Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 43
  1. #31
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Vậy thì Xuơng tăng có thể nói rõ tại sao thế gian lại còn nguời muốn giảng Nhân, Nghĩa, Lễ?
    Nhân chi sơ tánh bổn thiện, Xuơng tăng nghĩ có đúng không?Pháp trị thì quá ư hà khắc, nên phải dùng Nhân trị. Nhân trị là lấy lễ nghĩa giáo huấn phủ phụ truớc, không khuất đuợc thì mới dùng tới hình luật, pháp chế, điều ấy vẫn duy trì tới nay. Chẳng hay Phu tử dạy Nhân Nghĩa Lễ là sai ở chỗ nào?

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi truong_minh553
    Vậy thì Xuơng tăng có thể nói rõ tại sao thế gian lại còn nguời muốn giảng Nhân, Nghĩa, Lễ?
    Nhân chi sơ tánh bổn thiện, Xuơng tăng nghĩ có đúng không?Pháp trị thì quá ư hà khắc, nên phải dùng Nhân trị. Nhân trị là lấy lễ nghĩa giáo huấn phủ phụ truớc, không khuất đuợc thì mới dùng tới hình luật, pháp chế, điều ấy vẫn duy trì tới nay. Chẳng hay Phu tử dạy Nhân Nghĩa Lễ là sai ở chỗ nào?
    Ậy, theo Lão Xương thấy thì cái Nhân, Lễ, Nghĩa mà người ta giảng cho người khác, vốn chẳng phải thực là Nhân, Lễ, Nghĩa. Giống như cái Đạo mà Lão Tử nói cho hậu thế vốn chẳng phải là cái thực Đạo. Chỉ khác nhau ở chỗ, Lão Tử biết cái Đạo mình nói cho hậu thế chẳng phải là thực Đạo, không thể tìm cầu. Còn Khổng phu tử thì lầm lẫn cho rằng cái Nhân, Lễ, Nghĩa mình giảng là thực Nhân, Lễ, Nghĩa, nên phải tìm cầu.

    Thế nào là Nhân?

    Phải chăng Nhân là yêu thương con người? Thế thì Khổng Phu Tử chẳng Nhân bằng Mặc Địch, cũng chẳng Nhân hơn một người phàm phu, nhỏ người như Lão Xương ta (Khổng Tử cao to nên rất khoái hai từ Đại Nhân, Đại Trượng Phu và Nho gia rất hay đánh giá tướng mạo một người nào đó là tiểu nhân hay Đại nhân). Phải chăng Nhân là đem lại lợi ích, hạnh phúc cho mọi người? Thế thì Khổng Tử không phải là người Nhân vì những học thuyết, tư tưởng của ông về sau trói chặt mọi người nhất là phụ nữ, làm xã hội trở nên hủ lậu, thụt lùi. Vậy để thấy Khổng phu tử cũng chẳng Nhân hơn ai mà có thể giảng Nhân cho người ta. Vậy nhưng vì sao Khổng Tử lại đi giảng về Nhân? Ấy là vì DANH. Khổng Phu Tử bị chữ Danh nó chi phối cực kỳ nặng nề, suốt đời nghĩ đến chuyện lập danh. Chẳng bằng Trang Chu chẳng tham danh cũng chẳng ghét danh, chẳng hề bị chữ Danh chi phối.

    Sâu trong những cái Nhân, Lễ, Nghĩa mà Khổng Phu Tử đi giao giảng có ẩn một chữ Danh, vị ngã. Vậy nên nó sao có thể là thực Nhân, thực lễ, thực Nghĩa được?

  3. #33
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    - Cụ Nguyễn Hiến Lê khi tìm hiểu Dịch, vì chữ "thời" mà gọi Dịch là đạo của người quân tử. Con người lý tưởng của Khổng phu tử, quân tử, phải sống theo "thời": người quân tử giữ đạo trung dung, người quân tử biết tùy thời hành động cho hợp lẽ trung (quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thời trung - Trung Dung). Nhưng hành động đúng thời chỉ là "dụng" của "trung dung" mà thôi, là khả năng có được sau khi đã lĩnh hội được "thiên lý". Khả năng lĩnh hội thiên lý là nhờ "thể" của "trung dung". Đó là cái thái độ thành thực, không nghiêng lệch, nên có thể sáng suốt mà biết rõ sự thật. Nhà Nho truyền nhau câu: cái tâm của người thì nguy, cái tâm của đạo thì vi; phải giữ cho tâm mình tinh thuần và chuyên nhất thì mới giữ được cái trung (Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh, duy nhất doãn chấp quyết trung - Kinh Thư).
    Như vậy, theo thiển ý của tại hạ, Trung Dung dù vô cùng quan trọng, nhưng chỉ là khả năng để hiểu "Thiên mệnh" và khả năng có được sau khi đã tri mệnh.

    @Sợ Bơi lão: Hình như là phải hợp Thời mới là Trung. Có thể "đắc trung" mà không "hợp thời" chăng?

    @Xương Hổ Mang Sư: Khổng Khâu và Trang Chu cùng sinh ra vào thời loạn. Mắt chứng kiến cảnh chiến trận liên miên. Vấn đề không còn là làm sao sống sung sướng mà làm sống yên ổn thậm chí làm sao để sống? Khổng phu tử nhận thức rõ điều này. Trong Xuân Thu của ông có ba mươi sáu vua bị giết, năm mươi hai nước bị mất. Ông cảm thấy có trách nhiệm phải xuất chính để kết thúc thời loạn này. Thời không loạn, được cùng thanh thiếu niên tắm nước sông Nghi, phơi nắng nền Vũ Vu là ông đã mãn nguyện rồi. Chuột có thể không cần bay như chim nhưng cả chim lẫn chuột đều mong được sống. Bôn ba, xông xáo gần một đời để cho dân lành có thể yên ổn sống, đó chưa phải là nhân sao?
    Dù vứt bỏ nhân nghĩa, hủy pháp độ mà đời được thái bình thực thì sẽ làm như thế nào? Làm thế nào để bọn vua chúa tự nguyện từ bỏ quyền lực, phú quý? Làm thế nào để chúng đập bỏ lâu đài thành quách, nấu chảy mâu kiếm, thả mỹ nử về quê? Tbg? trộm nghĩ đó là lý thuyết viễn vông. Trốn đời, tìm kiếm yên ổn riêng, tung ra một thuyết viển vông để bào chữa, như vậy là nhân và trí chăng?

  4. #34
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    tbg công tử theo dịch kinh thì chữ thời và trung chính ko gắn với nhau.
    Thế nào là trung? Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung ,3 là mạt. Ngọai quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngọai quái, tức hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.
    Thế nào là chính? Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương; những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm. Một hào bản thế là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở vào một vị trí âm thì là bất chính. Một hào bản thế là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí dương thì là bất chính.
    Thời - Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hão là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngọai quái, cũng là mạt thời của trùng quái.

    @không xương: thực ra khổng tử muốn nhất chính là lễ giáo của chu công. ông là một ông thầy giáo thì đúng hơn là 1 ông thánh, tư tưởng của ông vẫn là tư tưởng của người thường. cũng giống như thầy giáo dạy học trò về đạo đức mà thôi

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chưởng đầu tiên đã tung ra nhưng bất phân thắng bại vì không thể giải quyết được chữ thiên mệnh là cái chi.

    nay sợ bơi ta tạm gác chưởng đầu tiên đề tiếp tục tung ra chưởng thứ hai.

    trong nho giáo một trong những thứ quan trọng chính là ngũ thường:" nhân , lễ , nghĩa, trí , tín" .tất nhiên luôn đi kèm tam cương .

    vậy ở đây chữ nhân nên hiểu là sao. không thể giống từ bi của phật giáo, không thể giống nhân từ của lão YAhew , cũngkho6ng thể giống chữ nhân của Mặc lão. vậy theo chư vị ở đây chữ nhân của Khổng lão nên hiểu thế nào cho đúng

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có lần Khổng tử hỏi các trò của mình: Như thế nào là Nhân?
    Tử Cống nói: Nhân là yêu thuơng con người, vạn vật. Phu tử không cho thế là phải. Trò Nhan Hồi nói: Nhân là người yêu mình. Phu tử rất hài lòng.
    Chữ Nhân trong Nho giáo thật khó lường, nói rõ ra thì giống như ép cái bánh bao thành một cái bánh trán, vỡ hết nhưng ra. Vậy thì chỉ nói chung chung và nói vẻ ngoài thôi:
    -
    Nhân là gì? Trong luận ngữ có 105 chỗ nói đến nhân, nhưng không chỗ nào giống chỗ nào. Ví dụ Phan Trì hỏi nhân là gì? Phu Tử nói "Yêu người" (Nhan Uyên); Trọng Cung hỏi nhân là gì? Phu Tử nói "Cái gì mình không muốn thì không làm cho người ta; ở trong nước không có điều oán, ở trong nhà không có điều oán" (Nhan Uyên). "Nhân là làm cái khó trước mà để cái được lại sau" (Ung dã). "Người quân tử bỏ cái nhân thì làm sao thành danh được?" (Lý nhân); "Chí sĩ, nhân nhân không cầu sống mà hại cái nhân, sát nhân để thành nhân" (Vệ Linh Công); "Kẻ nhân ắt có dũng, kẻ dũng chưa chắc có nhân" (Hiến vấn)...

    Tóm lại chữ nhân của Khổng Tử có nội dung phức tạp. Mặc dù vậy có thể hiểu nhân là một khái iệm đạo đức chỉ phẩm chất cần có của người quân tử. Phẩm chất đó được nhìn nhận từ hai mặt: đối với mình và đối với người. Đối với mình phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng lễ và vương lên không ngừng. Theo cách nói của các nhà nho là phải "tu thân" theo các tiêu chuẩn nhân nghĩa lễ trí tín để có thể "tề gia, trị quốc, bình thiên hâ". Đối với người, phải thương yêu ngườ (Phàn Trù vấn nhân, Tử viết: "ái nhân" - Nhan Uyên); phải giúp người thành đạt như chính mình (Phù nhân giảm kỉ dục lập nhi lập thân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân - Ung dã), phải tránh cho người khác những điều chính mình cũng không muốn (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân - Nhan Uyên). Mình muốn thì cũng giúp người khác thông đạt, đó là trung; mình không muốn thì cũng tránh cho người khác, đó là thứ; "trung thứ" chính là nhân vậy.
    Lời lẽ thô thiển, xin được tiếp chư huynh.

  7. #37
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ta thấy cái Nhân của đạo Khổng gắn liền với cái Danh.

    Nên chẳng giống cái từ bi của đạo Phật, yêu thương tất cả mà không vì cái gì.

    Chẳng giống cái nhân của Mặc Địch, yêu thương tất cả một cách cực đoan, hành xác.

    Chẳng giống cái Nhân của Lão Trang, yêu thương tất cả bằng cách để cho tất cả tự do theo đúng thiên tính của mỗi loài.

    Vậy nên ta thích cái Nhân bất vị ngã, bất tác ý của Phật gia và Lão gia.

  8. #38
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhầm rồi, Nhân của Đạo Khổng cũng chỉ là yêu thương con người, sao gắn với cái Danh được? Một lão nông dân cũng có thể có "cái Nhân", một ông vua cũng có thể có "cái Nhân"....
    Chữ Nhân của các đạo Trang, Khổng, Phật thực ra cũng đều có cùng một xuất phát điểm thôi, nhưng với những cách diễn giải khác nhau nên có cảm giác khác nhau.

    cái từ bi của đạo Phật, yêu thương tất cả mà không vì cái gì.
    Khổng giáo: "Nhân là người yêu mình" , "Yêu người"

    cái Nhân của Lão Trang, yêu thương tất cả bằng cách để cho tất cả tự do theo đúng thiên tính của mỗi loài.
    Khổng giáo: "Cái gì mình không muốn thì không làm cho người ta."
    Không khác nhau nhiều lắm nhỉ? [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  9. #39
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các cao thủ xin hạ cố xuống đây cho em hỏi một câu:ảnh hưởng của Nho giáo trong chế độ phong kiến Việt Nam.
    Thanks ạ.

  10. #40
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi boconganh
    Các cao thủ xin hạ cố xuống đây cho em hỏi một câu:ảnh hưởng của Nho giáo trong chế độ phong kiến Việt Nam.
    Thanks ạ.
    Thí chủ hỏi câu đó vì mục đích gì ạ?

    Bần tăng chẳng thích những câu hỏi chung chung thế này, vì chẳng biết đi đến đâu. Hoặc có trả lời thì cũng phải cỡ một bài tiểu luận mới đủ. Ở đây phạm vi tiểu luận thì hơi bị mất nhiều công sức, mà bần tăng thì...lười lại dốt, chỉ thích những vấn đề nho nhỏ để lai rai thôi.

    Vậy nên tìm giúp thí chủ cái link này, có đủ hết cái thí chủ hỏi đấy, thí chủ tự đọc vậy nhé:

    http://diendankienthuc.net/diendan/s...ad.php?t=10806

    http://diendankienthuc.net/diendan/s...ad.php?t=16185

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •