Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 34 của 34
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @anh cdt: em đồng ý về khoản đốt rừng làm rẫy là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồi trọc. Nhưng em không cho nó là nguyên nhân chính. Hiện nay lâm tặc đương hoành hành dữ dội. Bọn họ đốn đổ cây rừng, mà không chỉ cây to đâu, cây vừa vừa thậm chí cây nhỏ họ cũng đốn. Em cho rằng Lâm tặc mới chính là thủ phạm.
    Trở lại với vụ mekong. Trồng rừng đầu nguồn thì cũng có thực thi được phần nào rồi, nhưng đấy chỉ là ngăn lũ nêu như mấy con đập thượng nguồn xả ồ ạt (khả dĩ). Còn trong thời tiết hạn hán, khi mà hạ lưu cạn nước dẫn đến SX nông nghiệp trì trệ thì phải làm sao? Nhất là ở vùng ĐBSCL hiện nay, theo em biết thì mấy con sông khác ở miệt trên hình như không có đủ nước để giải khát cho đồng bằng này.

  2. #32
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thế ai bảo bạn rằng cây bị chặt đi là cây sẻ chết, rể cây sẽ mục theo. Cây chặt đi sẽ tiếp tục đâm chồi
    Vâng đúng vậy,chặt ngang cây thi sẽ không chết nhưng phải mất bao lâu thì nó to trở lại?Và còn cái vấn đề này nửa,kiến thức sinh học cơ bản :tuổi thọ của cây mới=tuổi thọ rễ cây cũ +những năm sinh trưởng tiếp theo.Cho nên nó không hề giống cây cũ được, vì mức tăng trưởng giảm hẳn.Cho nên như bác shang nóihải chăng chúng ta nên kệ lâm tặc,thậm chí là cảm ơn vì đã tạo điều kiện cho mầm non phát triển.


    Do đó chúng ta phải làm cho được là yêu cầu họ đưa các thông số thủy văn đầy đủ cho chúng ta khi nào xả khi nào tích để chúng ta có kế hoạch ứng phó
    Bạn có biết chúng ta đang nói đến ai không,là TQ đó bạn,có chắc nó sẽ đưa đầy đủ và chính xác thông số thiên văn không,đó là bây giờ còn ai biết được cái sau này thế nào nữa.Nhắc lại TQ không thèm tham gia Ủy ban sông MK nữa kìa.

    Bây giờ đến giải pháp:

    Bạn nói trồng rừng ở đoạn đầu nguồn vào nước ta?chắc bạn đang lầm ở Tây Nguyên chăng?đây là ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa.Trồng rừng?đoạn đầu nguồn qua nước ta là An Giang tuy là ĐB cao và có một số đồi núi thấp nhưng việc trồng rừng để đủ "đối phó "là điều không thể bạn à.Tỉ lệ DT rừng trên Dt toàn tỉnh ở AG vào loại thấp nhất cả nước.

    Xây hồ?đồng bằng thì thấp bằng phẳng ,DT thì nhỏ mà đòi xây hồ?[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]
    Tớ thấy bây giờ chúng ta còn may là còn có Biển Hồ ở CPC đó bạn ạ.

  3. #33
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    hì thực cai nguyên nhân chính dẫn đến đất trống đồi núi trọc đã được chính quyền xác định từ lâu rồi chứ không phải để anh e ta ngồi đây tranh cãi. Xóa bỏ tập quán du canh du cư, hướng dẫn đồng bào dân tộc ít người tập quán định canh định cư đã được đề ra từ trước những năm 1993 rồi. Trong ký ức tôi còn nhớ những năm 90 có nhưng buổi chiều tp pleiku tôi sống mù mịt khói. Đó là sản phẩm của đốt rừng ở Chư Sê cách tôi đang ở những 30km. Những năm 90 ấy Hàm rồng chỉ cách nhà tôi 10km còn đầy khỉ thú hoang. Thế mà giờ đây nó cũng đã trơ trọi. Trèo lên mái nhà phóng tầm mắt ra xung quanh toàn thấy những ngọn núi bạc màu cằn cỗi. Nói vậy thôi các bạn không cần bì quan đâu. Ngày nay những ngọn núi những quả đồi ấy đang được phủ xanh bởi cafe cao su hồ tiêu. Những năm 1998 trở về trước chỉ 2 triệu đồng bạn đã sở hữu cả một Ha đất trống. Đất đó của ai? Xin thưa đó là của đồng bào mình khai hoang đó mua của đồng bào. Khai hoang thì chắc các bạn đã biết biện pháp của đồng bào là gì rồi đó. Hiện nay giá đất cũng lên vài chục triệu một ha mà cũng đã rất khó kiếm rồi. Đồng bào mình cũng đã bỏ được tập quán du canh du cư. Ban đầu thì họ làm thuê cho người kinh làm cafe làm chè... bây giờ họ cũng đã biết trông cây cao su cây cafe hồ tiêu rồi.
    Việc xây đập để chứa nước sông Mecong ở nước ta là điều không tưởng. Do địa hình là đồng bằng thì muốn xây đập chắc nhờ thần đèn dời mấy quả núi ở trường sơn về đắp đập quá. Ta không thể làm ở Vn thì ta qua làm ở Lào ở Cam. Hiện nay ta đã làm chủ được công nghệ xây dựng thủy điện và đem công nghệ này qua giúp bạn Lào bạn Cam. Đầu tư thủy điện ở bên đó. Giúp họ phát triển kinh tế và tất nhiên ta cũng có thể kiểm soát được vận hành các đập bên đó. Đó là giải pháp khả thi đấy chứ? Cái này các bạn khỏi lo hiện nay ta đã làm rồi(^.^) Các công ty VN qua đầu tư thủy điện bên Lào bên Cam không phải là ít đâu. Thủy điện là con dao hai lưỡi. Nếu ta làm tốt như ở đồng bằng sông Hồng thì chẳng có gì phải lo. Nhưng để cho các bố ở miền trung làm bừa bãi chỉ lo phá rừng làm lòng hồ thì lưỡi dao ấy lại quay ngược hại chính bản thân mình
    @boconganh có lẽ ta không nên đi quá sâu vào Lâm tặc, vào việc tái sinh của rừng. như tôi đã nói ở trước.
    Đúng là tôi ở tây nguyên nên không hiểu lắm về địa hình địa chất. Chúng ta tranh luận với nhau nên tìm ra giải pháp nào hợp lý. Tôi đâu khẳng định giải pháp mình đưa ra là tối ưu. Chúng ta tranh luận để cùng nhau tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Tôi không bao giờ tranh luận theo kiểu đúng sai và chỉ trích người khác. Tôi chỉ muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình và học hỏi kiến thức kinh nghiệm từ những bạn đã tham gia vào cuộc tranh luận này

  4. #34
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Không. Việc xây thêm 1 con đập hay hệ thống đập ở Đông Dương kiểm soát sông Mekong giống như một điều hoang tưởng vậy. Vì:
    - Vốn
    - Công nghệ.
    - Việc dựng thêm hệ thống or 1 con đập để kiểm soát lưu lượng nước chắc gì giúp ích? Chu kỳ lũ của sông mekong nè, rồi lượng nước mùa hạn, mùa mưa, rồi phù sa bồi đắp 2 bờ sông Tiền sông Hậu, đấy là những thứ rất quan trọng. Những con đập đó có thể ngăn được hiện tượng thiếu nước và mùa hạn or lũ, nhưng việc tiếp tục bồi đắp phù sa cho ĐBSCL thì hình như không thể. Kiến thức em chỉ tới đây thôi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •