Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 43
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0

    [Đông Phương cốc- Lôi đài 1] : Nho giáo Cao thủ

    như đã giới thiệu ở Topic đông phương học, đấy chỉ là giới thiệu.. võ công mà chỉ giới thiệu chiêu thức, kinh diển thì sao có thể hằng dương được cơ chứ.
    nay sợ bơi ta thấy rằng nên tổ chức cuộc tỉ thí để các cao thủ Nho Gia cùng vào thi thố:


    Kỳ này Sỡ bơi lão bắt đầu tỉ thí với chiêu thức thứ nhất:
    Thiên mệnh: mệnh trời một trong những nội dung chủ đạo của Nho Gia.

    con người ai cũng có thiên tính và Thiên mệnh, tức cuộc đời đã được trao cho một trách nhiệm gì đó mà mình chưa biết được.
    sỡ bơi ta nghĩ rằng Khổng lão do bất đắc chí mà mới tin rằng đời người có thiên mệnh. chứ thực ra cái gọi là thiên mệnh đó đều là do quyết định của ta, do sự hiểu biết của ta tạo ra.
    Khổng lão không thể hoằng dương nho học vì đơn giản là lý thuyết của Khổng lão không thật sự tương thích với điều kiện xã hội. như vậy thiên mệnh không hẳn là cái gì ghê ghớm cả. chẳng qua tất cả đều do ta tạo ra mà thôi.

    thế nên mới có câu :
    "thế gian nhân định thắng thiên cũng nhiều".

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tbg? không đồng ý với lão Sợ Bơi về nghĩa chữ thiên mệnh.
    Thiên mệnh theo Nho là cái ý chí rất mạnh khiến cho sự biến hóa trong vũ trụ được hợp lẽ điều hòa. Cái nghĩa của câu "Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã" (Luận Ngữ, quyển XX Nghiêu viết, chương III) vì thế nghĩa mới rõ ràng hợp lý: không biết cái lý tuy vô hình, cao xa nhưng linh diệu ấy thì không phải là quân tử.
    Người ta ở đời lưu hành trong cái đạo biến hóa của trời đất giống như đàn cá lăn lội giữa dòng nước chảy. Tuy có thể vẫy vùng bơi nhảy nhưng vẫn cứ phải xuôi theo dòng nước. Song, dù biết mệnh mà theo, ngôn ngữ hiện đại gọi là tuân theo quy luật vận động của thế giới khách quan, thì vẫn phải cố gắng, tự cường không nghỉ. Sách Trung Dung có viết: Thiên chi sinh vật, tất nhân kỳ tài nhi đốc yên, cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi. Trời sinh vật, nhân tài riêng mà đôn đốc thêm vào, cái gì vun đắp thì vun đắp thêm, cái gì nghiêng lệch thì làm nghiêng lệch thêm. Thập dực dùng để chú giải Dịch cũng nói: thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. Sự hành động của trời rất mạnh, quân tử theo đó mà tự cường không nghỉ.
    Nhưng mà biết được mệnh trời không phải dễ. Khổng lão phu tử khi tự sướng cũng chỉ dám tự nhận biết được thiên mệnh năm 50 chục tuổi (Ngũ thập nhi tri thiên mệnh). Theo ngu ý của Tbg? là chưa chắc phu tử lúc ý đã ngộ ra thiên mệnh thực. Vì sau đó, khoảng năm 70, ngài mới bắt đầu nghiền ngẫm lẽ biến hóa trong kinh Dịch. Hình như phu tử có than là nếu nghiên cứu Dịch trước thì không phải phạm một số sai lầm nào đó.
    (Nguồn: cuốn Nho Giáo của của cụ Trần Trọng Kim)

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Toàn cao thủ, tại hạ xin bắc ghế ngồi xem các vị tỉ thí công phu thượng thừa của mình [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]
    cơ mà sao không tổ chức lôi đài bên box triết nhỉ ???

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Kẻ ngoại đạo này xin mạn phép hỏi:

    Cụ Khổng nói: Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha mà con thì phải ra con. Vua xử tôi chết, tôi không chết thì bất trung. Cha xử con chết, con không chết là bất hiếu.

    Vậy khi vua tuy chưa đến nỗi ác như Kiệt Trụ nhưng do thiếu sáng suốt mà giết oan hiền thần như Càn Long suýt giết Lưu Gù, cha chưa đến nỗi tàn bạo nhưng do mê mờ mà giết con để lấy thịt dâng vua như đám nịnh thần của Tề Hoàn Công, vậy phận làm tôi làm con trung hiếu thì phải nghe vua, nghe cha mà chết ư? Nếu không chịu nghe lệnh mà chết, mà quay lại can gián vua cha, ấy là bất trung bất hiếu ư?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có người đã nói: "Suy nghĩ tạo hành động, hành động tạo tính cách, tính cách tạo cuộc sống". Vậy thiên mệnh ở đâu trong cái chuỗi này? Hay thiên mệnh nằm trước cả cái chuỗi trên, tức là quyết định ai được sinh ra trong 1 gia đình thế nào? Hay với những người ko chịu học hỏi thì thiên mệnh đã sắp đặt sẵn là họ như vậy?
    Xin cao thủ chỉ dùm.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo như Vy được biết thì chân lý của Nho giáo không hề có 'Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung'. Đạo của ông vốn là đạo 'quân quân, thần thần' tức là vua phải làm tròn đạo nghĩa đức độ của vua, thần dân theo đó mà tòng quân. Nếu vua mà chuyên quyền lộng hành, thì không còn đáng được gọi làm vua nữa. Đây là đạo Chính Danh, có thể nói là một suy nghĩ rất thông thoáng thể hiện tiền nhãn của Khổng Tử. Thế mới có chuyện sau này Mạnh Tử giết Trụ Vương bạo ngược và gọi đó là giết kẻ thất phu.
    Sau này vấy mùi chính trị, học thuyết Khổng mới bị biến tấu phục vụ cho chế độ độc tài phong kiến.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    Kẻ ngoại đạo này xin mạn phép hỏi:

    Cụ Khổng nói: Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha mà con thì phải ra con. Vua xử tôi chết, tôi không chết thì bất trung. Cha xử con chết, con không chết là bất hiếu.

    Vậy khi vua tuy chưa đến nỗi ác như Kiệt Trụ nhưng do thiếu sáng suốt mà giết oan hiền thần như Càn Long suýt giết Lưu Gù, cha chưa đến nỗi tàn bạo nhưng do mê mờ mà giết con để lấy thịt dâng vua như đám nịnh thần của Tề Hoàn Công, vậy phận làm tôi làm con trung hiếu thì phải nghe vua, nghe cha mà chết ư? Nếu không chịu nghe lệnh mà chết, mà quay lại can gián vua cha, ấy là bất trung bất hiếu ư?
    Khổng lão phu tử chỉ nói "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Ý có thể là: vua có ra vua thì bề tôi mới ra bề tôi, cha có ra cha thì con mới ra con. Ngài không hề chủ trương "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung" (Câu này là sản phẩm của ông nhà Nho thời Hán). Vua mà không thờ được là ngài bỏ đi liền. Còn cha bắt con chết, con chịu chết phải là hiếu hay không? Có thể suy ra từ lời ngài vạch lỗi của Tăng Sâm: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất thì có phải là làm cho cha mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!”.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi trangvy
    Thế mới có chuyện sau này Mạnh Tử giết Trụ Vương bạo ngược và gọi đó là giết kẻ thất phu.
    Ậy, Trụ Vương đời nhà Thương, Mạnh Tử đời Chiến Quốc, làm sao Mạnh Tử giết được Trụ Vương? Có lầm lẫn gì chăng?

    Kẻ ngoại đạo này chẳng đọc thi thư lễ nhạc, chẳng tường Trung Dung Luận Ngữ, các vị đại nho có thể chỉ bảo chăng?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    77
    Trangvy cô nương gõ phím hơi sơ sót chỗ này. Cô nương nói về đoạn đối đáp trong chương Lương Huệ Vương của sách Mạnh Tử. Vua hỏi Mạnh Tử: " Bề tôi giết vua được không? " Mạnh đáp: "Kẻ làm hại điều nhân thì gọi là "tặc"(giặc); kẻ làm hại điều nghĩa thì gọi là "tàn" (tàn bạo); một kẻ tàn tặc thì gọi một tên "độc phu" (ai cũng bỏ). Tôi nghe nói giết một kẻ độc phu tên là Trụ, chưa nghe nói rằng giết vua."

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ui trứng vịt lộn. Lâu rồi không ăn nên nhớ trứng vịt lộn.

    Đa tạ đã nhắc nhở! [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •