Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 21
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Có nên dịch danh từ riêng?

    Có một tình trạng em thấy khó hiểu từ lâu rồi, bữa nay lập topic hỏi ý kiến xem các bác nghĩ sao.

    Từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt:

    Trong các tác phẩm nước ngoài dịch sang Việt Nam, các danh từ riêng được phiên âm theo tiếng Việt một cách vô tội vạ:
    VD:
    California ==> Ca-li-phốc-ni-a
    Massachusett ==> Ma-sa-chu-sét
    Newton ==> Niu-tơn
    Don Quixote ==> Đôn ki Hô Tê [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Australia ==> Ôstrâylia
    Rabindranath Tagore==>Ra-bin-đra-nát Ta-go

    Việc phiên âm danh từ riêng sang tiếng Việt như thế còn gây khó khăn nhiều hơn cho người đọc vì không hiểu tác giả muốn nói đến ai, nơi nào trên thực tế. Nếu biết trước người đó, nơi đó thì không có gì đáng nói. Còn nếu là lần đầu nghe tới thì coi như bó tay!
    Theo mình, cứ giữ nguyên danh từ riêng khi dịch, không cần phải phiên âm một cách tức cười và khó hiểu như thế. Chỉ khi nào là tên người Nha, Nhật,Hàn, Thái Lan hay một số nước không dùng mẫu tự La-Tinh thì hãy phiên âm.

    Từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài:
    Trong một văn bản tiếng Anh, tên người bằng tiếng Việt thường bị bỏ mất dấu
    Phương, Phượng đều thàng Phuong.
    Thông hay Thống đều thành Thong
    Bình, Bính, Bỉnh đều thành Binh.
    Việc bỏ mất dấu như thế nhằm mục đích gì? Tên tiêng khi dịch nên được giữ nguyên một phần để thể hiện sự tôn trông đối với người ấy, nơi ấy. Dịch lung tung như thế thì ai hiểu nổi?
    Người nước ngoài đọc Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ xong cứ tưởng là của cụ Nguyễn Du! [IMG]images/smilies/12.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trong một văn bản tiếng Anh, tên người bằng tiếng Việt thường bị bỏ mất dấu
    Phương, Phượng đều thàng Phuong
    vì tiếng Anh ko có dấu

    California ==> Ca-li-phốc-ni-a
    Massachusett ==> Ma-sa-chu-sét
    Newton ==> Niu-tơn
    Don Quixote ==> Đôn ki Hô Tê
    vì anh em ta biết tiếng Anh nên đọc được, còn người ko biết tiếng Anh thì sao mà phát âm
    đây đã là tiến bộ rồi đấy, người xưa còn Đông Ki Xốt, Nã Phá Luân, Mễ Tây Cơ,.. [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Em thấy tên Pháp có dấu nhưng người ta vẫn giữ đó thôi. Mấy cha dịch sách VN muốn hội nhập nên bỏ mất hết dấu!
    Nếu cứ vì không biết mà làm sai cho dễ đọc thì chừng nào mới đọc đúng? Chừng nào mới tiếng bộ được?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tên Pháp trong văn bản tiếng Anh nếu ko nhầm thì ko có dấu

  5. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Trước tiên bạn có lẽ hơi nhầm lẫn. Cái đó gọi là "phiên âm" và "chuyển tự" (tùy trường hợp, chuyển tự thì chỉ dùng với các ngôn ngữ dùng chữ viết khác nhau).

    1/ Phiên âm danh từ riêng nước ngoài sang tiếng Việt:
    wiwi cho là nên và cần thiết vì có những cái tên rất khó đọc. ví dụ: Arnold Schwarzenegger hay 1 cái tên khá nổi tiếng gần đây, núi lửa Eyjafjallajökull.
    Chỉ là trong thời buổi hội nhập này thì có lẽ mỗi khi phiên âm thì vẫn nên giữ tên gốc, hoặc ngược lại. Ví dụ: ghi tên Eyjafjallajökull (Ê-da-fia-la-dô-kun).

    2/ Trường hợp phiên âm ngược lại:
    Cái này wiwi cho là do hệ quả của... công nghệ. Do khi trước tiếng Việt phải gõ bằng bộ font riêng của người Việt (VNI hay TCVN) nên máy tính không cài đặt font trên không thể hiện đc. Hiện tại thì Microsoft đã tích hợp font tiếng Việt vào nhóm unicode chuẩn của mình. Tuy nhiên, thực tế wiwi làm việc thì vẫn thấy nhiều khách hàng của mình không in đc văn bản tiếng Việt (định dạng doc.) [IMG]images/smilies/17.gif[/IMG]

    => Tùy trường hợp mà đem cái "tự hào dân tộc" vào.

    P.S: trong hầu hết các trường hợp thì tên Pháp, Đức ghi bằng tiếng Việt hay tiếng Anh cũng chả có dấu [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HiepSiCuMeo
    Em thấy tên Pháp có dấu nhưng người ta vẫn giữ đó thôi. Mấy cha dịch sách VN muốn hội nhập nên bỏ mất hết dấu!
    Nếu cứ vì không biết mà làm sai cho dễ đọc thì chừng nào mới đọc đúng? Chừng nào mới tiếng bộ được?
    Sự nhầm lẫn tai hại dẫn đến sự suy nghĩ tai hại không kém. Nguyên nhân, đọc bài wiwi-sama [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG].

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo mình trong các văn bản truyện đọc thì nên để tên gốc và phiên âm ở dưới để người đọc có thể từ truyện tiếng việt nhưng muốn đọc bằng bản gốc thì học có thể dễ dàng bắt kịp mạch truyện.
    Don Quixote: đọc Đôn - ki - xốt là đúng mờ

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Don Quixote = Đôn ki Hô Tê
    Đôn - ki - xốt là cách đọc của bọn Tàu

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ở dúng rồi sorry, nó là đon ki hô tê, tại đọc theo chữ nên sai.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mình thấy vài năm gần đây các báo và nhà xuất bản không phiên âm một các vô tôi vạ danh từ riêng tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt nữa. Ngoại trừ một vài tuờng hợp quá khó phát âm thì người ta sẽ phiên âm cho dễ đọc sau đó mở ngoặc chú thích từ nguyên bản. Cũng khá cẩn thận đó chứ.
    Còn chuyện bỏ dấu Tiếng Việt trong văn bản tiếng Anh thì tùy trường hợp. Những giáo viên người Úc của mình thấy khá phiền hà vì danh sách học viên không bỏ dấu Tiếng Việt, trong khi họ đã cố gắng học Tiếng Việt một phần chỉ vì để phát âm cho đúng tên học viên (!) Nhưng trong giao dịch thì việc giữ dấu lại là một trở ngại [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •