Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 36
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thằng cháu nhà KP mới vừa qua khóc lóc với ông cậu (là KP đây [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]), cũng về việc mất phương hướng.

    Nó đang học năm 2 BK, học giỏi và quá nhiều mục tiêu phấn đấu nên đâm ra xì trét, không biết cái nào trước, cái nào sau, cái nào quan trọng, cái nào phụ v.v...

    Cũng là 1 dạng mất phương hướng.

    Hỏi: trước kia cậu học ra sao? tại sao cậu xác định được phương hướng?

    Đáp: hồi SV tao chỉ mỗi việc tồn tại để học hành cũng đã hết ngày giờ, phương hướng đâu mà mất?

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Clone
    Toán Lý Hóa Sinh = 12 năm học khoa học cơ bản sơ cấp với mục đích đơn thuần kiểm tra xem bạn có trình tới đâu để xếp lớp [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Văn Sử Địa Công dân Công nghệ = vừa gạo bài vừa học vừa chơi, có thêm tý kiến thức bổ ích [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Anh = có thêm tý vốn từ và tý văn phạm [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] vô dụng với phần còn lại

    Thể dục & Quốc phòng: cơ hội luyện tập trên lớp và biết thêm 1 số kỹ thuật chi li cho vui [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Nói chung học xong THPT hay ko chả dính gì tới khả năng của bạn tới đâu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Vì vậy khi ra ngoài sẽ bắt gặp tình trạng thường xuyên "mày có bằng cấp 3 chưa?" hết. Cùng lắm hỏi thêm tốt nghiệp loại gì. Chả ai thèm hỏi bạn học "giỏi" như thế nào đâu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Bác không nói thì thôi chứ ngày xưa e bị liệt vì môn vẽ mới đau chứ lị, hồi lớp 7 e cũng bị liệt môn nhạc Lý nữa bác ạ!! Nếu học chỉ để biết thì mỗi người tự chọn cho mình không nên ep buộc nhỉ??

  3. #23
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Các bạn đang học thì cố gắng học những gì mình chọn nếu chọn sai mình hãy chọn lại, cho dù mất thời gian cũng nên chọn lại!! Học không chỉ để lấy bằng mà để lấy lý thuyết và khi có lý thuyết thì mới thực hành tốt được bạn ạ!! Mình phải biết cái nghành mình học ra để làm gì và mình thích không thôi, còn nếu thích chơi nhu tui thì cứ vừa học vừa chơi, chơi khi nào chán rồi học, mà đã học thì phải học chăm nha các cậu

  4. #24
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hồi trước thì mới năm 2 thu nhập làm thêm của mình đã cao hơn trung bình của 1 sinh viên tốt nghiệp (tại thời điểm đó), mới năm 3 mình đã đi làm (chuyên môn), hết năm 4 vừa ra trường là có ngay việc làm chính thức (chuyên môn, chứ chả phải trái ngành) thế nên mình rất tiếc là mình không chia sẻ được cảm giác của các em sinh viên loay hoay "học làm gì", "làm sao học", "làm sao xin được việc làm" được, buồn quá [IMG]images/smilies/12.gif[/IMG] hic hic [IMG]images/smilies/12.gif[/IMG]

    Đùa tí chơi chứ thật ra cơ bản là do các em sinh viên đó hẳn đa phần thuộc loại cũng hơi... vô tư, hoặc ít ra là môi trường sống từ bé đến lớn khiến các em đó ít khi phải lo nghĩ nhiều. Cũng vì không có cái động lực là phải học, phải làm, phải cày, phải sống, phải thành đạt, phải tùm lum tà la mà các em ấy không thể tự xoay sở, mày mò để phát triển chính mình. Ngoài ra, các em ấy còn thiếu cái "trí". "Trí" ở đây là gì? là "biết mình, biết người và làm cho người ta biết mình".

    Nói thế chứ mình cũng "ngồi mát ăn bát vàng" không mà cũng năng động gớm, ôi ta phục ta quá [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

  5. #25
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hungicp
    Cái tâm lý mà muaxuan nói là tâm lý chung, rất phổ biến trong giới trẻ bây giờ. Nhiều người còn nghĩ rằng: "mình nghèo, không đủ tiền vào các trường danh tiếng cỡ RMIT hay đi du học, nên cơ hội việc làm và chỗ làm đàng hoàng, cạnh tranh với sinh viên các trường danh tiếng hơn, là rất ít".

    Vấn đề ở đây là làm sao giải tỏa được những tâm lý này, giúp các bạn sinh viên tự tin hơn vào cái việc học của mình.
    Em nghĩ bác hiểu nhầm ý của muaxuan. Cái cậu ta nói là sinh viên bị mất phương hướng vì ko có động lực cho việc học, chứ ko phải mặc cảm nghèo ko vào được trường tốt mà thiếu tự tin.


    Kể ra vừa học vừa làm như wiwi cũng là một cách tốt, nhưng việc làm cũng có hạn ko phải sinh viên nào cũng có thể vừa học vừa làm được, làm đúng chuyên ngành của mình hay ko cũng lại là một vấn đề.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    em thì đau đớn hơn các bác ở đây ... em học ko phải kém mà là cực kì kém ...

    thôi ko cần phải nói về thành tích học tập chỉ cần hiểu em chưa bao giờ được học sinh trung bình một cách bình thường mà ko phải hà hơi tiếp sức của cha mẹ , may sao vẫn hết cấp 3 [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    nhưng sau khi hết cấp 3 học đại học em thi đại học 3 môn tổng chưa đến 5 điểm [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] ... phải đi du học tàu ... đến thời điểm cấp 3 đó là em biết mình học rất ngu phải xoay sở làm cái gì đó ko em sẽ die vì ko học đựoc học chả hiểu gì hết ... em quay sang buôn bán tum lum từ mp3 đến điện thoại rồi đồ đạc xe cộ rồi tùm lèng phèng ...

    khi em phát hiện ra mình kiếm tiền từ buôn bán hay hơn là đi học đại học nên em đã hiểu là mình đi học chỉ cho vui ... vì nếu ko đi học nguời ta khinh mình vô học các thứ nhưng vô hoc gì khi một thằng đại học mà phải luồn cúi đủ kiểu ăn đút lót cấu chỗ nọ véo chỗ kia với 1 thằng như em mở xưởng , mở cửa hàng mở các thứ ...

    nói chung việc học là việc khó khăn vì chả hiểu mình phải học cái gì mới phù hợp với mình cả ... học lấy danh thì khổ vô cùng vì học mãi học mãi mà đến phú 89 có thằng giỏi hơn thì coi như việc học trở lên công cốc vì người ta chỉ cần thằng giỏi nhất ...

    em thuê nhân viên cũng chỉ xài nguời biết làm chứ ko xài người có bằng ... bằng nước ngoài lại càng ko xài [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] nguời biết làm là người chỉ cần thử việc vài tháng thấy hăng hai hăng say thích công việc và làm được việc đề ra là oki ko cần bằng gì cả ...

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    mấy anh buồn vì học giỏi quá
    còn em đây đang hơi nản vì mình học còn kém quá đây này
    học năm 1 BK

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    các sinh viên và học sinh không biết mình thích làm gì, thích học cái gì
    khi đăng kí vào trường đại học có mấy người chịu suy nghĩ rằng mình sẽ gắn bó cả đời với ngành học ấy hay chỉ đi học đại học vì bố mẹ, vì danh tiếng của trường?
    nên khi học rồi sẽ ngày càng thấy chán ghét nhưng gì mình học và cảm thấy buồn chán, mất phương hướng?
    Nói chung là giờ nhiều anh còn chả biết mình thích gì, tại soa lại vào trường ấy. Thế thì hỏi anh ấy học những môn ấy làm gì anh ấy cũng chịu thôi.


    nguời biết làm là người chỉ cần thử việc vài tháng thấy hăng hai hăng say thích công việc và làm được việc đề ra là oki ko cần bằng gì cả ...
    Bác có thể cho người ta thử việc mấy tháng chứ công ty lớn người xin việc lấy rựa phạt ko hết thì sao có chỗ cho thử thế.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    164
    Theo UNESCO thì học tập có 4 mục đích:

    1. Học để biết

    2. Học để làm việc

    3. Học để cùng chung sống

    4. Học để làm người

    Với 4 mục đích này, mỗi người phải học tập suốt đời và nhân loại phải học tập muôn đời. Nghĩa là "học, học nữa, học mãi". Người nào ngừng học thì sẽ thụt lùi và lạc hậu.

    Mất phương hướng trong việc học chủ yếu là do bản thân không có động lực, môi trường học tập không tốt, phương pháp học tập không hiệu quả,...

    Để hoàn thiện bản thân và duy trì hứng thú học tập đòi hỏi mỗi người phải tự xác định phương hướng học tập và cân bằng hoạt động hàng ngày.

  10. #30
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    có một câu dơn giản thế này chính là phương châm của tớ suốt quãng đời đi học, vì hầu như chưa bao giờ tớ học ngành tớ thích cả.
    cấp 3 thích được học bình thường >>> học chuyên.
    cấp 4(đại học) thích Y dược>>>>> học hàng hải.
    nhưng càng học càng làm tớ càng thích thú với nó. chứ chưa bao giờ từ đầu tớ đã thích thú cả.
    vì tớ luôn quan niệm rằng:" cứ học hết mình, làm hết mình đi rồi ta sẽ thích nó" và rõ ràng là như vậy, khi mình chú tâm tìm hiểu mình càng thấy thích thú với nghề Hàng Hải mặc dù mình biết trước nghề này sẽ cực kỳ khổ.
    những môn học trước kia mình chả biết nó dùng làm gì thì giờ mình thấy rõ hơn. và nhiều môn thì mình đã tưởng tượng ra nó dùng để làm gì .
    nói chung giống hệt như một thuyền trưởng có kinh nghiệm thì để không mất phương hướng bạn phải có những thứ sau:
    a. biết và xác định được đích đến của mình.
    b. biết mình xuất phát từ đâu.
    c. biết rõ bản thân mình có điểm mạnh và điểm yếu gì, thích hợp với ngành đó thế nào để gọt giũa lại.
    d. lập kế hoạch sơ bộ để biết mình phải đi thế nào, làm gì trước làm gì sau.
    e. và quan trong nhất trong lúc đi mình phải vừa tăng kinh nghiệm, tăng kỹ năng, và cũng giống như ngành hàng hải mình phải có phương tiện để xác định vị trí của mình hiện tại.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •