Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 36
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Mất phương hướng ở Sinh viên

    Forum có khá nhiều bạn đang là học sinh, sinh viên. Vì vậy tớ lập topic này để lấy kinh nghiệm của những người đi trước cho các bạn thỉnh thoảng hay bị mất phương hướng.

    Thời gian trước, có một cô bé có nói thế này:

    "Em tự hào là mình khá thông minh nên sức học cũng khá, môn nào cũng đạt điểm số không hề tệ. Nhưng đôi khi em tự hỏi không biết mình học để làm gì? Môn này học rồi ra trường có dùng đến không? Học rồi lấy được bằng ĐH cũng chưa chắc có việc, khi mà ở đâu cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Đi xin việc thì ở đâu cũng bảo phải đào tạo lại, vậy học ĐH để làm gì?..."

    Những lúc bối rối, mất phương hướng như vậy, nếu không tìm được hướng giải quyết, rất dễ sinh chán nản và buông xuôi, sức học giảm sút. Theo mọi người, làm sao để sinh viên, học sinh không bị mất phương hướng nữa?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    học để làm gì?
    để lấy bằng
    ..........................

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Xác định mục tiêu, phương hướng là quan trọng nhất cho bất cứ một công việc gì. Kiểu như bạn sinh viên kia thì bạn ấy nên gặp trực tiếp người có kinh nghiệm sống, tốt nhất là hơn vài tuổi và đã đi làm được khoảng 5,6 năm trở lên. Vì sao, vì hơn vài tuổi thì sự chênh lệch về thế hệ, suy nghĩ ko quá lớn (thường thì như bố mẹ khuyên con cái bao giờ cũng nhận được câu "thời bố mẹ khác, thời con khác rồi") nên sẽ dễ có sự đồng cảm hơn. Và những người đó đã qua thời gian thử việc, làm những việc lặt vặt, thường thì bắt đầu làm về chuyên môn (nếu theo đúng ngành nghề) nên lúc đó họ hiểu rõ học để làm gì (để biết kiến thức là thứ quan trọng thế nào và những cái gì là cần thiết).
    Ngành nghề nào cũng cần bằng cấp, vì khi mới gặp bạn, người ta chẳng biết bạn có thể làm được gì, phần phỏng vấn xin việc ko thể khái quát hết được những gì bạn có thể làm nhưng nhìn vào tấm bằng họ sẽ biết bạn có thể làm được những gì (theo suy nghĩ của họ).Bạn có thể nói xã hội VN là xã hội nặng về bằng cấp, điều đó đúng. Trước một người ko có bằng và một người có bằng khi tôi gặp họ lần đầu và cty đang cần người, nếu tôi là nhà tuyển dụng tôi cũng sẽ chọn người có bằng cấp. Nếu bạn ko có bằng cấp, bạn phải chứng minh được cho tôi là bạn có trình độ và khả năng làm được việc mà cty yêu cầu.
    Những sinh viên sẽ và đang học thường bị ngợp bởi những câu chuyện mà sinh viên mới ra trường kể lại về giai đoạn đầu đi làm, nhưng khi giai đoạn đó qua đi thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.
    Để có kinh nghiệm đi làm ngay từ lúc còn học trong trường, sinh viên nên đi làm thêm hoặc theo chân những người có kinh nghiệm trong nghề để học hỏi (thường thì ở VN hiện nay, sinh viên từ năm 2 trở đi đã bắt đầu đi làm thêm rồi).
    VD với những sinh viên học ngành xây dựng, họ thường nhận những bài vẽ cad về để làm thêm, từ đó họ sẽ quen dần với các tiêu chuẩn, quy ước, học được một số mẹo xử lí về kết cấu ... Đó là những kinh nghiệm mà ngay từ thời sinh viên đã có thể thu nhận được.
    Xã hội quay vòng, phát triển, có một từ quan trọng với các bạn trẻ: Năng động !!!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Học để làm gì,chẳng rõ,nhưng thấy đi học rồi,được xem đá bóng (ở nhà ko cho xem đá bóng đêm,ảnh hưởng sức khỏe) và nếm trải cảm giác đau buồn khi đội bóng thân yêu bị thất bại.Tuy nhiên có những chiến thắng ko làm ta vui vì cuối cùng vẫn thất bại,đó là nghiệt ngã của số phận.Cũng giống như ta yêu một em CG,hai người yêu nhau say đắm,nhưng vì sự ngu dốt của lũ "bề trên" làm phá hoại tình yêu 2 người,buồn.
    ......................
    thất tình t+thất trận =chán đời.
    .................................................. ...........

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Học năm 2 CNTT của Bk rồi mà vẫn chẳng biết học làm gì cả

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lê Thanh Thản
    để lấy bằng
    ..........................
    Chắc chú chữ học chỉ để lấy bằng [IMG]images/smilies/78.gif[/IMG] .

    Đồng ý với ý kiến bạn Shang ở trên.Ở VN,mình thấy học ở trường còn để cung cấp những kiến thức cơ bản,khả năng tư duy để sau này sử dụng nữa,mang tiếng là đào tạo lại chứ nó không dạy lại từ đầu a,b,c như ở trường đâu....
    Còn việc:"Môn này học rồi ra trường có dùng đến không? " còn tùy thuộc vào công việc sau này lúc ra trường.Nhà trường đưa ra các môn như vậy để đảm bảo tiêu chí của 1 kĩ sư hay cử nhân của ngành này ra trường phải làm được những việc a,b,c ( tất nhiên sau khi ra trường bạn chỉ làm việc a thì những cái b,c không đụng đến-nôm na là vậy,em dốt văn nên trình bày kém).
    Xã hội VN giờ vẫn nặng bằng cấp thật,nhưng thấy ngày càng đỡ đấy chứ.Giờ 1 ông sv ra trường bằng khá vào làm nhà nước ăn lương triệu mốt,trong khi 1 ông không bằng cấp nhưng TA giỏi ra làm cho mấy bọn phi chính phú lương vài trăm đến nghìn $ (thậm chí hơn) là chuyện thường.
    Mà đi làm rồi mới rút ra 1 điều.Lúc làm sv lúc nào cũng muốn ra trường nhanh làm luôn,ai dè lúc làm rồi thì lại thèm đi học [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Các môn đều cần cả, chí ít là để biết người ta nói gì.
    Em thì nản GV dạy môn Hóa, dạy vừa nhanh vừa khó chịu, đề thì khó vô cùng. Ai đi học thêm thì có cửa trên Tb, không thì đá đè ngập đất.
    Cái tệ hại là GV làm học sinh nản môn đó chứ không phải tại HS ghét môn đó trước.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hungicp
    Những lúc bối rối, mất phương hướng như vậy, nếu không tìm được hướng giải quyết, rất dễ sinh chán nản và buông xuôi, sức học giảm sút. Theo mọi người, làm sao để sinh viên, học sinh không bị mất phương hướng nữa?
    Theo em ta nên cho học sinh sinh viên đi làm việc, để:

    1. Tạo thêm của cải cho xã hội.
    2. Để các em thấy được đồng tiền bằng sức lao động quý giá thế nào
    3. Để tiếp cận với thực tế công việc.

    Chương trình giảng dạy điều chỉnh lại cho thích hợp với hướng này. Trong quá trình làm việc cần kiến thức nào thì học về kiến thức ấy. Tóm lại, học đi đôi với hành một cách triệt để đến lúc đó khỏi lo ai thắc mắc học để làm gì nữa [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG].

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đời sinh viên đâu chỉ có học.
    Bạn nào ở với gia đình không tính chứ ở trọ cần tính toán chi thế nào cho hợp lý .Coi như 1 bản nháp về cuộc sống tự lập.
    Còn về học hành nên cắt hết mấy môn cơ bản nhai lại cấp III là đẹp nhất tiết kiệm ít nhât 1 học kì đấy .

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Toán Lý Hóa Sinh = 12 năm học khoa học cơ bản sơ cấp với mục đích đơn thuần kiểm tra xem bạn có trình tới đâu để xếp lớp [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Văn Sử Địa Công dân Công nghệ = vừa gạo bài vừa học vừa chơi, có thêm tý kiến thức bổ ích [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Anh = có thêm tý vốn từ và tý văn phạm [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] vô dụng với phần còn lại

    Thể dục & Quốc phòng: cơ hội luyện tập trên lớp và biết thêm 1 số kỹ thuật chi li cho vui [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Nói chung học xong THPT hay ko chả dính gì tới khả năng của bạn tới đâu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Vì vậy khi ra ngoài sẽ bắt gặp tình trạng thường xuyên "mày có bằng cấp 3 chưa?" hết. Cùng lắm hỏi thêm tốt nghiệp loại gì. Chả ai thèm hỏi bạn học "giỏi" như thế nào đâu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •