự có ý chí, có quan tâm đến tương lai của mình thì kiểu gì cũng bới được ra một công việc [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Làm sao để không có thời gian đú là được [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói như yevon cũng chưa ổn lắm, vì với câu hỏi "em ko biết học để làm gì" thì câu trả lời:

    Văn thì để biết cách viết đúng chính tả/ việc học các phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ là để hiểu phạm vi ứng dụng của từng loại phong cách ngôn ngữ và các biện pháp cơ bản để có thể viết ra những loại văn bản phù hợp với mục đích của mình trong từng trường hợp, thuyết phục người nghe ( làm ăn buôn bán tới cả luật sư thì cái này rất cần). Đọc văn thì với tôi đó là tổng kết cách kinh nghiệm sống của tác giả qua tác phẩm, khỏi phải ra đường ăn đập mới đúc kết được ( tiếc là khối đứa học lắm vào mà chẳng rút được gì nên ra đời ổ gà ngay đó vẫn sụp bẫy.).

    Toán để tính, vật lý có thể ứng dụng vào việc sửa chữa các đồ dùng, điện nước trong nhà, hóa cũng gần như thế,...
    Nếu học văn chỉ để viết các văn bản phù hợp, kinh nghiệm sống của tác giả thì sẽ có câu hỏi tiếp theo là "Thế thì học thơ làm gì? Học phân tích văn làm gì, bình giảng làm gì?...."
    Toán thì ko nói, còn vật lý, hóa học có mấy cái ứng dụng vào trong cuộc sống được đâu. Nên học sinh lại càng nghi ngờ vào cái việc "học để làm gì".
    Nếu giải thích được thì đó là điều rất tốt, nhưng chỉ lo là ko đủ lí do hợp lý để giải thích thôi (vì họ là học sinh, sinh viên còn đang bỡ ngỡ nên ít va chạm với cuộc sống).
    Cho nên tôi mới viết: "xác định phương hướng là cái quan trọng nhất". Những học sinh đang học cấp 3 nên xác định sẵn cho mình một mục tiêu hoặc một trường ĐH để thi vào, từ đó lựa chọn các môn thích hợp để tập trung học.

    Còn về học hành nên cắt hết mấy môn cơ bản nhai lại cấp III là đẹp nhất tiết kiệm ít nhât 1 học kì đấy
    Cái này là do hồi trước copy giáo trình của Liên Xô, nhưng các cụ nhà mình khi dạy lớp 12 thì dạy luôn 1 phần kiến thức năm 1 ĐH rồi.VD: Ở Nga cấp 3 môn Toán coi như ko có các loại trong sách Toán lớp 12 VN. Lên ĐH mới bắt đầu học đạo hàm ...

    Mình có mấy đứa bạn học trường bình thường, trừ các môn thi đại học ra thì làng nhàng, học sinh trung bình thôi đi đâu nói ra thì bị xem thường lắm đến lúc thi đại học đứa nào cũng điểm cao mọi người xung quanh mới há hốc mồm ra
    Ngày xưa tôi cũng vậy đấy, mặc dù là lớp phó. [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lê Thanh Thản
    để lấy bằng
    ..........................
    Đấy, vấn đề là ở đấy.

    Tại sao có hiện tượng này ? Đó là vì các cụ nhà ta chả bao giờ tự đặt câu hỏi rằng : "Muốn chúng học vì cái gì thì phải dạy cái gì ?"

    Dạy toàn ba cái nó không cần , xã hội cũng chả cần, thì tất nhiên nó chỉ cần là cần cái bằng .

    Nếu dạy cho nó những cái mà nó có thể thấy rõ ích lợi trong cuộc sống, thì tự khắc vấn đề sẽ trả về sự hợp quy luật .

    Đằng này toàn ba cái mà nó không thấy ích lợi trong cuộc sống (ngoài cái bằng) , đồng thời cũng cóc giải thích được nó có ích lợi thế nào .

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mãi mời thấy một topic hay
    chúng ta học để làm gì? tại sao phải đi học
    tại sao chúng ta lại thấy chán khi phải học những môn học ở trường và thấy nó khác xa thực tế cuộc sống?
    các sinh viên và học sinh không biết mình thích làm gì, thích học cái gì
    khi đăng kí vào trường đại học có mấy người chịu suy nghĩ rằng mình sẽ gắn bó cả đời với ngành học ấy hay chỉ đi học đại học vì bố mẹ, vì danh tiếng của trường?
    nên khi học rồi sẽ ngày càng thấy chán ghét nhưng gì mình học và cảm thấy buồn chán, mất phương hướng?

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ôi dào, sự việc nó đơn giản lắm... Đó là áp dụng tư duy hàn lâm vào trong giáo dục... Các bác ta viết SGK toàn PGS TS.... mà bắt các bác ấy viết, thì các bác ấy viết với quy chuẩn của 1 tài liệu hàn lâm, SGK là pháp lệnh mà. Đùn đầy ra sao cho nó là 1 tư liệu hàn lâm, phải đầy đủ các ý, chú thích phải chuẩn, viết sao cho ko ai cãi được. "Giới trẻ chúng ta cần có hiểu biết về những ngành sau..." thế là viết sách "về những ngành sau..." Họ ko biết cái gì là giới trẻ thực sự cần... Làm thế thì chết đi cho đỡ chật...

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Clone
    Ôi dào, sự việc nó đơn giản lắm... Đó là áp dụng tư duy hàn lâm vào trong giáo dục... Các bác ta viết SGK toàn PGS TS.... mà bắt các bác ấy viết, thì các bác ấy viết với quy chuẩn của 1 tài liệu hàn lâm, SGK là pháp lệnh mà. Đùn đầy ra sao cho nó là 1 tư liệu hàn lâm, phải đầy đủ các ý, chú thích phải chuẩn, viết sao cho ko ai cãi được. "Giới trẻ chúng ta cần có hiểu biết về những ngành sau..." thế là viết sách "về những ngành sau..." Họ ko biết cái gì là giới trẻ thực sự cần... Làm thế thì chết đi cho đỡ chật...
    Lại xuất hiện tâm lý "đổ lỗi" rồi! Quyết định học môn nào đều phải có sự nghiên cứu, tính toán cẩn thận. Mức độ tính toán "dài hơi" của ta có thể hơi kém, nhưng không có nghía là các ông trên Bộ bỏ qua bước này. Học môn gì? Tại sao bắt học? Tác dụng gì?... người đưa ra ý tưởng đều phải chứng minh được. Quản lý Nhà nước chứ có phải chợ trời đâu mà làm sao cũng được.

    Cái tâm lý mà muaxuan nói là tâm lý chung, rất phổ biến trong giới trẻ bây giờ. Nhiều người còn nghĩ rằng: "mình nghèo, không đủ tiền vào các trường danh tiếng cỡ RMIT hay đi du học, nên cơ hội việc làm và chỗ làm đàng hoàng, cạnh tranh với sinh viên các trường danh tiếng hơn, là rất ít".

    Vấn đề ở đây là làm sao giải tỏa được những tâm lý này, giúp các bạn sinh viên tự tin hơn vào cái việc học của mình.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •