Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 34
  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cái đáng sợ của việc xây dựng 1 hồ chứa/đập là vấn đề về môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sinh thái phía hạ lưu.
    Đó là 02 lý do chính của việc phản đối xây dựng các hồ chứa có dung tích quá lớn.
    Đồng chí nào chịu khó theo dõi báo chí thì sẽ thấy dân tình Kam có thái độ khá gay gắt với VN về các hồ thủy điện trên sông Sesan (Ialy,.....). Có đợt hồ Yaly xả nước dẫn đến 1 số ngư dân Kam ở hạ lưu bị thiệt mạng.

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Quốc hội lần trc có đề cập tới và cử ng sang TQ làm j đó... thằng đó khốn, hết bắt ngư dân VN, chiếm cột mốc h lại còn chơi kiểu này !

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tuy không bênh vực trung quốc nhưng tôi thấy tại sao trung quốc xây đập thì mọi người la ầm lên. Còn các thủy fđiện lớn như hòa bình sơn la lai châu sesan ta xây dựng thì không ai nói gì? Vấn đề đặt ra ở đây là tìm giải pháp cho việc vận hành đập. Như thủy điện Hòa bình được vận hành bởi chính quyền chứ không phải là cơ quan quản lý thủy điện. Để hài hòa với lợi ích của nông nghiêp.... Từ khi có đập Hòa Bình ta đã kiểm soát được lũ cho miền Bắc. Do đó theo tôi thấy ta không thể ngăn chẳn việc Trung quốc xây đập nhưng ta có thể đàm phán với họ. Lập một ban quản lý chung giữa các quốc gia có sông mê công chảy qua để dễ dàng hơn cho việc trị thủy sông mê công. Hài hòa lợi ích các bên. Vấn đề này rất khó nhưng theo tôi còn dễ làm hơn là cấm trung quốc xây đập. Vấn đề thay đổi sinh thái là điều đương nhiên khi xây dựng các đập nhưng điều đó không có nghĩa là mất cân bằng sinh thái. Tự nhiên luôn đi về cân bằng sinh thái. Tuy nhiên khi bị thay đổi bởi con người thì việc thiết lập lại cân bằng sinh thái mới sẽ là một quá trình rất lâu dài có thể đến hàng trăm năm. Theo như công bố của Trung quốc thì sông mê công qua trung quốc chỉ chiếm 30% lượng nước của sông. Đây là một con số không phải quá lớn. Hiên nay các quốc gia trên sông mecong đều xây dựng các đập chứ không riêng gì Trung Quốc. Do đó nước VN ở cuối nguồn nên ảnh hưởng là lớn nhất nên ta lên tiếng mạnh mẽ nhất là điều đương nhiên

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    tuy không bênh vực trung quốc nhưng tôi thấy tại sao trung quốc xây đập thì mọi người la ầm lên

    Do đó nước VN ở cuối nguồn nên ảnh hưởng là lớn nhất nên ta lên tiếng mạnh mẽ nhất là điều đương nhiên
    =>đá nhau choanh choách.
    Chúng ta đã im lặng quá đủ nên cái gì đáng la thì phải bạn à,theo thông tin báo chí thì TQ đã xây 3/16 cái đập,Lào và CPC sẽ xây 11 cái,có thấy là TQ tuy nói chỉ chiếm 30% lượng nước sông MK lại xây nhiều hơn các nước khác cộng lại hay không?Bạn có biết nếu các đập thủy điện kia hoàn thành thì quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất hay không?

    Vì vấn đề là TQ đang kiểm soát lưu lượng nước ở phía thượng nguồn mức độ ảnh hưởng là rất lớn.Bạn bảo thủy điện xây ở VN không ai nói gì vì chủ yếu nó xây ở hạ nguồn,Vd Sơn La ,Hòa Bình xây ở sông Đà rồi đi ra biển có ảnh hưởng đến ai đâu.


    Do đó theo tôi thấy ta không thể ngăn chẳn việc Trung quốc xây đập nhưng ta có thể đàm phán với họ. Lập một ban quản lý chung giữa các quốc gia có sông mê công chảy qua để dễ dàng hơn cho việc trị thủy sông mê công.
    Bạn có thấy rằng TQ đã cố tình không tham gia Ủy ban sông MK không?bạn có thấy chiêu bài thâm độc này của TQ là nhất tiển hạ n điêu hay ko?


    Lập một ban quản lý chung giữa các quốc gia có sông mê công chảy qua để dễ dàng hơn cho việc trị thủy sông mê công
    Vấn đề là TQ sẽ có ưu thế trong việc "trị thủy"
    Con cá và cây lúa ở Mk đã quá quen với chu kì lũ hạn của con sông này nên có nguy cơ gặp bất lợi do những thay đổi từ chu kỳ lũ lụt và hạn hán đặc biệt của sông Mekong mỗi khi TQ xả hay giữ nước.


    Hiên nay các quốc gia trên sông mecong đều xây dựng các đập chứ không riêng gì Trung Quốc.
    Hãy đọc cái này...

    Đập thứ 4 trên sông Mekong ở Trung Quốc tại Tiểu Loan (Xiaowan) sẽ hoàn thành vào năm 2012 với chi phí gần 4 tỉ đô la Mỹ. Tường đập sẽ giữ kỷ lục cao nhất thế giới với chiều cao 292m. Hồ chứa của nó sẽ chứa 15 tỉ m3 nước, gấp 5 lần khả năng lưu trữ của 3 đập còn lại cộng lại.

    Kể từ cuối năm 2008, khi các kỹ sư Trung Quốc đóng cửa kênh rẽ nước của đập thủy điện Tiểu Loan, hồ nước đã được làm đầy để chuẩn bị cho việc chạy tuốc bin điện đầu tiên vào tháng 9. Khi đầy, diện tích hồ chứa vào khoảng trên 190 m2. Với khả năng sinh ra 4,200 MW điện, Tiểu Loan sẽ là đập lớn nhất trên sông Mekong.

    Tuy nhiên Trung Quốc đang dự tính hoàn thành một đập khác dưới đập Tiểu Loan tại Nọa Trát Độ (Nouzhadu). Tuy không cao bằng nhưng nó sẽ chứa một thể tích nước lớn hơn gần 23 tỉ m3 và sinh ra 5,000 MW điện.
    Đập nó xây lớn nhất,cái gì nó cũng kiểm soát,khi tất cả mưu đồ của nó hoàn thành thì có biết chuyện gì sẽ xảy ra không?


    Mối quan tâm của Việt Nam chính là lượng nước bị mất đi sẽ làm trầm trọng hóa vấn đề vùng trũng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nước biển xâm chiếm. Biến đổi khí hậu và hiện tượng tăng mực nước biển có thể dẫn đến nguy cơ một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp bị xâm thực và hàng triệu người phải chuyển chỗ vào cuối thế kỷ này.
    =?ĐBSCL biến mất =>vựa lúa lớn nhất VN biến mất+hàng triệu người mất nhà cửa=>rồi sau đó cái gì thì tự hiểu.[IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]

    http://www.tuanvietnam.net/dap-thuy-...on-song-mekong

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hoàn toàn đồng ý với bạn những gì bạn nói boconganh ah. Như tôi đã nói việc cản không cho Tung của xây đập là điều không thể. Chúng ta la ầm lên nhưng làm gì được. Tại sao anh xây đập ở sông Hồng được còn chúng tôi lại không? Do đó chúng ta phải làm cho được là yêu cầu họ đưa các thông số thủy văn đầy đủ cho chúng ta khi nào xả khi nào tích để chúng ta có kế hoạch ứng phó. Như bạn nói cây lúa và con cá đã quen mùa lũ của sông mê công nhưng giờ cần bằng sinh thái bị phá vỡ thì tôi nói rồi mà
    Tôi đọc báo Thấy nhiều bài báo gần như đã nỗi khùng về các thủy điện miền trung đa gây ra lụt lội một cách dữ dội. Do đã vận hành không đúng cách gây ra lũ lụt thêm trầm trọng. Họ đã hiểu sai vấn đề. Tất cả các đập thủy điện đều tích nước ở mức độ vận hành và có mức cắt lũ. Nếu lũ về đến mức căt lũ thì buộc lòng họ phải xả ra. Do đó đã cắt được lũ một phần rồi. Lũ lớn quá thì không thể nào cắt được nữa. Trời đổ nước ào ào xuống chảy vào một cái ao sau khi cái ao đó đầy thì nó tiếp tục chảy đi thôi.
    Thủy điện đâu có "lỗi".
    Vậy vấn đề chính ở đây cũng lại chính là do cái đập thủy điện ấy đấy. Tất nhiên chẳng ai có thể cất nước ở trên trời được cả mà phải cất nước ở lòng hồ. Để có đất chứa nước thì người ta phải hy sinh rừng. Rừng là nơi tích nước, giảm dòng chảy của nước hiệu quả nhất. Theo một nghiên cứu của bên lâm nghiệp thì 80% lượng nước mưa đổ xuống sẽ được rừng( tần mùn và thảm thực vật) giữ lại. Chỉ 20% là chảy trên bề mặt để về các con sông. Đó là rừng nguyên sinh với tầng mùn dày. Rừng được trồng thì không có tần thảm thực vật dày như vậy nên sẽ giữ lại lượng nước kém hơn( chẳng ai bảo rừng cao su có thể điều hòa lũ cả) Do đó chúng hy sinh đất rừng để có đất chứa lòng hồ nên chẳng còn đâu công dụng của tần thảm thực vật để cắt lũ nữa. Lũ về nhanh và kinh hoàng là điều dễ hiểu. Báo chí đã nổi khùng nhầm vấn đề. Họ đổ thừa thủy điện xã lũ gây lụt trầm trọng là sai cơ bản
    Lạm bàn một tý qua chuyện rừng luôn. Có một lần tôi nói với bố tôi rằng nếu VNCH cho vài ông Ba Đức lên trường sơn phá rừng thì chả cần đến chất độc hóa học mà Mỹ vẫn có thể thắng ở Trường Sơn như thường. Bố tôi đã giải thích không phải vì khai thác rừng mới làm cho rừng cạn kiệt như hiện nay. Người ta chỉ khai thác những cây gỗ đạt chuẩn để khai thác chứ chẳng ai đi chặt cây con khai thác cả. Những cây lớn khi bị cưa đổ sẽ nhường chổ cho cây con lớn lên. Chẳng ai đốn sạch không chừa một cây nào trong khai thác đâu. Vì thế nó ảnh hưởng không lớn lắm. Cái mà rừng bị phá hoại ghê ghớm nhất chính là việc đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người. Một ngọn lửa thế là xong một đám rừng. Trơ trụi chẳng còn cây nào có thể tái sinh nữa cả. Đất rừng canh tác được vài năm hết chất dinh dưỡng lại bỏ đi đốt đám khác làm tiếp. Đất sau khi canh tác cũng nghèo sơ nghèo xác nên rừng làm gì có thể tự phục hồi lại được biến thành đất trống đồi núi trọc là vì thế. Đó mới là nguyên nhân chủ yếu của việc mất rừng.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @anh cdt: Ừ đúng thật. Nhưng không phải tại ta, tại Tàu cơ. Tàu muốn chơi chiêu Nhất tiễn hạ N điêu. Tàu nắm quyền trị thủy thượng nguồn sông thì Tàu muốn gì chả được?Quan trọng không phải là lo lũ, chúng ta sống chung với lũ cơ, nhưng khi hạn hán mà họ không xả thì sao? Dù là người Hoa nhưng em tuyệt không đồng tình với cái tính toán đê tiện và chơi bẩn của bọn xây đập sông Lan Thương này.

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Lạm bàn một tý qua chuyện rừng luôn. Có một lần tôi nói với bố tôi rằng nếu VNCH cho vài ông Ba Đức lên trường sơn phá rừng thì chả cần đến chất độc hóa học mà Mỹ vẫn có thể thắng ở Trường Sơn như thường. Bố tôi đã giải thích không phải vì khai thác rừng mới làm cho rừng cạn kiệt như hiện nay. Người ta chỉ khai thác những cây gỗ đạt chuẩn để khai thác chứ chẳng ai đi chặt cây con khai thác cả. Những cây lớn khi bị cưa đổ sẽ nhường chổ cho cây con lớn lên. Chẳng ai đốn sạch không chừa một cây nào trong khai thác đâu. Vì thế nó ảnh hưởng không lớn lắm. Cái mà rừng bị phá hoại ghê ghớm nhất chính là việc đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người. Một ngọn lửa thế là xong một đám rừng. Trơ trụi chẳng còn cây nào có thể tái sinh nữa cả. Đất rừng canh tác được vài năm hết chất dinh dưỡng lại bỏ đi đốt đám khác làm tiếp. Đất sau khi canh tác cũng nghèo sơ nghèo xác nên rừng làm gì có thể tự phục hồi lại được biến thành đất trống đồi núi trọc là vì thế. Đó mới là nguyên nhân chủ yếu của việc mất rừng.
    Bác nói thế em thấy ko hợp lý lắm, ừ thì chặt cây to, nhưng ở các rừng nguyên sinh ngoài cây to cổ thụ ra thì còn cái gì? Mà chặt đi hết cây to thì phải đợi bao nhiêu năm cho cây nhỏ nó đủ lớn để thế chỗ? Đến khi mưa lũ xuống thì cây nhỏ cũng chết, thế là bị hủy hoại hết.
    Cây to nếu ko chặt thì khi còn sống cũng như khi chết nó lại trả chất mùn về cho đất, nhưng 1 khi chặt đi rồi thì cái chỗ ấy mất hết, đất lại mất dinh dưỡng. Thứ nữa là rễ cây, rễ cây lớn có tác dụng tích cực trong giữ đất, lưu thông chất trong đất... cây to bị chặt hết thì chắc chắn phải có đảo lộn, ko thể nói là ko ảnh hưởng nhiều được.
    Còn nữa, theo em biết thì bọn chặt rừng nó có phải chỉ dừng ơ cây to đâu?
    Rồi vấn đề động vật rừng thì làm sao?

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Bác nói thế em thấy ko hợp lý lắm, ừ thì chặt cây to, nhưng ở các rừng nguyên sinh ngoài cây to cổ thụ ra thì còn cái gì? Mà chặt đi hết cây to thì phải đợi bao nhiêu năm cho cây nhỏ nó đủ lớn để thế chỗ? Đến khi mưa lũ xuống thì cây nhỏ cũng chết, thế là bị hủy hoại hết.
    Cây to nếu ko chặt thì khi còn sống cũng như khi chết nó lại trả chất mùn về cho đất, nhưng 1 khi chặt đi rồi thì cái chỗ ấy mất hết, đất lại mất dinh dưỡng. Thứ nữa là rễ cây, rễ cây lớn có tác dụng tích cực trong giữ đất, lưu thông chất trong đất... cây to bị chặt hết thì chắc chắn phải có đảo lộn, ko thể nói là ko ảnh hưởng nhiều được.
    Còn nữa, theo em biết thì bọn chặt rừng nó có phải chỉ dừng ơ cây to đâu?
    Rồi vấn đề động vật rừng thì làm sao?
    hề hề bác không phải là dân lâm nghiệp nên không biết. chỉ những cây đường kính 50cm trở lên mới có giá trị kinh tế(nói chung thôi tùy từng loại gỗ). rừng nguyên sinh có nhiều tầng lớp cây mọc chen nhau. Rể cây giữ nước đúng rồi. Thế ai bảo bạn rằng cây bị chặt đi là cây sẻ chết, rể cây sẽ mục theo. Cây chặt đi sẽ tiếp tục đâm chồi. Ko tin bạn cứ thử phạt ngang gốc một cây xem năm sau nó có ra lộc được không. Nói cho bạn dễ hiểu là hồi CTVN Mỹ đã ném hàng triệu lít chất độc hóa học nhằm tiêu diệt rừng việt nam. Cây bị chất độc hóa học chết đi trơ trụi lá. Nhưng sức sống của cây rừng là vô cùng mãnh liệt. Chỉ sau một mùa mưa cây rừng lại đâm chồi nảy lộc lại che kín bộ đội như nó chưa từng có cuộc phá hoại vậy. Chỉ chịu thua đốt rừng làm nưng rẫy thôi[IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]. Bữa nào rảnh tôi sẻ kể chuyện về Đồng bào dân tộc ở trên ấy cho nghe và ông Nguyên ngọc nói mất rừng mất văn hoa cồng chiêng gì gì đấy. Cái lão chẳng biết gì tý gì về tình hình tây nguyên toàn nói cao siêu viễn vông. Hẹn bác ở box hội chợ vậy
    Ah còn vấn đề động vật rừng. Có con nào nó treo lên các cây to để ăn đâu mà bạn lo. Động vật rừng bị khai thác chính là do con người săn bắn vô tội vạ đấy chứ. Hồi còn nhỏ được theo bố lên rừng đi cùng với bộ đội biên phòng đi săn. Bộ đội mình chỉ trừng trị bọn thú vượt biên trái phép ( thú đi từ hướng vn qua cam) hoặc là nhập cảnh trái phép( thú đi từ hướng cam vào)(^.^). Cấm săn bắn thú rừng nhưng bộ đội biên phòng thì chẳng chịu tha con nào đâu

  9. #29
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy có chăng nên .... kệ lâm tặc? Vì sớm muộn gì cây cũng mọc lại mà. Chẳng cần đợi lâu, chỉ khoảng 10-20 năm chứ mấy. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Chỉ sợ chẳng bao giờ có cây to được thôi, vì cứ hơi lớn tí là ... bem rồi. Nhỏ thì làm củi, làm que, làm cái chống hầm... Lớn thì làm đồ thủ công, mỹ nghệ, bàn ghế ...
    Chưa kể khi mùa mưa tới, ko có cây to thì lũ về hết đồng bằng mất thôi.
    Mà ai bảo bạn là động vật rừng ko treo lên các cây to để ăn? Khỉ, vượn, chim, sóc .... nó ko có cây to thì trú ở đâu?
    Có khi nào nên trồng vài cánh rừng ở đầu sông Mekong (cái đoạn vào VN) để đề phòng thằng Tàu nó bẩn, nó xả nước cái thì dân mình đi bụi hết?

  10. #30
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    thôi không bàn đến cái tiểu tiết ấy. Nguyên nhân chủ yếu của đất trống đồi núi trọc là do đốt rừng làm nương rẫy. Đó là ý chính tôi muốn đề cập. Các bạn đồng ý chứ? Tìm ra nguyên nhân chính chúng ta mới đi đến phương pháp bảo vệ rừng. Bạn nào không đồng ý với quan điểm trên của tôi xin mời phản bác
    Bài viết trên của tôi nói lên sự nguy hiểm việc hy sinh rừng làm lòng hồ. Tôi ủng hộ việc phát triển thủy điện các tỉnh miền trung. Tuy nhiên phải luôn cam kết có trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để điều tiết lũ. Lũ về lớn hay nhỏ không phải do đập xả hay không xả mà do mất rừng.
    Trồng rừng đầu nguồn (đoạn sông mecong vào VN) Xây dựng hồ chứa tất cả đều là giải pháp. Tôi thích bàn đến giải pháp chứ ngồi chửi đổng âm mưu thâm độc thủ đoạn thì làm được gì nào? Cho sướng miệng ah để Tung của nghe đến phải xấu hồ dừng làm đập của họ chăng?
    Bạn nào thích tranh luận với tôi xin đưa ra nguyên nhân và giải pháp.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •