Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 51
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Dành cho mọi thảo luận khác của topic "Những điều nên học và suy ngẫm từ HQ"

    @ Lí Tĩnh : đừng "triển khai" những ví dụ tiểu tiết thành vấn đề trệch nội dung chính đang thảo luận. Tĩnh làm như vậy có thể đẩy bài viết đi thành hướng khác và những kẻ thọc gậy bánh xe như Lí Thái Hàng lại lợi dụng để khích bác gây tranh cãi .

    Mà em nhìn nhận "tùy người" là cũng chưa chính xác mà phải là tùy nền văn hóa. Trong mỗi một nền văn hóa , hành động được hoan nghênh hay phản đối là khác nhau . Một hành động không thuộc về văn hóa đó thì sẽ bị phản đối và việc thể hiện hành động đó trước một đám đông nơi công cộng là có tính xúc phạm , thiếu tôn trọng mọi người. Nhưng một xã hội như Hàn Quốc tuy mang tiếng là khắt khe bảo thủ , lại mang trong đó mặt tích cực của nó , đó là tính "dân chủ" trong việc giữ gìn môi trường văn hóa công cộng . Nếu mỗi người dân có ý thức bảo nhau , nhắc nhau , cùng nhau gìn giữ thì tất nhiên xã hội đó sẽ thể hiện sự tôn trọng cao nhất đối với các thành viên của mình và văn hóa của họ sẽ rất đậm nét , bản sắc đặc trưng bền vững.

    Sở dĩ ở Việt Nam ta nó cứ nháo nhào loạn cả lên là cũng bởi chúng ta quá phóng túng , chuyện ai nấy kệ , những người này thì chịu đựng , những người kia lại quá quắt chẳng coi ai ra gì . Đó là điểm dở trong cái tưởng là "thoáng" , "tự do" , "hiện đại" ...

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Anh nghĩ chuyện lễ giáo như ở xã hội Nhật và Hàn, ta cần học theo không? Ví như gặp người lớn phải cúi đầu chào, khoanh tay chào ấy mà. Ta cũng có những phép tắc và lễ nghi trên dưới, và điều này không hẳn tệ. Em cũng thích chào người lớn như thế vì nó làm mình hiểu "kính lão đắc thọ". Xã hội mình thật sự mà nói phân tầng khá cao không khác với Hàn, Nhật là mấy. Sở dĩ nói như vậy là dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Trong tiếng Hàn thì em nghe nói cũng như tiếng Nhật có những cấu trúc thể hiện sự kính trọng lễ phép, tiếng Việt thể hiện điều này qua sự đa dạng hóa đại từ nhân xưng (Personal Pronoun - Les Pronoms Personelles). Vì vậy em vẫn nghĩ một ít lễ giáo cần được duy trì tương tự như người Hàn và Nhật. Ta phải tránh không đi theo con đường của Trung Quốc!


    có lẽ phải lập cái bình chọn xem ở 4rum này có ai chưa từng vượt đèn đỏ chưa?chưa từng xả rác bừa bãi khi mà ngay đó có thùng rác chưa(vì nhiều lúc em đi đâu muốn tìm cái thùng rác mà ko thấy như thế làm sao mà ko vứt bừa dc)
    Khà khà, ta chưa bị mấy cái này bao giờ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Nhưng vụ thùng rác đúng thật đấy, nhà vệ sinh công cộng nữa! Ở Thượng Hải cứ vài bước có thùng rác công cộng, ở New York còn dữ hơn. Nhưng ở Việt Nam ta không có thường xuyên. Cho nên khiến nhiều lúc muốn trổ cái trí thức của mình mà không có đất dụng võ gì hết. Lỗi này chắc kiếm chính phủ ta đổ quá.


    Đúng vậy, quan niệm này là bình thường ở một số nước phương Tây, nhưng lại không được coi là bình thường ở Hàn - Nhật.

    Những người đi du lịch, du học, công tác bên Nhật đều thừa nhần rằng gần như họ không thấy cảnh ôm nhau, hôn hít nơi công cộng. Bạn có thể thấy cảnh đôi trai gái nắm tay nhau đi trên đường, nhưng chỉ có vậy thôi. Muốn thể hiện tình cảm thì họ đến những khu riêng trong công viên hay vào khách sạn. Triết lý sống chung (theo tớ) ở hai Quốc gia này là: "Cố gắng không làm phiền người khác". Đạt đến trình độ sống này, Xã hội tự dưng sẽ vào nề nếp thôi.
    Không lẽ không cho hôn một cái sao? Lên trán ấy! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


    cái này mình nghĩ là có liên quan khá mật thiết đến chuyện mà tèo đã nói là người hàn rất coi trọng vẻ ngoài hào nhoáng, ai có tiền thì đều đi thẩm mĩ hết
    chuyện tập thể dục giữ dáng cũng như vậy thôi
    Không đâu! Đừng nghĩ cái này không quan trọng. Thể hình của người đàn ông phải cao to và mạnh mẽ. Người Hàn và Nhật quan tâm đến bản thân là rất tốt. Ở phương Tây, hình mẫu khỏe mạnh và cơ bắp đã có từ thời kì Hi Lạp-La Mã. Song ở Việt Nam dường như ít ai quan tâm. Bạn cứ thử đứng giữa dòng người cao ráo với thân hình khỏe đẹp còn mình thì ốm gấy bạn có cảm thấy chút xấu hổ thẹn thùng không? Làm sao bạn yêu người khác nếu vòng tay bạn không thể ôm chặt lấy cô ấy?

    Trai Hàn biết nấy ăn không? Đề nghị nam nhi nào tự nhận Việt là đi học nấu ăn hết. Học chút tiếng Pháp để "nổ" (Je veux faire la cuisine, oh la la, ca c'est delicieux) vì dù sao tiếng Pháp là tiếng nhà bếp cho nữ giới các nước nó lác cặp mắt. Đùa tí nhưng mà biết nấu ăn quan trọng lắm, nó giúp ta gởi bớt gánh nặng cho phụ nữ và tăng tính tự lập cao.


    Sở dĩ ở Việt Nam ta nó cứ nháo nhào loạn cả lên là cũng bởi chúng ta quá phóng túng , chuyện ai nấy kệ , những người này thì chịu đựng , những người kia lại quá quắt chẳng coi ai ra gì . Đó là điểm dở trong cái tưởng là "thoáng" , "tự do" , "hiện đại" ...
    Quan trọng là sợ. Tính tiếp thu dân mình ít lắm, người miền Bắc nhiều khi làm em sợ vì mấy bác ấy chửi nhau khiếp không thua người Trung. Cái này là dân trí. Thiết nghĩ mấy anh công an bảo vệ người già, gặp bọn mất dạy đập một trận để chúng nó đừng cậy mạnh hiếp yếu. Đánh người già là tội không dung được trong bất cứ nền văn hóa nào.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo mình hiểu thì lễ giáo của Nhật và Hàn là tính cách dân tộc chứ k0 đơn thuần đc xây dựng trong vài chục hay vài trăm năm.

    Nhật Bản, nằm ở cực Đông của khu vực Đông Bắc Á, chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và Thần đạo; tính cách dân tộc của họ là khắc nghiệt và khép kín, tôn sùng lễ nghi và quy tắc.

    Hàn Quốc-hay Triều Tiên nói chung chịu ảnh hưởng mạnh từ 2 cường quốc tư tưởng mà nước này năm giữa, họ tôn sùng quy tắc k0 kém Nhật.

    Việt Nam ảnh hưởng lớn nhất là Phật giáo Đại thừa, quan điểm sống của họ thoải mái, hào sảng và thoáng; với Nho giáo, họ chịu ảnh hưởng từ lý tưởng Đại đồng nhiều hơn là những điều hâm dở từ Khổng Tử.

    Việt và Nhật giống nhau ở điểm cần cù, chịu khó, tinh thần dân tộc lành mạnh cao; nhưng khác nhau là dân Nhật rất nghiêm túc (kết quả của việc tôn sùng nguyên tắc) còn dân Việt thì bừa phứa (kết quả của việc sống quá thoải mái và ít gò ép).

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Không lẽ không cho hôn một cái sao? Lên trán ấy! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Hi hi, tớ bị ảnh hưởng khá lớn bới Văn hóa và Cách giáo dục của Phương Tây nên mấy chuyện này tớ khá thoáng. Ở đây, tớ chỉ nhìn nhận nó dưới góc độ Xã hội mà thôi.

    Đây là topic nói về Hàn nên tớ không dám múa rìu qua mắt thợ. Chỉ có điều tớ nghĩ, việc học hỏi người khác là không hề dễ, bới trong mỗi thứ ta thấy đều tiềm ẩn 2 yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Mỗi cá nhân có thể nhìn thấy và học hỏi họ ở một phần nào đó. Nhưng muốn thay đổi tính cách của cả một Dân tộc thì không hề đơn giản như những gì ta nghĩ.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy theo các bạn VN mình nên "để cho bọn trẻ tự do" hay "phải nhắc nhở bọn chúng" (chuyện hôn hít hay cử chỉ yêu đương nơi công cộng ấy)? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Đề nghị nam nhi nào tự nhận Việt là đi học nấu ăn hết. Học chút tiếng Pháp để "nổ" (Je veux faire la cuisine, oh la la, ca c'est delicieux) vì dù sao tiếng Pháp là tiếng nhà bếp cho nữ giới các nước nó lác cặp mắt. Đùa tí nhưng mà biết nấu ăn quan trọng lắm, nó giúp ta gởi bớt gánh nặng cho phụ nữ và tăng tính tự lập cao.
    Hơ, cứ sống vài tháng hay vài năm mà ko có ai nấu cơm hộ thì khắc biết nấu ăn chứ gì đâu. Bằng chứng là tôi sau 7 năm "lang thang", từ chỗ ở nhà chỉ biết đặt nồi nấu cơm (nồi cơm điện) giờ nấu ăn chả kém chị em nào ở đây cả. [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Anh nghĩ chuyện lễ giáo như ở xã hội Nhật và Hàn, ta cần học theo không? Ví như gặp người lớn phải cúi đầu chào, khoanh tay chào ấy mà. Ta cũng có những phép tắc và lễ nghi trên dưới, và điều này không hẳn tệ. Em cũng thích chào người lớn như thế vì nó làm mình hiểu "kính lão đắc thọ". Xã hội mình thật sự mà nói phân tầng khá cao không khác với Hàn, Nhật là mấy. Sở dĩ nói như vậy là dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Trong tiếng Hàn thì em nghe nói cũng như tiếng Nhật có những cấu trúc thể hiện sự kính trọng lễ phép, tiếng Việt thể hiện điều này qua sự đa dạng hóa đại từ nhân xưng (Personal Pronoun - Les Pronoms Personelles). Vì vậy em vẫn nghĩ một ít lễ giáo cần được duy trì tương tự như người Hàn và Nhật. Ta phải tránh không đi theo con đường của Trung Quốc!
    Mình cũng cảm thấy trong giao tiếp của người Việt có khoảng trống gì đó, có lẽ là sự thiếu thốn về ngôn ngữ cơ thể và một số quy tắc giao tiếp [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG].

    Nhưng Việt Nam khó có khả năng học theo Nhật Hàn, tôn ti trật tự của ta ko chặt chẽ như họ. Trong lịch sử ta lại rất ít tiếp xúc với 2 nền văn hóa này mà chủ yếu là Trung Quốc và phương Tây(Pháp, Mỹ).
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Quan trọng là sợ. Tính tiếp thu dân mình ít lắm, người miền Bắc nhiều khi làm em sợ vì mấy bác ấy chửi nhau khiếp không thua người Trung. Cái này là dân trí. Thiết nghĩ mấy anh công an bảo vệ người già, gặp bọn mất dạy đập một trận để chúng nó đừng cậy mạnh hiếp yếu. Đánh người già là tội không dung được trong bất cứ nền văn hóa nào.
    Về vụ nhắc nhở: ko biết miền Nam ra sao chứ miền Bắc có nhiều tay rất ngổ ngáo, khink bạc và liều lĩnh (ko tính các nhóm tội phạm vì ít ra chúng cũng có tính toán khi hành sự). Đôi khi chỉ cần lí do "ngứa mắt" thôi cũng đủ xảy ra đổ máu thậm chí chết người nên ko ai muốn dây vào kể cả công an nếu ko được chuẩn bị trước. Tâm lý chung là nếu bạn xui xẻo đi gần bọn này thì có lẽ điều tuyệt vời nhất trên thế gian lúc đó là thoát đi được thật nhanh mà chúng nó ko để ý gì đến mình...

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Mình cũng cảm thấy trong giao tiếp của người Việt có khoảng trống gì đó, có lẽ là sự thiếu thốn về ngôn ngữ cơ thể và một số quy tắc giao tiếp
    Thật ra chỉ cúi đầu chào một chút chứ có bắt chước gì ửa đâu nà. Mà thiệt là nếu chào vậy thì đến TQ nó còn nể nữa là.


    Nhưng Việt Nam khó có khả năng học theo Nhật Hàn, tôn ti trật tự của ta ko chặt chẽ như họ. Trong lịch sử ta lại rất ít tiếp xúc với 2 nền văn hóa này mà chủ yếu là Trung Quốc và phương Tây(Pháp, Mỹ).
    Trung Quốc mới là tay trùm về vụ tôn ti trật tự. Anh 7v chưa biết đâu chứ thời xưa nó còn hãi hơn Nhật. Càng về sau nó càng bỏ đi. Rốt cục là...vô lễ. Việt Nam không cần trật tự hà khắc thế. Chỉ cần gặp người khác cúi đầu chào một chút là được rồi.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Cần gì phải cúi đầu . Ông bà , bố mẹ làm thế nào thì mình làm theo chứ sao lại phải bắt chước ai để cúi đầu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG].

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Những vấn đề về lễ giáo và tôn ti trật tự ở VN hoàn toàn không thua kém gì Nhật, Hàn. Bất quá là kể từ sau thời kỳ "Âu hóa", "mở cửa" thì dân ta ngày càng tiêm nhiễm thói hư tật xấu của bọn Mễ, đánh mất dần các tác phong truyền thống.

    Về điểm này thì có lẽ dân miền Nam do tính cách khoáng đạt, hào sảng hơn miền Bắc, nên tiêm nhiễm nhanh hơn và xét về độ "khắc khe" thì dân miền Nam có vẻ kém hơn dân miền Bắc. Từ miền Trung trở ra phía Bắc thì nghe nói các dòng tộc lớn vẫn còn giữ rất chặt mối quan hệ tôn ti, trên dưới. Thử đụng vào nhà thờ từ đường của dòng họ xem có bị lột da sống ko? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Vậy nên wiwi cho rằng thực ra cái chúng ta cần học không phải là "lễ giáo" kiểu Nhật, Hàn (vì chúng ta vốn đã có cái đó) mà cái chúng ta cần học là cách họ duy trì, bảo tồn những giá trị đó như một phần văn hóa dân tộc và lại tự hào về điều đó, chứ không có cái kiểu bĩu môi chê bai "lề thói cổ hủ", có kẻ còn kêu gọi "bỏ việc xưng hô bằng đại từ nhân xưng quá phân biệt". Quy chụp vô căn cứ rằng việc sinh viên VN gọi thầy bằng "thầy", xưng bằng "em"/"con" góp phần dẫn đến "thiếu tư duy chủ động sáng tạo", trong khi không để ý rằng sinh viên Nhật, Hàn, hay thậm chí là sinh viên Anh, Mỹ xưng hô với thầy cô nhiều khi còn kính cẩn hơn nhiều!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    174
    Chừng như ngày nay dân ta đánh rơi cả văn hóa 1 phần là do thiếu cái sự kiêu hãnh tự trọng.
    Như chuyện dọn KTX anh Tèo kể, cái đấy chính là bắt nguồn từ sự tự trọng, ko muốn làm xấu đi hình ảnh mình trong mắt người khác.
    Còn nhiều người, đáng buồn thay lại ko có cái "sĩ diện", ko sợ bị người khác đánh giá. Làm bậy thoải mái đi rồi bao biện:" nước mình nghèo đói, xuất phát điểm thấp, so với chúng nó thế nào được", hay "ai cũng làm, sao tôi phải nhịn", vvv....
    Hùn thêm vào cho cái sự mất dây thần kình xấu hổ là những thể loại báo chí rẻ tiền, ca ngợi cái "tự do cá nhân", "tinh thần độc lập", "đổi mới sáng tạo", ca ngợi những trò gây shock, đi trái lại quan niệm đạo đức lễ giáo văn minh, rồi cho rằng đó là phong cách.
    Phải làm sao để người ta ở đâu cũng vậy, trước khi làm gì phải để ý chung quanh, ăn phải trông nồi, trước khi nói phải uốn lưỡi, có thế mới được.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •