Trang 5 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 345
Kết quả 41 đến 43 của 43
  1. #41
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    chà câu hỏi này hơi sớm . nhưng nói ngắn gọn là nho giáo ảnh hưởng đến việt nam mạnh nhất là tống nho, từ thời nhà Lê trở về sau nho giáo là quốc giáo tổ chức quan chế việt nam trở thành giống như mô hình của trung quốc . và còn ảnh hưởng đến ngày nay . nó đã làm biến mất một số tục lệ, khiến các truyền thuyết thần thoại trở nên khó tra cứu hơn, và sặc mùi tư tưởng nho gia

  2. #42
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    Thí chủ hỏi câu đó vì mục đích gì ạ?

    Bần tăng chẳng thích những câu hỏi chung chung thế này, vì chẳng biết đi đến đâu. Hoặc có trả lời thì cũng phải cỡ một bài tiểu luận mới đủ. Ở đây phạm vi tiểu luận thì hơi bị mất nhiều công sức, mà bần tăng thì...lười lại dốt, chỉ thích những vấn đề nho nhỏ để lai rai thôi.
    Bạch thầy thật ra em muốn thỉnh giáo các bác vì đây là chủ đề bài luận của một môn thi cuối cùng của em "Nho giáo ở Việt Nam",hix mai nộp rồi,tự kết luận bài thi của mình bài dài nên chắc sẽ lan man.[IMG]images/smilies/46.gif[/IMG]

  3. #43
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    - Về “Nhân” là gì? Theo thiển ý của tại hạ, “nhân” trong học thuyết của Khổng tử không chỉ là khả năng yêu người, không chỉ là phẩm chất đạo đức, nó tổng hợp các phẩm chất đạo đức, là “đạo làm người”. “Người có nhân mới là người” (Nhân dã giả, nhân dã – Mạnh Tử). Cái phẩm chất đạo đức tổng hợp đó giúp ta có thể sống chung với người khác, giúp con người có thể hợp quần với nhau. Có lẽ vì thế mà đức “nhân” trong Nho giáo gồm chữ Nhân (con người) và chữ Nhị (hai) hợp lại mà thành.

    - So sánh khía cạnh “yêu người” giữa Nho giáo và các học thuyết, tôn giáo khác: kiêm ái của Mặc, bác ái của Kitô, từ bi của Phật:

    + Nho giáo phân biệt mình với người, từ mình suy ra người. Làm thì “Mình muốn lập cái gì, muốn đạt cái gì thì giúp người khác lập hay đạt được cái đó”. Không làm thì “Cái gì mình không muốn đừng gây ra cho người khác “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Lòng yêu người lan toả dần theo đẳng cấp, thân trước mới có thể tới sơ, gần trước mới có thể tới xa. “Có lòng kính yêu cha mẹ và người lớn trong nhà thì mới biết yêu người ngoài” (Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bản dư).
    Kiêm ái thì không vậy, coi ai cũng như mình, người thân của người cũng như người thân của mình, không có riêng và tư.

    + Kiêm ái yêu người không phân biệt tốt xấu. Nho Giáo không vậy, chỉ yêu người tốt, ghét kẻ xấu. Người quân tử chỉ được người tốt yêu còn bọn xấu ghét cay ghét đắng. Kẻ không bị ai ghét thì không còn là người quân tử nữa mà chỉ là tên “hương nguyện” tầm thường.

    + Bài giảng trên núi của Ki Tô khuyên người ta “dĩ đức báo oán”, khuyên chìa tiếp má bên kia khi bị tát. Khổng Tử không nghĩ như vậy, ông nói “dĩ trực báo oán”. Ông muốn cho xã hội có sự công bằng, không khuyến khích kẻ ác. Ông chú trọng về phương diện trật tự xã hội.

    + Đức nhân lại khác xa đạo từ bi của Phật.
    Như Lai chủ trương phá ngã chấp mà phu tử thì chủ trương “do kỉ cập nhân”.
    Như Lai thương người và cả vạn vật, tuy cũng tự giác, giác tha, nhưng lòng thương của Phật có một nỗi buồn vô hạn, buồn cho sự mê muội, cho cái kiếp sống của tất cả các sinh linh, tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Đức nhân của phu tử thì ngược lại, vui với sự sinh sôi nảy nở: “Tử Trương hỏi rằng: bậc nhân giả sao mà thích núi (Nhân giả nhạo sơn). Khổng tử trả lời: Núi cao ngất! Núi cao ngất! Mà thích, là ở trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy nở ra,có của cải nhiều. Của cải sinh ra mà không để riêng tây, bốn phương đều đến lấy không dành cho riêng ai. Mây gió ở đó mà ra để làm cho khoảng trời đất thông với nhau, âm dương hoà hợp với nhau. Cái ơn mưa móc, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có ăn. Ấy thế cho nên bậc nhân giả thích núi vậy”
    (Tham khảo: Nho Giáo - Trần Trọng Kim, LS Triết hoc Trung Hoa - Hồ Thích, Khổng Tử - Nguyễn Hiến Lê)

    @Sợ Bơi Lão: Tbg? cũng biết là không cập thời vẫn có thể Chính. Nhưng đắc trung là thế nào? Hình như chỉ có hào nhị và ngũ là trung. Như vậy là ứng với Trung Thời. Như vậy Trung và Thời liên quan chặt chẽ nhau?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •